Khóa luận Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực vào ngày 01/01/2000, khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã trở thành khu vực kinh tế năng động nhất. Với xuất phát điểm là một nền kinh tế kém phát triển, sản xuất nhỏ lẻ là phổ biến, các DNVVN chiếm một tỷ trọng đáng kể trong các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Các DNVVN đã và đang trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đóng góp nguồn thu đáng kể cho Ngân sách Nhà nước. Theo tạp chí ngân hàng số 5 tháng 3/2007, hiện nay nước ta có khoảng gần 240.000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể là DNVVN, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc, đóng góp trên 30% vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp- nông thôn. Xác định tầm quan trọng của các DNVVN đối với sự phát triển kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, khu vực DNVVN đang gặp phải rất nhiều khó khăn về vốn. Đa phần các DNVVN có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lại luôn trong tình trạng thiếu vốn cho mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị mới. Do đó, để phát huy tiềm năng của mình, ngoài sự chủ động, linh hoạt, các DNVVN rất cần sự hỗ trợ nhiều mặt về cơ chế, chính sách, trong đó sự hỗ trợ về vốn tín dụng ngân hàng là một trong những giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu

pdf105 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học ngoại thương Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế Chuyên ngành kinh tế đối ngoại -------***------- Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thu Hiền Lớp : Anh 2 Khóa : 42A – KT&KDQT Giáo viên hướng dẫn : PGS.,TS. Đỗ Thị Loan Hà Nội – Tháng 11/2007 Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Hiền – A2 – K42A Mục lục Lời mở đầu ............................................................................................................ 1 chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng (TDNH) đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) .............. 3 1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng (TDNH) ....................................... 3 1.1.1. Khái niệm về tín dụng ...................................................................... 3 1.1.2. Khái niệm về tín dụng ngân hàng: ................................................... 4 1.1.3. Các nghiệp vụ tín dụng ..................................................................... 5 1.1.4. Quy trình cấp tín dụng và bảo đảm tín dụng .................................. 11 1.2. Khái quát về DNVVN ......................................................................... 15 1.2.1. Định nghĩa DNVVN ....................................................................... 15 1.2.2. Vai trò, đặc diểm của DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam ......... 18 1.3. Vai trò của TDNH đối với DNVVN ................................................... 29 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN ................................................................................................. 32 1.4.1. Các nhân tố khách quan ................................................................. 32 1.4.2. Các nhân tố chủ quan ..................................................................... 35 chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của NHNo&PTNT Việt Nam (AGRIBANK) ................................................ 39 2.1. Vài nét về NHNo&PTNT Việt Nam .................................................. 39 2.1.1. Lịch sử hình thành và qu átrình ph tá triển của NHNo&PTNT Việt Nam . 39 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động ......................................... 40 2.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam ... 42 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Việt Nam ..................................................................................................... 51 2.2.1. Các quy định về tín dụng cho vay các DNVVN tại NHNo&PTNTVN ..................................................................................... 51 2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNTVN .................................................................................................................. 55 2.3. Đánh giá chung ................................................................................... 65 2.3.1. Những kết quả đạt được:................................................................. 65 2.3.2. Những tồn tại .................................................................................. 67 Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Hiền – A2 – K42A 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ...................................................... 69 chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Việt Nam .................................................... 73 3.1. Định hướng phát triển DNVVN trong thời gian tới ......................... 73 3.2. Quan điểm và định hướng mở rộng tín dụng đối với DNVVN của NHNo&PTNT Việt Nam ........................................................................... 75 3.3. Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Việt Nam ........................................................................... 77 3.3.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tín dụng của DNVVN ............................................................................... 77 3.3.2. Triển khai chính sách tín dụng đối với DNVVN để đáp ứng nhu cầu thực tế ....................................................................................................... 78 3.3.3. Triển khai và thực hiện quy trình tín dụng nhanh chóng và hiệu quả. .................................................................................................................. 81 3.3.4. Thực hiện tốt chính sách Marketing. .............................................. 85 3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. ............... 86 3.3.6. Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng .................... 88 3.3.7. Hoàn thiện hệ thống hỗ trợ quản lý ................................................ 