Khóa luận Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn

Xuất phát từ những nhận thức, đánh giá về khả năng và triển vọng sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta, có thể nhận thấy mặt hàng này sẽ tiếp tục là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong tương lai và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì công tác xúc tiến xuất khẩu cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ đóng một vai trò rất quan trọng. Bên cạnh các phương thức xúc tiến xuất khẩu truyền thống như quảng cáo, tham gia các hội chợ triển lãm và đi khảo sát thị trường nước ngoài thì trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, một phương thức xuất khẩu mới ra đời và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng chính là phương thức xúc tiến thông qua thương mại điện tử. Đây là phương thức xúc tiến tuy còn mới mẻ nhưng đó phát huy được nhiều hiệu quả tích cực trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu, đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay khi hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin còn chưa phát triển thì việc áp dụng phương thức xúc tiến này còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Ngành thủ công mỹ nghệ có thể nói là ngành đi đầu trong việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Trên cơ sở đó, luận văn này được viết nhằm mục đích đầu tiên là hệ thống lại các kiến thức về xúc tiến xuất khẩu và thương mại điện tử, đánh giá về thực trạng áp dụng phương thức xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử của Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn thời gian qua. Từ những cơ sở này, việc đề xuất ra một số giải pháp sẽ có thể giúp cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Vịệt Nam ứng dụng hiệu quả hơn phương thức xúc tiến xuất khẩu mới mẻ này

pdf102 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG ------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MÂY TRE XUẤT KHẨU CHÚC SƠN Giáo viên hướng dẫn : Vũ Thị Hạnh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp : Anh 1 - K41 - KTNT HÀ NỘI - 2006 1 LỜI MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN. Xuất phát từ những nhận thức, đánh giá về khả năng và triển vọng sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta, có thể nhận thấy mặt hàng này sẽ tiếp tục là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong tương lai và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì công tác xúc tiến xuất khẩu cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ đóng một vai trò rất quan trọng. Bên cạnh các phương thức xúc tiến xuất khẩu truyền thống như quảng cáo, tham gia các hội chợ triển lãm và đi khảo sát thị trường nước ngoài thì trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, một phương thức xuất khẩu mới ra đời và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng chính là phương thức xúc tiến thông qua thương mại điện tử. Đây là phương thức xúc tiến tuy còn mới mẻ nhưng đó phát huy được nhiều hiệu quả tích cực trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu, đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay khi hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin còn chưa phát triển thì việc áp dụng phương thức xúc tiến này còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Ngành thủ công mỹ nghệ có thể nói là ngành đi đầu trong việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Trên cơ sở đó, luận văn này được viết nhằm mục đích đầu tiên là hệ thống lại các kiến thức về xúc tiến xuất khẩu và thương mại điện tử, đánh giá về thực trạng áp dụng phương thức xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử của Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn thời gian qua. Từ những cơ sở này, việc đề xuất ra một số giải pháp sẽ có thể giúp cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Vịệt Nam ứng dụng hiệu quả hơn phương thức xúc tiến xuất khẩu mới mẻ này. II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tƣợng nghiên cứu: tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn. Việc nghiên cứu bao gồm thực trạng tình 2 hình hoạt động, đánh giá về những mặt đã làm được và chưa làm được trong quá trình ứng dụng. Phạm