Khóa luận Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội

Việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia và của toàn nhân loại. Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc thúc đẩy mục tiêu tạo việc làm đầy đủ cho mọi người dân để tạo thu nhập và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống là ưu tiên số một trong chính sách kinh tế - xã hội. Bởi vì, trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng ta luôn lấy con người làm trung tâm, coi phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội làm việc, một mặt là điều kiện để phát huy được tiềm năng lao động - nguồn nội lực to lớn nhất ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống, mặt khác cũng là hướng cơ bản để xóa đói giảm nghèo bền vững. Đặc biệt trong điều kiện nước ta, tài nguyên không nhiều, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất còn nghèo, quá trình tiếp cận với nền kinh tế tri thức còn chậm thì việc ưu tiên hàng đầu cho đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người là sự đầu tư có hiệu quả nhất để tăng trưởng và phát triển kinh tế, chống nguy cơ tụt hậu và khẳng định vị thế đất nước khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Hà Tây (cũ ) là một địa danh nổi tiếng với hơn 1.600 làng nghề, trong đó có hơn 400 làng được chính thức cấp bằng làng nghề truyền thống với các sản phẩm nổi tiếng cả nước như: Lụa Vạn Phúc (Hà Đông), Sơn mài (Duyên Thái), Tiện gỗ (Nhị Khê), Thêu (Quất Động), Mây tre đan (Chương Mỹ) Từ lâu, những làng nghề này đã giải quyết việc làm cho hầu hết lao động nông thôn thuộc mọi lứa tuổi của địa phương trong những lúc nông nhàn. Những năm gần đây nền kinh tế phát triển nhanh chóng, quá trình CNH – HĐH của đất nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Thủ đô Hà Nội được mở rộng về phía Tây Nam, theo đó từ ngày 01/08/2008 toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập với Hà Nội. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề kinh tế - xã hội của người dân nơi đây. Việc sáp nhập vào thủ đô Hà Nội đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tây, nếu như trước đây sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống là chủ yếu thì hiện nay các loại hình kinh tế công nghiệp và dịch vụ lại đang dần chiếm ưu thế. Nhiều KCN xuất hiện và đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông thôn nơi đây, điều này đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội rõ rệt cho toàn tỉnh, song bên cạnh đó cũng nảy sinh những mặt tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thu hẹp đất canh tác, truyền thống làng nghề dần bị mai một Vấn đề thay đổi cơ cấu việc làm và thu nhập đang là vấn đề nóng bỏng của người dân nơi đây. Đông Phương Yên là một xã đồng bằng nằm phía Tây Nam của Huyện Chương Mỹ - Hà Nội, xã nằm trong chuỗi quy hoạch đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây, có đường quốc lộ 6A chạy qua và nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội – Ba Vì – Chùa Hương. Với những lợi thế về vị trí địa lý như trên Đông Phương Yên đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư các dịch vụ và kinh doanh sản xuất, đặc biệt là cụm công nghiệp Phú Nghĩa với diện tích gần 400 ha. Hơn nữa Đông Phương Yên lại có 6 thôn được công nhận là làng nghề Mây Tre Đan ( MTĐ) truyền thống. Đây được coi là thế mạnh và đem lại thu nhập chính cho người dân trong xã. Tuy nhiên cũng từ khi xuất hiện các KCN thu hút hầu hết lao động nữ trong các gia đình đi làm công nhân thì hoạt động làng nghề không được duy trì như trước nữa, làng nghề truyền thống dần bị mai một. Cũng trong quá trình này một số thanh niên không có việc làm ổn định, không thích nghi kịp với sự thay đổi của xã hội nên mất định hướng nghề nghiệp. Mặt khác, người phụ nữ nơi đây thường là những người có trình độ thấp, thời gian làm việc kéo dài từ 12 đến 14 tiếng một ngày nên ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, không có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình. Một số gia đình khác mất đất trong quá trình quy hoạch các KCN, họ được đền bù một khoản tiền lớn nhưng không biết cách chi tiêu hay đầu tư làm ăn, buôn bán, cuộc sống trở nên xáo trộn. Với mong muốn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề việc làm của người dân ở nơi đây nên tác giả tiến hành chọn đề tài : “Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội” để làm khóa luận tốt nghiệp. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về những thay đổi trong việc làm và thu nhập, những chuyển biến tích cực và tiêu cực trong việc làm của người dân xã Đông Phương Yên sau khi sáp nhập Hà Nội. Từ đó đề ra những giải pháp giúp người dân phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong vấn đề việc làm, định hướng tương lai cho lớp thanh niên, giúp cho lao động nữ kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân hòa nhập tốt nhất vào xu thế phát triển chung của xã hội.