88 3.3.8. Tăng cường các mối quan hệ .......................................................... 88 3.4. Một số kiến nghị .................................................................................. 90 3.4.1.Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước .................................. 90 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ......................................................... 93 3.4.3. Đối với NHNo&PTNTVN .............................................................. 95 3.4.4. Đối với các DNVVN ...................................................................... 95 3.4.5. Đối với các Hiệp hội, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam .................................................................................................................. 96 kết luận .............................................................................................................. 98 Tài liệu tham khảo .................................................................................... 100 DANH MụC CáC Từ VIếT TắT ...................................................................... 101 DANH MụC hình và BảNG BIểU ................................................................. 102 Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Hiền – A2 – K42A 1 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực vào ngày 01/01/2000, khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã trở thành khu vực kinh tế năng động nhất. Với xuất phát điểm là một nền kinh tế kém phát triển, sản xuất nhỏ lẻ là phổ biến, các DNVVN chiếm một tỷ trọng đáng kể trong các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Các DNVVN đã và đang trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đóng góp nguồn thu đáng kể cho Ngân sách Nhà nước. Theo tạp chí ngân hàng số 5 tháng 3/2007, hiện nay nước ta có khoảng gần 240.000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể là DNVVN, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc, đóng góp trên 30% vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp- nông thôn. Xác định tầm quan trọng của các DNVVN đối với sự phát triển kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, khu vực DNVVN đang gặp phải rất nhiều khó khăn về vốn. Đa phần các DNVVN có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lại luôn trong tình trạng thiếu vốn cho mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị mới. Do đó, để phát huy tiềm năng của mình, ngoài sự chủ động, linh hoạt, các DNVVN rất cần sự hỗ trợ nhiều mặt về cơ chế, chính sách, trong đó sự hỗ trợ về vốn tín dụng ngân hàng là một trong những giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu. Xuất phát từ vấn đề này và thông qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNTVN), tác giả quyết định chọn đề tài: “Tín dụng ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Hiền – A2 – K42A 2 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với các DNVVN ở Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN và thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT VN đối với các DNVVN, đề tài đề xuất một số giải pháp cơ bản nhất nhằm hỗ trợ tín dụng cho các DNVVN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNTVN giới hạn bởi hoạt động cho vay và cho thuê tài chính đối với các DNVVN ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa tính phổ biến và tính đặc thù để nghiên cứu. 5. Kết cấu Khoá luận: Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng (TDNH) đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNTVN) Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại NHNo&PTNTVN. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Hiền – A2 – K42A 3 Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng (TDNH) đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) 1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng (TDNH) 1.1.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu (gọi là người cho vay) sang người sử dụng (gọi là người đi vay) để sau một thời gian nhất định thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Khi đó quan hệ giữa người cho vay và người đi vay được gọi là quan hệ tín dụng. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượn giữa hai loại chủ thể: người đi vay và người cho vay, trong đó hai bên thoả thuận một thời hạn nợ và một mức lãi cụ thể (chính là khoản tiền lớn hơn của lượng giá trị thu về so với lượng giá trị cho vay ban đầu). Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động của các nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Từ khái niệm trên, có thể thấy quan hệ tín dụng có những đặc trưng cơ bản sau: - Quan hệ tín dụng được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc: có thời hạn, có hoàn trả và có đền bù, nghĩa là trong bất kỳ quan hệ tín dụng nào bên cho vay và bên đi vay đều thoả thuận một thời hạn nợ nhất định, theo đó bên đi vay khi hết thời hạn này phải hoàn lại cho bên cho vay lượng giá trị đã vay ban đầu cộng thêm một mức lãi suất nhất định để bù đắp cho việc chiếm dụng vốn của mình. - Mặc dù hình thức biểu hiện của tín dụng là có sự di chuyển từ người cho vay sang người đi vay, song về thực chất chỉ có sự di chuyển quyền sử dụng vốn, quyền sở hữu vốn vẫn thuộc về người cho vay do đặc thù trong quan hệ tín dụng là có hoàn trả sau một thời hạn nhất định. Vì vậy, trong quan hệ tín dụng, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Hiền – A2 – K42A 4 - Quan hệ tín dụng chỉ có thể hình thành trên cơ sở lòng tin hay sự tín nhiệm của người cho vay về khả năng hoàn trả đúng hạn của người đi vay. Đó là lý do vì sao mà từ tín dụng trong Tiếng Anh “Credit” , Tiếng Pháp “Crédit” rất giống nhau vì chúng cùng xuất phát từ gốc Latinh “Creditium” có nghĩa là lòng tin hay sự tín nhiệm. 