Luận án Nghiên cứu sự hấp thu canxi của chôm chôm rongrien trong hạn chế hiện tượng nứt trái

Luận án “Nghiên cứu sự hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien trong hạn chế hiện tượng nứt trái” được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự thiếu hụt canxi và biện pháp cung cấp canxi hiệu quả để hạn chế hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien. Thí nghiệm được thực hiện từ năm 2014 – 2017 tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ. Nội dung nghiên cứu chính bao gồm (1) Khảo sát hiện tượng nứt trái ở chôm chôm, bao gồm có 2 thí nghiệm được thực hiện trên các vườn chôm chôm từ 4 - 6 năm tuổi, mùa vụ 2014: (a) Hiện tượng nứt trái chôm chôm, (b) Hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien (gồm giai đoạn xảy ra hiện tượng nứt trái, sự thay đổi sinh lý – sinh hóa trước và trong giai đoạn nứt trái, một số đặc tính lý - hóa trái và mối quan hệ với hiện tượng nứt trái khi thu hoạch, mối quan hệ giữa hàm lượng canxi với hiện tượng nứt trái). (2) Ảnh hưởng của kali và chế độ tưới nước đến hàm lượng canxi trong vỏ trái và sự nứt trái chôm chôm Rongrien, gồm 2 thí nghiệm được thực hiện vào năm 2016: (a) ảnh hưởng của kali bón vào đất, và (b) chế độ tưới. (3) Ảnh hưởng của biện pháp cung cấp canxi đến hàm lượng canxi trong vỏ trái và sự nứt trái chôm chôm Rongrien, gồm có 3 thí nghiệm thực hiện trong năm 2015 và 2017 (a) bón canxi qua đất, (b) phun canxi qua lá và trái (gồm ảnh hưởng của dạng, nồng độ, thời điểm và biện pháp xử lý), (c) so sánh hiệu quả của các biện pháp nâng cao khả năng hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien. Kết quả cho thấy hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien xuất hiện vào tuần thứ 12 sau khi đậu trái và tăng nhanh cho đến khi thu hoạch, đây là giai đoạn thịt trái tăng nhanh nhưng vỏ trái đã ngừng tăng trưởng, hàm lượng Ca tích lũy trong vỏ trái thấp. Ở trái bị nứt có vỏ mỏng, hàm lượng Ca trong vỏ trái thấp, tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái cao hơn so với trái bình thường. Sự tăng trưởng nhanh của vỏ trái, nồng độ K cao và đất bị khô hạn thiếu nước là các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy Ca ở vỏ trái. Lượng K2O bổ sung vào đất càng cao thì sự tích lũy Ca trong vỏ trái càng giảm, bón 0,48 và 0,96 kg/cây ngay khi đậu trái làm giảm hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,11 và 1,18 so với đối chứng. Khoảng cách giữa 2 lần tưới càng ngắn thì sự tích lũy Ca càng cao, 2 ngày tưới/lần làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,5 lần so với đối chứng. Bón 200 đến 1.600 kg CaO/ha ngay khi đậu trái không làm tăng hàm lượng Ca và Ca-pectate ở vỏ trái, mặc dù có làm tăng hàm lượng Ca ở lá. Phun CaCl2 qua lá và trái có nồng độ 2%, phun 4 lần với khoảng cách hai lần phun là 15 ngày, bắt đầu sau khi đậu trái 8 tuần làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,6 lần và làm giảm tỷ lệ nứt trái 1,7 lần so với đối chứng. Cung cấp CaCl2 trực tiếp lên trái có hiệu quả cao hơn phun qua lá và trái. Nhúng trực tiếp trái trong dung dịchiii CaCl2 2% làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 2,36 lần và giảm tỷ lệ nứt trái 4,15 lần; phun trực tiếp lên chùm trái là 2,18 và 3,67 lần so với đối chứng. Phun 2% CaCl2 trực tiếp lên chùm trái (kết hợp chất bám dính) làm gia tăng hàm lượng Ca vỏ trái gấp 2,46 lần, giảm tỷ lệ nứt trái 9,7 lần, tăng năng suất thương phẩm 23,5%, tăng lợi nhuận 22,4% so với nghiệm thức đối chứng

pdf200 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự hấp thu canxi của chôm chôm rongrien trong hạn chế hiện tượng nứt trái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN THỊ BÍCH VÂN NGHIÊN CỨU SỰ HẤP THU CANXI CỦA CHÔM CHÔM RONGRIEN TRONG HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG NỨT TRÁI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN THỊ BÍCH VÂN NGHIÊN CỨU SỰ HẤP THU CANXI CỦA CHÔM CHÔM RONGRIEN TRONG HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG NỨT TRÁI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ NGÀNH: 9 62 01 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN BẢO VỆ 2018 i CẢM TẠ Xin chân thành biết ơn Thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ đã tận tình hướng dẫn các nội dung, phương pháp nghiên cứu cũng như giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án Xin chân thành cảm ơn hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở: - GS.TS. Lê Văn Hòa, PGS.TS. Lê Văn Bé, TS. Trần Sỹ Hiếu (Trường Đại học Cần Thơ) - TS. Nguyễn Thành Tài (Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp) - TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng (Trường Đại học Tiền Giang) - TS. Trần Thị Kim Ba (Trường Trung cấp Miền Tây) Đã dành nhiều thời gian quí báu để đọc và đóng góp ý kiến cho luận án được hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ; - Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng; - Ban chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Cây trồng; - Ban chủ nhiệm Bộ môn Sinh lý - Sinh hóa; - Quý Thầy, Cô, Anh, Chị, các bạn đồng nghiệp và các em sinh viên trong Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Đã tạo điều kiện tốt cho công tác học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn sự chia sẻ và động viên của người thân trong gia đình, đã góp phần không nhỏ vào thành công của luận án. Trần Thị Bích Vân ii TÓM TẮT Luận án “Nghiên cứu sự hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien trong hạn chế hiện tượng nứt trái” được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự thiếu hụt canxi và biện pháp cung cấp canxi hiệu quả để hạn chế hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien. Thí nghiệm được thực hiện từ năm 2014 – 2017 tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ. Nội dung nghiên cứu chính bao gồm (1) Khảo sát hiện tượng nứt trái ở chôm chôm, bao gồm có 2 thí nghiệm được thực hiện trên các vườn chôm chôm từ 4 - 6 năm tuổi, mùa vụ 2014: (a) Hiện tượng nứt trái chôm chôm, (b) Hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien (gồm giai đoạn xảy ra hiện tượng nứt trái, sự thay đổi sinh lý – sinh hóa trước và trong giai đoạn nứt trái, một số đặc tính lý - hóa trái và mối quan hệ với hiện tượng nứt trái khi thu hoạch, mối quan hệ giữa hàm lượng canxi với hiện tượng nứt trái). (2) Ảnh hưởng của kali và chế độ tưới nước đến hàm lượng canxi trong vỏ trái và sự nứt trái chôm chôm Rongrien, gồm 2 thí nghiệm được thực hiện vào năm 2016: (a) ảnh hưởng của kali bón vào đất, và (b) chế độ tưới. (3) Ảnh hưởng của biện pháp cung cấp canxi đến hàm lượng canxi trong vỏ trái và sự nứt trái chôm chôm Rongrien, gồm có 3 thí nghiệm thực hiện trong năm 2015 và 2017 (a) bón canxi qua đất, (b) phun canxi qua lá và trái (gồm ảnh hưởng của dạng, nồng độ, thời điểm và biện pháp xử lý), (c) so sánh hiệu quả của các biện pháp nâng cao khả năng hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien. Kết quả cho thấy hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien xuất hiện vào tuần thứ 12 sau khi đậu trái và tăng nhanh cho đến khi thu hoạch, đây là giai đoạn thịt trái tăng nhanh nhưng vỏ trái đã ngừng tăng trưởng, hàm lượng Ca tích lũy trong vỏ trái thấp. Ở trái bị nứt có vỏ mỏng, hàm lượng Ca trong vỏ trái thấp, tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái cao hơn so với trái bình thường. Sự tăng trưởng nhanh của vỏ trái, nồng độ K cao và đất bị khô hạn thiếu nước là các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy Ca ở vỏ trái. Lượng K2O bổ sung vào đất càng cao thì sự tích lũy Ca trong vỏ trái càng giảm, bón 0,48 và 0,96 kg/cây ngay khi đậu trái làm giảm hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,11 và 1,18 so với đối chứng. Khoảng cách giữa 2 lần tưới càng ngắn thì sự tích lũy Ca càng cao, 2 ngày tưới/lần làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,5 lần so với đối chứng. Bón 200 đến 1.600 kg CaO/ha ngay khi đậu trái không làm tăng hàm lượng Ca và Ca-pectate ở vỏ trái, mặc dù có làm tăng hàm lượng Ca ở lá. Phun CaCl2 qua lá và trái có nồng độ 2%, phun 4 lần với khoảng cách hai lần phun là 15 ngày, bắt đầu sau khi đậu trái 8 tuần làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,6 lần và làm giảm tỷ lệ nứt trái 1,7 lần so với đối chứng. Cung cấp CaCl2 trực tiếp lên trái có hiệu quả cao hơn phun qua lá và trái. Nhúng trực tiếp trái trong dung dịch iii CaCl2 2% làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 2,36 lần và giảm tỷ lệ nứt trái 4,15 lần; phun trực tiếp lên chùm trái là 2,18 và 3,67 lần so với đối chứng. Phun 2% CaCl2 trực tiếp lên chùm trái (kết hợp chất bám dính) làm gia tăng hàm lượng Ca vỏ trái gấp 2,46 lần, giảm tỷ lệ nứt trái 9,7 lần, tăng năng suất thương phẩm 23,5%, tăng lợi nhuận 22,4% so với nghiệm thức đối chứng. Từ khóa: canxi, chế độ tưới, chôm chôm, kali, năng suất, nứt trái, rò rỉ ion,... iv ABSTRACT The thesis entitled “Study on the calcium uptake of Rongrien rambutan in reducing fruit cracking phenomena” aims to investigate factors that could affect to calcium deficiency and suggest possible calcium supply approaches to reduce the fruit cracking of Rongrien rambutan. The experiments were conducted from 2014 to 2017 in Phong Dien district – Can Tho City. The major contents of this study consist of (1) survey on the fruit cracking phenomenon in rambutan, included two experiments carried out on rambutan orchards from four to six years old in the crop 2014 and 2015: (a) the fruit cracking phenomenon in rambutan, (b) the fruit cracking incidence of Rongrien rambutan (the stages of fruit cracking, the changes in biophysical - biochemical characteristics before and during fruit cracking period, some physical - chemical characteristics and correlation with the phenomenon of cracking fruit at harvest, and the relationships between Ca content and the fruit cracking incidence). (2) Effects of potassium and watering regime on Ca content in fruit peel and the fruit cracking incidence of Rongrien rambutan, consisted of two experiments were conducted in 2016 crop season: (1) effects of potassium fertilization on soil, and (2) watering regime. (3) Effects of calcium supplementation approaches on calcium content in fruit peel and the fruit cracking, including five experiments carried out in the crop 2015 and 2017: (a) addition of calcium to the soil, (b) spraying over the leaves and fruits (forms, concentrations, times and treatment methods), (3) evaluate the effectiveness of approaches to improve the calcium uptake of Rongrien rambutan The results showed that the fruit cracking appeared 12 weeks after completed flowering and increased rapidly until the harvest, this was the period of rapid fruit flesh growth but the peel of fruit has stopped growing, Ca accumulation was low in the fruit peel. The cracking fruits had thin–peel, Ca level was lower and ion leakage ratio was higher than those in the normal ones. Rapid fruit peel growth, high K concentration and drought were factors limiting the accumulation of Ca in the peel of fruit. The higher the K supply, the lower the Ca accumulation. Applying K2O 0.48 or 0.96 kg K2O/tree reduced Ca content of the fruit peel from 1.11 to 1.18 folds in contrast with the control. The shorter irrigation interval, the higher the Ca accumulation. Two- day intervals frequent watering increased Ca content in the peel of fruit in comparison to the control 1.50 folds. Applying CaO 200 – 1.600 kg/ha to the soil at fruit-set didn’t increase Ca in the peel although it increased the content of Ca in the leaves. Spraying 4 times through leaves and fruits with 2.0% v CaCl2 at 15-day interval, starting after fruit-set 8 weeks increased the content of Ca in the peel 1.6 folds and reduced the ratio of fruit cracking by the 1.7 times in comparison to those of the control. Applying directly to the fruit surface was more effective than foliar and fruit spraying. Dipping fruits directly in 2.0% CaCl2 solution increased Ca level of the fruit peel and declined the proportion of fruit cracking by 2.36 and 4.15 times; spraying directly to fruit bunch was higher than 2.18 and 3.67 folds compared with the control. Spraying directly to fruit bunch with 2% CaCl2 (combined with surfactant) increased Ca content of the fruit peel 2.46 folds and reduced the ratio of fruit cracking 9.7 folds, and commercial yield and profit were higher than 23.5% and 22.4% in contrast with the control. Keywords: calcium, fruit cracking, ion leakage ratio, potassium, rambutan, watering regime, yield,... vi CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình “Nghiên cứu sự hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien trong hạn chế hiện tượng nứt trái” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận án nào trước đây. Tác giả luận án Trần Thị Bích Vân vii MỤC LỤC Chương Nội dung Trang Chương 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 Chương 2 2.1 2.2 2.3 2.3.1 2.3.1.1 2.3.1.2 2.3.1.3 2.3.2 2.3.3 2.4 2.4.1 2.4.1.1 2.4.1.2 2.4.1.3 CẢM TẠ TÓM TẮT ABSTRACT LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG DANH SÁCH HÌNH DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT GIỚI THIỆU Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu của luận án Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Những đóng góp mới của luận án Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nội dung đề tài TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tổng quan về cây chôm chôm Rongrien Hiện tượng nứt trái Vai trò của canxi và sự rối loạn sinh lý trái do thiếu hụt canxi Vai trò của canxi Ổn định vách tế bào Canxi ổn định màng tế bào Canxi điều hòa sự thẩm thấu của tế bào Sự rối loạn sinh lý do thiếu hụt canxi Cơ chế tác động của canxi trong việc hạn chế hiện tượng nứt trái Sự hấp thu, chuyển vi, và tích lũy canxi Sự hấp thu canxi từ đất Canxi trong đất Sự hấp thu canxi ở rễ Sự chuyển vị canxi tới chồi Sự phân vùng canxi giữa lá và trái i ii iv vi vii xiii xvi xxvi 1 1 2 2 2 3 3 5 5 6 7 7 7 8 8 8 10 12 12 12 12 13 14 viii 2.1.1.4 2.4.1.5 2.4.2 2.5 2.5.1 2.5.2 2.5.3 2.5.4 2.6 2.6.1 2.6.2 2.6.3 2.6.3.1 2.6.3.2 Chương 3 3.1 3.1.1 3.1.2 3.2 3.3 3.3.1 3.3.1.1 3.3.1.2 3.3.2 Sự tích luỹ canxi ở trái Sự hấp thu qua lá và trái Ảnh hưởng của môi trường đến sự hấp thu và biện pháp nâng cao khả năng hấp thu canxi Hạn hán và nhiễm mặn Ánh sáng và nhiệt độ Độ pH của môi trường Mất cân bằng dinh dưỡng Các biện pháp nâng cao khả năng hấp thu canxi Nghiên cứu chế độ tưới Nghiên cứu bổ sung dinh dưỡng Nghiên cứu bổ sung canxi Thời điểm cung cấp Biện pháp cung cấp VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Khảo sát hiện tượng nứt trái Khảo sát hiện tượng nứt trái ở các giống chôm chôm khác nhau Thí nghiệm 1: khảo sát hiện tượng nứt trái ở 3 giống chôm chôm Java, Nhãn, và Rongrien Khảo sát hiện tượng nứt trái ở chôm chôm Rongrien Thí nghiệm 2: khảo sát giai đoạn xảy ra hiện tượng nứt trái Thí nghiệm 3: khảo sát sự thay đổi đặc tính sinh lý – sinh hóa trước và trong giai đoạn nứt trái Thí nghiệm 4: khảo sát một số đặc tính lý - hóa trái và mối quan hệ với hiện tượng nứt trái khi thu hoạch Thí nghiệm 5: khảo sát mối quan hệ giữa hàm lượng canxi với hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien Ảnh hưởng của kali và chế độ tưới