Lãi suất thỏa thuận

Là việc Ngân hàng trung ương để các ngân hàng thương mại tự thỏa thuận lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng Các khoản vay ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung dài hạn. mà lãi suất không cao hơn lãi suất các khoản vay ngắn hạn.(cao nhất chỉ bằng 150% lãi suất cơ bản) Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển và để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay. 2.Đặc điểm của lãi suất thỏa thuận Thông thường kỳ điều chỉnh lãi suất là 03 tháng/lần, 06 tháng/lần hoặc 1 năm/lần; mức điều chỉnh lãi suất thường được tính bằng Lãi suất tiền gửi tiết kiệm lớn hơn hoặc bằng 12 tháng + biên độ nhất định (nhưng không vượt quá mức khống chế trần lãi suất của Ngân hàng nhà nước); hoặc bằng lãi suất cho vay công bố của Ngân hàng tại thời điểm điều chỉnh. Thông thường áp dụng trong cho vay trung và dài hạn.

doc8 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lãi suất thỏa thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái niệm và đặc điểm của Lãi suất thỏa thuận 1.Khái niệm Là việc Ngân hàng trung ương để các ngân hàng thương mại tự thỏa thuận lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng Các khoản vay ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung dài hạn. mà lãi suất không cao hơn lãi suất các khoản vay ngắn hạn.(cao nhất chỉ bằng 150% lãi suất cơ bản) Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển và để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay. 2.Đặc điểm của lãi suất thỏa thuận Thông thường kỳ điều chỉnh lãi suất là 03 tháng/lần, 06 tháng/lần hoặc 1 năm/lần; mức điều chỉnh lãi suất thường được tính bằng Lãi suất tiền gửi tiết kiệm lớn hơn hoặc bằng 12 tháng + biên độ nhất định (nhưng không vượt quá mức khống chế trần lãi suất của Ngân hàng nhà nước); hoặc bằng lãi suất cho vay công bố của Ngân hàng tại thời điểm điều chỉnh. Thông thường áp dụng trong cho vay trung và dài hạn. II. Bản chất của lãi suất thỏa thuận 1. Nguyên nhân của lãi suất thỏa thuận LSTT xu hướng tất yếu của thời đại Thứ nhất: việc khống chế lãi suất trần cho vay như thời gian qua là một biện pháp can thiệp hành chính không phù hợp với nền kinh tế thị trường, làm hạn chế sự chủ động và linh hoạt của các ngân hàng thương mại trong vấn đề huy động vốn và cho vay, vì lãi suất (giá cả) hình thành dựa trên quan hệ cung cầu vốn của thị trường. Mức lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng được xác định trên cơ sở lãi suất tiền gửi, chi phí huy động vốn, chi phí cho vay, uy tín của khách hàng, mức độ rủi ro của từng khoản vay và yếu tố cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai: việc khống chế lãi suất trần cho vay tức là đánh đồng lãi suất của các loại hình tín dụng, làm cho các ngân hàng rất khó đa đạng hóa các sản phẩm dịch vụ, vì mỗi loại hình tín dụng có mức độ rủi ro khác nhau, chi phí khác nhau, lãi suất cho vay khác nhau, lãi suất tín dụng tiêu dùng và tín dụng bán lẻ khác với lãi suất cho vay doanh nghiệp và các loại hình tín dụng thông thường. Mặt khác, chính sách lãi suất trần cứng nhắc cũng làm hạn chế sự phát triển của các dịch vụ tài chính mới của các ngân hàng như tín dụng bán lẻ, tín dụng tiêu dùng, đây là những sản phẩm tất yếu của ngân hàng hiện đại. Thứ ba: để kiểm soát sự biến động bất thường của lãi suất trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã có các công cụ để kiểm soát như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở và điều hành khối lượng tiền cung ứng mà không cần giải pháp hành chính cứng nhắc như điều 476 của Bộ luật Dân sự đã quy định. Thứ tư: Nghị quyết số 23/2008/NQ-QH12 ngày 6/11/2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư, trong đó có cho phép “Các tổ chức tín dụng điều hành lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật và được phép cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với một số dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao”. Với những lập luận trên, VNBA nhấn mạnh: “Để thực hiện thành công các giải pháp kích cầu của Chính phủ, đã đến lúc cần thiết phải cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận để góp phần thúc đẩy phát triển phong phú các loại hình dịch vụ, tín dụng, kích thích sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước phát triển. 