Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (Đề cương bài giảng)

1. Đối tượng nghiên cứu - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với lịch sửdân tộc. Lịch sử Đảng là một khoa học chuyên ngành của khoa học lịch sửvà có quan hệmật thiết với khoa học lý luận của chủnghĩa Mác-Lênin và tưtưởng HồChí Minh. - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một hệthống tri thức vềquá trình hoạt động đa dạng và phong phú của Đảng trong mối quan hệmật thiết với tiến trình lịch sửcủa dân tộc và thời đại. - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với tưcách là một khoa học có đối tượng nghiên cứu là tổchức và hoạt động của Đảng và các phong trào cách mạng quần chúng diễn ra dưới sựlãnh đạo của Đảng. •Nhưvậy, môn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cung cấp các tri thức tin cậy vềcác sựkiện thuộc về quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng của Đảng, khái quát thành quy luật phổbiến và đặc thù. Vịtrí trung tâm của môn khoa học này là tổng kết lý luận các quá trình lịch sử. 2. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ Mục đích Làm sáng tỏtoàn bộquá trình hình thành, phát triển của tổchức đảng và những hoạt động toàn diện của Đảng; Khẳng định sựlãnh đạo của Đảng là nhân tốhàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; Làm rõ những vấn đềcó tính quy luật của cách mạng Việt Nam góp phần tổng kết những kinh nghiệm lịch sửphục vụsựnghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệTổquốc, đồng thời giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường cách mạng HồChí Minh Chức năng - Chức năng nhận thức: nhận thức lịch sử đểphục vụviệc cải tạo xã hội theo đúng quy luật phát triển của xã hội Việt Nam nhưmột quá trình lịch sử- tựnhiên; góp phần tích cực tạo cơsởlý luận để Đảng vạch ra đường lối, chủtrương, chính sách. - Chức năng giáo dục: giáo dục tưtưởng chính trị, tham gia vào giải quyết những nhiệm vụhiện tại. Trau dồi thếgiới quan, phương pháp luận khoa học, xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sựlãnh đạo của Đảng. Nhiệm vụ - Làm sáng tỏ điều kiện lịch sử, quá trình ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam - bộtham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. - Làm rõ quá trình trưởng thành, phát triển của Đảng gắn liền với hoạt động xây dựng một chính đảng cách mạng theo chủnghĩa Mác-Lênin và tưtưởng HồChí Minh. - Trình bày quá trình hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng qua các thời kỳ, các giai đoạn cách mạng trong những bối cảnh lịch sửcụthể. - Trình bày các phong trào cách m ạng c ủa quầ n chúng do Đảng t ổchức và lãnh đạo.

pdf117 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9285 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (Đề cương bài giảng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Khoa Mác - Lênin ThS Nguyễn Anh Cường (chủ biên), ThS Vũ Kiến Quốc, ThS Nguyễn Thị Ngọc Dung, CN Trần Thị Ngọc Thuý LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Đề cương bài giảng) Hà Nội 2007 Đại học Thủy lợi - Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Anh Cường, Vũ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trần Thị Ngọc Thúy 2 Bài mở đầu NHẬP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Đối tượng nghiên cứu - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với lịch sử dân tộc. Lịch sử Đảng là một khoa học chuyên ngành của khoa học lịch sử và có quan hệ mật thiết với khoa học lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một hệ thống tri thức về quá trình hoạt động đa dạng và phong phú của Đảng trong mối quan hệ mật thiết với tiến trình lịch sử của dân tộc và thời đại. - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một khoa học có đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động của Đảng và các phong trào cách mạng quần chúng diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng. • Như vậy, môn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cung cấp các tri thức tin cậy về các sự kiện thuộc về quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng của Đảng, khái quát thành quy luật phổ biến và đặc thù. Vị trí trung tâm của môn khoa học này là tổng kết lý luận các quá trình lịch sử. 2. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ Mục đích Làm sáng tỏ toàn bộ quá trình hình thành, phát triển của tổ chức đảng và những hoạt động toàn diện của Đảng; Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; Làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam góp phần tổng kết những kinh nghiệm lịch sử phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường cách mạng Hồ Chí Minh Chức năng - Chức năng nhận thức: nhận thức lịch sử để phục vụ việc cải tạo xã hội theo đúng quy luật phát triển của xã hội Việt Nam như một quá trình lịch sử- tự nhiên; góp phần tích cực tạo cơ sở lý luận để Đảng vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách. - Chức năng giáo dục: giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ hiện tại. Trau dồi thế giới quan, phương pháp luận khoa học, xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhiệm vụ - Làm sáng tỏ điều kiện lịch sử, quá trình ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam - bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. - Làm rõ quá trình trưởng thành, phát triển của Đảng gắn liền với hoạt động xây dựng một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Trình bày quá trình hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng qua các thời kỳ, các giai đoạn cách mạng trong những bối cảnh lịch sử cụ thể. - Trình bày các phong trào cách mạng của quần chúng do Đảng tổ chức và lãnh đạo. Đại học Thủy lợi - Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Anh Cường, Vũ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trần Thị Ngọc Thúy 3 - Tổng kết những kinh nghiệm lịch sử Đảng. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp cụ thể - Phương pháp lịch sử: là phương pháp chung nhất, nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo trình tự thời gian, quá trình diễn biến, đi từ phát sinh, phát triển đến hệ quả của nó. - Phương pháp logíc: nghiên cứu một cách tổng quát, nhằm tìm ra được cái bản chất của sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận. - Ngoài ra, một số phương pháp khác như: phương pháp lịch đại, phương pháp đồng đại, phương pháp so sánh … cũng được sử dụng để làm sáng tỏ những nội dung có liên quan. - Trong nghiên cứu lịch sử Đảng phải luôn luôn quán triệt nguyên tắc: tính khoa học thống nhất với tính Đảng; quan điểm lịch sử cụ thể; tính thực tiễn. 4. Ý nghĩa thực tiễn - Giải đáp những vấn đề có liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của cách mạng nước ta như: con đường xây dựng đất nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn của lịch sử; hơn 75 năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng lãnh đạo duy nhất và cũng chỉ cần một Đảng lãnh đạo mà thôi… - Tự bồi dưỡng cho mình truyền thống yêu nước, lòng tự hào đối với Đảng và dân tộc, tự trang bị những kiến thức chính trị - xã hội cần thiết về cách mạng Việt Nam để thêm tin tưởng vào tiền đồ cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, biết noi gương những người đi trước, tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của chúng ta. III. Câu hỏi ôn tập, thảo luận 1. Sự giống và khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc? 2. Chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn lịch sử Đảng? 3. Mục đích, ý nghĩa của việc học tập nghiên cứu lịch sử Đảng? Đại học Thủy lợi - Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Anh Cường, Vũ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trần Thị Ngọc Thúy 4 Chương I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1920-1930) I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 1. Tình hình thế giới - Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa). + Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là chiến tranh, là xâm lược thuộc địa. Bởi vì, nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh đặt ra nhu cầu bức thiết về thị trường, nguyên liệu và nhân công, khiến các nước đế quốc cạnh tranh, giành giật thuộc địa và khu vực phụ thuộc. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến ở phương Đông và châu Phi. + Các đế quốc lớn như: Mỹ, Anh, Pháp… đã xâm chiếm hầu hết các nước nhỏ, yếu trên thế giới và biến các nước này thành thuộc địa của họ. Đến năm 1914, các nước đế quốc đã thực hiện xong mục đích đặt ách thống trị trên một bộ phận lớn của thế giới. Đám mây đen của chủ nghĩa đế quốc đã bao trùm toàn thế giới. - Sự xâm chiếm, khai thác và nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc. Do đó, chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa trở thành một nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới, nhất là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. - Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917) thành công đã làm biến đổi căn bản tình hình thế giới. Nó không chỉ tác động sâu sắc đến phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản, mà còn lan toả sâu rộng tới các nước thuộc địa, cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng mình. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá rộng rãi, dẫn đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa và thuộc địa (Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)… - Quốc tế Cộng sản được thành lập vào tháng 3-1919 đã trở thành bộ tham mưu cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin được công bố tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản (1920) đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng mình cho các dân tộc bị áp bức. 2. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam a. Chính sách thống trị của thực dân Pháp Đại học Thủy lợi - Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Anh Cường, Vũ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trần Thị Ngọc Thúy 5 Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Pháp thôn tính Việt Nam vào đúng lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang suy tàn. Mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến đang gay gắt. Hàng loạt các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình đang diễn ra. Sự yếu kém về kinh tế, quân sự, sự nhu nhược của bộ máy quan lại triều đình đã dẫn đến việc Việt nam rơi vào bàn tay người Pháp và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Sau khi bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa (1897-1913; 1919-1929), với mục đích cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt, biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá cho chính quốc, thu lợi nhuận tối đa, phục vụ cho giới tư bản lũng đoạn Pháp. Nhằm thực hiện mục đích đó, thực dân Pháp tiến hành chính sách cai trị trên mọi lĩnh vực.  Về chính trị Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế điển hình của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ: - Chúng chia Việt Nam ra thành ba miền nhằm bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và đàn áp các phong trào yêu nước. - Chúng biến bộ máy triều đình Nhà Nguyễn thành chỗ dựa và hệ thống tay sai đắc lực giúp chúng áp bức, bóc lột nhân dân ta. - Mọi quyền hành của đất nước đều nằm trong tay các viên quan cai trị người Pháp. - Chúng sáp nhập ba nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia thành xứ Đông Dương, rồi dùng chính sách chia rẽ dân tộc để dễ bề cai trị.  Về kinh tế - Thực hiện chính sách độc quyền, đặc biệt trong các ngành kinh tế cho lợi nhuận cao: độc quyền xuất nhập khẩu, khai thác dầu mỏ, giao thông, ngân hàng, cho vay nặng lãi, muối, rượu, thuốc phiện… - Một mặt duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu. Mặt khác, thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, để dễ bề bóc lột, thu lợi nhuận siêu ngạch. - Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá cho tư bản chính quốc và biến nền kinh tế Việt Nam phải phụ thuộc vào nền kinh tế ở chính quốc. - Ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động bằng nhiều hình thức thuế khoá nặng nề, vô lý. Tóm lại, chúng kìm hãm nền kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu, làm cho kinh tế nước ta bị phụ thuộc và phát triển què quặt.  Về văn hoá - Kìm hãm, nô dịch về văn hoá, thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị: Đại học Thủy lợi - Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Anh Cường, Vũ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trần Thị Ngọc Thúy 6 - Khuyến khích văn hoá độc hại, xuyên tạc lịch sử và giá trị văn hoá Việt Nam, gây tâm lý tự ti, vong bản. - Bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng văn hoá tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam. - Dùng rượu cồn, thuốc phiện… đầu độc các tầng lớp nhân dân, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Tóm lại, dưới danh nghĩa những người đi khai hoá văn minh, thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam một chế độ cai trị hà khắc, nhằm nô dịch nhân dân ta về chính trị, văn hoá và bóc lột về kinh tế. Mặc dù vậy, sự thống trị của người Pháp từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, về khách quan đã tạo nên sự chuyển biến xã hội, giai cấp của Việt Nam. b. Hậu quả chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam  Về kinh tế - Nền kinh tế què quặt, bị kìm hãm nặng nề và tiến triển chậm chạp, mang tính tư bản thực dân, song đồng thời mang tính chất phong kiến. - Quan hệ kinh tế phong kiến ở nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị, những trung tâm kinh tế và tụ điểm dân cư mới. - Tạo nên những biến đổi trong cơ cấu kinh tế; sự ra đời những ngành kinh tế công nghiệp, khai thác mỏ, giao thông vận tải, thương nghiệp; trong nông nghiệp xuất hiện kinh tế đồn điền, kinh doanh theo lối tư bản.  