Kiểm toán nội bộ và sự phối hợp giữa kiểm toán viên nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài

Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, cơ chế thị trường ra đời đã làm cho các hoạt động tài chính và sở hữu ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Vì thế chức năng kiểm tra của kế toán dần dần không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin và kiểm toán ra đời là một tất yếu khách quan. Từ khi xuất hiện, ngành kiểm toán liên tục phát triển cả về lý luận, thực tiễn và ngày càng có vai trò quan trọng, khẳng định mình là một môn khoa học, một lĩnh vực nghiên cứu riêng. Cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực vươn lên từ chính bản thân mình. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải có những quyết định và phương pháp quản lý đúng đắn để bảo đảm cho việc kinh doanh có hiệu quả. Đó cũng là lý do xuất hiện loại hình kiểm toán nội bộ (KTNB). Với sự hiện diện của mình, KTNB giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có đầy đủ các thông tin chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, về các báo cáo tài chính được lập cũng như nhiều báo cáo khác để làm cơ sở cho việc quản trị doanh nghiệp. KTNB tuy là một lĩnh vực mới mẻ nhưng đó là một trong những công cụ hữu hiệu và có vai trò hết sức to lớn trong việc đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính, kiểm toán tính tuân thủ, hoạt động trong doanh nghiệp, taọ niềm tin cho những người sử dụng thông tin và là cơ sở để ra các quyết định của nhà quản trị. Trước đây có quan điểm cho rằng hoạt động kiểm toán nội bộ là sự mở rộng công việc của kiểm toán viên bên ngoài. Thực tế, trong nhiều trường hợp, chương trình kiểm toán nội bộ do kiểm toán viên bên ngoài đặt ra và trực tiếp sử dụng đẻ phục vụ nhu cầu của kiểm toán bên ngoài. Hiện nay, tuy có một số mặt quan tâm chung, nhưng những ưu tiên của kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài lại rất khác nhau. Kiểm toán viên bên ngoài có trách nhiệm chủ yếu với các bên, ngoài tổ chức khách hàng, còn kiểm toán viên nội bộ thì chịu trách nhiệm chủ yếu với tổ chức. Kiểm toán viên bên ngoài quan tâm đặc biệt đến sự đúng đắn của báo cáo tài chính, còn kiểm toán viên nội bộ thì đặt mối quan tâm hàng đầu vào hiệu quả chung của các nghiệp vụ và khả năng có lãi của công ty. Mặc dù hai nhóm kiểm toán khác nhau về nhiệm vụ chủ yếu, nhưng vẫn có những mối quan tâm chung làm cơ sở cho một sự kết hợp tác dụng rộng rãi. Nội dung chuyên đề gồm: Phần I: Những lí luận chung về KTNB và sự phối hợp với kiểm toán viên bên ngoài. Phần II: Thực trạng KTNB trong các DNNN và sự phối hợp với kiểm toán viên bên ngoài ở Việt Nam hiện nay. Phần III: Một số đề xuất cải thiện việc tổ chức hoạt động KTNB và sự phối hợp giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài ở Việt Nam.

