Luận án Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng duyên hải nam Trung Bộ

An ninh lương thực (ANLT) và biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng có quan hệ chặt chẽ với nhau. BĐKH đang và sẽ làm trầm trọng thêm các thách thức về mất ANLT bằng cách hạn chế mức sản xuất nông nghiệp (SXNN) trong tương lai (FAO, 2011a). Ở chiều ngược lại, nông nghiệp và các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất có liên quan đến 24% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn cầu (WRI, 2013). Để giải quyết được các áp lực nêu trên, đòi hỏi SXNN phải có sự chuyển đổi sang các hệ thống sản xuất có năng suất cao hơn, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, ít biến đổi và ổn định các yếu tố đầu ra, có khả năng chống chịu với những rủi ro, các cú sốc và BĐKH trong dài hạn. Đồng thời, giảm phát thải KNK trên một đơn vị diện tích đất hay sản phẩm nông nghiệp, tạo nên các bể chứa các-bon, góp phần vào giảm thiểu tác động của BĐKH (FAO, 2013). Nông nghiệp thông minh với khí hậu (Climate-Smart Agriculture, viết tắt là CSA) là một cách tiếp cận mới để chuyển đổi, định hướng lại và hướng dẫn quản lý sự phát triển nông nghiệp theo thực tế mới của BĐKH (Lipper & cộng sự, 2014). Cách tiếp cận này liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như tăng cường các điều kiện kỹ thuật, chính sách và thúc đẩy đầu tư nhằm đạt được sự phát triển nông nghiệp bền vững trong từng ngữ cảnh, địa phương cụ thể. Khác với chiến lược và quản lý nông nghiệp truyền thống, CSA nỗ lực lồng ghép các biện pháp ứng phó với BĐKH vào các kế hoạch, chiến lược phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tìm kiếm các cơ hội để thích ứng trong ngắn hạn và giảm nhẹ tác động trong dài hạn (Lipper & cộng sự, 2014). Ở Việt Nam, định hướng phát triển một nền nông nghiệp phát thải thấp, thích ứng với BĐKH và tăng trưởng bền vững đã được thể hiện trong nhiều Chiến lược, Kế hoạch, Quy hoạch của ngành. Cụ thể, thúc đẩy phát triển và nhân rộng các mô hình, giải pháp, thực hành, công nghệ CSA (sau đây gọi chung là mô hình CSA) đã nêu ra trong Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 và 2021 - 2030, Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH trong nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình lồng ghép nông nghiệp vào Kế hoạch hành động quốc gia thích ứng với BĐKH (NAP-Ag) và các Chiến lược phát triển trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, phát triển nông thôn. CSA được xác định là một trong số những biện pháp ứng phó mang tính tất yếu, ưu tiên trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam, bởi CSA đem lại các đồng lợi ích rất cao về ứng phó BĐKH, kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách. Tuy vậy, để thuận lợi cho việc triển khai các chính sách trong giai đoạn tới, các giải pháp ứng phó với2 BĐKH nói chung và CSA nói riêng cần được đánh giá một cách hệ thống, đầy đủ, có căn cứ khoa học. Các giải pháp ưu tiên nên và phải phù hợp với bối cảnh thực hiện các cam kết quốc tế, phù hợp với nguồn lực tài chính cũng như phù hợp với năng lực, các điều kiện sản xuất đặc thù của địa phương.