nước đến hàm lượng canxi của vỏ trái và sự nứt trái chôm chôm Rongrien 14 15 16 17 17 18 18 20 20 21 21 21 22 28 28 28 28 29 29 29 29 29 30 30 30 30 31 31 ix 3.3.3 3.4 3.5 3.5.1 3.5.2 3.5.2.1 3.5.2.2 3.5.2.3 3.5.2.4 3.5.2.5 3.5.3 3.5.4 Chương 4 4.1 4.2 4.2.1 4.2.2 4.2.2.1 4.2.2.2 4.2.2.3 Thí nghiệm 6: ảnh hưởng của kali bón vào đất Thí nghiệm 7: ảnh hưởng của chế độ tưới Ảnh hưởng của biện pháp cung cấp canxi đến hàm lượng canxi trong vỏ trái và sự nứt trái Thí nghiệm 8: bón canxi qua đất Thí nghiệm 9: bổ sung canxi qua lá và trái Thí nghiệm 10: so sánh các biện pháp xử lý nâng cao khả năng hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien Kỹ thuật canh tác Phương pháp thu thập số liệu và phân tích các chỉ tiêu Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp đánh giá và phân tích Đặc tính lý - hóa đất Tiêu chuẩn thu hoạch và khả năng nhận diện trái bị nứt Các đặc tính lý - hóa trái Năng suất Chất lượng trái Hiệu quả kinh tế Phương pháp xử lý số liệu và thống kê KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ghi nhận tổng quát Khảo sát hiện tượng nứt trái Hiện tượng nứt trái chôm chôm Java, Nhãn, và Rongrien Hiện tượng nứt trái ở chôm chôm Rongrien Giai đoạn xảy ra hiện tượng nứt trái Sự thay đổi đặc tính sinh lý – sinh hóa trước và trong giai đoạn nứt trái Khối lượng trái Kích thước trái Hàm lượng canxi trong vỏ trái Một số đặc tính lý - hóa của trái chôm chôm Rongrien và mối quan hệ với hiện tượng nứt trái khi thu hoạch Một số đặc tính lý - hóa trái bình thường và trái bị nứt Mối quan hệ giữa một số đặc tính lý - hóa trái với hiện tượng nứt trái 31 32 33 33 33 36 36 37 37 37 37 38 38 41 41 41 42 43 43 43 43 45 45 46 46 48 50 52 52 53 x 4.2.2.4 4.3 4.3.1 4.3.1.1 4.3.1.2 4.3.1.3 4.3.1.4 4.3.1.5 4.3.1.6 4.3.1.7 4.3.1.8 4.3.1.9 4.3.2 4.3.2.1 4.3.2.2 4.3.2.3 4.3.2.4 4.3.2.5 4.4 4.4.1 4.4.1.1 4.4.1.2 4.4.1.3 4.4.1.4 4.4.1.5 4.4.2 4.4.2.1 Mối quan hệ giữa hàm lượng canxi với hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien Hàm lượng canxi trong lá và trái Mối quan hệ giữa canxi với hiện tượng nứt trái Ảnh hưởng của kali và tưới nước đến hàm lượng canxi của vỏ trái và sự nứt trái Ảnh hưởng của kali bón vào đất Hàm lượng canxi trong vỏ trái Hàm lượng kali trong vỏ trái Tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái Mối quan hệ giữa hàm lượng K và Ca ở trong vỏ trái với lượng K2O bổ sung vào đất Tỷ lệ nứt trái khi thu hoạch Kích thước trái Khối lượng trái Năng suất trái Độ Brix thịt trái Tưới nước Hàm lượng canxi trong đất và vỏ trái Tỷ lệ nứt trái khi thu hoạch Tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái Kích thước trái Năng suất trái Ảnh hưởng của biện pháp cung cấp canxi đến sự hấp thu canxi của vỏ và sự nứt trái Bón canxi qua đất Hàm lượng canxi trong lá và vỏ trái Tỷ lệ nứt trái và rò rỉ ion ở vỏ trái Kích thước trái Khối lượng trái Năng suất và chất lượng trái Phun qua lá và trái Ảnh hưởng của dạng canxi phun qua lá Hàm lượng canxi trong vỏ trái Tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái 53 53 54 56 56 56 58 59 60 61 63 63 65 67 67 67 70 72 73 74 76 76 76 77 78 79 80 82 82 82 83 xi 4.4.2.2 4.4.2.3 4.4.2.4 4.4.3 4.4.3.1 4.4.3.2 4.4.3.3 4.4.3.4 4.4.3.5 4.4.3.6 Tỷ lệ nứt trái khi thu hoạch Kích thước trái Khối lượng trái Chất lượng trái khi thu hoạch Ảnh hưởng của nồng độ canxi clorua phun qua lá Hàm lượng canxi trong vỏ trái Hàm lượng canxi trong lá Tỷ lệ nứt trái khi thu hoạch Tỷ lệ rò rỉ ion khi thu hoạch Hàm lượng kali trong vỏ trái và lá Kích thước trái Năng suất Hàm lượng chất khô Độ Brix Ảnh hưởng của thời điểm phun canxi clorua Hàm lượng canxi trong vỏ trái Tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái Tỷ lệ nứt trái Kích thước trái Khối lượng trái Năng suất và chất lượng trái Ảnh hưởng của biện pháp xử lý canxi clorua Hàm lượng canxi trong vỏ trái Tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái Tỷ lệ nứt trái Kích thước trái Khối lượng trái và năng suất Độ Brix So sánh các biện pháp xử lý nâng cao khả năng hấp thu canxi Hàm lượng canxi trong vỏ trái Tỷ lệ nứt trái khi thu hoạch Tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái Kích thước trái Năng suất và chất lượng trái Hiệu quả kinh tế 84 86 89 91 92 92 94 94 96 97 98 100 101 102 103 103 105 105 108 109 110 111 111 113 113 114 116 118 119 119 121 121 122 123 124 xii Chương 5 5.1 5.2 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận Đề xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 126 126 126 128 151 xiii DANH SÁCH BẢNG Bảng Nội dung Trang 3.1 3.2 3.3 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 Các nghiệm thức thí nghiệm biện pháp xử lý CaCl2 Các nghiệm thức thí nghiệm so sánh các biện pháp xử lý canxi Phương pháp phân tích chỉ tiêu lý - hóa đất Kết quả khảo sát hiện tượng nứt trái chôm chôm tại huyện Phong Điền – Tp. Cần Thơ, mùa vụ 2014 Kết quả khảo sát tỷ lệ cây và tỷ lệ trái bị nứt/cây ở chôm chôm Rongrien tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, mùa vụ 2014 Tương quan giữa hàm lượng canxi, khối lượng vỏ trái và thời điểm sau đậu trái ở chôm chôm Rongrien 4 năm tuổi tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận năm 2014 Một số đặc tính lý - hóa trái bình thường và bị nứt khi thu hoạch ở chôm chôm Rongrien 4 năm tuổi tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận năm 2014 Tương quan giữa một số đặc tính lý - hóa với tỷ lệ nứt trái khi thu hoạch ở chôm chôm Rongrien 4 năm tuổi tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận mùa vụ 2014 Tương quan (hệ số r) giữa hàm lượng canxi trao đổi trong đất, hàm lượng canxi ở lá và vỏ trái, tỷ lệ nứt trái ở chôm chôm Rongrien 4 - 6 năm tuổi tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2014 Tương quan giữa tỷ lệ nứt trái, hàm lượng canxi và kali, tỷ lệ rò rỉ ion và tỷ lệ K/Ca ở chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2016 Kích thước trái khi thu hoạch ở chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi khi có bón kali tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2016 Hàm lượng canxi trao đổi trong đất, canxi ở vỏ trái khi thu hoạch qua các chế độ tưới khác nhau ở chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2016 Hàm lượng canxi ở lá và vỏ trái khi thu hoạch ở các nghiệm thức bón canxi oxit trên chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015 35 36 37 44 45 51 52 53 55 63 63 68 76 xiv 4.11 4.12 4.13 4.14 4.15 4.16 4.17 4.18 4.19 4.20 Tỷ lệ nứt trái và tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái khi thu hoạch ở các nghiệm thức bón canxi oxit ở vỏ trái chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015 Chiều cao, chiều rộng và độ dày vỏ trái khi thu hoạch ở các nghiệm thức bón canxi oxit trên chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015 Năng suất trái khi thu hoạch ở các nghiệm thức bón canxi oxit trên chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015 Khối lượng tươi (vỏ, thịt và hạt) khi thu hoạch ở chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi khi xử lý các dạng canxi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015 Độ Brix và axit tổng số thịt trái khi thu hoạch ở chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi khi xử lý các dạng canxi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015 Tương quan giữa hàm lượng canxi trong lá, vỏ trái và tỷ lệ rò rỉ ion với tỷ lệ nứt trái khi thu hoạch ở chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015 Hàm lượng kali, tỷ lệ kali/canxi trong lá và vỏ trái khi thu hoạch qua các nồng độ canxi clorua khác nhau ở chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015 Khối lượng và năng suất trái lúc th
Luận văn liên quan