vi nghiên cứu: do có sự giới hạn về độ dài của luận văn và để đảm bảo hiệu quả của vấn đề nghiên cứu, đề tài này sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2004 – 2006. Đây cũng là giai đoạn việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến bắt đầu trở nên mạnh mẽ ở Việt Nam, trong đó có ngành thủ công mỹ nghệ. III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Luận văn sử dụng tổng hợp các biện pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích thống kê để tổng hợp, so sánh và giải quyết vấn đề. Các nguồn thông tin cho luận văn này được thu thập từ hai nguồn thông tin: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Trong đó thông tin sơ cấp là nguồn thông tin chính được sử dụng. Thông tin thứ cấp: cung cấp những khái niệm, định hướng những vấn đề cần nghiên cứu trong thực tế. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử ở Việt Nam cũn rất mới mẻ, thời gian áp dụng và triển khai chưa lâu, cách thức xúc tiến của các công ty Vịệt Nam là học hỏi cách làm của thế giới và tạo ra những thay đổi cần thiết để phù hợp trọng môi trường kinh doanh của Việt Nam. Vì lý do này, nguồn thông tin thứ cấp sẽ chủ yếu được thu thập từ các nguồn thông tin từ nước ngoài, của các tổ chức nghiên cứu, cung cấp thông tin trực tuyến. Để đề tài phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, những yếu tố về môi trường kinh doanh chung tại Việt Nam được nghiên cứu và từ đó tìm ra những thay đổi cần thiết từ những kinh nghiệm của thế giới. Thông tin sơ cấp: được thu thập thông qua các hình thức quan sát, thử nghiệm. Việc truy cập thường xuyên vào các trang web của công ty để tìm hiểu cách thức sử dụng những trang web này trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu như thế nào, từ đú đánh giá được hiệu quả hoạt động của chúng. 3 IV.Đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá những lý luận về xúc tiến xuất khẩu và thương mại điện tử. - Đánh giá về thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn. Tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp giúp ứng dụng một cách hiệu quả hơn thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu. V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN. Luận văn được chia làm 3 chương: Chƣơng I. Một số vấn đề cơ bản về xúc tiến xuất khẩu và thương mại điện tử Chƣơng II. Thực trạng ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn Chƣơng III. Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty TNHH mây tre xuất Chúc Sơn 4 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 1.1. Khái niệm về xúc tiến và xúc tiến thương mại 1.1.1. Khái niệm về xúc tiến - Khái niệm của Philip Kotler trong Marketing cơ bản: “Xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt động trao truyền, chuyển tải tới khách hàng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng”. - Các nhà kinh tế học ở các nước Đông Âu thì cho rằng xúc tiến là một công cụ, một chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hóa và dịch vụ. 1.1.2. Khái niệm về xúc tiến thương mại Có rất nhiều khái niệm và cách hiểu về xúc tiến thương mại, ta có thể điểm qua một số khái niệm sau: - Theo giáo trình lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh của Khoa Marketing trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Xúc tiến thương mại là các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động tới người mua, lôi kéo người mua về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng. Xúc tiến thương mại bao gồm 3 nội dung chính: quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng”. 5 - Trong cuốn “Áp dụng kinh nghiệm xúc tiến thương mại của Nhật Bản trong hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam”, TS. Phạm Quang Thao, định nghĩa: “Xúc tiến thương mại là các hoạt động nghiên cứu bàn giấy, khảo sát và các dịch vụ liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hành vi mua bán nhưng không thuộc hành vi mua bán mà chỉ hỗ trợ nhằm đem lại hiệu quả cao nhất”. - Theo điều 3 “Giải thích từ ngữ” Luật Thương mại Việt Nam sửa đổi được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 7, khoá XI (từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005), “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại” Ngoài