Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển quốc gia, đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Từ thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng NTM trong tổng thể sự phát triển chung của đất nước. Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu quan điểm của Đảng ta về xây dựng NTM. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, đóng góp 18% GDP của cả nước. GDP của vùng tăng trưởng hàng năm 12%, trong đó, sản xuất lương thực giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, cung cấp trên 50% sản lượng lúa và hơn 95% lượng gạo xuất khẩu; trên 65% sản lượng xuất khẩu thủy sản (đồngthời là khu vực nuôi thủy sản lớn nhất nước); cung cấp đến 70% lượng trái cây cho cả nước [4].

pdf185 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ QUỐC KHỞI CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ QUỐC KHỞI CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 31 23 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRƯƠNG THỊ THÔNG 2. PGS.TS. DƯƠNG TRUNG Ý HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lê Quốc Khởi MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 6 1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 13 Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN 21 2.1. Nông thôn đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 21 2.2. Xây dựng nông thôn mới và các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 33 Chương 3 NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 50 3.1. Thực trạng nông mới ở đồng bằng sông Cửu Long 50 3.2. Thực trạng các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 64 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025 89 4.1. Phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đối với xây dựng nông thôn mới 89 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 105 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long GAP: Good Agriculture Procedure: Qui trình nông nghiệp an toàn. HĐND: Hội đồng Nhân dân HTCT: Hệ thống chính trị HTX: Hợp tác xã FDI: Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IPM: Intergrated Pests Management Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp KH-CN: Khoa học - Công nghệ KT-XH: Kinh tế - Xã hội LHPN: Liên hiệp Phụ nữ MTTQ: Mặt trận Tổ quốc NTM: Nông thôn mới NXB: Nhà xuất bản UBND: Ủy ban nhân dân VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam WTO: Tổ chức Thương mại thế giới XHCN: Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nông thôn mới (NTM) là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển quốc gia, đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Từ thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng NTM trong tổng thể sự phát triển chung của đất nước. Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu quan điểm của Đảng ta về xây dựng NTM. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, đóng góp 18% GDP của cả nước. GDP của vùng tăng trưởng hàng năm 12%, trong đó, sản xuất lương thực giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, cung cấp trên 50% sản lượng lúa và hơn 95% lượng gạo xuất khẩu; trên 65% sản lượng xuất khẩu thủy sản (đồngthời là khu vực nuôi thủy sản lớn nhất nước); cung cấp đến 70% lượng trái cây cho cả nước [4]. Hoà cùng xu thế vươn lên của cả nước sau 30 năm đổi mới, ĐBSCL đã trở thành một khu vực phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cao hơn mức bình quân của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn đã có những thay đổi hết sức sâu sắc và toàn diện. Điều đó khẳng định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ 2 đổi mới đã đi vào cuộc sống. Vai trò lãnh đạo chính trị và tổ chức thực hiện Nghị quyết của các tỉnh ủy trong vùng đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, so với lợi thế, tiềm năng và yêu cầu đặt ra của thời kỳ mới, những thành tựu đạt được vẫn còn khiêm tốn. Nhìn tổng thể, tình hình KT-XH ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kinh tế nông thôn tăng trưởng chưa ổn định và thiếu vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Nhiều chỉ số phát triển kinh tế - văn hoá xã hội của ĐBSCL thấp hơn các vùng khác và mức bình quân cả nước. Kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào việc khai thác tiềm năng sẵn có là chính. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất còn chậm. Chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của các chủng loại hàng hóa trong toàn vùng còn thấp, nhất là việc xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản thực phẩm còn hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, hạ tầng giao thông nông thôn, công tác thủy lợi thiếu đồng bộ, các chỉ số giáo dục, đào tạo, dạy nghề, còn thấp. Đời sống nhân dân các xã vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng có đông đồng bào Khmer. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM nói riêng gắn liền với vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các tỉnh ủy. Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với sự phát triển nông thôn và xây dựng NTM tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, song nhìn chung còn nhiều hạn chế. Không ít cấp ủy còn lúng túng trong xác định nội dung và phương thức lãnh đạo; công tác chỉ đạo điều hành tuy có cố gắng nhưng chưa đồng đều; chất lượng quy hoạch, đề án xây dựng NTM còn hạn chế. Phương thức, quy trình lãnh đạo tổ chức thực hiện xây dựng NTM của các tỉnh ủy có nơi, có lúc chưa rõ; nhiều nghị quyết thực hiện chưa đảm bảo quy trình, nhất là nội dung trong các bước chuẩn bị chưa tốt. Một số cấp ủy chưa có sự phân định rõ giữa sự lãnh đạo của cấp ủy với sự quản lý của chính quyền và quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế, vẫn còn tình trạng bao biện, ỷ lại, nhiều chủ trương không được thể chế hóa và tổ chức thực hiện kịp thời. Việc triển khai các nghị quyết của Trung ương và sự vận dụng vào điều kiện 3 cụ thể của các tỉnh còn thiếu các chương trình hành động cụ thể, thiết thực với tình hình thực tiễn, nhiều nghị quyết chưa chú ý vận dụng vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm liên quan đến xây dựng NTM. Sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ và sự quan tâm của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong HTCT đối với xây dựng NTM chưa được thường xuyên, đúng mức; sự phối kết hợp giữa các cơ quan chính quyền, MTTQ chưa chặt chẽ, chưa phát huy tốt vai trò phản biện xã hội cũng như công tác tập hợp, động viên, tuyên truyền đến toàn thể đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng chưa có hiệu quả cao; không ít tổ chức hoạt động hình thức, hành chính, chung chung; chưa khơi dậy, tạo ra nhiều phong trào hành động cách mạng trong quần chúng nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết của Đảng, của các tỉnh ủy đề ra. Nhận thức về chương trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân còn hạn chế. Công tác tuyên truyền nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa làm chuyển biến tốt nhận thức để người dân chủ động phát huy vai trò chủ thể. Nguồn lực cho xây dựng NTM còn hạn hẹp, sự hỗ trợ ngoài Nhà nước chưa nhiều. Nhiều mô hình sản xuất chưa thật sự bền vững, còn hạn chế trong thu hút doanh nghiệp dầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Thu nhập người dân trên địa bàn vùng còn thấp nên khả năng huy động sức đóng góp cho xây dựng NTM rất khó khăn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu. Trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng, của các tỉnh uỷ về xây dựng NTM có nơi, có lúc chưa nghiêm. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi chọn vấn đề: “Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, luận án đề xuất những giải pháp chủ 4 yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với sự nghiệp xây dựng NTM đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; - Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay; - Nghiên cứu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các tỉnh uỷ ở ĐBSCL lãnh đạo xây dựng NTM từ 2010 đến nay, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM từ năm 2010 đến nay; phương hướng và giải pháp của luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Luận án được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực nói chung, đối với xây dựng NTM nói riêng. Cơ sở thực tiễn của luận án là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM từ 2010 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp: lịch sử và lôgíc, phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê so sánh, khảo sát, tổng kết thực tiễn. 5 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Góp phần làm rõ đặc điểm của nông thôn ở ĐBSCL; quan niệm về NTM và xây dựng NTM ở ĐBSCL. - Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM. - Rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở ĐBSCL từ 2010 đến nay. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM đến năm 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các cấp uỷ đảng ở ĐBSCL vận dụng vào thực tiễn công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo xây dựng NTM. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu về xây dựng Đảng ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố. 7. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 1.1.1. Sách - Phạm Xuân Nam, “Phát triển nông thôn” [91],. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển KT-XH nông thôn nước ta như dân số, việc làm, lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn. - Nguyễn Văn Trung, “Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn, để công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp nước ta” [137]. Nội dung chính cuốn sách nêu những vấn đề có liên quan tới CNH, HĐH nông thôn và nông nghiệp được coi là mũi đột phá quan trọng nhằm khai thác và phát huy mọi tiềm năng to lớn của nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam, giải phóng sức lao động của nông dân, trong đó lực lượng đặc biệt quan trọng là lao động trẻ, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động này thành những chủ nhân trên đồng ruộng, trong các trang trại, các làng nghề truyền thống và cơ sở sản xuất chế biến nông sản hiện đại, củng cố và tăng cường khối đoàn kết công - nông. - Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định, “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt Nam” [11]. Công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như: tương lai của các trang trại nhỏ; nông dân với khoa học; hệ tư tưởng của nông dân ở thế giới thứ ba; các hình thức sở hữu đất đai; những mô hình tiến hoá nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa. Đặc biệt là những kết quả nghiên cứu của công trình về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ làng xóm - Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. 