Luận án Hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên Đại học quân sự

Xuất phát từ thực trạng dạy học ở ĐHQS thời gian qua, kinh nghiệm thực tiễn dạy học của bản thân, từ sự luận bàn của các tác giả trên thế giới và Việt Nam về kỹ thuật dạy học, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên Đại học quân sự” làm đề tài nghiên cứu. Luận án được kết cấu gồm: phần mở đầu, phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 4 chương (9 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS hiện nay, tập trung làm rõ khái niệm KTDH, xây dựng khái niệm hoàn thiện KTDH cho giảng viên, xác định các yếu tố cơ bản tác động tới quá trình hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS, đồng thời xây dựng nội dung và cách đánh giá trình độ KTDH của giảng viên ĐHQS.

doc221 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên Đại học quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cam đoan Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Hà Minh Phương Môc lôc Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Më ®Çu 7 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14 Ch­¬ng 1 C¬ së lý luËn viÖc hoµn thiÖn kü thuËt d¹y häc cHO giẢNG VIÊN ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 31 1.1. C¸c kh¸i niÖm cơ bản 31 1.2. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên Đại học quân sự 46 1.3. Hệ thống kỹ thuật dạy học vµ chuẩn đánh giá kü thuËt d¹y häc cña giảng viên đại học quân sự 53 Ch­¬ng 2 TRẠNG HOÀN THIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 68 2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng 68 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 69 Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY 95 3.1. Yêu cầu hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự 95 3.2. Biện pháp hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự 100 Chương 4 Thùc nghiÖm s­ ph¹m 122 4.1. Những vấn đề chung của thực nghiệm 122 4.2. Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thực nghiệm 134 kÕt luËn vµ kiÕn nghÞ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 152 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 153 Phô lôc 163 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chính trị quốc gia CTQG Đảng uỷ Quân sự Trung ương ĐUQSTƯ Đại học quân sự ĐHQS Đối chứng ĐC Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV Kỹ năng dạy học KNDH Kỹ thuật dạy học KTDH Quân đội nhân dân QĐND Số lượng SL Thực nghiệm TN DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TT Tên bảng, biểu đồ Nội dung Trang 1 1.1. Bảng so sánh giữa kỹ thuật dạy học, phương pháp dạy học và kỹ năng dạy học 34 2 1.2. Bảng tiêu chí đánh giá KTDH của giảng viên ĐHQS 61 3 2.1. Bảng tổng hợp kết quả điều tra nhận thức của giảng viên và học viên về KTDH 73 4 2.2. Bảng tổng hợp ý kiến của giảng viên về thực trạng tổ chức hoàn thiện KTDH cho giảng viên 83 5 2.3. Bảng tổng hợp ý kiến của giảng viên về khả năng tổ chức hoàn thiện KTDH cho giảng viên của các trường ĐHQS 85 6 4.1. Bảng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá KTDH cho giảng viên 122 7 4.2. Bảng phân phối tần số điểm đánh giá trình độ KTDH đầu vào của các nhóm tại hai cơ sở thực nghiệm 126 8 4.3. Bảng kết quả khảo sát trình độ KTDH đầu vào của các nhóm tại hai cơ sở thực nghiệm 126 9 4.4. Bảng thống kê kết quả sau thực nghiệm về sự tiến bộ của KTDH tại cơ sở thực nghiệm 1 130 10 4.5. Bảng phân phối tần suất về sự tiến bộ của KTDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở thực nghiệm 1 130 11 4.6. Bảng phân phối tần suất tích lũy kết quả về sự tiến bộ của KTDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 130 12 4.7. Bảng mức độ tiến bộ về KTDH sau TN ở cơ sở TN 1 131 13 4.8. Bảng phân phối các tham số đặc trưng về sự tiến bộ của các KTDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 133 14 4.9. Bảng thống kê kết quả sau thực nghiệm về sự tiến bộ của KTDH tại cơ sở TN 2 135 15 4.10. Bảng phân phối tần suất về sự tiến bộ của KTDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 135 16 4.11. Bảng phân phối tần suất tích lũy kết quả về sự tiến bộ của KTDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 136 17 4.12. Bảng mức độ tiến bộ về KTDH sau TN tại cơ sở TN 2 137 18 4.13. Bảng phân phối các tham số đặc trưng về sự tiến bộ của các KTDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 138 19 4.14. Bảng so sánh kết quả đánh giá về tính tích cực hoàn thiện KTDH của giảng viên ở các nhóm TN và nhóm ĐC 142 20 4.