ba khái niệm về Xúc tiến thương mại kể trên, còn có rất nhiều các khái niệm và cách hiểu khác về Xúc tiến thương mại. Tuy nhiên các khái niệm đó tuy diễn đạt Xúc tiến thương mại bằng các từ ngữ khác nhau hay có cách diễn đạt khác nhau nhưng đều nội hàm của xúc tiến thương mại chỉ là một. Đó là hoạt động thông tin có tính định hướng cho khách hàng, nhằm mục đích chào hàng năng động và hiệu quả, khuyến khích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Đây được coi là quan niệm truyền thống hay quan niệm hẹp về xúc tiến thương mại. Theo như cách tiếp cận này thì hoạt động xúc tiến thương mại được coi là chữ P thứ tư trong Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) bao gồm sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion). Với cách tiếp cận này thì hoạt động xúc tiến thương mại chỉ được coi như là một trong 4 yếu tố (1 trong 4 P ) tác động tới hoạt động thương mại. Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về xúc tiến thương mại ra đời. Trong số các khái niệm này, có thể chọn khái niệm của Trung tâm thương mại quốc tế ITC trong ma trận hộp 1.1 làm đại diện. Khái niệm của ITC được chọn làm đại diện vì nó bao trùm hoạt động xúc tiến thương mại cả ở tầm vĩ mô (Chính phủ và các tổ chức hỗ trợ thương mại) và tầm vi mô (doanh nghiệp); không những vậy nó còn có giá trị cho cả thời gian trước 6 mắt và lâu dài. Khái niệm này của ITC là một khái niệm rất rộng về xúc tiến thương mại. Theo như khái niệm này hoạt động xúc tiến thương mại được đồng nhất với hoạt động marketing xuất khẩu và marketing quốc tế của doanh nghiệp ở tầm vi mô, và được đồng nhất với hoạt động xúc tiến xuất khẩu và phát triển xuất khẩu của một nước ở tầm vi mô. Hộp 1: Xúc tiến thương mại – quan niệm cơ bản Trƣớc mắt Dài hạn Doanh nghiệp Qu¸ tr×nh xuất khẩu Phát triển kinh doanh xuất khẩu (Marketing xuất khẩu) (Marketing quốc tế) Tổ chức hỗ trợ Xúc tiến xuất khẩu Phát triển xuất khẩu thƣơng mại Quan niệm xúc tiến thương mại của ITC được hiểu: - Xúc tiến thương mại là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển thương mại. Những biện pháp này có thể có tác động hỗ trợ, khuyến khích trực tiếp hay gián tiếp tới phát triển thương mại. Những biện pháp có tác động gián tiếp tới phát triển thương mại chú trọng tới mục tiêu khuyến khích cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho trao đổi thương mại như những trợ giúp cho hoạt động nghiên cứu triển khai, những hỗ trợ để tạo ra hay mở rộng công suất sản xuất của các nhà máy, cải tiến năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, những hỗ trợ về công nghệ và phát huy các sáng kiến, những khuyến khích về thuế khoá và đầu tư… Ngoài ra, còn có các hỗ trợ gián tiếp khác giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như những đề án phát triển ngành, khu vực, các đề án nâng cấp cơ sở hạ tầng hay cải thiện hệ thống tài chính của một quốc gia… Những biện pháp có tác động trực tiếp khuyến khích phát triển thương mại thường là các biện pháp tập trung vào việc kích thích nhu cầu, có thể kể tới những nỗ lực của một quốc gia trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định, nghị định thương mại với nước ngoài để từ đó tạo ra thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của nước họ hay những cố gắng của các doanh nghiệp trong thực hiện cỏc chiến 7 dịch quảng cáo, tham gia hội chợ triển lóm trưng bày giới thiệu sản phẩm, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài… - Xu hướng phát triển của thương mại thế giới ngày nay cho thấy những hạn chế và bất cập của quan niệm hẹp về xúc tiến thương mại cùng những vấn đề lớn đang đặt ra mà hoạt động xúc tiến thương mại theo nghĩa hẹp không đủ khả năng giải quyết. Chẳng hạn như vấn đề tăng trưởng bền vững của thương mại làm động lực cho phát triển kinh tế, vấn đề về năng lực hạn chế trong việc cung ứng cho xuất khẩu của các nước đang phát triển trong môi trường toàn cầu hoá, vấn đề sử dụng các cộng cụ biện pháp xúc tiến điện tử, thương mại điện tử… Việc quan niệm xúc tiến thương mại theo nghĩa rộng sẽ mở ra những phương hướng và biện pháp mới cho phép giải quyết được những hạn chế và bất cập nêu trên. - Năm 1999 Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) – cơ quan chức năng xúc tiến thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới WTO – và Liên hợp quốc khởi xướng diễn đàn về chủ đề “Định nghĩa lại xúc tiến thương mại”. Việc các nước nhiệt liệt hưởng ứng và tham gia tích cực diễn đàn này chứng tỏ yêu cầu bức xúc của thực tế về một quan niệm xúc tiến thương mại phù hợp với môi trường toàn cầu hoá và tự do hoá ngày càng sâu sắc, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới. - Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta được nghe rất nhiều về cụm từ xúc tiến thương mại. Nhưng ở hầu hết các trường đại học khối kinh tế thương mại vẫn tiếp cận xúc tiến thương mại như là một P trong Marketing hỗn hợp. Tuy nhiên, có một thực tế đang diễn ra theo chiều hướng tích cực: ngày càng có nhiều cơ quan Chính phủ, các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp có cách nhìn mới về xúc tiến thương mại và tiếp cận xúc tiến thương mại theo nghĩa rộng. Định nghĩa xúc tiến thương mại của TS. Phạm Quang Thao là sự khởi đầu cho xu hướng tiếp cận xúc tiến thương mại mới này. Sự chuyển biến nhận thức về xúc tiến thương mại ở Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới tác động ảnh hưởng của hội nhập quốc tế, mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế thương mại với thế giới và khu vực… Ngoài ra, nó cũng được sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các tổ 8 chức xúc tiến thương mại quốc tế như ITC, JETRO, KOTRA, TDB, CETRA,… Dự án hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu do Cục xúc tiến thương mại Việt Nam và ITC/UNCTAD/WTO chủ trì thực hiện đang xúc tiến mạnh mẽ cách tiếp cận mới về xúc tiến thương mại tới các nhà quản lý và các doanh nghiệp Việt Nam. 1.2. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu và marketing xuất khẩu 1.2.1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu Dưới góc độ kinh doanh quốc tế, xúc tiến thương mại bao gồm: xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu, xúc tiến thương mại nội địa. Do đó, có thể thấy xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động xúc tiến thương mại. Nhưng trên thực tế, vào những thời kỳ nhất định, trong những không gian nhất định và trong những môi trường kinh doanh cụ thể, người ta có thể đồng nhất hoạt động xúc tiến xuất khẩu với hoạt động xúc tiến thương mại. Trong hoạt động giao thương, trao đổi thương mại giữa các quốc gia thì việc thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu hay xúc tiến nhập khẩu chỉ nhằm một mục đích là làm tăng khối lượng và giá trị trao đổi thương mại giữa các nước nói riêng và trao đổi thương mại thế giới nói chung. Đối với những nước đang và chậm phát triển (trong đó có Việt Nam) xuất khẩu có vị trị vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, các nước này luôn chú trọng tới việc xây dựng, triển khai và thực hiện các chiến lược xuất khẩu quốc gia đồng thời coi đó là nội dung chính của hoạt động xúc tiến thương mại. Do đó, việc dùng xúc tiến xuất khẩu thay cho xúc tiến thương mại là nhằm nhấn mạnh tới tầm quan trọng đặc biệt của xuất khẩu nói chung, hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói riêng. Xúc tiến thương mại ở Việt Nam hiện nay trọng tâm là xúc tiến xuất khẩu. Tiếp cận xúc tiến xuất khẩu theo nghĩa rộng là cách tiếp cận phù hợp nhất để định hướng cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở nước ta. 9 Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa về xúc tiến xuất khẩu, định nghĩa trung dung không nhắc tới chủ thể của xúc tiến xuất khẩu như sau: “Xúc tiến xuất khẩu là các hoạt động được thiết kế để tăng xuất khẩu của một đất nước hay một doanh nghiệp”. Định nghĩa mang tính tổng quát: “Xúc tiến xuất khẩu là chiến lược phát triển kinh tế nhấn mạnh đến việc mở rộng xuất khẩu thông qua các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ cao nhất cho hoạt động xuất khẩu”. ở tầm quản lý vĩ mô, định nghĩa của Rosson & Seringhaus như sau: “Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ là những biện pháp chính sách của Nhà nước có tác động trực tiếp hay gían tiếp khuyến khích hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, của các ngành và của đất nước”. Tất cả các định nghĩa này đều thống nhất rằng mục đích của xúc