Khóa luận Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal-Mart

Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh vốn, chiến lƣợc kinh doanh thì sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng biệt. Văn hoá doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các thành viên tổ chức về hệ thống những giá trị chung và có tác dụng phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Văn hoá doanh nghiệp đƣợc mọi thành viên trong tổ chức chấp thuận có ảnh hƣởng trực tiếp, hàng ngà y đến hành động và việc ra quyết định của từng ngƣời và đƣợc hƣớng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và là m theo. Văn hoá doanh nghiệp mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực doanh nghiệp có thể tuyển dụng thêm, thiếu thị trƣờng có thể từng bƣớc mở rộng nhƣng doanh nghiệp lại không thể đi mua đƣợc sự cống hiến, lòng tận tụy của từng nhâ n viên trong công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối đầu với những nguy cơ về môi trƣờng kinh doanh luôn thay đổi và cần có những biện pháp thích hợp để quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thích nghi đƣợc với những sự thay đổi đó, là m cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Vì vậy xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp đã trở thành một xu hƣớng chủ đạo, chiến lƣợc quan trọng trong định hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Một trong những ví dụ điển hình về xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công trên thế giới là tập đoàn Wal-Mart. Sự thành công của Wal-Mart sẽ là một bài học quý giá cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đƣờng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của chính công ty mình để có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng.

pdf93 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal-Mart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WAL-MART Sinh viên thực hiện : Nguyễn Kim Lan Lớp : Anh 1 Khóa : K43A – KT&KDQT Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Bình HÀ NỘI, THÁNG 6/2008 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ............. 4 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP .......................... 4 1. KHÁI NIỆM ........................................................................................ 4 1.1. VĂN HOÁ ................................................................................... 4 1.2. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP .................................................... 5 2. CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............................. 8 2.1. XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT NỘI BỘ ............................................. 8 2.2. TẠO RA KHUÔN MẪU VĂN HOÁ .......................................... 9 2.3. TẠO RA CÁC GIÁ TRỊ, CHUẨN MỰC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI .............................................................................................. 9 3. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ................................... 10 3.1. VỀ MẶT TÍCH CỰC ................................................................ 10 3.2. VỀ MẶT HẠN CHẾ.................................................................. 13 4. CÁC YẾU TỐ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ............................ 14 4.1. CÁC GIÁ TRỊ VÔ HÌNH .......................................................... 14 4.2. CÁC GIÁ TRỊ HỮU HÌNH ....................................................... 16 II. NỘI DUNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP .................................. 19 1. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP .................. 19 1.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỊNH CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................................... 19 1.2. XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC ................................ 25 1.3. XÂY DỰNG YẾU TỐ VẬT CHẤT CHO DOANH NGHIỆP... 27 2. CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP................................................................................. 28 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WALMART ................................................................................ 30 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN WALMART ................................. 30 1. LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN ......................................... 30 2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC ....................................................................... 33 2.1. CHUỖI CỬA HÀNG WAL-MART PHÂN VÙNG MỸ ........... 34 2.2. CÂU LẠC BỘ SAM .................................................................. 36 2.3. CHUỖI CỬA HÀNG WAL-MART PHÂN NHÁNH QUỐC TẾ ......................................................................................................... 36 3. ĐỐI THỦ VÀ KHÁCH HÀNG CỦA WAL-MART ............................. 37 3.1. ĐỐI THỦ ................................................................................... 