Luận án Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở

Kỹ năng quản lý là công cụ hữu hiệu giúp cho những nhà quản lý nói chung và các nhà quản lý cấp cơ sở nói riêng nâng cao hiệu quả quản lý xã hội. Các kỹ năng quản lý cũng là yếu tố quan trọng để giúp các nhà quản lý cấp cơ sở hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về đối tượng mà mình quản lý. Đồng thời, với việc vận dụng hiệu quả các kỹ năng quản lý thì người cán bộ quản lý cấp cơ sở có thể năng động, sáng tạo trong công việc, nhất là trong quá trình giải quyết các vấn đề nảy sinh của thực tiễn.

pdf196 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- HỒ THỊ SONG QUỲNH KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CẤP CƠ SỞ Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống số liệu và kết quả nghiên cứu trong toàn bộ luận án là trung thực, khách quan và chưa có bất kỳ một công trình nào công bố. Tác giả luận án Hồ Thị Song Quỳnh LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: *PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương đã luôn quan tâm, hết lòng tận tình, dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và động viên tôi hoàn thành luận án này. * Tôi xin gửi lời tri ân đến GS. TS. Vũ Dũng, PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương- những người Thầy, người Cô đầu tiên tôi được học tri thức chuyên ngành ở trình độ NCS. Các Quý Thầy Cô của Học viện đã tận tình, truyền đạt tri thức, giúp cho tôi tiếp cận với cách tư duy mới, tạo nền tảng vững chắc cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cô PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, nhắc nhở và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. *Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm, các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý, Phòng đào tạo – quản lý sau đại học Học viện Khoa học xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án. *Ban Giám hiệu, Quý thầy, cô giáo Học viện chính trị khu vực II, TP HCM đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện trong suốt thời gian tôi học tập. *Gia đình tôi: Cha mẹ, anh chị em...- những người luôn trông chờ, mong mỏi, sát cánh, cùng chia xẻ niềm vui và nỗi buồn trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành luận án. *Các bạn cùng lớp NCS khóa 2012-2015 đã song hành, chia xẻ, hợp tác, giúp đỡ, cung cấp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. *Người thân, bạn bè đã luôn quan tâm và động viên tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành cám ơn! TP HCM, ngày 02 tháng 05 năm 2016 NCS. Hồ Thị Song Quỳnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CẤP CƠ SỞ ................................................................................................................................. 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giải quyết vấn đề................8 1.2.Một số vấn đề lý luận nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở ................................................................................. 26 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở............................................................................................... 53 Tiểu tiết chương 1 ....................................................................................................... 57 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 59 2.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................. 59 2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................... 60 2.3. Xử lý dữ liệu và cách đánh giá ............................................................................ 70 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 74 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CẤP CƠ SỞ ............................................................................................................... 75 3.1. Đánh giá khái quát thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở ...................................................................................... 75 3.2. Thực trạng các kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở .......................................................................... 79 3.3.Các yếu tố tác động đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở ................................................................................................................... 122 3.4.Kết quả thực nghiệm tác động ............................................................................ 137 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 145 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 151 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 159 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN CBQLHC Cán bộ quản lý hành chính ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GQTCĐĐ Giải quyết tranh chấp đất đai KN Kỹ năng NXB Nhà xuất bản QLHC Quản lý hành chính STT Số thứ tự Tr Trang TCĐĐ Tranh chấp đất đai TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Uỷ ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Một số đặc điểm của mẫu khảo sát chính thức là cán bộ QLHC cấp cơ sở tham gia trả lời bảng hỏi Bảng 2.2 Độ tin cậy của hệ thống bảng hỏi đo biểu hiện các đặc điểm: Tính đúng đắn, tính thuần thục, tính hiệu quả của các nhóm kỹ năng Bảng 2.3 Bảng phân chia các mức độ theo điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các kỹ năng GQTCĐĐ của cán bộ QLHC cấp cơ sở Bảng 2.4 Bảng phân chia các mức độ theo điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các nhóm kỹ năng thành phần qua giải quyết tình huống Bảng 3.1 Mức độ kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của CBQLHC cấp cơ sở qua các nhóm kỹ năng Bảng 3.2 Điểm trung bình thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng chung Bảng 3.3 So sánh kỹ năng GQTCĐĐ theo các nhóm khách