pdf232 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng duyên hải nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ HUY HUẤN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ HUY HUẤN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Chuyên ngành: PHÂN BỐ LLSX VÀ PHÂN VÙNG KINH TẾ Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS ĐINH ĐỨC TRƯỜNG 2. TS. TRẦN ĐẠI NGHĨA HÀ NỘI, NĂM 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Lê Huy Huấn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận án “Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của tập thể và cá nhân, các cơ quan trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Đức Trường - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và TS. Trần Đại Nghĩa - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, hai thầy hướng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện để hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các Phòng/Ban chức năng, Ban Lãnh đạo Khoa và tập thể giảng viên Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, Bộ môn Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường; bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, các Chi cục, Phòng, Ban thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận; Lãnh đạo UBND và cán bộ các Phòng/Ban chuyên môn của các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải và UBND các xã là các điểm nghiên cứu, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đã tạo điều kiện cung cấp và giúp cho tôi trong việc thu thập thông tin để thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân những người luôn sát cánh, động viên chia sẻ những khó khăn trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Lê Huy Huấn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu ............................................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 5 1.4.1. Đóng góp mới về phương diện học thuật, lý luận ........................................ 5 1.4.2. Đóng góp mới về phương diện thực tiễn ...................................................... 5 1.5. Kết cấu của luận án ............................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 8 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về phương pháp đánh giá hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ................................................................................................................. 8 1.1.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng hàm sản xuất của lý thuyết kinh tế vi mô ....................................................................... 8 1.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp dựa vào doanh thu và chi phí sản xuất ..................................................................................................... 10 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ............................................................................................ 13 1.2.1. Rà soát, tổng hợp các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ........ 14 1.2.2. Các tiêu chí rà soát, tổng hợp các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ................................................................................................................... 16 iv 1.2.3. Các mô hình nông nghiệp thông nghiệp thông minh với khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam ....................................................................................................... 20 1.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ................................................................................................................... 22 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 27 1.3.1. Khoảng trống về mặt lý luận ...................................................................... 27 1.3.2. Khoảng trống về mặt thực tiễn ................................................................... 28 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 29 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU...................................................................................................................... 30 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển và đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ............................................................................................ 30 2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc và các đặc điểm chính của nông nghiệp thông minh với khí hậu ............................................................................................................ 30 2.1.2. Nông nghiệp thông minh với khí hậu trong mối quan hệ với các khái niệm liên quan khác ....................................................................................................... 39 2.1.3. Quan điểm và tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ................................................................................................... 42 2.1.4. Đánh giá nhận thức của nông dân & các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng và quyết định lựa chọn các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ................................................................................................................... 48 2.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ...................................................................................................... 52 2.2.1. Các điều kiện cần thiết để áp dụng và cách thức thúc đẩy các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu có hiệu quả .......................................................... 52 2.2.2. Các rào cản trong việc áp dụng các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ................................................................................................................... 55 2.2.3. Các giải pháp khắc phục các rào cản và thúc đẩy việc áp dụng, phổ biến các mô hình nông nghiệp thông minh thông minh với khí hậu .................................. 56 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 60 CHƯƠNG 3: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 61 3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 61 v 3.1.1. Khái quát các đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng duyên hải Nam Trung Bộ...................................................................................... 61 3.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn vùng duyên hải Nam Trung Bộ .................. 63 3.1.3. Khát quát địa bàn nghiên cứu điểm - tỉnh Ninh Thuận .............................. 69 3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................................. 71 3.2.1. Tiếp cận có sự tham gia .............................................................................. 71 3.2.2. Tiếp cận không hối tiếc ............................................................................... 72 3.2.3. Tiếp cận giới và phát triển .......................................................................... 72 3.2.4. Tiếp cận theo Khung phân loại ưu tiên CSA (CSA-PF) ............................. 72 3.3. Khung nghiên cứu ............................................................................................. 73 3.4. Cách thức triển khai nghiên cứu ..................................................................... 74 3.4.1. Lựa chọn địa bàn, đối tượng, mẫu nghiên cứu ........................................... 74 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 80 3.5. Mô hình và phương pháp phân tích ................................................................ 83 3.5.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả ...................................................... 83 3.5.2. Phân tích ngân sách từng phần (PBA) ........................................................ 83 3.5.3. Phân tích chi phí - lợi ích (CBA) ................................................................ 84 3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường ................ 