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu vào trình độ KTDH của nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 127 21 4.2. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu vào trình độ KTDH của nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 127 22 4.3. Biểu đồ so sánh sự tiến bộ về các KTDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 132 23 4.4. Biểu đồ so sánh sự tiến bộ về các KTDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 137 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ TT Tên đồ thị, Sơ đồ Nội dung Trang 1 4.1. Đồ thị biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ của KTDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 131 2 4.2. Đồ thị biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ của KTDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 136 3 4.1. Sơ đồ khái quát quá trình thực nghiệm 129 Më ®Çu 1. Giới thiệu khái quát về luận án Xuất phát từ thực trạng dạy học ở ĐHQS thời gian qua, kinh nghiệm thực tiễn dạy học của bản thân, từ sự luận bàn của các tác giả trên thế giới và Việt Nam về kỹ thuật dạy học, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên Đại học quân sự” làm đề tài nghiên cứu. Luận án được kết cấu gồm: phần mở đầu, phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 4 chương (9 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS hiện nay, tập trung làm rõ khái niệm KTDH, xây dựng khái niệm hoàn thiện KTDH cho giảng viên, xác định các yếu tố cơ bản tác động tới quá trình hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS, đồng thời xây dựng nội dung và cách đánh giá trình độ KTDH của giảng viên ĐHQS. Trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS hiện nay, đề xuất 5 biện pháp hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS. Các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ, cùng hướng vào hoàn thiện KTDH cho giảng viên qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong các nhà trường quân đội nói chung, ĐHQS nói riêng. Luận án là công trình nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh, các kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã có. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận dạy học, làm cơ sở để hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS và có thể dùng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy cho giảng viên các nhà trường trong và ngoài quân đội. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần nâng cao bản lĩnh chính trị, thế giới quan, phương pháp luận khoa học, năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ học viên, việc nâng cao chất lượng dạy học trong các trường ĐHQS trở thành một đòi hỏi cấp bách. Hơn lúc nào hết, người giảng viên cần phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất và năng lực sư phạm của mình, trong đó có KTDH. Vì thế, việc kiện toàn và phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và cơ cấu, trong đó chú trọng “nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư phạm” [22, tr.22] là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các trường ĐHQS theo tinh thần Nghị quyết về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới của Đảng uỷ quân sự Trung ương và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI “Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [19, tr.216]. §éi ngò giảng viªn lµ lùc l­îng nßng cèt, lµ nh©n tè quyÕt ®Þnh chÊt l­îng gi¸o dôc - ®µo t¹o cña nhµ tr­êng. ChÝnh v× thÕ, x©y dùng ®éi ngò giảng viªn cã ®ñ phÈm chÊt, n¨ng lùc ®¸p øng yªu cÇu gi¸o dôc - ®µo t¹o trong t×nh h×nh míi lµ vÊn ®Ò c¬ b¶n, th­êng xuyªn, lµ mét nhiÖm vô chÝnh trÞ trung t©m cña c¸c trường ĐHQS hiÖn nay. Giảng viên trong các trường ĐHQS, trong quá trình thực hiện chức trách của mình phải thực hiện nhiều hoạt động, nhiệm vụ: dạy học, giáo dục học viên, nghiên