Khóa luận Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty lương thực thực phẩm An Giang

Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì việc tìm ra một cơ hội kinh doanh mới là rất cần thiết bởi điều này sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển. Chính vì vậy mà công ty Lương thực Thực phẩm An Giang đã hướng tới việc phát triển sản phẩm mới ở lĩnh vực kinh doanh gạo phục vụ cho thị trường nội địa với thị trường được chọn để thử nghiệm sản phẩm là thị trường Long Xuyên. Qua phân tích hành vi của người tiêu dùng Long Xuyên về sản phẩm gạo rút ra được một số vấn đề trọng tâm để công ty hướng tới việc phát triển sản phẩm mới như sau: người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng sử dụng sản phẩm gạo có các đặc tính như: gạo cho cơm dẽo, thơm và mềm, chủ yếu là mua ở chợ với số lượng tương đối ít từ 5kg-25kg dùng khoảng 1-2 tuần dưới hính thức tự đi mua hay gọi điện và người quyết định mua là người vợ. Trong đó, yếu tố chất lượng được quan tâm nhiều nhất với các tiêu chí chọn mua là không lẫn tạp chất, hương thơm lâu, dễ nấu, dễ bảo quản, quan tâm kế đến là giá cả với mức giá 5.000đ-7.000đ được người tiêu dùng cho là phù hợp với túi tiền nhưng khi đã sử dụng quen một sản phẩm gạo nào đó thì giá cao hơn vẫn được chọn sử dụng. Và đặc biệt là người tiêu dùng có xu hướng sử dụng gạo chất lượng, gạo có xuất xứ của công ty. Ngoài ra, khi xem xét ở thị trường nội địa cho thấy đây là một thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm gạo chất lượng. Chính vì vậy, công ty nên sản xuất ra sản phẩm mới là sản phẩm gạo chất lượng được đóng gói. Để làm được điều này công ty đã tiến hành đánh giá các nguồn lực của mình. Qua đánh giá cho thấy các nguồn lực về nhân sự, nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất, trang thiết bị, của công ty đều có khả năng phát triển sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Long Xuyên nói riêng và người tiêu dùng trong nước nói chung. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chiến lược phát triển sản phẩm mới công ty cần tiến hành một số giải pháp sau: - Giải pháp về quản trị: Tổ chức sắp xếp lại phòng kế hoạch kinh doanh và thành lập riêng phòng marketing, phòng nghiên cứu phát triển theo đúng vai trò, chức năng. - Giải pháp về sản xuất: Công ty cần tìm nguồn nguyên liệu có các đặc tính gạo được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng và kiểm soát chặt chẻ trong quá trình sản xuất chế biến sản phẩm mới để giảm giá thành nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. - Giải pháp về marketing: Sản xuất ra sản phẩm gạo đóng gói chất lượng đa dạng về chủng loại và mẫu mã, được bán với mức giá hợp lý phục vụ những hộ gia đình có thu nhập trung bình trở lên. Đặc biệt là sản phẩm được bày bán phổ biến ở chợ và có nhiều hình thức chiêu thị để người tiêu dùng biết đến. - Giải pháp về nhân sự: Bổ sung thêm một số nhân viên có trình độ nghiệp vụ về marketing và nghiên cứu phát triển. Tiếp tục duy trì chính sách thu hút nhân sự. - Giải pháp về tài chính-kế toán: Công ty cần báo cáo và trình bày rõ về tiến trình phát triển sản phẩm mới để tận dụng tối đa nguồn vốn của Tổng công ty.

doc57 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2628 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty lương thực thực phẩm An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  TRẦN THỊ KIM TUYỀN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CHO CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CHO CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TUYỀN Lớp: DH4KN2 – Mã số sinh viên: DKN030221 Người hướng dẫn: Thạc sĩ CAO MINH TOÀN Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : ThS. Cao Minh Toàn (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …… TÓM TẮT Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì việc tìm ra một cơ hội kinh doanh mới là rất cần thiết bởi điều này sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển. Chính vì vậy mà công ty Lương thực Thực phẩm An Giang đã hướng tới việc phát triển sản phẩm mới ở lĩnh vực kinh doanh gạo phục vụ cho thị trường nội địa với thị trường được chọn để thử nghiệm sản phẩm là thị trường Long Xuyên. Qua phân tích hành vi của người tiêu dùng Long Xuyên về sản phẩm gạo rút ra được một số vấn đề trọng tâm để công ty hướng tới việc phát triển sản phẩm mới như sau: người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng sử dụng sản phẩm gạo có các đặc tính như: gạo cho cơm dẽo, thơm và mềm, chủ yếu là mua ở chợ với số lượng tương đối ít từ 5kg-25kg dùng khoảng 1-2 tuần dưới hính thức tự đi mua hay gọi điện và người quyết định mua là người vợ. Trong đó, yếu tố chất lượng được quan tâm nhiều nhất với các tiêu chí chọn mua là không lẫn tạp chất, hương thơm lâu, dễ nấu, dễ bảo quản, quan tâm kế đến là giá cả với mức giá 5.000đ-7.000đ được người tiêu dùng cho là phù hợp với túi tiền nhưng khi đã sử dụng quen một sản phẩm gạo nào đó thì giá cao hơn vẫn được chọn sử dụng. Và đặc biệt là người tiêu dùng có xu hướng sử dụng gạo chất lượng, gạo có xuất xứ của công ty. Ngoài ra, khi xem xét ở thị trường nội địa cho thấy đây là một thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm gạo chất lượng. Chính vì vậy, công ty nên sản xuất ra sản phẩm mới là sản phẩm gạo chất lượng được đóng gói. Để làm được điều này công ty đã tiến hành đánh giá các nguồn lực của mình. Qua đánh giá cho thấy các nguồn lực về nhân sự, nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất, trang thiết bị,…của công ty đều có khả năng phát triển sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Long Xuyên nói riêng và người tiêu dùng trong nước nói chung. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chiến lược phát triển sản phẩm mới công ty cần tiến hành một số giải pháp sau: - Giải pháp về quản trị: Tổ chức sắp xếp lại phòng kế hoạch kinh doanh và thành lập riêng phòng marketing, phòng nghiên cứu phát triển theo đúng vai trò, chức năng. - Giải pháp về sản xuất: Công ty cần tìm nguồn nguyên liệu có các đặc tính gạo được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng và kiểm soát chặt chẻ trong quá trình sản xuất chế biến sản phẩm mới để giảm giá thành nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. - Giải pháp về marketing: Sản xuất ra sản phẩm gạo đóng gói chất lượng đa dạng về chủng loại và mẫu mã, được bán với mức giá hợp lý phục vụ những hộ gia đình có thu nhập trung bình trở lên. Đặc biệt là sản phẩm được bày bán phổ biến ở chợ và có nhiều hình thức chiêu thị để người tiêu dùng biết đến. - Giải pháp về nhân sự: Bổ sung thêm một số nhân viên có trình độ nghiệp vụ về marketing và nghiên cứu phát triển. Tiếp tục duy trì chính sách thu hút nhân sự. - Giải pháp về tài chính-kế toán: Công ty cần báo cáo và trình bày rõ về tiến trình phát triển sản phẩm mới để tận dụng tối đa nguồn vốn của Tổng công ty. MỤC LỤC ((( MỤC LỤC Trang i DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ iv DANH MỤC BẢNG – HÌNH v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2 1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 2 1.5. Ý nghĩa thực tiển 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 2.1. Khái niệm về sản phẩm 3 2.2. Khái niệm về sản phẩm mới 4 2.3. Quy trình phát triển sản phẩm mới 4 2.3.1. Hình thành ý tưởng 4 2.3.2. Lựa chọn ý tưởng 5 2.3.3. Soạn thảo dự án và thẩm định dự án 5 2.3.4. Soạn thảo chiến lược marketing 5 2.3.5. Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ 5 2.3.6. Thiết kế sản phẩm 5 2.3.7. Thử nghiệm thị trường 6 2.3.8. Triển khai sản xuất đại trà 6 2.4. Quá trình chấp nhận sản phẩm mới 6 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG 7 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty LTTP An Giang 7 3.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty LTTP An Giang 7 3.2.1. Chức năng 7 3.2.2. Nhiệm vụ 8 3.3. Cơ cấu tổ chức của công ty LTTP An Giang 8 3.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty LTTP An Giang 9 3.4.1. Thuận lợi 9 3.4.2. Khó khăn 9 3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty LTTP An Giang năm 2004-2006 10 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG 11 4.1. Phân tích môi trường bên ngoài 11 4.1.1. Phân tích tình hình thị trường chung 11 4.1.2. Phân tích hành vi của người tiêu dùng Long Xuyên về sản phẩm gạo 12 4.1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 23 4.1.4. Năng lực cung cấp sản phẩm của công ty 25 4.1.5. Nguồn nguyên liệu đầu vào 25 4.1.6. Hệ thống phân phối của công ty 26 4.2. Phân tích môi trường bên trong 26 4.2.1. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007 26 4.2.2. Danh mục các sản phẩm 28 4.2.3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 28 4.2.4. Tình hình nhân sự 28 4.2.5. Tình hình sản xuất 29 4.2.6. Tình hình tài chính 30 4.2.7. Mối quan hệ với các tổ chức 32 4.3. Phân tích SWOT 32 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CHO CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG 34 5.1. Đề ra mục tiêu phát triển sản phẩm mới cho công ty LTTP An Giang từ năm 2008-2012 34 5.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu 34 5.1.2. Mục tiêu của công ty LTTP An Giang về phát triển sản phẩm mới từ năm 2008-2012 35 5.2. Các giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty LTTP An Giang 35 5.2.1. Giải pháp về quản trị 35 5.2.2. Giải pháp về sản xuất 36 5.2.3. Giải pháp về nhân sự 37 5.2.4. Giải pháp về marketing 37 5.2.5. Giải pháp về tài chính-kế toán 41 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 6.1. Kết luận 42 6.2. Kiến nghị 42 6.2.1. Đối với công ty 42 6.2.2. Đối với Tổng công ty 43 6.2.3. Đối với Ngân hàng 43 PHỤ LỤC a TÀI LIỆU THAM KHẢO d DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Biểu đồ 4.1. Vai trò hạt gạo để có bửa cơm ngon 12 Biểu đồ 4.2. Đặc tính của gạo sử dụng 12 Biểu đồ 4.3. Xuất xứ gạo sử dụng 13 Biểu đồ 4.4. Nguồn thông tin tham khảo 14 Biểu đồ 4.5. Tiêu chí gạo chất lượng 15 Biểu đồ 4.6. Các yếu tố quan tâm ngoài chất lượng 16 Biểu đồ 4.7. Giá gạo sử dụng 16 Biểu đồ 4.8. Nhận xét giá gạo sử dụng 17 Biểu đồ 4.9. Nơi mua gạo 18 Biểu đồ 4.10. Thời điểm mua gạo 18 Biểu đồ 4.11. Mua gạo bằng cách nào 19 Biểu đồ 4.12. Số lượng mua gạo mỗi lần 20 Biểu đồ 4.13. Người quyết định mua 20 Biểu đồ 4.14. Trường hợp thay đổi loại gạo 21 Biểu đồ 4.15. Xu hướng sử dụng gạo chất lượng 22 Biểu đồ 4.16. Xu hướng sử dụng tiếp gạo có xuất xứ của công ty 22 Biểu đồ 4.17. Xu hướng mua dùng thử gạo có xuất xứ của công ty 23 Sơ đồ 2.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới 4 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ kênh phân phối của công ty 26 Sơ đồ 4.2. Quy trình xay xát-đánh bóng gạo của công ty 30 Sơ đồ 5.1. Kênh phân phối dự kiến của công ty 40 DANH MỤC BẢNG - HÌNH Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh năm 2004-2005-2006 của công ty LTTP An Giang 10 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 27 Bảng 4.