87 3.5.5. Phương pháp phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic ......................... 90 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 92 CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ .................................................................................................................. 93 4.1. Kết quả rà soát các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở duyên hải Nam Trung Bộ.................................................................................................... 93 4.2. Khái quát về các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu được chọn đánh giá tại tỉnh Ninh Thuận .................................................................................. 95 4.2.1. Thông tin chung về các mô hình ................................................................. 95 4.2.2. Mô tả các đặc điểm của mẫu khảo sát ........................................................ 98 4.3. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và các tác động đến lựa chọn sinh kế của các hộ nông dân ở Ninh Thuận ......................................................... 101 4.4. Hiệu quả của các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ............... 106 vi 4.4.1. Hiệu quả kinh tế của các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu . 108 4.4.2. Hiệu quả xã hội ......................................................................................... 121 4.4.3. Hiệu quả môi trường ................................................................................. 127 4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và quyết định lựa chọn mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu của nông hộ ............................... 134 4.5.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ....................................................................................... 134 4.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu của nông hộ ...................................................... 137 Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................... 142 CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ VÀ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ............................................................. 143 5.1. Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ ........................................................................................................ 143 5.1.1. Định hướng, chủ trương và chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn sau 2020 ........................................... 143 5.1.2. Chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu ở Việt Nam ................................................................................................... 146 5.2. Quan điểm và định hướng phát triển hiệu quả và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ .......... 147 5.2.1. Quan điểm phát triển hiệu quả và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ ........................................... 147 5.2.2. Định hướng phát triển hiệu quả và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ ........................................... 148 5.3. Một số gợi ý chính sách đối với việc phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu.................................................................... 149 5.4. Các giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ ..................................................... 155 5.4.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các hộ nông dân về biến đổi khí hậu và phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu .......................................................................................................... 155 vii 5.4.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm tăng cường hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ....................................................................................... 157 5.4.3. Nhóm giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh có hiệu quả và phù hợp ở vùng DHNTB ................................................... 160 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 168 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 184 Phụ lục 1.1. Các tiêu chí đánh giá CSA theo các mục tiêu, cấp độ khác nhau . 184 Phụ lục 2.1. Các thực hành CSA và lợi ích mang lại cho 3 trụ cột .................... 186 Phụ lục 2.2. Thực hành CSA tại các quy mô khác nhau .................................... 189 Phụ lục 2.3. Phân biệt giữa CSA với các cách tiếp cận khác trong phát triển nông nghiệp ............................................................................................................. 190 Phụ lục 2.4. Sự hiệp đồng và đánh đổi giữa nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) ......................................... 192 Phụ lục 3.1. Diện tích hạn khí tượng theo mức độ và theo thời gian hạn ở vùng DHNTB năm 2020 .................................................................................................. 193 Phụ lục 3.2. Danh sách các cán bộ, doanh nghiệp, hợp tác xã tại Ninh Thuận tham dự buổi tham vấn ......................................................................................... 195 Phụ lục 3.3. Phiếu điều tra .................................................................................... 196 Phụ lục 4.1. Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, EAA và IRR cho các mô hình ........ 211 Phụ lục 4.2. Công cụ EX-ACT tính toán lượng phát thải .................................. 213 Phụ lục 4.3. Kết quả phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic .................... 213 Phụ lục ảnh ............................................................................................................. 216 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANLT : An ninh lương thực BĐKH : Biến đổi khí hậu Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CGIAR : Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế The Consultative Group on International Agricultural Research CSA : Nông nghiệp thông minh với khí hậu (Climate-Smart Agriculture) ĐDSH : Đa dạng sinh học DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ FAO : Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc GACSA : Liên minh toàn cầu về Nông nghiệp thông minh với khí hậu (Global Alliance for Climate-Smart Agriculture) HQKT : Hiệu quả kinh tế INDC : Dự kiến Đóng góp do quốc gia tự quyết định IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPSARD : Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn IRR : Tỉ suất hoàn vốn nội bộ KHHĐ : Kế hoạch hành động KNK : Khí nhà kính NDC : Đóng góp do quốc gia tự quyết định NPV : Giá trị hiện tại ròng PTBV : Phát triển bền vững SXNN : Sản xuất nông nghiệp UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNFCCC : Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu WB : Ngân hàng thế giới ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các tiêu chí rà soát các mô hình nông nghiệp thích ứng với BĐKH ............ 17 Bảng 1.2. Tổng hợp tiêu chí đánh giá hiệu quả* và tính phù hợp của các mô hình CSA với đặc thù của địa phương .......................................................................... 18 Bảng 2.1. Tiềm năng kết hợp và đánh đổi giữa các trụ cột ........................................... 36 Bảng 2.2. Các chỉ số đánh giá mức độ thông minh với khí hậu .................................... 37 Bảng 2.3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình CSA ............................ 45 Bảng 3.1. Các loại hình hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai ................................... 63 Bảng 3.2. Danh sách 10 nhóm mô hình CSA tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ ........ 75 Bảng 3.3. Kết quả chấm điểm lựa chọn đối tượng nghiên cứu ...................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hieu_qua_cac_mo_hinh_nong_nghiep_thong_mi.pdf
  • docxLA_LeHuyHuan_E.docx
  • pdfLA_LeHuyHuan_Sum.pdf
  • pdfLA_LeHuyHuan_TT.pdf
  • docxLA_LeHuyHuan_V.docx
Luận văn liên quan