doc68 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia và của toàn nhân loại. Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc thúc đẩy mục tiêu tạo việc làm đầy đủ cho mọi người dân để tạo thu nhập và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống là ưu tiên số một trong chính sách kinh tế - xã hội. Bởi vì, trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng ta luôn lấy con người làm trung tâm, coi phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội làm việc, một mặt là điều kiện để phát huy được tiềm năng lao động - nguồn nội lực to lớn nhất ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống, mặt khác cũng là hướng cơ bản để xóa đói giảm nghèo bền vững. Đặc biệt trong điều kiện nước ta, tài nguyên không nhiều, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất còn nghèo, quá trình tiếp cận với nền kinh tế tri thức còn chậm thì việc ưu tiên hàng đầu cho đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người là sự đầu tư có hiệu quả nhất để tăng trưởng và phát triển kinh tế, chống nguy cơ tụt hậu và khẳng định vị thế đất nước khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Hà Tây (cũ ) là một địa danh nổi tiếng với hơn 1.600 làng nghề, trong đó có hơn 400 làng được chính thức cấp bằng làng nghề truyền thống với các sản phẩm nổi tiếng cả nước như: Lụa Vạn Phúc (Hà Đông), Sơn mài (Duyên Thái), Tiện gỗ (Nhị Khê), Thêu (Quất Động), Mây tre đan (Chương Mỹ)…Từ lâu, những làng nghề này đã giải quyết việc làm cho hầu hết lao động nông thôn thuộc mọi lứa tuổi của địa phương trong những lúc nông nhàn. Những năm gần đây nền kinh tế phát triển nhanh chóng, quá trình CNH – HĐH của đất nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Thủ đô Hà Nội được mở rộng về phía Tây Nam, theo đó từ ngày 01/08/2008 toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập với Hà Nội. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề kinh tế - xã hội của người dân nơi đây. Việc sáp nhập vào thủ đô Hà Nội đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tây, nếu như trước đây sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống là chủ yếu thì hiện nay các loại hình kinh tế công nghiệp và dịch vụ lại đang dần chiếm ưu thế. Nhiều KCN xuất hiện và đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông thôn nơi đây, điều này đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội rõ rệt cho toàn tỉnh, song bên cạnh đó cũng nảy sinh những mặt tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thu hẹp đất canh tác, truyền thống làng nghề dần bị mai một… Vấn đề thay đổi cơ cấu việc làm và thu nhập đang là vấn đề nóng bỏng của người dân nơi đây. Đông Phương Yên là một xã đồng bằng nằm phía Tây Nam của Huyện Chương Mỹ - Hà Nội, xã nằm trong chuỗi quy hoạch đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây, có đường quốc lộ 6A chạy qua và nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội – Ba Vì – Chùa Hương. Với những lợi thế về vị trí địa lý như trên Đông Phương Yên đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư các dịch vụ và kinh doanh sản xuất, đặc biệt là cụm công nghiệp Phú Nghĩa với diện tích gần 400 ha. Hơn nữa Đông Phương Yên lại có 6 thôn được công nhận là làng nghề Mây Tre Đan ( MTĐ) truyền thống. Đây được coi là thế mạnh và đem lại thu nhập chính cho người dân trong xã. Tuy nhiên cũng từ khi xuất hiện các KCN thu hút hầu hết lao động nữ trong các gia đình đi làm công nhân thì hoạt động làng nghề không được duy trì như trước nữa, làng nghề truyền thống dần bị mai một. Cũng trong quá trình này một số thanh niên không có việc làm ổn định, không thích nghi kịp với sự thay đổi của xã hội nên mất định hướng nghề nghiệp. Mặt khác, người phụ nữ nơi đây thường là những người có trình độ thấp, thời gian làm việc kéo dài từ 12 đến 14 tiếng một ngày nên ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, không có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình. Một số gia đình khác mất đất trong quá trình quy hoạch các KCN, họ được đền bù một khoản tiền lớn nhưng không biết cách chi tiêu hay đầu tư làm ăn, buôn bán, cuộc sống trở nên xáo trộn. Với mong muốn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề việc làm của người dân ở nơi đây nên tác giả tiến hành chọn đề tài : “Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội” để làm khóa luận tốt nghiệp. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về những thay đổi trong việc làm và thu nhập, những chuyển biến tích cực và tiêu cực trong việc làm của người dân xã Đông Phương Yên sau khi sáp nhập Hà Nội. Từ đó đề ra những giải pháp giúp người dân phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong vấn đề việc làm, định hướng tương lai cho lớp thanh niên, giúp cho lao động nữ kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân hòa nhập tốt nhất vào xu thế phát triển chung của xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm tìm hiểu những thay đổi về việc làm và thu nhập của người dân xã Đông Phương Yên sau khi sáp nhập Hà Nội, từ đó đề ra một số giải pháp giúp giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng, ổn định cuộc sống cho người dân. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ sau khi sáp nhập Hà Nội. Khách thể nghiên cứu của đề tài là người dân tại xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ - Hà Nội. 4. Giả thuyết nghiên cứu Sau khi sáp nhập Hà Nội, cơ cấu việc làm của người dân xã Đông Phương Yên có những biến đổi mạnh mẽ. Đa số các lao động từ làm nghề MTĐ truyền thống chuyển sang làm công nhân tại KCN, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới được phát triển mạnh mẽ, một số lao động nông nghiệp bị mất đất trong quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng không tìm được công việc phù hợp hoặc công việc không ổn định. Thu nhập của người dân trong xã tuy đã tăng lên nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như về: ô nhiễm môi trường, thanh niên mất định hướng, tăng thêm áp lực công việc cho phụ nữ… Tìm hiểu thực trạng việc làm và định hướng giải pháp giải quyết việc làm cho người dân sẽ giúp họ thích nghi được những thay đổi nhanh chóng trong quá trình đô thị hóa nông thôn, cũng từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu những lý luận cơ bản về việc làm và thất nghiệp, những nhân tố tác động tới việc làm và nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường. Khảo sát thực trạng việc làm và thu nhập của người lao động trước và sau khi sáp nhập Hà Nội để thấy được những thay đổi trong cơ cấu việc làm, làm rõ những mặt tích cực, những hạn chế trong vấn đề việc làm, những vấn đề xã hội mới nảy sinh sau khi sáp nhập Hà Nội. Đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết và ổn định việc làm, giúp người lao động thích nghi với những thay đổi trong quá trình đô thị hóa nông thôn. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Cơ sở lý luận được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là những lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong khóa luận còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp diễn dịch, quy nạp… Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. Trong đề tài sẽ tiến hành thu thập và phân tích các văn bản, báo cáo tổng kết, các nghị quyết… có liên quan đến cộng đồng của chính quyền địa phương, sau đó đọc, ghi chép và tổng hợp lại những vấn đề về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương. Đồng thời thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng (các báo, Internet…) nhằm đối chiếu, so sánh với thực tế. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng cùng một số phương pháp liên ngành. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số lý thuyết trong xã hội học. 