doc43 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4822 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm toán nội bộ và sự phối hợp giữa kiểm toán viên nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU * * * Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, cơ chế thị trường ra đời đã làm cho các hoạt động tài chính và sở hữu ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Vì thế chức năng kiểm tra của kế toán dần dần không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin và kiểm toán ra đời là một tất yếu khách quan. Từ khi xuất hiện, ngành kiểm toán liên tục phát triển cả về lý luận, thực tiễn và ngày càng có vai trò quan trọng, khẳng định mình là một môn khoa học, một lĩnh vực nghiên cứu riêng. Cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực vươn lên từ chính bản thân mình. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải có những quyết định và phương pháp quản lý đúng đắn để bảo đảm cho việc kinh doanh có hiệu quả. Đó cũng là lý do xuất hiện loại hình kiểm toán nội bộ (KTNB). Với sự hiện diện của mình, KTNB giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có đầy đủ các thông tin chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, về các báo cáo tài chính được lập cũng như nhiều báo cáo khác để làm cơ sở cho việc quản trị doanh nghiệp. KTNB tuy là một lĩnh vực mới mẻ nhưng đó là một trong những công cụ hữu hiệu và có vai trò hết sức to lớn trong việc đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính, kiểm toán tính tuân thủ, hoạt động trong doanh nghiệp, taọ niềm tin cho những người sử dụng thông tin và là cơ sở để ra các quyết định của nhà quản trị. Trước đây có quan điểm cho rằng hoạt động kiểm toán nội bộ là sự mở rộng công việc của kiểm toán viên bên ngoài. Thực tế, trong nhiều trường hợp, chương trình kiểm toán nội bộ do kiểm toán viên bên ngoài đặt ra và trực tiếp sử dụng đẻ phục vụ nhu cầu của kiểm toán bên ngoài. Hiện nay, tuy có một số mặt quan tâm chung, nhưng những ưu tiên của kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài lại rất khác nhau. Kiểm toán viên bên ngoài có trách nhiệm chủ yếu với các bên, ngoài tổ chức khách hàng, còn kiểm toán viên nội bộ thì chịu trách nhiệm chủ yếu với tổ chức. Kiểm toán viên bên ngoài quan tâm đặc biệt đến sự đúng đắn của báo cáo tài chính, còn kiểm toán viên nội bộ thì đặt mối quan tâm hàng đầu vào hiệu quả chung của các nghiệp vụ và khả năng có lãi của công ty. Mặc dù hai nhóm kiểm toán khác nhau về nhiệm vụ chủ yếu, nhưng vẫn có những mối quan tâm chung làm cơ sở cho một sự kết hợp tác dụng rộng rãi. Với tinh thần đó, đề tài “Kiểm toan nội bộ và sự phối hợp giữa kiểm toán viên nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài” xin được đề cập đến những khía cạnh liên quan đến công tác KTNB và sự phối hợp giữa kiểm toán viên nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài như thê nào để đem lại hiệu quả. Nội dung chuyên đề gồm: Phần I: Những lí luận chung về KTNB và sự phối hợp với kiểm toán viên bên ngoài. Phần II: Thực trạng KTNB trong các DNNN và sự phối hợp với kiểm toán viên bên ngoài ở Việt Nam hiện nay. Phần III: Một số đề xuất cải thiện việc tổ chức hoạt động KTNB và sự phối hợp giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài ở Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu, song do hạn chế về kiến thức nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp y của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn nữa. Để hoàn thiện chuyên đề, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Nguyễn Phương Hoa và các thầy cô trong khoa kế toán. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ SỰ PHỐI HỢP VỚI KIỂM TOÁN VIÊN BÊN NGOÀI 1.1. Khái quát chung về KTNB 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của KTNB Hoạt động của kiểm toán nói chung đã xuất hiện từ lâu trên thế giới cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế và xã hội cũng như nhiều mặt khác của mỗi quốc gia . So với kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước thì loại hình KTNB ra đời muộn hơn, bắt đầu từ năm 1940 mới xuất hiện khái niệm KTNB. Nhưng nó có sự phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt trong công việc quản trị doanh nghiệp. Các đơn vị kiểm toán cơ sở phát hiện ra rằng hệ thống KTNB là phương tiện quản lí có hiệu quả và là công cụ đắc lực giúp các nhà quản lí giám sát được toàn bộ hoạt động của đơn vị mình. Không những thế, trong các cơ quan nhà nước việc hình thành các bộ phận KTNB để kiểm tra thường xuyên các hoạt động trong cơ quan đang tỏ ra có nhiều tác dụng thiết thực. Với sự lớn mạnh và gia tăng quy mô các doanh nghiệp vài thập niên gần đây, tầm quan trọng KTNB cũng lớn mạnh một cách tương ứng, làm cho nó trở thành yếu tố chính trong việc thiết lập hệ thông kiểm soát và kiểm tra nội bộ.ở một số nước, cơ quan lập pháp đã đưa ra những văn bản pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lí để tạo điều kiện cho KTNB hoạt động và phát triển. Bộ phận KTNB đã phát triển mạnh ở Mỹ cũng như ở châu Âu từ những năm 60. Sự phát triển này đă được khuyến khích bởi sự thành lập của trường đào tạo kiểm toán nội bộ (IIA) năm 1941 tại New York, tổ chức này đã xác định bản chất, mục tiêu và phạm vi hoạt động của bộ phận KTNB. Tiếp đó là sự xuất hiện của Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ ở Pháp từ năm 1965 và sau đó trở thành Viện nghiên cứu của kiểm toán viên và kiểm toán viên nội bộ của Pháp (IFAC) vào năm 1973. Phổ biến ở các nước, việc trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nội bộ đã được thực hiện ở các hiệp hội kế toán viên. Ở Việt Nam, theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 27/CP-1999) báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp nhà nước phải được kiểm tra, xác nhận của kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nội bộ. Như vậy quy đinh này đã bước đầu tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1997 Bộ trưởng Bộ tài chính ký Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ban hành Quy chế kiểm toán nôi bộ - kiểm toan nội bộ chính thức xuất hiện. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ 1.1.2.1. Khái niệm kiểm toán nội bộ Hiểu một cách cơ bản, kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị. Theo Liên đoàn kế toán quốc tê (IFAC), kiểm toán nội bộ là “một hoạt động đánh giá độc lập được thiết lập ra trong một doanh nghiệp như là một loại dịch vụ cho doanh nghiệp đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm toán nội bộ”. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là giúp đỡ các thành viên của tổ chức hoàn thành trách nhiệm của họ một cách hiệu quả, giúp cho các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị quán xuyến được các hoạt động đã và đang diễn ra trong đơn vị, bao gồm: những qui tắc đặt ra có được tuân thủ không? Tài sản có được sử dụng hợp lý không? Cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả không? Các qui định hiện hành có còn phù hợp khi điều kiện thay đổi? Như vậy, KTNB hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu quản lí của bản thân doanh nghiệp. KTNB là chức năng đánh giá một cách độc lập và khách quan cơ cấu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm tất cả mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp ở tất cả các cấp quản lí khác nhau. KTNB xem xét, đánh giá và báo cáo về thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ, đưa ra những phân tích, kiến nghị, tư vấn mang tính chuyên nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở tin cậy trong việc quản lí có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Chức năng của kiểm toán nội bộ KTNB hình thành do nhu cầu quản lí cho nên chức năng của nó cũng trải qua quá trình phát triển từ thấp đến cao cùng với khoa học quản lí kinh tế, trình độ và kinh nghiệm quản lí của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Mặc dù theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, chức năng của KTNB hiện đại là đánh giá độc lập hệ thống kiểm soát nội bộ, nhưng chức năng truyền thống của KTNB là xem xét, đánh giá độ tin cậy, thống nhất của các thông tin tài chính và hoạt động, đánh giá việc sử dụng tiết kiệm, hữu ích, có hiệu quả vốn và tài sản doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quy định chức năng, nhiệm vụ cho KTNB cần phải xem xét phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng khu vực kinh tế, từng ngành và từng đơn vị. 1.1.2.3. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ Về cơ bản, nhiệm vụ của KTNB bao gồm các nhiệm vụ sau: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tài liệu, số liệu kế toán, việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán tài chính của nhà nước. Kiểm tra và xác nhận mức độ trung thực, hợp lí của báo cáo quyết toán do kế toán và các bộ phận khác trong DN lập ra. Kiểm tra xác nhận giá trị vốn góp của DN và các đối tác tham gia liên doanh với DN. Kiểm tra xác nhận tính trung thực, hợp lí, đầy đủ của số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị liên doanh. Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lí của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đó có hệ thống kế toán. Giám sát sự hoạt động và tham gia hoàn thiện chúng. Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lí của quy chế kiểm soát nội bộ, đồng thời có kiến nghị hoàn thiện các quy chế này. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên, KTNB có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ kế toán và các cán bộ nghiệp vụ khác có liên quan, đề xuất các quyết định quản lí, xử lí về tài chính kế toán và các nội dung xử lí khác. 1.1.2.4. Quyền hạn của kiểm toán nội bộ Do đặc trưng của KTNB là kiểm tra, xác minh tính đúng đắn của các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp, tính tuân thủ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên KTNB có những quyền hạn riêng để đảm bảo mục đích hoạt động. KTNB có quyền: Thứ nhất, KTNB độc lập với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, độc lập về chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi khuôn khổ luật pháp và các chuẩn mực, phương pháp nghiệp vụ chuyên môn. Thứ hai, yêu cầu các bộ phận và các cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu về kế toán, tài chính và các tài liệu khác có liên quan tới nội dung kiểm toán. Thứ ba, có quyền đối chiếu xác minh các thông tin kinh tế có liên quan tới đối tượng được kiểm toán ở trong và ngoài doanh nghiệp. Thứ tư, có quyền kiến nghị với đối tượng được kiểm toán có biện pháp sửa chữa sai phạm và có quyền ghi ý kiến của mình vào báo cáo kiểm toán . Thứ năm, có quyền đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp những kiến nghị và biện pháp về quản lý. Đó là những quyền hạn cơ bản của KTNB. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, từng điều kiện cụ thể mà KTNB có thể có thêm các quyền hạn khác. 1.1.2.5. Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ Các hoạt động mà kiểm toán nội bộ tiến hành bao gồm: Rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ có liên quan,giám sát sự hoạt động của các hệ thống cũng như tham gia hoàn thiện chúng. Kiểm tra các thông tin tác nghiệp, thông tin tài chính bao gồm việc rà soát lại các phương tiện đã sử dụng để xác định, tính toán, phân loại và baó cáo những thông tin này, kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, các số dư và các bước công việc. Kiểm tra tính hiệu quả , sự tiết kiệm và hiệu suất của các hoạt động kể cả các qui định không có tính chất tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, lĩnh vực chủ yếu của KTNB là kiểm toán hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Ngoài ra, KTNB cũng tiến hành các nội dung kiểm toán tuân thủ để xem xét việc chấp hành các chính sách, qui định của doanh nghiệp. 1.2. Sự phối hợp giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài 1.2.1. Sự cần thiết phải phối hợp Trên thực tế, doanh nghiệp được cung cấp những dịch vụ kiểm toán chính từ hai nguồn khác nhau – kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài – điều này đã tạo ra sự trong dợi là có những mối quan hệ qua lại làm cơ sở cho sự phối hợp mà người ta mong muốn. Cho dù một loại hình dịch vụ kiểm toán là do kế toán viên độc lập của Nhà nước thực hiện còn loại hình kia do các nhân viên thuộc phòng kiểm toán nội bộ của bản thân doanh nghiệp đảm nhận, nhưng cả hai nỗ lực kiểm toán đều phải xử lý hồ sơ và nhân sự của cùng một công ty. Do đó, khả năng trùng lặp không cần thiết về cố gắng hoặc những yêu cầu quá mức đối với