cứu khoa học và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Quốc phòng. Trong đó, dạy học được coi là nhiệm vụ chính trị trung tâm của giảng viên ĐHQS. Với vai trò chủ đạo, tổ chức và điều khiển quá trình dạy học, người giảng viên đóng vai trò quyết định đến chất lượng dạy học trong các trường ĐHQS. Dạy học là hoạt động thường xuyên của giảng viên nói chung, giảng viên trong các trường ĐHQS nói riêng, kết quả hoạt động là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường, đánh giá phẩm chất, năng lực của giảng viên. Cũng như bất kỳ hoạt động nào của con người, muốn hoạt động dạy học đạt chất lượng, hiệu quả đòi hỏi người giảng viên phải có các KTDH. Kỹ thuật dạy học phản ánh chuyên môn, trình độ tay nghề sư phạm của giảng viên, KTDH của giảng viên càng thuần thục, hoàn thiện thì chất lượng quá trình dạy học càng cao. Trong những năm vừa qua, các nhà trường quân đội, đặc biệt là các trường ĐHQS đã tích cực đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp dạy học đáp ứng nhiệm vụ giáo dục - đào tạo trong tình hình mới. Những thành tích đó đã được khẳng định qua sản phẩm đào tạo của các nhà trường quân đội: “Học viên tốt nghiệp ra trường có chất lượng tương đối toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, kiến thức và năng lực, đáp ứng nhiệm vụ theo chức vụ ban đầu và có khả năng phát triển” [22, tr.4]. Kết quả đó có vai trò đóng góp to lớn của đội ngũ giảng viên và đã chứng tỏ phẩm chất, trình độ, năng lực sư phạm của giảng viên trong các nhà trường quân đội. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, một số giảng viên chưa tạo được hứng thú cho học viên, giảng bài còn nặng về lý luận trừu tượng, truyền thụ kiến thức một chiều dẫn đến chất lượng dạy học không cao. Hiện tượng giảng viên chưa làm chủ được hoạt động dạy học, lúng túng trước các tình huống sư phạm nảy sinh và khi tiến hành các hoạt động dạy học vẫn còn diễn ra. Một trong những nguyên nhân do giảng viên còn thiếu các KTDH, hoặc nếu có thì chưa thành thạo. Nhận thấy vai trò của KTDH với việc nâng cao chất lượng quá trình dạy học nói riêng, chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung, nhiều tác giả trên thế giới và trong nước đã nghiên cứu về kỹ thuật dạy học dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu đề cập đến KTDH nói chung, chưa có những công trình đi sâu vào nghiên cứu KTDH một cách cơ bản, chỉ ra các quy trình thực hiện KTDH cụ thể. Đặc biệt, hoàn thiện KTDH cho giảng viên nói chung, giảng viên ĐHQS nói riêng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và cụ thể với tư cách là một công trình nghiên cứu độc lập. Xuất phát từ những đòi hỏi vừa mang tính khách quan, vừa cấp thiết nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên Đại học quân sự” làm đề tài nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục - đào tạo trong các trường ĐHQS. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Trªn c¬ së nghiªn cøu lý luËn vµ thùc tiÔn vÒ KTDH, ®Ò xuÊt c¸c biện pháp hoµn thiÖn KTDH cho giảng viên ĐHQS hiÖn nay; nh»m trực tiếp n©ng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp dạy học của người giáo viên, hiÖu qu¶ d¹y häc, gãp phÇn thùc hiÖn tốt môc tiªu ®µo t¹o c¸n bé qu©n ®éi trong các trường ĐHQS. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ c¬ së lý luËn viÖc hoµn thiÖn KTDH cho giảng viên ĐHQS. - Khảo sát, đánh giá thực trạng KTDH của giảng viên ĐHQS và việc tổ chức hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS thời gian qua. - Đề xuất các biện pháp và quy trình hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS hiện nay. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm một số biện pháp để chứng minh tính khả thi của chúng trong thực tiễn dạy học ở ĐHQS. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học * Khách thể nghiên cứu: Hoạt động sư phạm của giảng viên các môn KHXH&NV ở các trường ĐHQS. * Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS . * Phạm vi nghiên cứu: - Luận án đi sâu nghiên cứu KTDH trong hoạt động giảng dạy (chủ yếu ở hình thức bài giảng của giảng viên), từ đó đề xuất các biện pháp để hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS. - Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các KTDH của giảng viên giảng dạy các môn KHXH&NV trong các trường ĐHQS. - Các số liệu khảo sát, thống kê, được tác giả sử dụng trong luận án giới hạn trong 5 năm trở lại đây, từ năm 2010 - 2014. * Giả thuyết khoa học Kü thuËt d¹y häc cña giảng viên ĐHQS ®­îc h×nh thµnh trong qu¸ tr×nh ®µo t¹o ë c¸c nhµ tr­êng vµ ph¸t triÓn, hoµn thiÖn trong ho¹t ®éng nghÒ nghiÖp cña hä. NÕu c¸c trường ĐHQS chó träng, bồi dưỡng kiến thøc vÒ KTDH cho giảng viên, tổ chức có hiệu quả các hoạt động rèn luyện và tự luyện tập KTDH của giảng viên theo quan điểm phát triển năng lực sư phạm thì KTDH của giảng viên sẽ được hoàn thiện và phát triển đáp ứng được yêu cầu hoạt động dạy học. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài luận án được nghiên cứu trên tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục nói chung, trong đó có những tư tưởng về dạy học, rèn luyện, nâng cao năng lực nghề nghiệp, năng lực sư phạm, kỹ năng sư phạm, phương pháp dạy học của người giáo viên. Dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận của Giáo dục học và Giáo dục học quân sự, từ đó định hướng cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu, luận giải các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, dựa trên quan điểm thực tiễn và quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu Khoa học giáo dục để nghiên cứu sinh đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận của việc hoàn thiện KTDH, thực trạng KTDH của giảng viên và hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS, tìm ra các nguyên nhân của thực trạng, từ đó xây dựng các biện pháp hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS hiện nay. * Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm phân tích, khai thác các tài liệu thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cụ thể: Quan sát hoạt động của giảng viên, các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ĐHQS. Toạ đàm, trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và học viên trong các trường ĐHQS về KTDH của đội ngũ giảng viên hiện nay. Điều tra, trưng cầu ý kiến bằng phiếu ankét với các đối tượng giảng viên và học viên trong các trường ĐHQS. Khai thác, tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến công tác giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên; nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội... để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc hoàn thiện KTDH, năng lực sư phạm cho giảng viên. Nghiên cứu sản phẩm giáo dục như: các báo cáo tổng kết của khoa, nhà trường về chất lượng dạy học, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên; các sản phẩm và hoạt động của giảng viên trong các hình thức tổ chức dạy học; tập trung nghiên cứu các khâu chuẩn bị lên lớp, thực hành trên lớp, kết thúc một buổi lên lớp. Xin ý kiến một số chuyên gia sư phạm, nhà khoa học sư phạm, cán bộ quản lý giáo dục về những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất, nhằm kiểm chứng tính khả thi của chúng. Thực nghiệm được tiến hành tại 3 trường: Học viện Chính trị, Sĩ quan Lục quân 1, Đại học Chính trị. Sau thực nghiệm sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích số liệu qua đó rút ra những kết luận về mặt định tính, định lượng của các kết quả nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án - Xây dựng các khái niệm cơ bản, chỉ rõ những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS; Bước đầu xây dựng hệ thống và tiêu chí đánh giá trình độ KTDH của giảng viên ĐHQS, làm cơ sở cho việc đánh giá năng lực sư phạm của giảng viên. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của luận án bằng cách khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng KTDH và hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS thời gian qua. Từ kết quả khảo sát thực trạng, đánh giá ưu, nhược điểm và chỉ ra nguyên nhân của việc tiến hành hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS, luận án đã cung cấp những tư liệu xác thực cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, quản lý sư phạm của mình. - Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về KTDH, làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn việc hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS hiện nay. Đề xuất các biện pháp và quy trình hoàn thiện KTDH cho giảng viên các trường ĐHQS hiện nay làm cơ sở cho việc vận dụng trong thực tiễn dạy học, bồi dưỡng nâng cao tay nghề sư phạm cho đội ngũ giảng viên ở ĐHQS, nhất là đối với các giảng viên còn ít tuổi nghề. Luận án góp phần bổ sung, phát triển và cụ thể hóa lý luận Giáo dục học vào giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn dạy học của giảng viên ở ĐHQS. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo và tài liệu giảng dạy trong các nhà trường trong và ngoài quân đội. Đặc biệt, luận án là cơ sở lý luận giúp cho giảng viên ĐHQS hoàn thiện KTDH nói riêng, phát triển trình độ chuyên môn sư phạm nói chung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các trường ĐHQS trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay. 8. Kết cấu của luận án LuËn ¸n ®­îc kÕt cÊu gåm: phÇn më ®Çu, phần tổng quan, 4 ch­¬ng, kÕt luËn, kiÕn nghÞ, danh môc tµi liÖu tham kh¶o vµ phô lôc. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 1. Những nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài nghiên cứu Cùng với lịch sử phát triển của giáo dục học, KTDH đã được nghiên cứu, khái quát và vận dụng vào trong quá trình dạy học từ rất sớm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. 1.1. Những tư tưởng và nghiên cứu về kỹ thuật dạy học Thời cổ đại, những người làm nghề dạy học đã biết nghiên cứu và sử dụng các KTDH để nâng cao chất lượng dạy học. Trong các trường học của Hy Lạp và La Mã cổ đại người dạy đã biết kết hợp giữa kỹ thuật thông báo tri thức với việc tổ chức tranh luận, bình luận các nội dung học tập. Socrate (469 - 390 trước CN), một nhà triết học, giáo dục học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại đã quan niệm chân lý có sẵn trong con người, trong mọi người, vấn đề là từng người có phát hiện ra chân lý đó không. Theo ông, để giúp cho sự phát hiện chân lý người thầy không nên trao cho người học những kết luận có sẵn, mà bằng những câu hỏi khéo léo dẫn dắt người học đi vào những mâu thuẫn để rồi tự mình giải quyết lấy mâu thuẫn từ đó tìm ra chân lý. Cách dạy của Socrate còn gọi là “thuật đỡ đẻ”, ông cho rằng người thầy như cô hộ sinh, phải giúp cho học trò mình “sinh hạ” được những chân lý vốn tiềm ẩn, vốn được “mang thai” trong trí óc. “Thuật đỡ đẻ” của Socrate tuy còn sơ khai, nhưng đã chỉ ra cho người làm nghề dạy học những kỹ thuật tiến hành hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học. Khổng Tử (551 - 479 trước CN), một nhà triết học, nhà giáo dục tiêu biểu của Trung Hoa thời cổ đại, quan niệm quá trình dạy học người thầy phải sử dụng các kỹ thuật để hướng dẫn, gợi mở người học tự tìm ra chân lý, người thầy không được phép làm thay học trò. Ông đưa ra mệnh đề: “Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa” [82, tr.60] (Bất phẫn bất khải, bất phi bất phát, cử nhất ngung, bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã). Cách dạy của Khổng Tử là không bao giờ bày sẵn nội dung học tập cho người học mà ông chỉ dẫn dắt, khêu gợi buộc người học phải tích cực suy nghĩ để tìm ra chân lý. Trong học tập người học chỉ thu được kết quả cao nhất khi phát huy được tính tích cực, độc lập tư duy. Khi đó người học mới huy động được cao nhất các chức năng tâm lý vào quá trình học tập, tự mình phát hiện và giải quyết vấn đề học tập dưới sự hướng dẫn của người thầy, không ỷ lại, trông chờ vào sự làm thay của người thầy. Tính tích cực, độc lập trong tư duy của người học thể hiện ở việc chủ động tìm tòi khám phá chân lý, mong muốn nắm bắt mọi vấn đề nếu không biết thì tức giận, không hiểu thì bực bội. Theo Khổng Tử, chỉ những người như vậy mới có thể gợi mở, hướng dẫn cho học tập. Để nêu cao tính tích cực, độc lập trong tư duy của người học ông chủ trương người thầy phải đưa người học vào những tình huống, hoàn cảnh cụ thể buộc người học phải huy động tối đa các chức năng tâm lý, đặc biệt là tư duy. Muốn thế, người thầy phải biết các kỹ thuật dạy học: Dụ - Đạo - Trợ - Khải - Phát. Điều đó có nghĩa
Luận văn liên quan