Về xã hội Trong cơ cấu xã hội có sự thay đổi. Bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân (hai giai cấp cũ), xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, với thái độ chính trị khác nhau: -Giai cấp địa chủ, phong kiến Trước sau vẫn được thực dân Pháp dung dưỡng để làm chỗ dựa cho chính sách thống trị. Dưới ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ, phong kiến chia làm ba bộ phận: tiểu, trung và đại địa chủ. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai. - Giai cấp nông dân + Là giai cấp đông đảo nhất, chiếm khoảng 90%, dân số. + Bị bóc lột nặng nề, ruộng đất bị tư bản thực dân chiếm đoạt và bị bần cùng hoá, nên mang mối thù sâu nặng với đế quốc và phong kiến. Họ vừa có yêu cầu về độc lập dân tộc, vừa có yêu cầu về ruộng đất, nhưng yêu cầu độc lập dân tộc là bức thiết nhất. Tuy vậy, đây là giai cấp có phương thức sản xuất lạc hậu, manh mún, trình độ nhận thức hạn chế, nên không thế tự vạch ra đường lối đúng đắn để tự giải phóng và không thể lãnh đạo cách mạng . Nhưng họ là lực Đại học Thủy lợi - Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Anh Cường, Vũ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trần Thị Ngọc Thúy 7 lượng đông đảo, không thể thiếu và cực kỳ quan trọng, là động lực chủ yếu của cách mạng. Khi giai cấp nông dân được tổ chức lại và có sự lãnh đạo của đội tiên phong cách mạng sẽ phát huy được sức mạnh tiềm tàng của mình. - Giai cấp tư sản Ra đời từ các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (trước chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là một bộ phận nhỏ, sau chiến tranh đã hình thành giai cấp rõ rệt). Số lượng tư sản Việt Nam không nhiều, thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối. Tư sản Việt Nam phân hoá thành hai bộ phận: + Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập, tiềm lực kinh tế nhỏ, quyền lợi kinh tế, chính trị mâu thuẫn với đế quốc; hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hải sản… Bị đế quốc chèn ép, phong kiến căm ghét, có mâu thuẫn về quyền lợi với bọn đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có tinh thần chống đế quốc và phong kiến. Nhưng có thái độ hai mặt: một mặt, có tinh thần cách mạng, chống đế quốc, phong kiến, tán thành độc lập dân tộc. Mặt khác, có tư tưởng cải lương. Đây là một lực lượng của cách mạng. + Tư sản mại bản: Bao gồm những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc, bao thầu những công trình xây dựng lớn, hoặc sở hữu những đồn điền, ruộng đất lớn, cho phát canh, thu tô. Là bộ phận có quyền lợi kinh tế, chính trị gắn chặt với thực dân, đế quốc, nên chúng là kẻ thù của dân tộc. - Tầng lớp tiểu tư sản + Bao gồm trí thức, học sinh, sinh viên, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, những người buôn làm nghề tự do. + Họ có cuộc sống bấp bênh, luôn bị thực dân chèn ép, bóc lột. + Nhưng họ có sự nhạy bén về chính trị, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, hăng hái tham gia cách mạng. + Có tinh thần dân tộc cao, khát khao độc lập, tự do. Nhưng họ chỉ là tầng lớp trung gian trong kết cấu xã hội mới; dao động trước khó khăn, kém bền bỉ, dễ thoả hiệp, lập trường giai cấp không vững vàng, dễ thay đổi. + Đây là lực lượng quan trọng của cách mạng. - Giai cấp công nhân Đại học Thủy lợi - Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Anh Cường, Vũ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trần Thị Ngọc Thúy 8 + Giai cấp này ra đời do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, chỉ chiếm khoảng 1% dân số, phát triển nhanh sau chiến tranh thế giới thứ nhất (năm 1914 có 10 vạn; năm 1929 có 22 vạn, trong đó 60% là công nhân mỏ than, còn lại là công nhân đồn điền). + Ngoài đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới, đó là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại mang bản chất quốc tế họ còn có đặc điểm riêng, đặc trưng của giai cấp công nhân Việt Nam: 1. Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc nên nội bộ thuần nhất, thống nhất. 2. Chịu ba tầng áp bức (đế quốc, phong kiến, tư sản bản xứ). 3. Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân, bị bần cùng hoá, bị cướp ruộng đất, xô đẩy vào con đường không lối thoát, phải bán sức lao động nên họ có quan hệ mật thiết, máu thịt với nông dân nên dễ hình thành liên minh công – nông. 4. Trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tập trung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp và các đồn điền. 5. Sinh ra và lớn lên ở đất nước giàu truyền thống cách mạng, nên đã được hun đúc chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Giai cấp công nhân Việt Nam khi được tổ chức lại và hình thành được một đảng tiên phong cách mạng, được vũ trang bằng một học thuyết cách mạng triệt để là chủ nghĩa Mác-Lênin thì sẽ trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Tóm lại, Việt Nam dưới chính sách thống trị và công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã từ một xã hội phong kiến độc lập thuần tuý trở thành một xã hội thuộc địa. Trong lòng xã hội Việt nam có hai mâu thuẫn cơ bản: 1. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt nam với thực dân Pháp xâm lược. 2. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn đó gắn chặt với nhau, trong đó mâu thuẫn bao trùm, gay gắt, có bản, chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp và tay sai. Nó quy định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc; chống phong kiến, đưa lại ruộng đất cho dân cày. Trong đó, nhiệm vụ chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu, vì nó giải quyết mâu thuẫn chủ yếu – mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc. II. CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 1. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản - Phong trào Cần Vương (1885-1896) Đại học Thủy lợi - Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Anh Cường, Vũ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trần Thị Ngọc Thúy 9 Tháng 1-1885, vua Hàm Nghi và Thượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết phát động phong trào đánh vào trại lính và toàn khâm sứ Pháp cạnh kinh thành Huế. Việc không thành, Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến. Tháng 11-1885, Vua bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892); Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1886- 1887); Hùng Lĩnh của Tống Duy Tân và Cao Điền (1887-1992); Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng (1885-1895). - Khởi nghĩa nông dân Yên Thế(1885-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo Mặc dù chiến đẩu rất anh dũng, nhưng cuối cúng các phong trào đều bị dập tắt. Sự thất bại này chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không thể giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ. Nó hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ của lịch sử đề ra. - Phan Bội Châu (1867-1940) chủ trương dựa vào sự giúp đỡ ở bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh Pháp, giành độc lập dân tộc. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908), thành lập Việt Nam Quang phục Hội (1912) tại Trung Quốc với tư tưởng võ trang bạo động đánh Pháp, nhưng đều không thành công. - Phan Châu Trinh (1872-1926) chủ trương dùng cải cách văn hoá, mở mang dân trí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. Ở Bắc Kỳ có mở trường học tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. Ở Trung Kỳ có phong trào Duy tân kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế (1908). - Phong trào quốc gia cải lương (1919-1923) Phong trào do một bộ phận của giai cấp tư sản và địa chủ lớp trên lãnh đạo. Họ hăng hái bước lên vũ đài chính trị, bắt đầu từ mục tiêu kinh tế, vận động chấn hưng hàng nội hoá, bài trừ ngoại hoá, chống độc quyền. Sau đó, phong trào tiến dần đến những mục tiêu chính trị, nhưng theo xu thế cải lương. Thể hiện qua một số phong trào tiêu biểu sau: + Năm 1919, phong trào tẩy chay Hoa kiều, bài trừ hàng hoá ngoại, chấn hưng hàng nội hoá. + Năm 1923, phong trào chống độc quyền xuất khẩu gạo của Pháp ở cảng Sài Gòn. + Cuộc đấu tranh của Đảng Lập hiến (1923) do Bùi Quang Chiêu đứng đầu, tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên, đòi mở rộng các quyền tự do, dân chủ, tham gia các hoạt động chính trị. Nhưng khi thực dân Pháp ban cho một số quyền lợi, thì Đảng này đi vào con đường đầu hàng, thoả hiệp, rồi đi đến cộng tác với đế quốc. - Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1925-1926) + Đây là phong trào c
Luận văn liên quan