2.Bản chất của lãi suất thỏa thuận Thứ nhất, hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng tín hiệu của thị trường, chấm dứt tình trạng phí “ngầm” mà Ngân hàng Nhà nước cũng khó kiểm soát Thứ hai, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động xác định mức lãi suất cho vay dựa trên các yếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng; mức độ rủi ro của từng khách hàng; lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác. Sự phân hóa khách hàng sẽ diễn ra rõ hơn: Khách hàng có uy tín sẽ được hưỡng lãi suất thấp, còn khách hàng kém uy tín phải chịu lãi suất cao với mức độ khác nhau rõ rệt. Thứ ba, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới để huy độngvốn với mức lãi suất phù hợp; đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi các ngân hàng chủ động hơn trong xác định lãi suất và quy mô huy động với thời hạn hợp lý, rủi ro thanh khoản sẽ giảm III.Cơ chế lãi suất thỏa thuận - Tháng 06/ 2001: Áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận cho hình thức vay bằng ngoại tệ. Trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, mức lãi suất cho vay và huy động ngoại tệ do các NHTM tự quyết định theo cung – cầu vốn trên thị trường trong từng thời kỳ. Riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp tại NHTM và tiền gửi ngoại tệ của NHTM tại NHNN chưa được tự do hóa mà vẫn do NHNN quy định, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho các NHTM và các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài - Ngày 30 tháng 5 năm 2002, NHNN đưa ra Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo đó, các TCTD xác định lãi suất cho vay bằng VND trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. NHNN không quy định biên độ lãi suất cho vay so với lãi suất cơ bản nhưng vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường. Vào đầu năm 2003 :NHNN điều chỉnh cơ chế điều hành lãi suất: lãi suất tái cấp vốn-lãi suất trần, lãi suất tái chiết khấu-lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở -công cụ điều hành thường xuyên của NHNN Như vậy, cùng với việc trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ và việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với VNĐ thì lãi suất đã được tự do hóa hoàn toàn. Lãi suất cơ bản NHNN công bố làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường. Với việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đã giúp tạo thuận lợi cho các TCTD mở rộng huy động và cho vay đối với nền kinh tế, qua đó góp phần giúp kinh tế đạt được sự tăng trưởng cao qua nhiều năm. Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế qua các năm thì áp lực lạm phát đã gia tăng từ những tháng đầu năm 2008. Cùng với đó là dấu hiệu của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ. Vì vậy, chính sách tiền tệ thắt chặt đã được NHNN thực thi từ đầu năm 2008. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ là quyết định tất yếu để ngăn chặn đà lạm phát đang gia tăng mạnh. Tuy nhiên, hiệu ứng ngắn hạn của nó là tác động đến tính thanh khoản của các TCTD, đẩy lãi suất huy động của các TCTD lên cao. Do vậy, có thể gây mất an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ- NHNN về việc điều hành lãi suất được thắt chặt trên cơ sở thực hiện nghiêm túc khoản 1 điều 476 bộ luật dân sự, điều 9 và điều 18 luật NHNN. Theo quyết định này, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Cơ chế lãi suất đã có tác động tích cực bình ổn thị trường trong thời kỳ khủng hoảng, và các cú sốc bởi những thay đổi chính sách để chống lạm phát và suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, vai trò lịch sử đó đã đến lúc phải dừng lại cho phù hợp với những diễn biến mới của tình hình thị trường khi mà những tác động tích cực đã giảm dần và những tác động bất lợi đã xuất hiện: lãi suất đã không phản ánh được quan hệ cung – cầu trên thị trường; các TCTD đã lách “trần cho vay” bằng các khoản phí... Mặt khác, những bất cập trong cơ chế “lãi suất trần” đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động của các TCTD: nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng lên, trong khi nhu cầu vốn vay trung – dài hạn là rất lớn, điều này có thể làm rủi ro mất cân đối kỳ hạn vốn tăng lên. Chính vì vậy, ngày 26/2/2010 NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN cho phép các ngân hàng được phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển. Cơ chế này cũng áp dụng với các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay; các hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Thông tư 07 có hiệu lực đã nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ các TCTD, các chuyên gia, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Các chuyên gia cho rằng lãi suất dẫn được trả về cho thị trường, qua đó khơi thông được nguồn vốn tín dụng trung – dài hạn và mang lại lợi ích cho các TCTD (doanh thu, cơ hội kinh doanh...), cho doanh nghiệp (tiếp cận vốn dễ dàng, sử dụng vốn một cách hợp lý hơn…) và cho nền kinh tế. Điều này có thể thấy rõ qua một số điểm tích cực của Thông tư 07: Thứ nhất, Thông tư 07 có hiệu lực sẽ hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng tín hiệu của thị trường. Cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay được vốn với giá thỏa thuận minh bạch, vừa chấm dứt tình trạng phí “ngầm” trong bản thân mỗi tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước cũng khó kiểm soát. Thứ hai, với việc vận hành theo cơ chế của thị trường thì các NHTM sẽ thay đổi mức lãi suất cho vay dựa trên các yếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng; mức độ rủi ro của từng khách hàng; lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác. Vậy việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp chủ yếu sẽ phụ thuộc chính bản thân doanh nghiệp. Do đó, để tiếp cận vốn dễ dàng hơn thì các doanh nghiệp sẽ phải hoạt động, sử vốn có hiệu quả và phải bỏ ra chi phí hợp lý cho các khoản vay của mình. Về việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp niêm yết Ông Nguyễn Băng Tâm, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Các doanh nghiệp niêm yết cho biết:“Với các doanh nghiệp niêm yết, ông Tâm tự tin khi cho rằng có 90% là các doanh nghiệp tốt nên có thể tiếp cận được chính sách tín dụng hợp lý của các ngân hàng”. Thứ ba, việc điều chỉnh chính sách nói trên cũng không có nhiều bất ngờ, bởi có những thông tin “tín hiệu” trước đó nên doanh nghiệp cũng đã lường tính khi xét đến các kế hoạch vay vốn. Những phản ứng tích cực của thị trường là cơ sở khẳng định tính đúng đắn của Thông tư 07. Và những phản ứng này là một tín hiệu tốt để NHNN thực hiện những bước tiếp theo nhằm tự do hóa hoàn toàn lãi suất. Song việc quay lại cơ chế lãi suất “trước thời kỳ khủng hoảng” cần phải đi kèm những biện pháp đồng bộ khác như: thay đổi Điều 476 của bộ luật dân sự; xác định đúng bản chất của lãi suất cơ bản là lãi suất định hướng thị trường. Và một trong những điều kiện để tạo ra nội dung mới cho lãi suất cơ bản là cần bỏ “lãi suất cơ bản” trong luật NHNN hiện nay, thay bằng một cái tên khác là “lãi suất định hướng” của NHNN vì rất khó thay đổi nội dung khi mà “tên” của nó đã đi “sâu vào trong tâm khảm” của các thành viên thị trường. IV.Tác động của cơ chế lãi suất thỏa thuận +Về mặt tích cực: Áp dụng lãi suất thỏa thuận sẽ phù hợp hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động. Trong trường hợp lãi suất thị trường biến động giảm thì số tiền lãi khách hàng thanh toán cho Ngân hàng trong kỳ điều chỉnh sẽ thấp hơn. + Về mặt tiêu cực Việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận cũng nảy sinh một số khó khăn, bất cập  như: Thứ nhất, việc chưa gỡ bỏ trần lãi suất huy động trong khi thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận làm xuất hiện những vấn đề phát sinh:   Lãi suất “đầu ra” không có trần (cả ngoại tệ và VNĐ), nhưng “đầu vào” lại có trần (đối với VNĐ), thì lợi ích sẽ nghiêng về các NHTM, chứ không nghiêng về người gửi tiền và cũng không nghiêng về người vay Người vay tiền mới được “giải cứu” khi được cấp bù lãi suất, nhiều người chưa hết khó khăn, nay vay vốn ngân hàng với lãi suất cao hơn khá nhiều thì sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn, tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế vừa mới thoát đáy, đang vượt dốc đi lên, đích phục hồi hoàn toàn sẽ còn xa Nguy cơ tái lạm phát cao đã được nhiều chuyên gia cảnh báo nay đã đến gần, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện Thứ hai, cạnh tranh giữa các ngân hàng khi không còn kiểm soát lãi suất sẽ dẫn tới tình trạng các ngân hàng nhỏ khó có khả năng cho vay với lãi suất thấp để cạnh tranh với các ngân hàng lớn Thứ ba, tăng trưởng tín dụng sẽ tăng lên do các NHTM đẩy mạnh cho vay nhằm tìm kiếm lợi nhuận hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mạo hiểm do sức ép phải cho vay lại với lãi cao. Điều này cũng có nghĩa là sẽ tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí cấu thành các tội phạm và vỡ nợ tín dụng dây chuyền mang tính xã hội, làm tăng tính rủi ro và nhạy cảm, sự mất ổn định  của hệ thống ngân hàng và  kinh tế vĩ mô trong nước Thứ tư, chính sách lãi suất thỏa thuận làm tăng sức ép lên việc đổi mới cách thức điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên thị trường tài chính- ngân hàng  Việt Nam V. Thực trạng lãi suất thỏa thuận của Việt Nam Theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN, kể từ ngày 14/4/2010, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận được áp dụng đối với tất cả các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống. Như vậy, việc cho vay theo lãi suất thỏa thuận tại ngân hàng thương mại đã trở thành chủ trương chung. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn có những ý kiến khác nhau về cách thức điều hành của cơ quan quản lý, cũng như tại các ngân hàng thương mại. Lãi suất thỏa thuận có làm tăng lạm phát? Câu hỏi này được rất nhiều người quan tâm bởi lẽ huy động vốn và cho vay, lãi suất đều tác động đến sản xuất và tiêu dùng của doanh nghiệp, dân cư ở hai khía cạnh: chi phí sản xuất và tâm lý. Năm 2002, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã sử dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. Từ thời điểm đó đến năm 2008, lạm phát trong nền kinh tế đã có những biến động bất thường. Tỷ lệ lạm phát năm 2001 là 0,8%. Sau khi thực hiện lãi suất thỏa thuận, lạm phát lên mức 4% trong năm 2002 và không ngừng tăng trong những năm tiếp theo. Cơ chế lãi suất thỏa thuận năm 2002 được đưa ra thực chất là thả nổi. Tại đất nước vừa mới thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa và đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO như Việt Nam thì bước đi này có thể là hơi vội. Kinh nghiệm các nước cho thấy, trong cơ chế thị trường, các chính sách thuộc tầm vĩ mô chỉ được điều hành bằng các công cụ và nguyên tắc của thị trường khi nền kinh tế của các nước phải là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, trong thời kỳ sự tồn tại của cơ chế lãi suất thỏa thuận nói trên nhiều doanh nghiệp đã không thể trụ nổi. Hậu quả là sản xuất bị giảm sút, kéo theo tình trạng tiền đưa vào khu vực sản xuất nhưng không đem lại hiệu quả, làm trầm trọng thêm sự mất cân đồi giữa tiền và hàng. Do vậy, lạm phát liên tục tăng lên trong những năm tiếp theo là một tất yếu. Năm 2009, Việt Nam lại chuyển sang cơ chế điều hành chính sách tiền tệ bằng cách sử dụng một trong những công cụ tiền tệ quan trọng nhất là lãi suất cơ bản. Nhờ vậy, lạm phát nhanh chóng được khống chế. Tuy nhiên, bước sang những tháng đầu năm 2010, lạm phát lại có xu hướng tăng nhanh. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2010 so với cùng kỳ năm 2009 tăng 7,62%; so với tháng 12/2009 đã tăng 1,36%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 2 tháng đầu năm 2010 so với 2 tháng đầu năm 2009 tăng 8,04 %; bình quân quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 8,51%; tháng 3/2010  so với  tháng 2/2010  tăng 0,75%; tháng 2/2010 so với tháng 1/2010 tăng 1,96%.  Như vậy, lo ngại về lạm phát có xu hướng lặp lại như giai đoạn trước là có sơ sở (dù theo công bố của Tổng cục Thống kê thì CPI tháng 4/2010 chỉ ở mức 0,14%). Còn nhiều yếu tố khác cũng làm chúng ta phải lo ngại. Kinh tế thế giới tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn do dư âm của khủng hoảng tài chính thế giới nhưng sự hồi phục cũng đang bắt đầu. Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ chuyển sang tăng trưởng 3,1% vào năm 2010 sau khi đã suy giảm 1,1% năm 2009. Kinh tế thế giới tăng trưởng sẽ kéo theo sự tăng giá các mặt hàng thuộc nguyên liệu mà Việt Nam phải nhập khẩu, đặc biệt là giá xăng dầu. Bên cạnh đó, Chính phủ quyết định từ 1/5/2010 điều chỉnh tiền lương tối thiểu từ 650.000 VNĐ lên 730.000 VNĐ đối với cán bộ, công nhân viên thuộc khu vực Nhà nước… Trong tình hình hiện tại và triển vọng nền kinh tế như vậy thì chỉ cần một điều kiện chủ quan tác động không thuận lợi có thể sẽ khiến Việt Nam khó có thể khống chế lạm phát ở mức như Quốc hội đã đề ra. Nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại về tình trạng tái lạm phát ở Việt Nam. Theo kinh tế gia trưởng vùng Đông Á-Thái bình dương của WB, ông Vikram Nehru, năm 2009 Việt Nam đã chống chọi với suy giảm kinh tế thành công thông qua các chương trình kích cầu tài chính. Kinh tế tăng trưởng 5,3% là ngoạn mục nhưng hiện nay Việt Nam đang chịu áp lực lớn về lạm phát. Xuất phát từ những gì nêu trên, xem ra chúng ta cần phải có những biện pháp thật thận trọng trong việc áp dụng lãi suất thỏa thuận để tránh nguy cơ làm tăng lạm phát. Lãi suất thỏa thuận và lãi suất huy động. Nhiều ý kiến cho rằng, lãi cho vay theo thỏa thuận sẽ là yếu tố làm tăng lãi suất đầu vào - lãi huy động và khi lãi suất huy động tăng lên sẽ làm cho giá cả leo thang, lạm phát tái diễn nhanh chóng. Ở đây có một số vấn đề đáng lưu tâm là: Thứ nhất, một trong những mục tiêu áp dụng lãi suất thỏa thuận là tiếp cận quy luật cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhiều khi giá, đặc biệt là lãi suất cho vay, sẽ không được hình thành theo quy luật đó, bởi lẽ với mong muốn duy trì lãi suất huy động ở mức không làm tăng lạm phát, cung vốn cho thị trường tín dụng sẽ bị hạn chế. Chính yếu tố này tác động đến việc tăng lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại, vì cầu vượt cung. Thứ hai, việc kỳ vọng tìm một lãi suất hợp lý trên cơ sở cung- cầu vốn và thúc đẩy cho vay góp phần tăng trưởng kinh tế cũng không phải là vấn đề dễ dàng. Lý do là nền kinh tế của chúng ta là “nền kinh tế tín dụng”, trong cơ cấu vốn hoạt động của doanh nghiệp thì vốn vay chiếm tỷ trọng không nhỏ và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Khi hoạt động kinh doanh có điều kiện phát triển, cung vốn trên thị trường thiếu, lãi suất tăng thì doanh nghiệp cũng vẫn phải vay vốn. Như vậy, lãi suất cho vay theo thỏa thuận cũng khó bề khống chế ở mức hợp lý theo kỳ vọng trong mục tiêu cân bằng kinh tế vĩ mô mà trọng tâm là kiềm chế lạm phát, đảm bảo tăng trưởng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực tế này đã diễn ra trong năm 2008, khi lãi suất huy động trên thị trường được đẩy lên thì lãi suất cho vay ở một số ngân hàng đã vượt ngưỡng 20%. Tuy vậy, dư nợ cho vay trong nền kinh tế không giảm. Thứ ba, qua một thời gian ngắn áp dụng lãi suất thỏa thuận, điều không bình thường đã phát sinh là lãi suất nhiều ngân hàng cho vay đã vượt xa tốc độ lạm phát trong nền kinh tế, làm cho lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực có mức chênh lệch khá lớn.  Thứ tư, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên lo lắng về việc ngân hàng thương mại sẽ đẩy lãi suất lên cao và chạy đua huy động vốn, đẩy lãi suất tiền gửi lên. Theo họ, trong điều kiện cạnh tranh, nếu ngân hàng nào cho vay lãi suất cao thì sẽ mất khách hàng. Tuy nhiên, trong thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam, vấn đề không đơn giản như vậy. Thị trường tiền tệ năm 2008 là một minh chứng. Lãi suất ở nhiều ngân hàng đã vượt 20 % nhưng sự dịch chuyển luồng vốn như suy luận trên đã không xảy ra. Thậm chí trong một thời gian ngắn (quý I/2010), lãi suất huy động bị khống chế “trần” nhưng lãi suất cho vay thông thường đã lên đến 17-18%, có ngân hàng cho vay xấp xỉ ở mức 20% /năm. Trong thực tiễn quan hệ tín dụng, lãi suất chỉ là một yếu tố trong cạnh tranh. Nếu chúng ta không có những nghiên cứu kỹ để có cách nhìn phù hợp với cuộc sống  nhằm xây dựng các cơ chế quản lý hữu hiệu, e rằng “tự do hóa”  lãi suất sẽ xảy ra hiện tượng độc quyền và khi đó lãi suất thỏa thuận sẽ mất vai trò và bản chất “thỏa thu
Luận văn liên quan