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến Mục đích: Nhằm thu thập những ý kiến của lao động làng nghề MTĐ về thực trạng việc làm, những thay đổi về việc làm và thu nhập của người dân trước và sau khi sáp nhập vào Hà Nội, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp để ổn định việc làm, giữ gìn và phát huy truyền thống làng nghề MTĐ trên địa bàn xã Đông Phương Yên. Cách tiến hành: Trong phạm vi đề tài sẽ áp dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng cách phát cho người dân những phiếu trưng cầu ý kiến ( bao gồm 200 phiếu trưng cầu ý kiến ), sau đó thu lại phiếu và xử lý về mặt định lượng, đinh tính, khái quát hóa về thực trạng. 6.2.2 Phương pháp phỏng vấn Mục đích: Nhằm thu thập thông tin đầy đủ hơn, sâu sắc hơn từ lãnh đạo chính quyền địa phương, chủ các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn, người dân về vấn đề việc làm của người dân làng nghề MTĐ Đông Phương Yên sau khi sáp nhập Hà Nội. Cách tiến hành: Trong đề tài đã tiến hành 30 cuộc phỏng vấn sâu với người dân, 8 cuộc phỏng vấn với chủ công ty, doanh nghiệp MTĐ, 6 cuộc phỏng vấn đối với cán bộ địa phương nhằm thăm dò, gợi mở và khai thác các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 6.2.3 Phương pháp quan sát Mục đích: Nhằm kết hợp với những phương pháp khác để thu thập và ghi chép các thông tin, ghi nhận các yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu cảu đề tài. Cách tiến hành: Tiến hành quan sát thực tế những việc làm mà người dân tham gia, cả trong lao động làng nghề hay làm công nhân tại khu công nghiệp. Quan sát về đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn, nhu cầu của người dân trong vấn đề việc làm. 6.3 Phương pháp chọn mẫu Trong quá trình nghiên cứu do không thể nào khảo sát trên toàn bộ đối tượng nghiên cứu. Vì vậy tác giả đã tiến hành chọn mẫu nhằm tìm ra tập hợp khách thể đại diện cho tập hợp xã hội lớn. Những kết luận rút ra từ các tập hợp đại diện có thể đại diện cho cả tổng thể. Trong phạm vi đề tài này tác giả tiến hành chọn mẫu là 200 người trên tổng số lao động của xã Đông Phương Yên. 6.3.1 Phương pháp chọn mẫu cho thông tin định tính Tiến hành các cuộc phỏng vấn với cán bộ địa phương: Chủ tịch xã, Chủ tịch Hội nông dân xã, Chủ tịch Hội phụ nữ xã, Phó Bí thư Đoàn xã, cán bộ LĐTB & XH, cán bộ văn hóa xã hội… Phỏng vấn chủ các công ty, doanh nghiệp MTĐ trên địa bàn xã và người dân trong 5 thôn. Vận dụng những thông tin thu được vào nghiên cứu giúp đảm bảo tính đúng đắn và độ tin cậy của thông tin. 6.3.2 Phương pháp chọn mẫu cho thông tin định lượng Là thông tin lượng hóa các thông tin định tính nhằm xác định độ lớn, kích cỡ và sức ảnh hưởng của các sự kiện, hiện tượng khác bổ sung cho thông tin định tính. Trong đề tài tác giả tiến hành chọn mẫu cho thông tin định lượng là 200 lao động nông thôn trên tổng số lao động toàn xã qua tiến hành phát 200 bảng hỏi để làm cơ sở cho thông tin định lượng. 7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung nghiên cứu: Việc làm của người dân bao gồm nhiều ngành nghề, công việc khác nhau nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả tập trung vào làm rõ thực trạng việc làm của lao động nông nghiệp, thợ thủ công, công nhân và tiểu thương tại xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ sau khi sáp nhập vào Hà Nội (Từ ngày 01/8/2008 đến nay), so sánh với việc làm của người dân trước khi sáp nhập Hà Nội để thấy rõ được những biến đổi về cơ cấu việc làm và thu nhập của người dân trong xã. Về thời gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011. 8. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận được cấu trúc gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ sau khi sáp nhập Hà Nội. Chương 3: Nhận định tiềm năng, thế mạnh và đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ - Hà Nội. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1 Cơ sở lý luận về việc làm 1.1.1 Khái niệm việc làm Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.[4] Thông thường: Người có việc làm là người đang làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề đang hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm, đem lại thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội. [2] Việc làm bao hàm việc tạo ra các sản phẩm vật chất và các hoạt động xã hội. Việc làm là sự thực hiện một nhiệm vụ sản xuất, quản lý, hoặc biến đổi các tài nguyên cần thiết để phục vụ đời sống. Việc làm cần sự đóng góp của các yếu tố tài nguyên đất đai, lao động, vốn, thời gian, thông tin – kỹ thuật. Kết quả của việc làm có thể là sản phẩm vật chất ( hàng hóa ) hoặc sản phẩm không vật chất ( thông tin, thiết chế xã hội, luật pháp, niềm tin). Giá trị của việc làm không chỉ được đánh giá dựa vào giá trị kinh tế mà còn phải xem xét cả về mặt giá trị xã hội và ý nghĩa đối với cá nhân đó. 1.1.2 Các thành tố của việc làm Có thể nghiên cứu và đo lường việc làm dựa vào 10 thành tố sau đây: Năng lượng: Cần tiêu phí một số năng lượng sức lực hay chất xám để làm chuyển đổi, duy trì, sản xuất một vật hay một việc gì trong một hệ thống nhất định để đạt mục đích đặt ra. Việc làm không chỉ đo lường bởi sản phẩm vật chất làm ra mà còn là những sản phẩm không vật chất (thông tin, thiết chế xã hội, niềm tin…). Đó là những việc làm của công nhân, người quản lý, nhân viên xã hội, nghệ sĩ, nhà truyền giáo,… Phần thưởng kinh tế và tinh thần: Tiền lương và tiền thưởng là mặt kinh tế của việc làm, vị thế xã hội, danh dự cá nhân, quyền hành (quyền trong gia đình và uy tín trong cộng đồng) là phần thưởng về mặt xã hội và tâm lý. Động cơ phần thưởng của việc làm rất khác nhau đối với nam nữ và đối với các bối cảnh làm việc khác nhau ( đi làm để kiếm tiền, đi làm để có thêm bạn, thêm kiến thức hoặc để thỏa mãn niềm đam mê của bản thân,…) Tài nguyên: Việc làm là sự thực hiện một nhiệm vụ cần thiết nào đó, cần sử dụng một số tài nguyên như vốn, nguyên liệu, thời gian, tay nghề và một số quyền hạn xã hội cho phép để phục vụ đời sống. Mỗi tài nguyên được đánh giá căn cứ vào giá trị kinh tế, giá trị xã hội và giá trị của chính cá nhân người đánh giá. Gíá trị: Giá trị của việc làm thay đổi tùy theo hoàn cảnh lịch sử, xã hội và cá nhân. Việc đánh giá một việc làm có hiệu quả, có năng suất, có giá trị tùy thuộc rất nhiều quan điểm của người đánh giá. Sự đánh giá này mang tính tương đối. Đánh giá một việc làm thường không dựa theo tiến trình mà thường dựa theo giá trị cụ thể trước mắt của sản phẩm làm ra, vì vậy mà sản phẩm của những người mẹ, nhân viên xã hội, nhân viên văn phòng, nhà chính trị không được nhìn thấy, không được đánh giá đúng mức. Mỗi việc làm có đặc điểm văn hóa riêng không thể xem xét với cùng một tiêu chí đánh giá ( Ví dụ: hôn nhân và quản lý không thể được đánh giá bằng một thang đo lường như nhau). Thời gian: Giá trị của việc làm thay đổi tùy thuộc vào việc đó được làm khi nào (ví dụ: sản phẩm ngoài giờ có giá trị gấp đôi sản phẩm làm trong giờ), một số công việc được làm một cách dễ dàng hơn nhờ có kinh nghiệm ( tích lũy theo thời gian), nhưng một số việc làm khác sẽ trở nên khó khăn hơn khi tuổi càng cao. Mặt khác, giá trị thời gian tiêu phí đôi khi không được kể đến trong một vai công việc nhưng lại được đánh giá cao trong một số công việc khác ( Ví dụ: việc nội trợ và cấp dưỡng tại xí nghiệp). Việc làm nhằm hoàn thành một nhiệm vụ cần thiết không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mật xã hội nữa, vì thế giá trị thời gian phải được kể đến. (Ví dụ: làm ngoài giờ). Nơi làm việc: Nhiều giá trị của việc làm được đồng hóa với nơi làm việc (Ví dụ: rửa chén tại nhà không được coi trọng như rửa chén tại khách sạn, may gia công ở nhà rẻ hơn may trong xí nghiệp). Người lao động: Giá trị của việc làm cũng được đánh giá khác nhau do ai là người làm việc ấy. Trong xã hội có một số công việc được xem như là “thích hợp” cho một số người không chỉ vì yêu cầu chuyên môn, tay nghề của họ mà còn do sự giới hạn của phong tục, do bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của một giai tầng xã hội (Ví dụ: âm nhạc và thể thao được cho là thích hợp với người da đen). Bởi vì quyền lợi kinh tế, danh dự và uy tín xã hội của cá nhân gắn liền với việc làm nên sự chuyên môn hóa hoặc sự phân biệt chuyên