37 3.2. KHÁCH HÀNG ........................................................................ 38 II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WALMART .............................................................................................................. 38 1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỊNH CHẾ ............................................... 38 1.1. ĐỊNH HƢỚNG VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƢỢC ...................... 38 1.2. CÁC YẾU TỐ NIỀM TIN VÀ GIÁ TRỊ CHO VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP DỰA TRÊN TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................ 42 1.3. TRIẾT LÝ KINH DOANH CHO TẬP ĐOÀN .......................... 43 1.4. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ....................................................... 50 2. XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC ........................................... 51 2.1. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, TINH THẦN, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC NHÂN VIÊN TRONG TẬP ĐOÀN ................................................... 51 2.2. MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC THÂN THIỆN VÀ CỞI MỞ ........ 53 2.3. CƠ CHẾ KHEN THƢỞNG, KỶ LUẬT .................................... 57 2.4. CƠ CHẾ HÀI HOÀ GIỮA LỢI ÍCH CÁ NHÂN VÀ LỢI ÍCH CÔNG TY ........................................................................................ 57 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO DOANH NGHIỆP................. 59 3.1. XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG: LOGO, KHẨU HIỆU THƢƠNG MẠI .................................................................................................. 59 3.2. ĐỒNG PHỤC CHO NHÂN VIÊN ............................................ 61 II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WALMART ................................................................. 62 1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC ................................................ 62 2. NHỮNG HẠN CHẾ .......................................................................... 64 CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN WALMART CHO CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM .. 66 I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM ........................................................ 66 1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ............... 66 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM ............................... 69 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ WAL-MART ................................................... 71 1. XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH PHÙ HỢP ........................... 71 1.1. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG THÂN THIỆN VÀ HIỆU QUẢ ....................................................................................... 71 1.2. PHƢƠNG THỨC KINH DOANH ............................................. 74 1.3. THOẢ MÃN TRÊN CẢ SỰ MONG ĐỢI NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG ............................................................................... 74 2. HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC ....................................... 75 2.1. TẠO BẦU KHÔNG KHÍ LÀM VIỆC THÂN THIỆN TRONG CÔNG TY ........................................................................................ 75 2.2. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP ........................................................................................... 76 3. HOÀN THIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG ..................................................... 80 3.1. THIẾT KẾ KHẨU HIỆU THƢƠNG MẠI (SLOGAN) ............. 80 3.2. THIẾT KẾ ĐỒNG PHỤC RIÊNG CHO NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY ........................................................................................ 81 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 81 PHỤ LỤC..................................................................................................................... 82 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC CỬA HÀNG CỦA WAL-MART TẠI CÁC NƢỚC ........................................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 86 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh vốn, chiến lƣợc kinh doanh thì sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng biệt. Văn hoá doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các thành viên tổ chức về hệ thống những giá trị chung và có tác dụng phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Văn hoá doanh nghiệp đƣợc mọi thành viên trong tổ chức chấp thuận có ảnh hƣởng trực tiếp, hàng ngày đến hành động và việc ra quyết định của từng ngƣời và đƣợc hƣớng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo. Văn hoá doanh nghiệp mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực doanh nghiệp có thể tuyển dụng thêm, thiếu thị trƣờng có thể từng bƣớc mở rộng nhƣng doanh nghiệp lại không thể đi mua đƣợc sự cống hiến, lòng tận tụy của từng nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối đầu với những nguy cơ về môi trƣờng kinh doanh luôn thay đổi và cần có những biện pháp thích hợp để quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thích nghi đƣợc với những sự thay đổi đó, làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Vì vậy xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp đã trở thành một xu hƣớng chủ đạo, chiến lƣợc quan trọng trong định hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Một trong những ví dụ điển hình về xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công trên thế giới là tập đoàn Wal-Mart. Sự thành công của Wal-Mart sẽ là một bài học quý giá cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đƣờng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của chính công ty mình để có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp tác động nhƣ thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Làm thế nào để xây dựng thành công một nền văn hoá doanh nghiệp? Để trả lời cho những câu 1 hỏi này “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal-Mart” đã đƣợc chọn làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở xây dựng những lý luận về văn hoá doanh nghiệp và làm rõ thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal-Mart, khoá luận đƣa ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam để có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng nội địa và thế giới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal-Mart Phạm vi nghiên cứu của đề tài: khoá luận chỉ dừng lại ở một số nội dung chủ yếu trong nội dung xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhƣ: triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, niềm tin, môi trƣờng làm việc, logo, khẩu hiệu thƣơng mại, đồng phục cho nhân viên. Quảng bá thƣơng hiệu cũng là một nội dung chủ yếu trong nội dung xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhƣng đây là một khái niệm có nội hàm rộng nên khoá luận tốt nghiệp không đề cập đến. Khoá luận đƣa ra các bài học kinh nghiệm cho xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại tất cả các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung. Đề tài không đƣa ra bài học kinh nghiệm riêng cho bất cứ doanh nghiệp bán lẻ cụ thể nào. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: tổng hợp, phân tích, luận giải, thống kê, hệ thống hoá, so sánh… 5. Bố cục của khoá luận Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo nội dung khoá luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Lý luận chung về văn hoá doanh nghiệp Chƣơng II: Thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn Wal-Mart Chƣơng III: Bài học kinh nghiệm từ xây dựng văn hoá doanh nghiệp của tập đoàn Walmart cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam 2 Bởi thời gian thực hiện đề tài không dài, khả năng xét đoán mọi vấn đề nhiều khi còn mang tính chủ quan và tài liệu tham khảo chƣa đƣợc phong phú và công phu nên chắc chắn bài khoá luận sẽ còn nhiều hạn chế và khiếm khuyết. Rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Bình đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. 3 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm 1.1. Văn hoá Văn hoá gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Nhƣng mãi đến thế kỷ 17, nhất là nửa cuối thế kỷ 19 trở đi, các nhà khoa học trên thế giới mới tập trung vào nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Bản thân vấn đề văn hoá rất đa dạng và phức tạp, nó là một khái niệm có ngoại diên rất lớn, đƣợc dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau về đối tƣợng, tích chất và hình thức biểu hiện. Do đó, khi có những nghiên cứu tiếp cận khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm xung quanh nội dung thuật ngữ văn hóa. Hiện chƣa có một khái niệm thống nhất về văn hoá. Chúng ta có thể hiểu văn hoá theo một số khái niệm sau đây: Theo UNESCO: “Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trƣng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng quốc gia, xã hội. Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chƣơng mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngƣỡng.”1 Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ vì mục đích cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phƣơng tiện, phƣơng thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi 1 Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 4 phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”2 Theo E.Herriot: “Văn hoá là cái còn lại sau khi ngƣời ta quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi ngƣời ta đã học tất cả.”3 Tóm lại, văn hoá là một tổng thể các sáng tạo vật chất và không vật chất của một cộng đồng ngƣời trong quá trình quan hệ với thiên nhiên và với những cộng đồng ngƣời khác. Và không chỉ có các quốc gia, các dân tộc mới có văn hoá mà mỗi một tổ chức, một doanh nghiệp cũng có văn hoá riêng của mình. 1.2. Văn hoá doanh nghiệp Trong xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp đƣợc coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hoá lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hoá riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hƣởng và đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nên nền văn hoá lớn. Nhƣ Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng ngƣời Mỹ có nói: “Văn hoá doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bƣớc tiến của văn hoá xã hội, là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều đƣợc xây dựng trên một nền văn hoá doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”.4 Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các công ty Mỹ bắt đầu chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thành công đó. Cụm từ “corporate culture/organizational culture” (văn hoá doanh nghiệp, còn gọi là văn hoá xí nghiệp, văn hoá công ty) đã đƣợc các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức và các nhà quản lý sử dụng để chỉ một 2 Hồ Chí Minh tuyển tập – tập 3 (1995), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 3 Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 4 Schein, F. (2004), Corporate Culture and Leadership, Jossey Bass Publisher. 5 trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới. Đầu thập kỷ 90, ngƣời ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu những nhân tố cấu thành cũng nhƣ những tác động to lớn của văn hoá đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Đã có rất nhiều khái niệm văn hoá doanh nghiệp đƣợc đƣa ra nhƣng cho đến nay chƣa có một định nghĩa chuẩn nào đƣợc chính thức công nhận. Sau đây là một số khái niệm về văn hoá doanh nghiệp mang tính phổ biến: Văn hoá doanh nghiệp là lối tƣ duy và lối làm việc đã thành thói quen và truyền thống, nó đƣợc chia sẻ ở mức độ nhiều hay ít giữa tất cả các thành viên; những điều đó các thành viên mới phải học và ít nhất phải chấp nhận một phần để hoà đồng với các thành viên và tổ chức. Theo nghĩa đó, văn hoá doanh nghiệp bao quát một phạm vi rộng cách ứng xử; các phƣơng pháp sản xuất; kỹ năng nghề nghiệp và tri thức kỹ thuật; thái độ đối với các quy định của tổ chức; các thói quen và tập quán ứng xử trong quản lý; những mục tiêu đang quan tâm; cách tiến hành công việc kinh doanh; phƣơng pháp thanh toán; những quy định cho các công việc khác nhau; niềm tin vào cách sống dân chủ và cùng nhau tham khảo ý kiến; các quy ƣớc ít tự giác và những điều cấm đoán.5 Văn hoá là một kiểu cách tín ngƣỡng và hy vọng đƣợc các thành viên của tổ chức chia sẻ. Những niềm tin ấy, hy vọng ấy sinh ra các tiêu chí, chúng hình thành một cách mạnh mẽ cách ứng xử của các cá nhân, các nhóm trong tổ chức.6 5 PGS.TS. Nguyễn Thu Linh, Th.S Hà Hoa Lý (2005), Văn hoá tổ chức – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hoá tổ chức ở Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 6 PGS.TS. Nguyễn Thu Linh, Th.S Hà Hoa Lý (2005), Văn hoá tổ chức – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hoá tổ chức ở Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 7 PGS.TS. Nguyễn Thu Linh, Th.S Hà Hoa Lý (2005), Văn hoá tổ chức – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hoá tổ chức ở Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 6 Một phẩm chất thuộc cái riêng biệt về tổ chức – nó thể hiện mình có những phẩm chất khác thƣờng, nó làm cho khác với những tổ chức khác trong cùng lĩnh vực.7 “Văn hoá” đề cập đến những niềm tin, giá trị, nguyên tắc ngầm tạo thành cơ sở cho việc quản lý một tổ chức cũng nhƣ cho tập hợp các hành động quản lý, hành vi quản lý, cả hai điều đó làm gƣơng điển hình và tăng cƣờng các nguyên tắc cơ bản ấy.8 Các định nghĩa trên đã phản ánh các cách hiểu khác nhau về văn hoá doanh nghiệp. Để làm rõ hơn khái niệm này, có thể sắp xếp các định nghĩa theo hai loại: ẩn dấu và thể hiện. Loại định nghĩa theo kiểu ẩn dấu xem văn hoá doanh nghiệp là những yếu tố chứa đựng những nguyên tắc ẩn dấu đƣợc chia sẻ, đƣợc chấp nhận bởi một nhóm ngƣời trong tổ chức, quyết định nhận thức, suy nghĩ, hành động của họ và của tổ chức đối với các sự biến đổi của môi trƣờng xung quanh.9 Theo hình thức thể hiện, văn hoá doanh nghiệp là hệ thống chia sẻ quan điểm nhận thức, quan điểm của các thành viên trong tổ chức, để phân biệt tổ chức này với tổ chức khác 10 Tóm lại, văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phƣơng pháp tƣ duy đƣợc mọi thành viên của tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hƣởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên. Văn hoá doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các thành viên tổ chức về hệ thống những giá trị chung và có tác dụng giúp phân biệt giữa tổ chức này với các tổ chức khác. Chúng đƣợc mọi thành viên trong tổ chức chấp thuận có ảnh hƣởng trực tiếp, hàng 8 PGS.TS. Nguyễn Thu Linh, Th.S Hà Hoa Lý (2005), Văn hoá tổ chức – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hoá tổ chức ở Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 9 PGS.TS. Nguyễn Thu Linh, Th.S Hà Hoa Lý (2005), Văn hoá tổ chức – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hoá tổ chức ở Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 10 PGS.TS. Nguyễn Thu Linh, Th.S Hà Hoa Lý (2005), Văn hoá tổ chức – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hoá tổ chức ở Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 7 ngày đến hành động và việc ra quyết định của từng ngƣời và đ