phòng nhân sự là không tránh được. Đồng thời, cũng thường có khả năng tiềm tàng là toàn bộ nỗ lực kiểm toán có thể, trong chừng mực nào đó, được hợp nhất theo một cách thức để đáp ứng có hiệu quả hơn những mục tiêu và mục đích lớn hơn của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần biết rõ hơn những mục đích ban đầu của từng nhóm kiểm toán và việc đạt được những mục đích này có thể liên quan như thế nào tới, một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, những mối quan tâm chung. Chúng ta cũng cần biết nhiều hơn về những mối quan tâm chung này và làm thế nào để có thể thoả mãn được chúng một cách tốt nhất thông qua những kiểu phối hợp đặc biệt. 1.2.2. Cơ sở của sự phối hợp hiệu quả 1.2.2.1. Những mối quan tâm ban đầu và thứ yếu Sự phối hợp hiệu quả của kiểm toán viên (KTV) nội bộ và KTV bên ngoài khởi đầu cùng với sự hiểu biết về những mối quan tâm ban đầu và thứ yếu của mỗi loại kiểm toán viên. Sau đó sự hiểu biết này sẽ là cơ sở cho việc nhìn nhận những mối quan tâm chung. Những mối quan tâm ban đầu của kiểm toán viên nội bô. Kiểm toán nội bộ là chứng năng đánh giá độc lập được thiết lập trong một đơn vị như là một loại hình dịch vụ nhằm xem xét và đánh giá các hoạt động của nó. Mục đích của KTNB là nhằm giúp đỡ các thành viên của đơn vị trong việc hoàn thành các trọng trách của mình một cách có hiệu quả bằng việc tổng kết và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong việc làm này, KTV nội bộ theo đuổi việc bảo vệ đơn vị ở những khía cạnh như tính trung thực và độ tin cậy của thông tin, việc tuân thủ chính sách, kế hoạch, thủ tục và quy định cũng như việc bảo vệ tài sản. Đồng thời, KTV nội bộ cũng theo đuổi việc giúp đỡ đơn vị nhằm đạt được độ thoả dụng các nguồn lực một cách hữu ích hơn. Những mối quan tâm này có liên quan đến toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng chúng cũng bao gồm và dựa vào phần việc của kiểm soát nội bộ mà gắn lion với việc ghi nhận các giao dịch và việc chuẩn bị các báo cáo tài chính. Những mối quan tâm ban đầu của kiểm toán viên bên ngoài. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường mà ở đó trong nhiều phương diện nó có gắn bó mật thiết với cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan của Chính phủ, các đơn vị khác và cá nhân khác. Trong mối tương quan này, đơn vị phải cung cấp thông tin và mô tả các khoản mục chính của báo cáo tài chính - đặc biệt là tình hình tài chính được trình bày trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh được trình bày trong báo cáo thu nhập. Trách nhiệm của đơn vị là chuẩn bị các báo cáo tài chính nhưng chúng phải được ai đó ở ngoài đơn vị là người với tính độc lập và kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt có thể cung cấp một số các dịch vụ khác, nhưng nhiệm vụ ban đầu của anh ta có liên quan tới báo cáo tài chính là cung cấp ý kiến độc lập cần thiết đã nêu trước đây về sự công khai trung thực của những báo cáo này. Do đó, mối quan tâm ban đầu của KTV bên ngoài phải thực sự là tính hợp lý và đúng đắn mang tính nghề nghiệp của ý kiến độc lập này. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính của đơn vị dựa trực tiếp vào những thủ tục và sổ sách quan trọng mà phản ánh kết quả hoạt động liên tục của đơn vị. Đây lại là hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ - một phần mối quan tâm rộng hơn của KTV nội bộ. Như vậy, mặc dù cả KTV nội bộ và KTV bên ngoài đều có những nhiệm vụ ban đầu rất khác nhau nhưng họ có mối quan tâm thứ yếu chung về tính đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Đó là mối quan tâm chung cung cấp cơ sở hợp lý chủ yếu cho nỗ lực phối hợp hiệu quả giữa hai loại kiểm toán này. Những mối quan tâm chung thứ yếu khác. Thực chất của mối quan tâm chính trong hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ không thể phủ nhận những mối quan tâm chung thứ yếu khác. Chẳng hạn, đứng về lợi ích của toàn bộ công ty, KTV nội bộ quan tâm đến việc tổ chức tìm kiếm dịch vụ kiểm toán bên ngoài sao cho cung cấp giá trị tốt với giá phí phải trả và tối thiểu hoá việc can thiệp vào các hoạt động khác đang diễn ra trong đơn vị. KTV nội bộ có mối quan tâm cơ bản gần giống với KTV bên