Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường đại học Sài Gòn

Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta có những quan điểm về TDTT ứng với từng giai đoạn cách mạng cụ thể, nhằm phục vụ chiến lược của Đảng và dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã tiếp thu và truyền bá tư tưởng Mác-Lênin vào nước ta, Người luôn coi trọng công tác TDTT và khẳng định TDTT là phương tiện đào tạo con người phát triển toàn diện và phục vụ lợi ích của giai cấp, lợi ích của xã hội. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 38 ngày 27/3/1946 thành lập Nha thanh niên và thể dục nằm trong Bộ giáo dục. Người ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục". giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Vận mệnh của đất nước được Người khẳng định gắn liền với sức khỏe từng người dân . “Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho đất nước yếu ớt đi một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là góp phần cho đất nước khỏe mạnh.”[50]. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng, bồi dưỡng và đào tạo con người phát triển toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là một trong những yếu tố cơ bản của nguồn lực con người chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Ngay từ năm 1958, Đảng ta đã chỉ rõ: “Con người là vốn quý của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe con người là nhiệm vụ và mục tiêu cao quý của ngành Y tế và TDTT dưới chế độ ta. Chính vì thế mà Đảng và Chính phủ rất coi trọng công tác y tế và công tác TDTT.”[5]. Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện trong mọi lĩnh vực của cách mạng Việt Nam. Thể dục thể thao luôn được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI có nêu: “Mở rộng và nâng cao chất lượng của phong trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học các cấp’’. [10].

doc203 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường đại học Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ----- –&— ----- PHẠM THANH VŨ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ----- –&— ----- PHẠM THANH VŨ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Văn Bé Hai 2. TS. Lê Thị Mỹ Hạnh TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án. Phạm Thanh Vũ MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT CBQL Cán bộ quản lý ĐC Đối chứng ĐH Đại học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTC Giáo dục thể chất GP Giải pháp GV Giảng viên KT Khả thi NXB Nhà xuất bản SV Sinh viên TB Trung bình TC Tiêu chí TDTT Thể dục thể thao TN Thực nghiệm DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 3.1 Kết quả lựa chọn các TC đánh giá của chuyên gia 58 Bảng 3.2 Kết quả phân tích độ tin cậy của các TC đánh giá bằng hệ số Cronbach's alpha 60 Bảng 3.3 Kết quả thống kê giá trị trung bình các TC qua đánh giá của chuyên gia 61 Bảng 3.4 Kết quả thống kê các môn TDTT ngoại khóa phù hợp cho SV qua đánh giá của các chuyên gia 66 Bảng 3.5 Kết quả Đánh giá, phân loại thể lực SV lứa tuổi 19 theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT 75 Bảng 3.6 Kết quả thống kê thực trạng thể lực của nam SV nam (n= 250) 76 Bảng 3.7 Kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của SV nam theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT 77 Bảng 3.8 Kết quả thống kê thực trạng thể lực của SV nữ (n= 250) 78 Bảng 3.9 Kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của SV nữ theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT 79 Bảng 3.10 Kết quả thống kê giá trị trung bình đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp 94 Bảng 3.11 Kết quả phân tích Độ tin cậy tổng thể của các giải pháp 95 Bảng 3.12 Kết quả phân tích độ tin cậy của từng giải pháp 96 Bảng 3.13 Kết quả phân tích Hệ số tương quan Spearman các giải pháp Sau 97 Bảng 3.14 Nội dung tổ chức TN các giải pháp Sau 108 Bảng 3.15 Thống kê thực trạng đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động TDTT ngoại khóa Sau 110 Bảng 3.16 Kết quả thống kê thể lực của SV nam 2 nhóm trước TN 115 Bảng 3.17 Kết quả thống kê thể lực của SV nữ 2 nhóm trước TN 117 Bảng 3.18 Đánh giá, xếp loại thể lực của SV lứa tuổi 20 (Quyết định 53 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 118 Bảng 3.19 Thể lực của SV nam ở 2 nhóm sau TN Sau 119 Bảng 3.20 Thể lực của SV nữ ở 2 nhóm sau TN 121 Bảng 3.21 Đánh giá, xếp loại thể lực của 2 nhóm SV sau TN các GP Sau 123 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG Biểu đồ 3.1 Kết quả thống kê sự quan tâm của nhà trường đối với hoạt động TDTT ngoại khóa 62 Biểu đồ 3.2 Kết quả đánh giá về số lượng đội ngũ GV giảng dạy TDTT ngoại khóa 63 Biểu đồ 3.3 Kết quả đánh giá chất lượng đội ngũ GV giảng dạy TDTT ngoại khóa 63 Biểu đồ 3.4 Kết quả đánh giá về số lượng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa 64 Biểu đồ 3.5 Kết quả đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa 64 Biểu đồ 3.6 Kết quả đánh giá Kinh phí dành cho hoạt động TDTT ngoại khóa 65 Biểu đồ 3.7 Kết quả đánh giá nội dung chương trình các môn TDTT ngoại khóa 65 Biểu đồ 3.8 Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV 67 Biểu đồ 3.9 Kết quả thống kê các môn TDTT ngoại khóa SV tham gia tập luyện 67 Biểu đồ 3.10 Kết quả thống kê số buổi tập/tuần SV tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa 68 Biểu đồ 3.11 Kết quả thống kê thời điểm trong ngày SV tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa 69 Biểu đồ 3.12 Kết quả thống kê hình thức hoạt độngTDTT ngoại khóa của SV 69 Biểu đồ 3.13 Kết quả thống kê thời lượng dành cho mỗi lần tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của SV 70 Biểu đồ 3.14 Kết quả thống kê địa điểm tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của SV 70 Biểu đồ 3.15 Kết quả thống kê nhu cầu tham gia tập luyện các môn TDTT ngoại khóa của SV 71 Biểu đồ 3.16 Kết quả thống kê nhu cầu về hình thức tổ chức tập luyện các môn TDTT ngoại khóa của SV 72 Biểu đồ 3.17 Kết quả thống kê sự hứng thú khi tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của SV 73 Biểu đồ 3.18 Kết quả thống kê sự hài lòng về hoạt động TDTT ngoại khóa của SV 74 Biểu đồ 3.19 Kết quả phân tích tính cần thiết và khả thi của các giải pháp 97 Biểu đồ 3.20 So sánh sự hứng thú của các nhóm sau thực nghiệm các GP 113 Biểu đồ 3.21 So sánh sự hài lòngcủa các nhóm sau thực nghiệm các GP 113 Biểu đồ 3.22 Nhịp tăng trưởng thể lực của SV Nam ở 2 nhóm sau TN Sau 119 Biểu đồ 3.23 Nhịp tăng trưởng thể lực của SV Nữ ở 2 nhóm sau TN 122 Biểu đồ 3.24 So sánh kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của nhóm TN trước và sau TN các GP 122 Biểu đồ 3.25 So sánh kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của nhóm ĐC trước và sau TN các GP 123 ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động Thể dục thể thao (TDTT) trong trường học các cấp là một mặt giáo dục quan trọng, không thể thiếu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực góp phần thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển bền vững đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế. Luật thể dục, thể thao (2007) nêu rõ: “GDTC trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học” [52]. GDTC đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu được của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách, thể chất cho sinh viên (SV), nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán triệt sâu sắc vấn đề này, trong nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và đào tạo (GĐ&ĐT) rất quan tâm đến công tác GDTC trong các trường Đại học (ĐH), Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp thể hiện qua việc thường xuyên cải tiến các nội dung chương trình giảng dạy, từng bước nâng cao chất lượng về trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả về đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao thể chất cho người học. Một số trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình TDTT lớn để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khoá, hoạt động ngoại khoá, phong trào TDTT quần chúng và các giải thi đấu thể thao SV ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. GDTC trong trường học được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện qua đường lối, chính sách, các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thể dục thể thao trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý Nhà nước về thể dục thể thao trường học, những năm gần đây đã chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục thể chất, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT của học sinh, SV nhằm nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học phổ thông, Cao đẳng và ĐH. Tuy công tác GDTC trong các trường học những năm gần đây đã có sự tiến bộ nhất định nhưng xét về mặt chiến lược còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực trước những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học vẫn là một đòi hỏi từ thực tiễn giáo dục đào tạo nước ta. Thể dục thể thao trong nhà trường bao gồm hai hoạt động chính, đó là TDTT nội khóa và TDTT ngoại khóa. TDTT nội khóa được thực hiện theo chương trình giáo dục bắt buộc, thông qua các giờ học GDTC được sắp xếp trong thời khóa biểu, với nội dung đã được nhà trường phê duyệt. TDTT ngoại khóa là các hoạt động liên quan đến TDTT, được tiến hành ngoài giờ học chính khóa, bao gồm các hoạt động tập luyện cá nhân hay tổ, nhóm, Câu lạc bộ của SV, tham gia các hoạt động thi đấu, cổ vũ, học tập hay thưởng thức các giá trị của TDTT. Thể dục thể thao ngoại khóa chủ yếu tổ chức các hoạt động TDTT vào những thời gian nhàn rỗi của SV, mở rộng hiểu biết và nâng cao những kiến thức về TDTT, sử dụng một cách tự giác, có hiệu quả các phương tiện của giáo dục thể chất trong đời sống và hoạt động hàng ngày của SV để nâng cao sức khỏe và rèn luyện thể lực. Những buổi tập ngoại khóa có nội dung khác nhau, sẽ giúp SV nắm chắc được nội dung trong chương trình học chính khóa, chuẩn bị đầy đủ cho họ những kiến thức, kỹ năng, thể lực cần thiết, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định. Ngoài ra, tập luyện ngoại khóa giúp cho việc hoàn thiện các môn thể thao tự chọn, hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt, những phẩm chất về ý chí, giúp về việc phát triển những kỹ năng chung và giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập nói chung trong nhà trường. Trường ĐH Sài Gòn là cơ sở giáo dục ĐH công lập trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, chịu sự quản lý Nhà Nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực. Hiện nay, nhà trường đào tạo theo hai hình thức: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (vừa làm vừa học, văn bằng 2 và liên thông). Trường ĐH Sài Gòn có 14 phòng, ban chức năng, 3 đơn vị trực thuộc, 7 trung tâm, 20 khoa đào tạo với 11 chuyên ngành đào tạo sau đại học, và 32 ngành đào tạo trình độ cao đẳng thuộc các lĩnh vực: kinh tế - kỹ thuật, văn hóa – xã hội, chính trị - nghệ thuật, luật và sư phạm. Từ năm 2018, trường chỉ đào tạo trình độ đại học và sau đại học, với số lượng hơn 20 ngàn sinh viên. Ngoài ra trường còn có các khoa đào tạo các môn chung, trong đó nổi bật là khoa Giáo dục quốc phòng-An ninh và Giáo dục thể chất. Trong những năm vừa qua hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường đã có những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục như: thiếu thốn về cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện; chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ phụ trách; nội dung, chương trình chưa phù hợp; các hoạt động TDTT ngoại khóa chưa được phát triển mạnh, Chính vì những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác GDTC nói chung cũng như công tác đào tạo SV phát triển toàn diện của nhà trường. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC, hiệu quả của các hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV việc “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn” là rất thời sự và cần thiết được thực hiện. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV, nghiên cứu xây dựng các các giải pháp phù hợp với điều kiện kiện thực tế và ứng dụng để kiểm nghiệm, xác định hiệu quả của các giải pháp đã xây dựng trong thực tiễn hoạt động TDTT cho SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trường ĐH Sài Gòn. Mục tiêu nghiên cứu 1. Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Sài Gòn. 2. Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn. 3. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn. Giả thuyết khoa học Với xu hướng phát triển của công tác đào tạo đại học, cao đẳng hiện nay, giáo dục thể chất nói chung cũng như thể thao ngoại khóa nói riêng đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu của các cơ sở giáo dục. Nếu xây dựng được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên mang tính khoa học, hệ thống, khả thi, được kiểm chứng trong thực tế, phù hợp với điều kiện tại đơn vị sẽ làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất nói riêng và cũng như chất lượng đào tạo toàn diện của sinh viên trường Đại học Sài Gòn. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về TDTT Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta có những quan điểm về TDTT ứng với từng giai đoạn cách mạng cụ thể, nhằm phục vụ chiến lược của Đảng và dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã tiếp thu và truyền bá tư tưởng Mác-Lênin vào nước ta, Người luôn coi trọng công tác TDTT và khẳng định TDTT là phương tiện đào tạo con người phát triển toàn diện và phục vụ lợi ích của giai cấp, lợi ích của xã hội. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 38 ngày 27/3/1946 thành lập Nha thanh niên và thể dục nằm trong Bộ giáo dục. Người ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục"... giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Vận mệnh của đất nước được Người khẳng định gắn liền với sức khỏe từng người dân ... “Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho đất nước yếu ớt đi một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là góp phần cho đất nước khỏe mạnh...”[50]. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng, bồi dưỡng và đào tạo con người phát triển toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là một trong những yếu tố cơ bản của nguồn lực con người chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Ngay từ năm 1958, Đảng ta đã chỉ rõ: “Con người là vốn quý của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe con người là nhiệm vụ và mục tiêu cao quý của ngành Y tế và TDTT dưới chế độ ta. Chính vì thế mà Đảng và Chính phủ rất coi trọng công tác y tế và công tác TDTT...”[5]. Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện trong mọi lĩnh vực của cách mạng Việt Nam. Thể dục thể thao luôn được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI có nêu: “Mở rộng và nâng cao chất lượng của phong trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học các cấp’’. [10]. Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới để theo kịp sự phát triển của thời đại, chuẩn bị tiền đề vững chắc cho đất nước bước vào thế kỷ XXI, vấn đề đào tạo con người trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đặc biệt trong thời kỳ này, để thực hiện tốt và nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác TDTT nói chung và GDTC nói riêng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát triển của đất nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII đã ra chỉ thị 36/ CT-TƯ ngày 24/3/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới [7]. Trong chỉ thị, Ban Chấp hành Trung ương đã nêu những đánh giá về những việc đã làm được, đồng thời vạch ra những yếu kém của công tác TDTT trong thời gian qua trên các lĩnh vực TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao và thể thao trường học. Chỉ thị cũng chỉ rõ định hướng phát triển, những mục tiêu cơ bản lâu dài, những mục tiêu trước mắt của nền TDTT nước ta. Chỉ thị 36/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ ra những yếu kém và nguyên nhân yếu kém của công tác TDTT là: “Nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò của TDTT trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, chưa thực sự coi TDTT là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Ngành TDTT và các ngành, đoàn thể nhân dân chưa phối hợp chặt chẽ trong công tác TDTT. Nhà nước chưa kịp thời bổ xung, sửa đổi các chính sách, chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển TDTT, đầu tư cho lĩnh vực TDTT còn rất hạn chế. Quản lý ngành TDTT còn kém hiệu quả, chưa có cơ chế thích hợp để phát huy những nhân tố mới, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân nhằm phát triển TDTT” [7]. Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đất nước trong tình hình mới, công tác TDTT cần khắc phục những tồn tại, yếu kém và phát triển đúng hướng theo quan điểm của Đảng: “ Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội...”[7]. Nghị quyết Số: 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 01/12/2011 Về tăng cường sự lãnh đạo của đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;yêu cầu cụ thể sự phối hợp của các cấp, các ngành về công tác TDTT là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TDTT... Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền về TDTT trong toàn xã hội... Đề nghị các cơ quan nhà nước ban hành các văn bản pháp quy về công tác TDTT, quy định chế độ tập luyện TDTT trong trường học, lực lượng vũ trang, cơ quan xí nghiệp... Chỉ đạo ngành TDTT cải tiến công tác quản lý, phối hợp với các ngành, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội... Tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về công tác giáo dục đã chỉ rõ: “Phát triển phong trào TDTT sâu rộng trong cả nước, trước hết là trong dân, thiếu niên, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học, trong các lực lượng dự bị quốc phòng và lực lượng vũ trang. Mở rộng quốc tế về TDTT, từng bước hình thành lực lượng thể thao chuyên nghiệp” [11]. Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và đào tạo và ban cán sự Đảng Tổng cục TDTT phối hợp chỉ đạo, tổng kết công tác giáo dục thể chất, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học nhằm nâng cao sức khỏe, thể thao học đường thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước. 1.2. Vai trò của hoạt động TDTT đối với sức khoẻ của con người Sức khoẻ được coi là vốn quý giá nhất của con người, bởi vậy quan tâm và chăm sóc tới sức khoẻ con người chính là quan tâm tới sự phát triển mọi mặt, không chỉ đối với mỗi con người, mỗi ngành, mỗi dân tộc, mà cả Quốc gia, và toàn thể nhân loại. Y học ngày nay càng khẳng định sức khoẻ của con người phải là sức khoẻ của cả thể xác lẫn tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người lành mạnh tâm hồn con người thoải mái thì khi đó con người mới có sức khoẻ. Tổ chức y tế Thế giới (WHO) nêu định nghĩa về sức khoẻ năm 1978 như sau “Sức khoẻ không chỉ là không bệnh tật mà còn là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội”. Sức khoẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, mỗi quốc gia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xã hội mới. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác đã nhấn mạnh: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công” [85]. Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức khoẻ tổng hợp về thế và lực của quần chúng nhân dân. Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Con người có sức khoẻ thì tinh thần thoải mái hơn, làm ra của cải vật chất nhiều hơn cho xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã chỉ ra một chân lý “Dân cường thì nước thịnh” và Người dạy rằng: “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh” Làm thể dục thể thao là đem lại lợi ích cho nhân dân, cho dân tộc, do đó Người rất quan tâm và chỉ hướng phát triển. Việc thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là nhằm giữ gìn và củng cố sức khoẻ cho mọi người, và chính Bác Hồ là một tấm gương sáng về rèn luyện thân thể để chúng ta noi theo, Bác nói “Tự tôi ngày nào cũng tập” [85]. Sinh viên các trường các trường đại học, cao đẳng nói chung và sinh viên trường Đại học Sà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_the.doc
  • pdfQuyết định thành lập Hội đồng đánh giá LATS cấp Trường NCS Phạm Thanh Vũ.pdf
  • pdfToàn văn LATS của NCS Phạm Thanh Vũ.pdf
  • docTom tat LATS của NCS Pham Thanh Vu.doc
  • docTrang thong tin LATS của NCS Pham Thanh Vu.doc
Luận văn liên quan