môn trong phân công lao động được củng cố dưới 3 hình thức: Do luật quy định (Ví dụ: ở thế kỉ trước, phụ nữ không thể là thẩm phán, người da màu không thể là thị trưởng). Do phong tục quy định (Ví dụ: ở xã hội đạo Hồi, công việc trong nhà là công việc chuyên môn của phụ nữ còn việc buôn bán ngoài chợ là của đàn ông). Do cá nhân tự chọn. Kỹ thuật: Công cụ là một khía cạnh của việc làm. Công cụ có kỹ thuật cao thì đỡ tốn kém thời gian, năng lượng và năng suất cao hơn. Kỹ thuật không đơn thuần chỉ là công cụ sản xuất hoặc công cụ của việc làm mà còn mang ý nghĩa sử dụng khác: khi người lao động bị đưa vào hệ thống sản xuất như là một yếu tố kỹ thuật thì sức người trở nên bị bóc lột. Tâm lý đồng hóa hoặc xa lạ với việc làm: Cá nhân hoặc nhóm người thường đồng hóa mình với vai trò của công việc hoặc một mặt của công việc nào đó. Sự đồng hóa này có liên quan mật thiết đến sự đầu tư cá nhân trong tiến trình hoạt động xã hội. Nếu đồng hóa toàn tâm với một công việc nào đó quá mức sẽ sao lãng các vai trò khác và bị căng thẳng, dẫn đến “bệnh nghiện làm việc”. Ngược lại với bệnh “nghiện làm việc” là tâm lý xa lạ với việc đang làm. Mức độ xa lạ sẽ cao nhất khi người công nhân bị đối xử như là một cái máy và có ít quyền hạn nhất đối với sản phẩm do họ làm ra. Sản phẩm phản chiếu cái tôi của người lao động, vì thế giá trị của người lao động cũng nhân lên từ giá trị sản phẩm. Sự phân công lao động theo giới tính: Trong nền kinh tế chính trị có giai cấp, sự phân công lao động ám chỉ sự chuyên môn hóa của một tiến trình mang tính kỹ thuật và kinh tế, một số nhà xã hội hóa hiện đại đã mở rộng khái niệm này bao gồm cả sự phân chia lao động theo giới tính. Đó là sự phân công những hoạt động, những vai trò trong xã hội cho cả nam và nữ. Nhìn chung phụ nữ ít khi được theo học lên các cấp học cao. (Ví dụ: khoảng 2/5 sinh viên nữ tốt nghiệp cử nhân nhưng chỉ có 1/4 nữ tốt nghiệp trên đại học. Thật vậy, phụ nữ thường được đào tạo ít hơn nam giới. Một chi tiết mà mọi người đều biết để minh họa cho sự không cân đối về giới trong lĩnh vực giáo dục là phụ nữ có khuynh hướng học một số ngành xã hội và thường tránh các ngành khoa học kỹ thuật. Sự lựa chọn ngành học đã ảnh hưởng đến cơ hội hành nghề dành cho phụ nữ. Sự bất lợi trong nghề nghiệp của phụ nữ có liên quan chặt chẽ đến vai trò của phụ nữ trong gia đình.. Khi gánh nặng lao động trong nhà rơi lên vai phụ nữ thì họ sẽ bị giới hạn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Trong khi sự phân chia lao động theo giới tính thường được giải thích là do sự khác nhau về sinh học phù hợp với chức năng sinh sản của phụ nữ, nhưng phái nữ quyền xem sự phân chia lao động này là kết quả của chế độ phụ quyền phong kiến phân biệt đối xử đối với phụ nữ, bởi vì tư bản và phong kiến cho rằng lãnh địa thích hợp cho phụ nữ là ở trong nhà và lãnh địa của nam giới là ở bên ngoài xã hội. 1.1.3 Thiếu việc làm 1.1.3.1 Khái niệm Là tình trạng người LĐ có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan họ phải làm việc không đủ thời gian theo lộ trình hoặc làm những công việc có thu nhập thấp không đủ sống và muốn tìm thêm việc làm bổ sung. 1.1.3.2 Phân loại Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm và làm đủ thời gian, thậm chí còn quá thời gian quy định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp và thường có mong muốn tìm công việc khác có thu nhập cao hơn. Thiếu việc làm hữu hình: Là hiện tượng người LĐ làm việc với thời gian ít hơn quỹ thời gian quy định, không đủ việc làm và đang có mong muốn tìm thêm việc làm và luông sẵn sàng để làm việc. 1.1.4 Tạo việc làm 1.1.4.1 Khái niệm Tạo việc làm là quá trình kết hợp các yếu tố : vốn đầu tư, sức lao động, nhu cầu thị trường về sản phẩm để người LĐ tạo ra các của cải vật chất (số lượng, chất lượng), sức lao động (tái sản xuất sức lao động) và các điều kiện kinh tế xã hội khác. 1.1.4.2 Phân loại Tạo việc làm ổn định: Công việc được tạo ra cho người LĐ mà tại chỗ làm việc đó và
Luận văn liên quan