ngoài khi họ là bất cứ người bán nào khác cùng với năng lực đặc biệt trong trường hợp có hiểu biết tốt hơn về phạm vi mà sản phẩm bán đặc thù được cung cấp. Mặt khác, KTV bên ngoài cũng quan tâm đến lợi ích của công ty, đặc biệt với nghĩa là một khách hàng giàu có thì đó là một nhân tố quan trọng hơn đối với uy tín và doanh thu của hãng kiểm toán tư nhân bên ngoài. ở một chừng mực nào đó, KTV bên ngoài cũng biết rằng nhà quản lý của công ty đó sẽ chờ đợi ở họ lời khuyên trong việc đánh giá tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ, bao gồm cả phạm vi và chất lượng cả các dịch vụ khác nhau của kiểm toán nội bộ. KTV bên ngoài cũng biết rằng quản lý thường sẽ mong đợi nếu không nói là đòi hỏi - rằng KTV bên ngoài sẽ đưa ra tất cả sự cân nhắc có thể đối với công việc của KTV nội bộ trong khi thực hiện công việc kiểm toán của chính mình. Do đó, tất cả những mối quan tâm thứ yếu này của hai nhóm kiểm toán có ảnh hưởng đến việc tăng cường thêm mối quan tâm đã có trong những nỗ lực phối hợp hiệu quả. 1.2.2.2. Thái độ đúng đắn của mỗi nhóm kiểm toán Mặc dù những mối quan tâm ban đầu và thứ yếu của KTV nội bộ và KTV bên ngoài đã tạo ra cơ sở phong phú cho việc thiết lập một nỗ lực phối hợp hiệu quả nhưng mỗi nhóm kiểm toán vẫn cần có thái độ đúng đắn của mình. Những nhà kiểm toán chuyên nghiệp cũng giống như bất kỳ cá nhân nào khác. Do đó, họ có thể lệ thuộc vào những vấn đề tương tự như lòng tự trọng, sự ghen tỵ, lợi ích cá nhân bị méo mó, sự chậm chạp, thiếu tự tin và những yếu tố phản tác dụng khác. Những khả năng này thường không được xem xét một cách khách quan và vô tình trỏ thành cơ sở cho sự khẳng định những lý do thực tế hơn đối với việc cản trở nỗ lực phối hợp hiệu quả. Những vần đề này cũng thường xuyên cản trỏ nỗ lực phối hợp hiệu quả thực sự. 1.2.2.3. Sự hiểu biết mang tính cộng tác ở bộ máy lãnh đạo Nhân tố nền tảng chủ yếu khác cho sự phối hợp hiệu quả của hai nỗ lực kiểm toán là sự hiểu biết những nhân tố có liên quan tồn tại ở bộ máy lãnh đạo. Trong đó, ba cá nhân có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng là giám đốc tài chính, giám đốc điều hành và chủ tịch uỷ ban kiểm toán của ban giám đốc. Vai trò của giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính (CFO) là người có quan hệ trực tiếp nhất với hãng kiểm toán bên ngoài - nơi chịu trách nhiệm về những cam kết kiểm toán đặc biệt bởi Giám đốc tài chính thường phải đảm nhận trách nhiệm về các hoạt động kiểm toán tài chính và kế toán mà cấu thành nên hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ và cũng bao gồm hàng loạt các hoạt động dẫn đến kết quả cuối cùng là các báo cáo tài chính đang được KTV bên ngoài xem xét. Chính Giám đốc tài chính là người làm việc đầu tiên với kiểm toán vien bên ngoài để đi tới sự thoả thuận về bản chất và phạm vi xem xét của KTV bên ngoài. Như vậy, mức độ quan trọng của các dữ liệu kiểm toán nội bộ và những khả năng tận dụng chúng thông qua sự phối hợp hiệu quả, mà Giám đốc tài chính nhấn mạnh, đã trở thành một định tố chính của quan tâm mà KTV bên ngoài dành cho nỗ lực phối hợp này. Đồng thời, Giám đốc tài chính có thể tác động, ở các mức độ khác nhau, bằng niềm tin hay quyền lực của mình, đối với sự cộng tác đó. Vai trò của giám đốc điều hành. Theo truyền thống, giám đốc điều hành (CEO) giao cho giám đốc tài chính trách nhiệm về các hoạt động gắn liền với các hoạt động kiểm soát tài chính và việc thoả thuận với KTV bên ngoài về hoạt động kiểm toán theo thông lệ hàng năm. Tuy nhiên, việc ban hành Luật những hành vi hối lộ nước ngoài vào năm 1977 đã có xu hưởng nhiều hơn đến giám đốc điều hành trong những phần việc này. Đặc biệt kết quả của những quy định do Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch đề xuất đã yêu cầu giám đốc điều hành ký một báo cáo quản lý trong đó bao gồm việc trình bày về tính đầy đủ của hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ. Tất cả những quy định này có xu hướng ảnh hưởng sâu rộng hơn đến giám đốc điều hành trong việc giao dịch với KTV bên ngoài và do đó đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy cách tiếp cận nghiêm túc hơn về tiến trình phối hợp. Vai trò củ
Luận văn liên quan