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 28 Bảng 4.3. Trình độ nhân viên của công ty 29 Bảng 4.4. Các chỉ tiêu tài chính của công ty 30 Bảng 4.5. Điểm mạnh-điểm yếu-nguy cơ-cơ hội của công ty về phát triển sản phẩm 33 Bảng 5.1. Ước tính sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận ở thị trường Long Xuyên năm 2008 35 Bảng 5.2. Dự đoán về mức giá bán sản phẩm mới của công ty 39 Hình 2.1. Bốn cấp độ của sản phẩm 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long đ: đồng LN: Lợi nhuận LTTP: Lương thực Thực phẩm SWOT (Strengths - Weaknesses – Opportunities - Threatens): Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ. TNDN: Thu nhập doanh nghiệp UBND: Ủy ban nhân dân VAT: Giá trị gia tăng CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều này cho thấy sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho nước ta, song nhiều thử thách mới cũng sẽ xuất hiện. Do đó, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường, bằng cách lập kế hoạch hay chiến lược phát triển cho chính doanh nghiệp hoặc cho sản phẩm của doanh nghiệp nhằm để tìm ra một hướng đi riêng có tính cạnh tranh cao. Như chúng ta đã biết, khi cuộc sống ngày càng phát triển và đời sống của con người được nâng cao thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được mọi người quan tâm và chú trọng. Chính vì thế mà nhu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm nào đó trên thị trường cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã,… nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể là, các sản phẩm được đưa vào bày bán ở siêu thị được người tiêu dùng lựa chọn ngày một nhiều hơn. Đặc biệt là, những sản phẩm cần thiết cho đời sống hàng ngày như gạo, cá, thịt, trứng,...nhưng gạo được xem là lương thực không thể thiếu trong mọi gia đình, cho nên người tiêu dùng ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng gạo. Qua đó cho thấy, sản phẩm gạo chất lượng ở thị trường nội địa có nhiều tiềm năng phát triển, đây là một cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất kinh doanh. Nhưng làm thế nào để sản phẩm gạo của doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sử dụng? Muốn làm được điều này thì điều trước tiên mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện là tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm gạo ra sao? Tiếp đến là xem xét thị trường của sản phẩm gạo có triển vọng phát triển hay không? Sau khi đã nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và độ lớn của thị trường thì doanh nghiệp cần phải đánh giá nguồn lực của mình để xem doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra sản phẩm gạo hay cải tiến sản phẩm gạo hiện tại thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời cũng phù hợp với năng lực sở trường của doanh nghiệp. Quả thật đây là điều không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp, bởi vì nhu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm luôn biến đổi và họ trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, trong khi đó nguồn lực của doanh nghiệp thì có giới hạn. Tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả và chiếm lĩnh được thị trường về sản phẩm thì doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm. Xuất phát từ những vấn đề trên cộng với hy vọng tìm ra một cơ hội mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang trong thị trường gạo nội địa nói chung và trong thị trường gạo ở thành phố Long Xuyên nói riêng, nên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang” nhằm giúp cho công ty sản xuất kinh doanh ngày một hiệu quả hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Để hiểu rõ hơn về đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang” tôi đã đề ra một số mục tiêu sau đây: - Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm gạo của công ty Lương thực Thực phẩm An Giang. - Phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo, đồng thời đánh giá nguồn lực của công ty Lương thực Thực Phẩm An Giang để từ đó giúp công ty nhận ra nên sản xuất sản phẩm mới như thế nào cho phù hợp. - Đề ra giải pháp chiến lược phát chiến sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang giai đoạn 2008-2012. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về mặt thời gian nên việc phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo chỉ được tiến hành chủ yếu ở phạm vi thành phố Long Xuyên với số lượng mẫu là 100. Vì vậy, việc đề ra giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang cũng chỉ tập trung ở thị trường này. Đối tượng nghiên cứu: Những hộ gia đình mua gạo sử dụng. Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2/2007 đến 15/6/2007. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ( Thu thập dữ liệu sơ cấp: Việc thu thập được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp những người tiêu dùng gạo trong phạm vi thành phố Long Xuyên thông qua bảng câu hỏi. ( Thu thập dữ liệu thứ cấp: Chủ yếu các thông tin và các tài liệu liên quan đến đề tài được thu thập từ phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán và phòng tổ chức hành chính của công ty Lương thực Thực phẩm An Giang. Ngoài ra, còn tham khảo thông tin qua sách, báo, internet,… 1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Khi đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu, tiếp theo sẽ tiến hành tổng hợp dữ liệu cần phân tích. Sau đó tùy theo từng dữ liệu mà đưa ra các phương pháp thực hiện thích hợp như: - Sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn qua các năm để đánh giá các chỉ tiêu tài chính của công ty. Cụ thể là, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. - Sử dụng phương pháp thống kê đối với dữ liệu sơ cấp. Và đây được xem là dữ liệu làm cơ sở để đề ra chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty. 1.5. Ý nghĩa thực tiển Qua phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo ở thị trường Long Xuyên sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Long Xuyên, để có thể đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm mới cho phù hợp nhằm dễ dàng thâm nhập vào thị trường này. Từ đó, làm bước đà để công ty phát triển sang các thị trường khác và chiếm lĩnh được thị trường gạo nội địa, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm về sản phẩm Theo quan niệm cổ điển, sản phẩm là tổng thể các đặc tính vật chất, những yếu tố có thể quan sát, được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật mang giá trị sử dụng. Theo quan niệm marketing, sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng chúng. Sản phẩm bao gồm các thuộc tính hữu hình (chất liệu, kiểu dáng, bao bì,…) và các thuộc tính vô hình (danh tiếng, giá cả, sự phô diễn, các dịch vụ kèm theo,…). Khi hoạch định phải quan tâm đến sản phẩm theo bốn cấp độ - Phần cốt lõi của sản phẩm: Giá trị, công dụng, lợi ích cơ bản của sản phẩm mà nhà sản xuất mang lại cho khách hàng. - Phần cụ thể của sản phẩm: Bao gồm các thuộc tính hữu hình có liên quan đến sản phẩm: kiểu dáng, chất lượng, tính chất, đặc điểm riêng, bao bì, nhãn hiệu,…dùng để phân biệt với các sản phẩm khác trên thị trường. - Phần phụ thêm của sản phẩm: Đó là các đặc tính bổ sung làm cho sản phẩm có thêm các tiện ích thu hút khách hàng, thường là các thuộc tính: phụ tùng thay thế, bảo hành, dịch vụ hậu mãi, giao hàng, sự tín nhiệm,… - Phần sản phẩm tiềm năng: Thể hiện sự nổ lực, hứa hẹn của nhà sản xuất trong việc phấn đấu bổ sung các tiện ích của sản phẩm trong tương lai. Hình 2.1. Bốn cấp độ của sản phẩm (Nguồn: Quản trị tiếp thị - Lưu Thanh Đức Hải) 2.2. Khái niệm về sản phẩm mới Sản phẩm mới là hàng hóa, dịch vụ hay ý tưởng mà bộ phận khách hàng tiềm ẩn tiếp nhận chúng như một cái gì đó mới mẽ. Sản phẩm mới có thể đã có mặt trên thị trường trong một thời gian nào đó, nhưng ta quan tâm đến điều người tiêu dùng làm thế nào nhận biết được nó lần đầu tiên và quyết định có chấp nhận nó hay không. 