1.1.2. Khái niệm về tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là một giao dịch tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa ngân hàng và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Từ khái niệm trên ta có thể thấy rằng tín dụng ngân hàng có những đặc trưng cơ bản sau: - Quan hệ TDNH được hình thành dựa trên “lòng tin”: Đó là sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người cho vay đối với người đi vay - Tính thời hạn: Đó là thời hạn người đi vay sử dụng tiền vay và bất kỳ một khoản tín dụng nào của ngân hàng khi cấp ra cũng phải đảm bảo yêu cầu này. Thời hạn của khoản vay này phụ thuộc vào dòng tiền thu vào của dự án của khách hàng, kế hoạch trả nợ của khách hàng và phụ thuộc vào tính chất nhàn rỗi luồng tiền của ngân hàng. - Tính hoàn trả: Đây là đặc trưng cơ bản nhất và là tiêu chuẩn để phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác.Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Lãi chính là giá cho việc sử dụng vốn trong thời gian nhất định, nó cũng biến động và chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Nhưng giá này không phản ánh giá trị mà chỉ là giá cho quyền sử dụng vốn. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Hiền – A2 – K42A 5 - Tính rủi ro: Rủi ro có thể được coi như là người bạn đồng hành cùng với hoạt động tín dụng. Ngân hàng có thể gặp các loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, đạo đức, hối đoái, lãi suất,… 1.1.3. Các nghiệp vụ tín dụng a) Phân loại theo hình thức cấp tín dụng  Chiết khấu thương phiếu: Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa khách hàng với nhau. Người bán (hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) hoặc mang đến ngân hàng xin chiết khấu trước hạn. Nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và những người ký tên trên thương phiếu. Ngoài ra, do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao. Hơn nữa, NHTM có thể tái chiết khấu thương phiếu tại NHNN để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp. Vì vậy, thương phiếu còn được coi là loại tài sản có khả năng chuyển nhượng- có tính thanh khoản cao.  Cho vay:gồm các nghiệp vụ sau:  Thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này gọi là mức thấu chi. Thấu chi dựa trên cơ sở thu chi không phù hợp về thời gian và quy mô. Căn cứ vào ngân quỹ mà ta có thể xác định thời gian và số lượng thiếu để cho vay song không chính xác. Đây là hình thức ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn không có đảm bảo. Hình thức này có thể cấp cho DN và cá nhân trong vài ngày hoặc vài tháng trong năm nhưng chỉ sử dụng cho khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.  Cho vay trực tiếp từng lần: Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Hiền – A2 – K42A 6 Cho vay trực tiếp từng lần được sử dụng tương đối phổ biến khi ngân hàng cho khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Khách hàng khi mở rộng sản xuất kinh doanh, nếu số vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại không đủ tài trợ thì khách hàng sẽ vay thêm ngân hàng. Như vậy vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khách hàng làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay, ngân hàng sẽ phân tích khách hàng sau đó đưa ra quyết định cho vay. Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt và đảm bảo khả năng thu hồi nợ tương đối an toàn do tiền vay dựa vào tài sản đảm bảo, ngân hàng luôn kiểm tra mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.  Cho vay theo hạn mức: Ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng vốn vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của chứng từ và ngân hàng sẽ phát tiền vay. Hình thức này áp dụng cho khách hàng có quan hệ vay mượn thường xuyên, vốn vay thường tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, hình thức này thuận lợi cho khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng nhưng lại gây khó khăn cho ngân hàng vì các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng của từng lần vay.  Cho vay luân chuyển: Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Hiền – A2 – K42A 7 Đây là hình thức cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá. Ngân hàng sẽ cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi khách hàng bán được hàng hoá. Cho vay luân chuyển dựa trên luân chuyển hàng hoá nên cả ngân hàng và DN đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Đầu năm hoặc quý, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Khách hàng và ngân hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Khách hàng phải cam kết hoàn trả khoản vay và sử dụng mọi khoản thu bán hàng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi trích vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các DN thương nghiệp hoặc DN sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.  Cho vay trả góp: Theo hình thức này, khách hàng được phép trả gốc làm nhiều lần trong thời gian cho vay đã thoả thuận. Cho vay trả góp mang tính chất là khoản tín dụng trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ. Hình thức này thường được áp dụng đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ về số hàng hoá mà khách hàng đã mua trả góp, sau đó khách hàng sẽ trả tiền trực tiếp cho ngân hàng theo từng lần đã thoả thuận. Hình thức này gặp rủi ro cao vì tài sản thế chấp lại chính là hàng hoá mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Do vậy, lãi suất cho vay trả góp thường cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng.  Cho vay gián tiếp: Nhằm đa dạng hoá các hình thức cho vay, ngân hàng phát triển hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức cho vay thông qua tổ chức trung gian như tổ, đội, hội, nhóm,…Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Hiền – A2 – K42A 8 cho vay sang các tổ chức trung gian như phát tiền vay hay thu nợ,…Khi người vay không có hoặc không có đủ tài sản đảm bảo thì các tổ chức trung gian này đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay vốn. Cho vay gián tiếp thường được áp dụng với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng. Như thế nó tiết kiệm chi phí cho người vay. Hơn nữa nó còn làm giảm rủi ro cho ngân hàng do ngân hàng quản lý được vốn vay thông qua các tổ chức trung gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tổ chức trung gian đã lợi dụng vị thế của mình tăng lãi suất cho vay hoặc giữ số tiền cho riêng mình.  Cho thuê tài sản (thuê-mua): Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay để khách hàng m
Luận văn liên quan