tiến xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Tất cả các hoạt động có tác động khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu dù là gián tiếp hay trực tiếp, dù là trước mắt hay lâu dài, đều được coi là hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Dựa trên các định nghĩa này, có thể nói hoạt động xúc tiến xuất khẩu không thể tách rời hoạt động xuất khẩu và nội dung, phạm vi của xúc tiến xuất khẩu rộng lớn hơn nhiều so với xúc tiến bán hàng chỉ là một trong bốn “P” của Maketing xuất khẩu. Trọng tâm hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay ở Việt Nam là xúc tiến xuất khẩu. Hoạt động này bao trùm lên hoạt động marketing xuất khẩu và nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu của nước nhà. Việc nghiên cứu xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam phải đi liền với việc nghiên cứu phân tích hoạt động xuất khẩu của đất nước. 1.2.1. Khái niệm về marketing xuất khẩu Nội dung cơ bản của marketing hiện đại là nghiên cứu, xác định nhu cầu hiện tại, phát hiện nhu cầu tiềm năng của thị trường. Điều chỉnh dòng hàng hoá và dịch vụ lưu thông thuận lợi nhất, đạt hiệu quả cao nhất từ nhà sản xuất tới người tiêu thụ nhằm thoả mãn các nhu cầu đó. Đó là các chính sách về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến bán hàng hay còn được gọi là chiến lược và chính sách marketing hỗn hợp. 10 Theo giáo trình marketing xuất khẩu của ITC “Marketing là hàng loạt các hoạt động quản lý nhằm xác định các cơ hội bán hàng và những nỗ lực để tận dụng tối đa các cơ hội đó thông qua việc giám sát hay tác động vào các nhân tố khác nhau liên quan tới sự di chuyển của dòng hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu thụ hay người sử dụng”.1 Nói cách khác, marketing là những nỗ lực nhằm cung cấp cho người tiêu thụ đúng sản phẩm mà họ cần vào đúng thời điểm, ở đúng nơi mà họ cần với đúng mức giá mà họ chấp nhận. . Trong cuốn từ điển chuyên ngành, ITC giải thích marketing theo nghĩa hẹp đồng nghĩa với quảng cáo, marketing xuất khẩu, quản lý marketing, nghiên cứu marketing, quan hệ với công chúng hay xúc tiến bán hàng. Marketing xuất khẩu có quan hệ trực tiếp với luật thương mại, lĩnh vực phân phối, kênh phân phối, giá cả, phát triển sản phẩm, hội chợ thương mại. Marketing xuất khẩu là một bộ phận trong tổng thể hoạt động marketing và là một khả năng chiến lược trong marketing quốc tế của một tổ chức hay một doanh nghiệp. * Mối tương quan giữa xúc tiến xuất khẩu và marketing xuất khẩu Theo như từ điển chuyên ngành của ITC, marketing xuất khẩu có thể được coi là một bộ phận của hoạt động xúc tiến xuất khẩu theo nghĩa rộng, hay đồng nhất với xúc tiến xuất khẩu, hay bao hàm xúc tiến xuất khẩu trong trường hợp quan niệm xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động marketing hỗn hợp. Trong điều kiện Viêt Nam hiện nay, quan niệm xúc tiến xuất khẩu theo nghĩa rộng được củng cố và ngày càng trở nên phổ biến. Quan niệm này phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh và yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước. Việc tiếp cận marketing xuất khẩu là hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở doanh nghiệp, bộ phận xúc tiến xuất khẩu chung là thích hợp nhất. 2. Vị trí, vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 2.1. Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 11 Xúc tiến xuất khẩu giữ vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Xúc tiến xuất khẩu có chức năng cơ bản là khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu. Do vậy, hoạt động xúc tiến xuất khẩu có vị trí quan trọng như thế nào là tuỳ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cần đạt được của một quốc gia hay một doanh nghiệp đối với các mục tiêu xuất khẩu. Xúc tiến xuất khẩu sẽ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với một đất nước vào thời kỳ mà nước đó chủ trương phát triển kinh tế hướng ngoại. Nói cách khác, nước đó muốn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xuất khẩu. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam, vị trí quan trọng của hoạt động xúc tiến xuất khẩu là điều không phải bàn cãi. Do tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nên nhà
Luận văn liên quan