Khóa luận Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn

Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Trong quá trình thực hiện, chế độ chính sách BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho hàng triệu người lao động. Lịch sử phát triển ngành BHXH được đánh dấu như một bước phát triển mới khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007. Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong đó, BHXH cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện tốt công tác BHXH trên toàn địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp tỉnh thì mới đảm bảo cho việc thực hiện tốt của cả hệ thống. Trong thời gian thực tập tại BHXH tỉnh Lạng Sơn em nhận thấy BHXH tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó nổi bật là việc thực hiện các chế độ BHXH, đặc biệt là việc thực hiện chế độ hưu trí - một trong những nội dung quan trọng nhất trong hệ thống sự nghiệp BHXH. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được về tình hình tham gia, công tác thu, chi và giải quyết chế độ hưu trí vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc cần có những biện pháp giải quyết từ phía Chính phủ và các cấp trong ngành BHXH. Trước thực trạng đó, dựa vào kết quả thu thập được cùng với kiến thực đã học của bản thân em đã lựa chọn đề tài: " Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn" để làm Khóa luận tốt nghiệp của mình.

doc73 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em; Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Bế Thu Thủy LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo của Trường Đại học Lao động - Xã hội đã tận tình giảng dạy, rèn luyện, giúp đỡ em trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn Th.s Đỗ Thùy Dung đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng tổ chức - Hành chính, đặc biệt là Phòng chế độ BHXH của BHXH tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấp tài liệu, số liệu để em hoàn thành khóa luận. Dù em đã cố gắng rất nhiều, song do thời gian và kiến thức có hạn nên khóa luận của em có lẽ sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè và những người quan tâm đến đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày… tháng…. năm 2011 Sinh viên Bế Thu Thủy DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ ASXH An sinh xã hội BB Bắt buộc BH Bảo hiểm BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CBX Cán bộ xã CNVC Công nhân viên chức DNLD Doanh nghiệp liên doanh DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh HCSN Hành chính sự nghiệp HTTT Hưu trí, tử tuất HTX Hợp tác xã KCB Khám chữa bệnh KD Kinh doanh LĐLĐ Liên đoàn lao động LĐ-TBXH Lao động - Thương binh và Xã hội NLĐ Người lao động NCL Ngoài công lập SDLĐ Sử dụng lao động UBND Ủy ban nhân dân XP Xã phường MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục các bảng số liệu: Bảng Tên bảng Trang Bảng 1: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008- 2010 20 Bảng 2: Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008- 2010 23 Bảng 3 Kết quả hoạt động thu BHXH cho quỹ HTTT ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 25 Bảng 4: Kết quả thu BHXH bắt buộc cho quỹ HTTT theo các khối ngành giai đoạn 2008 -2010 28 Bảng 5: Kết quả thu BHXH tự nguyện (quỹ HTTT) ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 31 Bảng 6: Tình hình xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 32 Bảng 7: Số đối tượng áp dụng hình thức chi trả lương hưu trực tiếp ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 -2010 34 Bảng 8: Số đối tượng áp dụng hình thức chi trả lương hưu gián tiếp ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 -2010 35 Bảng 9: Số đối tượng áp dụng hình thức chi trả lương hưu qua thẻ ATM ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 -2010 35 Bảng 10: Tình hình tăng, giảm số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng từ quỹ BHXH và từ NSNN giai đoạn 2008 - 2010 39 Bảng 11: Tình hình tăng, giảm số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng do chuyển đến, chuyển đi hoặc chết giai đoạn 2008 - 2010 40 Bảng 12: Cơ cấu số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 41 Bảng 13: Cơ cấu nguồn kinh phí chi trả lương hưu hàng tháng tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 43 Bảng 14: Tình hình chi trả chế độ một lần ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 44 Danh mục sơ đồ và các biểu đồ: Sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động BHXH tỉnh Lạng Sơn 18 Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu trình độ cán bộ ở cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn 19 Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo từng khối ngành ở tỉnh Lạng Sơn năm 2010 21 Biểu đồ 3 Biểu đồ so sánh kết quả thu BHXH bắt buộc và kết quả thu cho quỹ HTTT giai đoạn 2008 -2010 37 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Trong quá trình thực hiện, chế độ chính sách BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho hàng triệu người lao động. Lịch sử phát triển ngành BHXH được đánh dấu như một bước phát triển mới khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007. Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong đó, BHXH cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện tốt công tác BHXH trên toàn địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp tỉnh thì mới đảm bảo cho việc thực hiện tốt của cả hệ thống. Trong thời gian thực tập tại BHXH tỉnh Lạng Sơn em nhận thấy BHXH tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó nổi bật là việc thực hiện các chế độ BHXH, đặc biệt là việc thực hiện chế độ hưu trí - một trong những nội dung quan trọng nhất trong hệ thống sự nghiệp BHXH. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được về tình hình tham gia, công tác thu, chi và giải quyết chế độ hưu trí vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc cần có những biện pháp giải quyết từ phía Chính phủ và các cấp trong ngành BHXH. Trước thực trạng đó, dựa vào kết quả thu thập được cùng với kiến thực đã học của bản thân em đã lựa chọn đề tài: " Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn" để làm Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận Mục đích nghiên cứu của em là tìm hiểu thực trạng tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở tỉnh Lạng Sơn và đánh giá được kết quả của việc thực hiện chế độ hưu trí trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần thực hiện tốt hơn chế độ hưu trí tại BHXH tỉnh Lạng Sơn. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2008 - 2010. Đối tượng nghiên cứu: Những quy định về BHXH liên quan đến chế độ hưu trí, các quy định về thủ tục hồ sơ, quy trình giải quyết chế độ hưu trí của BHXH Việt Nam, hướng dẫn của BHXH Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: nhằm làm rõ lý luận cơ bản về chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước; Phương pháp điều tra, thống kê: để cập nhật số liệu phục vụ nội dung nghiên cứu; Phương pháp so sánh: để chỉ sự biến động của nội dung nghiên cứu; Phương pháp phân tích: nhằm chỉ ra thực trạng, mặt tích cực, tồn tại, nguyên nhân. 5. Nội dung nghiên cứu Khoá luận hệ thống hoá và giới thiệu những quy định nghiệp vụ về chế độ hưu trí theo Luật BHXH, các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các Công văn hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Khoá luận đánh giá tình hình thực hiện chế độ hưu trí, thông qua hệ thống số liệu về tình hình tham gia, thu, chi quỹ hưu trí tử tuất và quy trình giải quyết chế độ. Khoá luận đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chế độ hưu trí tại BHXH tỉnh Lạng Sơn. 6. Kết cấu của khóa luận: Kết cấu Khóa luận tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục thì gồm có ba phần như sau: Chương 1 : Một số lý luận chung về BHXH và chế độ hưu trí Chương 2 : Thực trạng tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008-2010 Chương 3 : Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chế độ hưu trí tại BHXH tỉnh Lạng Sơn CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 1.1. Khái niệm, vai trò, nguyên tắc của chế độ hưu trí 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm BHXH Khái niệm chung của ILO về ASXH (trong Công ước 102, 1952) cũng được sử dụng trong lĩnh vực BHXH. Theo đó, BHXH có thể được hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp cộng đồng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Tuy nhiên, ở Việt Nam thuật ngữ BHXH thường được sử dụng với nội hàm hẹp hơn, chỉ bao gồm những trường hợp bảo hiểm thu nhập cho NLĐ. Theo Luật BHXH số 71/2006/ QHH ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì: “ Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết..., trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.” Như vậy, phát sinh từ nhu cầu của NLĐ, BHXH đã trở thành chính sách xã hội quan trọng của nước ta và hầu hết các nước trên thế giới. BHXH trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế. 1.1.1.2. Khái niệm chế độ hưu trí Theo nghĩa chung nhất: "Chế độ hưu trí là chế độ BHXH đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa" (Bài giảng BHXH 2, NXB Lao động - Xã hội). Dưới góc độ pháp luật: "Chế độ hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia BHXH, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động" (Bài giảng BHXH 2, NXB Lao động - Xã hội). 1.1.2. Vai trò 1.1.2.1. Vai trò của BHXH Đối với người lao động: BHXH là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn...đồng thời cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Từ đó, các rủi ro được khống chế, khắc phục hậu quả ở mức cần thiết. Tham gia BHXH còn giúp người lao động nâng cao hiệu quả tiêu dùng cá nhân góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình, làm cho họ ổn định về tâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tai nạn, tuổi già... Đối với các tổ chức sử dụng lao động: BHXH giúp các tổ chức sử dụng lao động ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý. BHXH tạo điều kiện để người SDLĐ có trách nhiệm với NLĐ không chỉ khi trực tiếp SDLĐ mà trong suốt cuộc đời NLĐ. BHXH còn giúp đơn vị SDLĐ ổn định nguồn chi ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra Đối với xã hội: Qua hoạt động BHXH, những rủi ro trong đời sống của NLĐ được dàn trải theo nhiều chiều, tạo khả năng giải quyết an toàn nhất, với chi phí thấp nhất. BHXH là căn cứ đánh giá trình độ quản lý rủi ro và mức độ ASXH đạt được trong mỗi nước. BHXH còn là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Hoạt động BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính phong phú và kinh tế, xã hội phát triển. 1.1.2.2. Vai trò của chế độ hưu trí Đối với NLĐ, chế độ hưu trí đã đảm bảo được việc thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động với xã hội. Tiền lương mà họ nhận được là kết quả tích luỹ trong suốt quá trình làm việc đóng góp vào quỹ BHXH. Đây là khoản thu nhập chính đáng, là chỗ dựa chủ yếu nhằm bảo đảm cuộc sống về cả vật chất lẫn tinh thần cho NLĐ trong quãng đời còn lại sau quá trình lao động. Có thể khi về già, nhiều NLĐ cũng có những khoản tích luỹ, có chỗ dựa là con cháu song phần lớn là họ trông cậy vào khoản trợ cấp hưu trí. Hơn nữa, khoản trợ cấp này còn là chỗ dựa tinh thần cho người hết tuổi lao động. Người về hưu sẽ cảm thấy tự tin, yên tâm trong cuộc sống khi họ được hưởng lương hưu, không bị mặc cảm là gánh nặng của gia đình và xã hội. Đối với xã hội, chế độ hưu trí thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người SDLĐ đối với những người đã có quá trình lao động đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, nay hết tuổi lao động. Chế độ này phản ánh rõ nét các giá trị xã hội, tính nhân văn, nhân đạo của dân tộc, là một trong những nội dung nòng cốt của chính sách đảm bảo xã hội quốc gia. 1.1.3. Các nguyên tắc của chế độ hưu trí 1.1.3.1. Nguyên tắc chung của BHXH Chế độ hưu trí là một trong các chế độ của BHXH nên phải tuân thủ các nguyên tắc chung của BHXH. Nguyên tắc mọi người đều có quyền tham gia và hưởng BHXH. Nguyên tắc mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và chia sẻ cộng đồng. Nguyên tắc BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý BHXH. Nguyên tắc BHXH phải kết hợp hài hoà các lợi ích, mục tiêu và phù hơp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. 1.1.3.2. Nguyên tắc của chế độ hưu trí Nguyên tắc phân biệt hợp lý độ tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và nữ: Do điều kiện về độ tuổi nghỉ lưu giữa lao động nam và lao động nữ khác nhau, lao động nữ thường được nghỉ hưu sớm hơn nam giới. Hơn nữa, quan điểm ưu đãi phụ nữ còn là truyền thống tồn tại lâu đời tron cộng đồng và được Nhà nước thừa nhận. Vì vậy, Luật BHXH nước ta quy định lao động nữ được nghỉ hưu sớm hơn lao động nam 5 tuổi nên cách tính lương hưu cũng phải quy định khác nhau để đảm bảo sự công bằng về quyền hưởng chế độ hưu trí giữa lao động nữ và lao động nam. Nguyên tắc giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định: Xuất phát từ lý do điều kiện làm việc của NLĐ trong một số ngành nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại; ở những nơi xa xôi hẻo lánh hay trong những lĩnh vực quan trọng như an ninh, quốc phòng... có sự khác nhau. Những NLĐ phải làm việc trong điều kiện lao động không thuận lợi hoặc làm những công việc mà tính quan trọng đối với an ninh đất nước có thể ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ thì sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đặc biết. Trong chế độ hưu trí, sự giảm đội tuổi này thể hiện ở việc luật pháp cho phép họ được nghỉ hưu ở tuổi sớm hơn so với quy định chung nhưng không phải trừ đi tỷ lệ lương hưu do thời gian nghỉ sớm đó. 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ BHHT 1.2.1. Chính sách tiền lương Chính sách tiền lương là một trong các nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chế độ hưu trí bởi vì tiền lương là căn cứ tính đóng BHXH cũng là căn cứ tính hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH của NLĐ. Theo Luật BHXH, mức đóng BHXH của NLĐ và người SDLĐ được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định của mức tiền lương, tiền công mà NLĐ nhận được. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy từng thời kỳ sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Mức tiền lương, tiền công phụ thuộc vào mức lương tối thiểu chung. Chính sách tiền lương thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi mức đóng vào quỹ BHXH. Chẳng hạn, Nghị định 33/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/04/2009 về việc quy định mức lương tối thiểu chung. Theo đó, từ 01/05/2009 mức lương tối thiểu chung sẽ tăng từ 540.000 đồng/tháng lên 650.000 đồng/tháng. Nghị định số 28/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 01/05/2010 là 730.000đồng/tháng. Sự tăng lên này kéo theo sự tăng lên của mức tiền lương, tiền công mà NLĐ nhận được, do đó mức đóng vào quỹ BHXH của họ cũng tăng theo. Bên cạnh đó, khi chính sách tiền lương thay đổi, Chính phủ sẽ có những sự điều chỉnh thích hợp để đảm bảo công bằng cho những đối tượng đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH. Cụ thể, song song với Nghị định tăng tiền lương tối thiểu chung Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH. Theo đó, người đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH sẽ được tăng thêm 5% mức lương mà họ hiện hưởng. Như vậy, sự thay đổi về chính sách tiền lương cũng ảnh hưởng trực tiếp, làm thay đổi thuận chiều mức hưởng BHXH của đối tượng. Mức hưởng tăng, dẫn đến khối lượng tiền chi trả tăng và làm cho công tác thực hiện chế độ hưu trí có những thay đổi rõ rệt. 1.2.2. Trình độ dân trí Trình độ dân trí được hiểu là sự hiểu biết của người dân về các vấn đề xã hội, văn hóa, pháp luật. Đây là một nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ BHHT. Khi trình độ dân trí cao, hiểu biết của người dân về các quy định pháp luật, các chính sách BHXH cũng được nâng lên, họ có thể tự nhận thấy quyền và lợi ích của mình khi tham gia BHXH, hoặc khi được tuyên truyền họ cũng có thể dễ dàng nắm bắt được. Nhờ đó, công tác thực hiện chế độ BHHT sẽ trở nên đơn giản, các khâu được nhanh gọn, chính xác. Ngược lại, nếu trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân về pháp luật còn dừng ở mức độ ban đầu thì các chính sách BHXH sẽ khó đến được với NLĐ. Đặc biệt, công tác tuyên truyền cho họ cũng gặp nhiều khó khăn vì không phải ai cũng có thể hiểu được, và không phải ai hiểu được cũng có thể làm theo. Do đó, công tác thực hiện chế độ BHHT chỉ triển khai được ở mức thấp vì số lượng người tham gia ít, công tác giải quyết chế độ chính sách chậm trễ và dễ gặp sai sót do đối tượng thiếu hiểu biết. Như vậy, trong việc thực hiện chế độ BHHT phải nâng cao trình độ dân trí, thay đổi nhận thức của người dân theo hướng tích cực, từ đó dần dần triển khai các chính sách, chế độ BHHT mới có thể thu được hiệu quả cao. 1.2.3. Điều kiện kinh tế Điều kiện kinh tế nói lên khả năng kinh tế của một quốc gia, một vùng miền hay một cá nhân. Điều kiện kinh tế cũng góp phần quyết định đến việc thực hiện các chính sách của chế độ BHHT. Chẳng hạn, khi xây dựng mức đóng BHXH người ta cũng căn cứ vào khả năng kinh tế chung của đất nước, trong lộ trình tăng mức đóng từ năm 2010 cũng phải căn cứ vào tình hình kinh tế mà thực hiện. Và cũng chính vì căn cứ vào tình hình kinh tế của nước ta mà chính sách BHXH tự nguyện mới thực sự được đi vào thực hiện từ năm 2008. Bên cạnh đó, khả năng kinh tế còn tác động mạnh đến trình độ dân trí. Nếu kinh tế phát triển sẽ có điều kiện đầu tư cho giáo dục giúp nâng cao trình độ dân trí, lúc này chính trình độ dân trí lại gián tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ BHHT. Ngược lại, kinh tế chậm phát triển, đất nước nghèo nàn, lạc hậu thì đi kèm với nó cũng là một trình độ dân trí thấp và lúc này sẽ góp phần ảnh hưởng không tốt tới công tác thực hiện chế độ BHHT. Xét trong phạm vi hẹp hơn, điều kiện kinh tế của một một cá nhân cũng có ảnh hưởng theo một khía cạnh khác đến việc thực hiện chế độ BHHT. Chẳng hạn, một cá nhân có điều kiện kinh tế họ sẽ dễ dàng phát sinh nhu cầu và sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện gấp nhiều lần so với một người khó khăn về kinh tế. Như vậy, khả năng kinh tế góp phần quyết định rất lớn trong việc thực hiện các chính sách BHHT của mỗi quốc gia. Nếu đất nước ngày càng phát triển thì càng có nhiều chế độ, chính sách có lợi hơn cho NLĐ được Nhà nước nghiên cứu và áp dụng. Ngược lại, nếu kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân khó khăn thì việc chăm lo cho các chính sách BHXH chắc chắn sẽ bị giảm sút, tiến trình thực hiện các chế độ có thể bị thay đổi. 1.3. Nội dung cơ bản của chế độ hưu trí ở Việt Nam 1.3.1. Đối tượng tham gia và mức đóng của chế độ hưu trí 1.3.1.1. Đối với chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc Đối với người lao động Hầu hết mọi NLĐ tham gia BHXH đều là đối tượng của chế độ hưu trí nên theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH thì NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm: "Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc." Mức đóng của NLĐ quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật này là" đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí, tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%." Đối với người sử dụng lao động Người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc cũng chính là tham gia vào chế độ hưu trí cho NLĐ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật BHXH thì: " Người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