7 - Phan Văn Sáu, Hồ Văn Thông, “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay” [107]. Công trình đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định đường lối, chính sách thực hiện phát huy dân chủ của chính quyền cấp xãphát triển nông thôn, nông nghiệp, nông dân nước ta trong thời kì đổi mới. - Nguyễn Sinh Cúc, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” [38]. Đây là công trình nghiên cứu phân tích luận giải quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở về những vấn đề cần giải quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như: đầu tư, phân hoá giàu nghèo, nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản. - Lưu Văn Sùng, “Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [112]. Tác giả đã chỉ rõ thực chất CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ về KT-XH của một nước công nghịêp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển công nghịêp mà còn bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn cả nước nói chung. Từ đa dạng hoá sản xuất, tạo ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đến phát triển công nghiệp chế biến là bước đi tất yếu của phát triển nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH. Đó là khâu quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. - Hoàng Chí Bảo, “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” [9]. Trên cơ sở nghiên cứu HTCT cấp cơ sở của HTCT đang vận hành ở Việt Nam, nhóm tác giả đã chỉ ra hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng phát triển KT-XH, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. - Phạm Văn Bính, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới” [13]. Tác giả đã đề cập đến những thành tựu của Việt Nam về xuất khẩu gạo như là 8 một trong những thành quả quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong 20 năm đổi mới, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Đặng Kim Sơn, “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau” [108]. Tác giả đã nêu bật được thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Công trình đã phân tích khá sâu sắc thực trạng giai cấp nông dân Việt Nam từ nhiều góc độ. Đó là biểu hiện kết quả của quá trình thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực tam nông. - Đỗ Tiến Sâm, “Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: thực trạng và giải pháp” [104]. Cuốn sách phân tích những khái niệm và quan điểm cơ bản về tam nông; đánh giá thực trạng và nêu các giải pháp về nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về tam nông và xử lí vấn đề tam nông ở Trung Quốc vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, góp phần gợi mở những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo. - Nguyễn Văn Sánh, “Nguyên lý phát triển “tam nông” và ứng dụng vào bối cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long” [106]. Tác giả tóm lược các cách tiếp cận nghiên cứu và phát triển nông thôn thế giới, từ đó định hướng nghiên cứu phát triển tổng hợp nhằm tìm ra các cơ hội, giải pháp và ứng dụng phát triển nông thôn tại Việt Nam, đặc biệt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Ngô Huy Tiếp, “Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay” [133]. Công trình này đã phân tích vai trò quan trọng của giai cấp nông dân trong lịch sử dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; phân tích những đặc điểm cơ bản của giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay. Làm rõ nội dung và phương thức Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân, phân tích thực trạng giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp nông dân, các tác giả đã đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 9 - Vũ Văn Phúc, “Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn” [101]. Các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, các địa phương, các ngành, các cấp bàn đến những khía cạnh đa dạng của việc xây dựng NTM như: vấn đề quy hoạch, an sinh xã hội, chính sách đất đai, bảo vệ môi trường đất đai... Đặc biệt nhiều bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề này. Từ đó giúp Việt Nam có cách nhìn nhận để nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước. - Đặng Kim Sơn, “Đổi mới chính sách nông nghiệpViệt Nam, bối cảnh, nhu cầu và triển vọng” [110]. Các tác giả đã phân tích tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô, về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay. Đồng thời đề cập đến những cải cách chính sách và công tác thi hành chính sách nông nghiệp trong thời gian qua; phân tích những thách thức và cơ hội cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những đề xuất cho đổi mới chính sách nông nghiệp nước ta theo hướng phát triển bền vững. 1.1.2. Luận án, luận văn - “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cử
Luận văn liên quan