thể Bảng 3.4 Biểu hiện và mức độ kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai Bảng 3.5 Điểm trung bình các tiểu thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN1 Bảng 3.6 Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai của cán bộ qua giải quyết tình huống Bảng 3.7 So sánh mức độ kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai theo các nhóm khách thể khác nhau Bảng 3.8 Mức độ kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp Bảng 3.9 Điểm trung bình của các thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả KN2 Bảng 3.10 Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp qua giải quyết tình huống Bảng 3.11 So sánh mức độ kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp theo các nhóm khách thể Bảng 3.12 Mức độ kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp Bảng 3.13 Điểm trung bình các thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN3 Bảng 3.14 Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp của cán bộ qua giải quyết tình huống Bảng 3.15 So sánh mức độ kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp theo các nhóm khách thể Bảng 3.16 Mức độ kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải Bảng 3.17 Điểm trung bình thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN4 Bảng 3.18 So sánh mức độ kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải theo các nhóm khách thể Bảng 3.19 Hệ số tương quan và hồi quy bậc nhất giữa các nhóm kỹ năng và các yếu tố tác động Bảng 3.20 Kết quả đánh giá của cán bộ cơ sở về thực trạng đánh giá cán bộ nơi họ làm việc Bảng 3.21 Kết quả đánh giá cơ chế, thủ tục hành chính trong giải quyết tranh chấp đất đai Bảng 3.22 Yếu tố thói quen ứng xử của người dân khi chấp hành qui định của luật pháp trong giải quyết tranh chấp đất đai Bảng 3.23 Động cơ giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Bảng 3.24 Thái độ đối với công việc giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Bảng 3.25 Sự thay đổi của kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp sau thực nghiệm tác động Bảng 3.26 Sự thay đổi của kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp qua giải quyết tình huống Bảng 3.27 Sự thay đổi của kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai Bảng 3.28 Sự thay đổi của kỹ năng lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai qua giải quyết tình huống Sơ đồ 3.1 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN1 Sơ đồ 3.2 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN2 Sơ đồ 3.3 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN3 Sơ đồ 3.4 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN4 Sơ đồ 3.5 Mức độ đạt được kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở Sơ đồ 3.6 Tương quan giữa các kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kỹ năng quản lý là công cụ hữu hiệu giúp cho những nhà quản lý nói chung và các nhà quản lý cấp cơ sở nói riêng nâng cao hiệu quả quản lý xã hội. Các kỹ năng quản lý cũng là yếu tố quan trọng để giúp các nhà quản lý cấp cơ sở hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về đối tượng mà mình quản lý. Đồng thời, với việc vận dụng hiệu quả các kỹ năng quản lý thì người cán bộ quản lý cấp cơ sở có thể năng động, sáng tạo trong công việc, nhất là trong quá trình giải quyết các vấn đề nảy sinh của thực tiễn. Trong các kỹ năng quản lý thì kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến người dân được xem là kỹ năng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là “cầu nối” giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân mà Hiếp pháp đã quy định thể hiện bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, thể hiện sâu sắc quan điểm lấy dân làm gốc của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói, để củng cố mối quan hệ, lòng tin giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước chúng ta cần phải: Giữ chặt mối quan hệ với dân chúng và luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi. Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở là một trong những kỹ năng có vai trò quan trọng hiện nay. Vai trò của kỹ năng này không chỉ ở chỗ giải quyết được nhu cầu, bức xúc của người dân về đất đai để tránh được tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội, mà còn tạo niềm tin của dân với nền hành chính Nhà nước - khi mà giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay được xem là vấn đề nổi cộm, việc giải quyết còn nhiều bất cập, yếu kém, thường kéo dài, phí tổn nhiều, hiệu quả ít, gây không ít phiền toái, bức xúc cho người dân. Theo những báo cáo gần đây của chính phủ và của các địa phương, có đến khoảng 70% các vụ khiếu kiện là liên quan đến lĩnh vực đất đai, có những vụ khiếu kiện tranh chấp đất đai kéo dài gây nhiều phiền hà cho người dân, ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội 2 Hơn nữa, do tính chất công việc đặc thù ở cấp cơ sở là phải thường xuyên tiếp xúc và giải quyết trực tiếp vấn đề đất đai của người dân để vừa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân nhưng cũng vừa đảm bảo đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai là yêu cầu quan trọng không thể thiếu của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên mà việc nghiên cứu đề tài “Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở” là rất cần thiết nhằm phát hiện thực trạng và có cơ sở đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai cho người cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu công việc. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận và thực trạng về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở. 3.2. Làm rõ thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở và các yếu tố tác động đến kỹ năng này. 3.3. Thực nghiệm tác động với các biện pháp tác động như bồi dưỡng kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành kỹ năng, giải quyết các bài tập tình huống và thực hành rèn luyện các kỹ năng cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở và một số yếu tố tác động đến kỹ năng này. 3 4.2. Khách thể nghiên cứu Số lượng khách thể là 217, bao gồm: - Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn. - Phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn. - Cán bộ địa chính, xây dựng phường, xã, thị trấn. - Cán bộ tư pháp phường, xã, thị trấn. Ngoài ra có phỏng vấn 30 cán bộ và người dân có liên quan, hiểu biết về vấn đề nghiên cứu. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 5.1. Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đạt được ở mức trung bình, trong đó tính đúng đắn của kỹ năng được thể hiện tốt nhất; tính thuần thục thể hiện kém nhất. Thâm niên công tác, thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai và địa bàn sinh sống là những tiêu chí tạo ra sự khác biệt trong kỹ năng của họ. 5.2. Trong những yếu tố tác động được nghiên cứu thì yếu tố đánh giá cán bộ; cơ chế, thủ tục hành chính có tác động mạnh hơn đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở. 5.3. Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở có thể được nâng cao thông qua bồi dưỡng kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành kỹ năng, giải quyết các bài tập tình huống và thực hành rèn luyện các kỹ năng để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai đặt ra. 6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6.1. Giới hạn về nội dung và khách thể nghiên cứu - Trong điều kiện nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ xem xét kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở thông qua giải quyết tranh chấp phát sinh dân sự giữa những người sử dụng đất với nhau trong quá trình sử dụng đất, bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, không nghiên cứu tranh chấp giữa người dân với cơ quan Nhà nước. - Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, luận án chỉ nghiên cứu ba đặc điểm: tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng. 4 - Trong các yếu tố tác động, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số các yếu tố có tác động đến kỹ năng GQTCĐĐ của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, bao gồm các yếu tố khách quan ( Cơ chế, thủ tục hành chính; thói quen ứng xử của người dân và công tác đánh giá cán bộ) và các yếu tố chủ quan ( Động cơ và thái độ làm việc của CBQLHC cấp cơ sở). - Luận án chỉ nghiên cứu khách thể là những cán bộ quản lý hành chính nhà nước- những người trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp phường, xã, thị trấn và một số cán bộ, người dân có hiểu biết về vấn đề tranh chấp đất đai. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Đề tài được tiến hành ở phường, xã, thị trấn của các quận 1, quận 4, quận 8, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức và huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh. 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nguyên tắc phương pháp luận Nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý luận của Tâm lý học hoạt động, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học tư pháp, Tâm lý học quản lý và các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc hoạt động: Hoạt động là cơ sở của sự hình thành và phát triển tâm lý, đồng thời là nơi thể hiện sinh động đời sống tâm lý của con người. Các kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động GQTCĐĐ của chính quyền cấp cơ sở. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phải thông qua quan sát, đánh giá hoạt động GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở và hoạt động giải quyết các tình huống mô phỏng các tình huống có thật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ. - Nguyên tắc hệ thống: Các hiện tượng tâm lý luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Sự nảy sinh, hình thành và phát triển của một hiện tượng tâm lý chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy, để hiểu rõ bản chất của một hiện tượng tâm lý nào đó chúng ta cần phải nghiên cứu nó một cách có hệ thống. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu lí luận là phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu. 5 7.3. Nhóm phương pháp điều tra thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp giải quyết các bài tập tình huống. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm tác động. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 8.1. Đóng góp về mặt lí luận - Là một trong những nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý luận định hướng cho việc nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở; làm rõ nội hàm khái niệm kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở; chỉ rõ các kỹ năng thành phần và xác định các yếu tố có tác động đến kỹ năng này. - Kết quả nghiên cứu làm phong phú thêm lý luận tâm lý học về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở - một loại kỹ năng còn ít được nghiên cứu ở Việt nam với tư cách là một loại kỹ năng đặc thù của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án chỉ ra thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở hiện nay; đánh giá biểu hiện và mức độ kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở qua các kỹ năng cơ bản: Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai; kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp; kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp; kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục bên tranh chấp trong quá trình hòa giải, Đồng thời chỉ ra được trong năm yếu tố tác động thì hai yếu tố đánh giá cán bộ và thủ tục, hành chính là những yếu tố có có tác động mạnh hơn đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở. 6 Kết quả thực nghiệm tác động hai kỹ năng thành phần, đó là: kỹ năng thu thập thông tin, phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp và kỹ năng đề
Luận văn liên quan