2.3. Quy trình phát triển sản phẩm mới Sơ đồ 2.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới (Nguồn: Marketing căn bản – Philip Kotler) 2.3.1. Hình thành ý tưởng Hình thành ý tưởng về sản phẩm mới là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển sản phẩm mới. Các doanh nghiệp tìm kiếm những ý tưởng sản phẩm qua các nguồn thông tin như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công nhân viên, ban lảnh đạo và các nhà khoa học,… - Khách hàng: Quản trị marketing khẳng định rằng những nhu cầu và mong muốn của khách hàng là nơi tập hợp logic để bắt đầu tìm kiếm những ý tưởng mới. Các doanh nghiệp có thể phát hiện những nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua các cuộc thăm dò khách hàng, trắc nghiệm chiếu hình, trao đổi nhóm tập trung, những thư góp ý kiến và khiếu nại của khách hàng. - Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp có thể tìm được những ý tưởng hay qua khảo sát sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Để phát hiện ra những thứ hấp dẫn nhất đối với người mua. - Những đại diện bán hàng và những người trung gian: Đây được xem là nguồn ý tưởng về sản phẩm mới rất tốt, bởi vì họ là những người có điều kiện mắt thấy tai nghe những nhu cầu và phàn nàn của khách hàng. - Những nhà khoa học: Họ có thể sáng tạo hay tìm kiếm những vật liệu thuộc tính mới của sản phẩm để tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới hay cải tiến cho những sản phẩm hiện có. 2.3.2. Lựa chọn ý tưởng Qua các nguồn thông tin khác nhau có nhiều ý tưởng sản phẩm được đề xuất. Do đó, mục đích của việc lựa chọn ý tưởng là loại bỏ những ý tưởng không phù hợp càng sớm càng tốt và chọn lọc những ý tuởng tốt nhất. Để làm được điều này cần phải dựa trên cơ sở phân tích khả năng nguồn lực của doanh nghiệp, phân tích phác thảo về sản phẩm mới (mô tả sản phẩm, quy mô thị trường và thị trường mục tiêu, khả năng thỏa mãn nhu cầu, khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm), khả năng marketing của doanh nghiệp. 2.3.3. Soạn thảo dự án và thẩm định dự án Ý tưởng về sản phẩm sau khi đã được lựa chọn, mỗi ý tưởng phải được xây dựng thành những dự án. Bởi vì, ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dự án là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mới với các tham số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của chúng. Do đó, chỉ có dự án mới tạo thành hình ảnh thực sự về một sản phẩm mà công ty dự định đưa ra thị trường và nó có ý nghĩa đối với khách hàng. Khi đã có dự án thì việc tiếp theo là cần phải thẩm định dự án. Thẩm định dự án là thử nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm khách hàng mục tiêu đối với các phương án sản phẩm đã được mô tả. Qua thẩm định sẽ lựa chọn được một dự án sản phẩm tốt nhất. 2.3.4. Soạn thảo chiến lược marketing Sau khi dự án sản phẩm mới được thông qua, doanh nghiệp cần soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Chiến lược marketing gồm ba phần: - Phần thứ nhất, mô tả quy mô, cơ cấu và hành vi của thị trường mục tiêu, dự kiến định vị của sản phẩm cũng như các chỉ tiêu về mức tiêu thụ, thị phần và lợi nhuận dự kiến trong một vài năm đầu tiên. - Phần thứ hai, chiến lược marketing trình bày giá dự kiến của sản phẩm, chiến dịch phân phối và ngân sách marketing cho năm đầu tiên. - Phần thứ ba, trình bày những mục tiêu tương lai của các chỉ tiêu mức tiêu thụ và lợi nhuận, cũng như quan điểm chiến lược lâu dài về việc hình thành hệ thống marketing mix. 2.3.5. Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ Tiếp theo là đánh giá mức độ hấp dẫn về mặt kinh doanh của việc cung ứng. Muốn vậy, cần phải ước tính mức tiêu thụ, tính chi phí và lợi nhuận để biết chắc rằng chúng có phù hợp với những mục tiêu của doanh nghiệp. 2.3.6. Thiết kế sản phẩm Qua việc xác định khả năng thực tế của sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ t
Luận văn liên quan