Khóa luận Xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào khu vực Đông Bắc Á

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế, trong những năm 2000 có trên 40 triệu người di chuyển tới 200 nước trên thế giới. Hàng năm châu Á có trên 2 triệu người đi lao động tại nhiều nước thuộc các châu lục khác nhau. Nhiều nước đã xây dựng thành chương trình quốc gia về xuất khẩu sức lao động và chương trình này đã mang lại những kết quả đáng kể góp phần tạo ra sự thịnh vượng chung cho đất nước cụ thể đã giải quyết việc làm, giảm bớt những căng thẳng về lao động dư thừa trong nước, tăng thu nhập cho người lao động và tăng ngoại tệ cho đất nước. Chính vì thế, xuất khẩu sức lao động đã trở thành một hiện tượng đặc biệt, không thể thiếu được trong hệ thống kinh tế thế giới hiện nay. Hoạt động xuất khẩu sức lao động ở mỗi quốc gia khác nhau về quy mô, tổ chức nhưng đều nhằm một mục đích phát triển kinh tế xã hội. Riêng ở nước ta, xuất khẩu sức lao động đã trở thành một trong những hoạt động mang tính chiến lược lâu dài. Hoạt động này đã được bắt đầu từ những năm 80 và cho đến nay liên tục được thực hiện một cách nghiêm túc. Ngày nay, cùng với việc xây dựng một nền kinh tế mở, tranh thủ đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, hoạt động này vẫn còn là một hướng quan trọng, không chỉ mang tính kinh tế đơn thuần mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Xét về khía cạnh đối tác, có rất nhiều khu vực, nhiều nước đã, đang và sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam, trong đó có các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á. Đây là một thị trường có những đặc thù rất riêng, với những đòi hỏi về tiêu chuẩn lao động khá khắt khe nhưng lại là một thị trường đầy tiềm năng. Theo Cục quản lý lao động với nước ngoài, chỉ tính từ đầu năm 2002 đến giữa tháng 10/2002, cả nước đã đưa được trên 35.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó thị trường Malaysia khoảng 12.000 người, Đài Loan: 15.000 người, còn lại là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản Tuy nhiên, xuất khẩu sức lao động Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á hiện còn nảy sinh khá nhiều tồn tại: đó là vấn đề chất lượng lao động xuất khẩu, vấn đề tu nghiệp sinh bỏ trốn khỏi hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp, vi phạm pháp luật nước sở tại Với tất cả những phân tích trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Xuất khẩu sức lao động Việt Nam vào khu vực Đông Bắc Á” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua đề tài, tác giả muốn nghiên cứu về tình hình xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào khu vực Đông Bắc Á, phân tích đánh giá chính sách của Việt Nam về vấn đề xuất khẩu sức lao động, thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam vào khu vực Đông Bắc Á trên cơ sở đó rút ra nhận xét, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào khu vực này. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Trong khoá luận này, tác giả chủ yếu đề cập đến những khía cạnh lý luận, pháp lý của hoạt động xuất khẩu sức lao động nói chung và thực tiễn áp dụng của hoạt động này sang thị trường Đông Bắc Á nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn, tác giả không đặt mục tiêu nghiên cứu toàn bộ về hoạt động xuất khẩu sức lao động của Việt Nam nói chung mà chỉ giới hạn nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu sức lao động của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á trong những năm gần đây. Đó là hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động còn hình thức xuất khẩu sức lao động trên cơ sở Hiệp định không thuộc phạm vi nghiên cứu của khóa luận. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận văn dùng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê, liệt kê, so sánh kết hợp với tiếp cận khảo sát một số doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN: ỉ Làm sáng tỏ mặt lý luận về hoạt động xuất khẩu sức lao động nói chung ỉ Trình bày một số nét về nhu cầu nhập khẩu lao động của khu vực Đông Bắc Á, các chính sách đối với lao động nước ngoài đồng thời phân tích về khả năng đáp ứng của Việt Nam đối với thị trường lao động Đông Bắc Á. ỉ Đánh giá về thực trạng xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào khu vực Đông Bắc Á trên cơ sở đó rút ra nhận xét, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào khu vực này. 6. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN: Ngoài lời nói đầu, phần kết luận, khóa luận bao gồm ba chương: Chương I: Những vấn đề lí luận về xuất khẩu sức lao động Chương II: Thực trạng xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào khu vực Đông Bắc Á Chương III: Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào khu vực Đông Bắc Á

doc98 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào khu vực Đông Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan