Luận án Nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Trong xu thế toàn cầu hóa, sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hệ thống pháp luật ngày càng trở nên mạnh mẽ. Một trong những hiện tượng pháp lý xuất hiện khá phổ biến trên thế giới là sự chuyển hóa những nội dung trong các quy định của ĐƯQT vào các quy định của pháp luật quốc gia. Quá trình này thường được gọi là “nội luật hóa” và có thể bắt gặp ở nhiều lĩnh vực pháp luật trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về vấn đề nội luật hóa ĐƯQT xuất hiện khá muộn (khoảng đầu những năm 2000) và còn thiếu kết nối giữa các chuyên ngành. Ngoài công pháp quốc tế (đề cập và giải quyết ở mức độ nhất định một số khía cạnh mang tính lý luận về nội luật hóa), các khoa học pháp lý chuyên ngành thường hướng sự quan tâm vào những khía cạnh thực tiễn của nội luật hóa ĐƯQT, các tác giả thường mặc nhiên thừa nhận hiện tượng này trong quá trình nghiên cứu mà ít có những bàn luận chuyên sâu. Với việc Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng về mọi mặt, số lượng ĐƯQT mà chúng ta đàm phán và ký kết không ngừng tăng lên theo từng năm. Hoạt động nội luật hóa các ĐƯQT cũng ngày càng trở nên thiết thực, đòi hỏi phải có những nghiên cứu rộng hơn và sâu hơn. Trong phần lớn các công trình nghiên cứu ở nước ta, nội luật hóa ĐƯQT chủ yếu được tiếp cận với tư cách một phương thức bảo đảm cho các nghĩa vụ quốc tế được cam kết trong điều ước được thực thi một cách đầy đủ, thực chất. Góc độ tiếp cận này mới chỉ nhấn mạnh được vai trò của nội luật hóa trong việc tổ chức thực hiện ĐƯQT mà chưa thấy được những vai trò rất có ý nghĩa khác của nội luật hóa ĐƯQT đối với bản thân HTPL quốc gia. Nội luật hóa ĐƯQT có sự liên hệ rất phức tạp với việc xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia, thể hiện ở cả những điểm giao thoa cũng như sự khác biệt. Trước hết, quy trình nội luật hóa ĐƯQT đan nhập với quy trình xây dựng pháp luật ở nhiều thao tác và cả chủ thể tiến hành, nhưng khác nhau về mục đích và điều kiện. Thứ hai, yêu cầu nội luật hóa ĐƯQT có tác động qua lại với yêu cầu hoàn thiện HTPL. Chỉ có thông qua việc hoàn thiện HTPL quốc gia thì một ĐƯQT cụ thể mới được nội luật hóa đầy đủ và ở chiều ngược lại, chính việc nội luật hóa các ĐƯQT nói chung cũng là một biện pháp hiệu quả để hoàn thiện HTPL quốc gia. Xem xét nội luật hóa ĐƯQT trong sự gắn kết với hoạt động xây dựng và hoàn thiện HTPL là một hướng tiếp cận mới, đặc biệt phù hợp với góc độ nghiên cứu của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật. Hướng nghiên cứu này cũng mang lại nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn khi cho phép chúng ta nhận diện rõ hơn các chủ thể và các thao tác nội luật hóa ĐƯQT trong quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, bóc tách được những kết quả của nội luật hóa khỏi kết quả thực thi ĐƯQT nói chung, trên cơ sở đó đánh giá được những tác động thực tế của nội luật hóa lên các thành tố khác nhau của HTPL Việt Nam.

pdf188 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHẠM VĨNH HÀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHẠM VĨNH HÀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 9 38 01 06 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Minh Tâm HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này. TÁC GIẢ LUẬN ÁN MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án 4 6. Kết cấu của luận án 5 PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 6 2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 12 3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 32 4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 34 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu NỘI DUNG LUẬN ÁN 35 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC GIA 36 1.1. Khái niệm, vai trò của nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia 36 1.2. Nguyên tắc, chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia 57 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia 69 1.4. Nội luật hóa điều ước quốc tế ở một số nước và những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật 74 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TÊ TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM 86 2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nội luật hóa trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay 86 2.2. Nguyên tắc, chủ thể nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay 96 2.3. Nội dung, hình thức, phương pháp nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay 106 2.4. Vai trò của nội luật hóa điều ước quốc tế trong thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam 113 2.5. Đánh giá chung về kết quả nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay 128 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 137 3.1. Quan điểm về nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay 137 3.2. Giải pháp nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay 144 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ĐƯQT : Điều ước quốc tế HTPL : Hệ thống pháp luật PLQG : Pháp luật quốc gia PLQT : Pháp luật quốc tế VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hệ thống pháp luật ngày càng trở nên mạnh mẽ. Một trong những hiện tượng pháp lý xuất hiện khá phổ biến trên thế giới là sự chuyển hóa những nội dung trong các quy định của ĐƯQT vào các quy định của pháp luật quốc gia. Quá trình này thường được gọi là “nội luật hóa” và có thể bắt gặp ở nhiều lĩnh vực pháp luật trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về vấn đề nội luật hóa ĐƯQT xuất hiện khá muộn (khoảng đầu những năm 2000) và còn thiếu kết nối giữa các chuyên ngành. Ngoài công pháp quốc tế (đề cập và giải quyết ở mức độ nhất định một số khía cạnh mang tính lý luận về nội luật hóa), các khoa học pháp lý chuyên ngành thường hướng sự quan tâm vào những khía cạnh thực tiễn của nội luật hóa ĐƯQT, các tác giả thường mặc nhiên thừa nhận hiện tượng này trong quá trình nghiên cứu mà ít có những bàn luận chuyên sâu. Với việc Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng về mọi mặt, số lượng ĐƯQT mà chúng ta đàm phán và ký kết không ngừng tăng lên theo từng năm. Hoạt động nội luật hóa các ĐƯQT cũng ngày càng trở nên thiết thực, đòi hỏi phải có những nghiên cứu rộng hơn và sâu hơn. Trong phần lớn các công trình nghiên cứu ở nước ta, nội luật hóa ĐƯQT chủ yếu được tiếp cận với tư cách một phương thức bảo đảm cho các nghĩa vụ quốc tế được cam kết trong điều ước được thực thi một cách đầy đủ, thực chất. Góc độ tiếp cận này mới chỉ nhấn mạnh được vai trò của nội luật hóa trong việc tổ chức thực hiện ĐƯQT mà chưa thấy được những vai trò rất có ý nghĩa khác của nội luật hóa ĐƯQT đối với bản thân HTPL quốc gia. Nội luật hóa ĐƯQT có sự liên hệ rất phức tạp với việc xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia, thể hiện ở cả những điểm giao thoa cũng như sự khác biệt. Trước hết, quy trình nội luật hóa ĐƯQT đan nhập với quy trình xây dựng pháp luật ở nhiều thao tác và cả chủ thể tiến hành, nhưng khác nhau về mục đích và điều kiện. Thứ hai, yêu cầu nội luật hóa ĐƯQT có tác động qua lại với yêu cầu hoàn thiện HTPL. Chỉ có thông qua việc hoàn thiện HTPL quốc gia thì một ĐƯQT cụ thể mới được nội luật hóa đầy đủ và ở chiều ngược lại, chính việc nội luật hóa các ĐƯQT nói chung cũng là một biện pháp hiệu quả để hoàn thiện HTPL quốc gia. Xem xét nội luật hóa ĐƯQT trong sự gắn kết với hoạt động xây dựng và hoàn thiện HTPL là một hướng tiếp cận mới, đặc biệt phù hợp với góc độ nghiên cứu của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật. Hướng nghiên cứu này cũng mang lại nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn khi cho phép 2 chúng ta nhận diện rõ hơn các chủ thể và các thao tác nội luật hóa ĐƯQT trong quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, bóc tách được những kết quả của nội luật hóa khỏi kết quả thực thi ĐƯQT nói chung, trên cơ sở đó đánh giá được những tác động thực tế của nội luật hóa lên các thành tố khác nhau của HTPL Việt Nam. Vai trò của nội luật hóa các ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng đã được khẳng định tại Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị. Theo đó, “xác định rõ quy trình, cơ chế nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” được nhấn mạnh là một giải pháp cụ thể nhằm đổi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật. Tinh thần này cần được kế thừa và tiếp tục phát huy khi yêu cầu xây dựng và hoàn thiện HTPL Việt Nam đang bước sang một giai đoạn mới, gắn với bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Thực tiễn nội luật hóa các ĐƯQT ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập. Việc thiếu cơ sở pháp lý trong triển khai thực hiện, thiếu nhất quán trong lựa chọn cách thức áp dụng ĐƯQT, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chủ thể tham gia vào công tác nội luật hóa không những có nguy cơ làm giảm hiệu quả của các nỗ lực thực thi cam kết quốc tế mà còn khiến HTPL Việt Nam chưa tiếp thu được một cách trọn vẹn nhất những giá trị pháp lý tiến bộ từ PLQT. Những hạn chế này một phần đến từ việc chúng ta chưa nhận thức thực sự đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL. Với tất cả những sự cần thiết đã trình bày ở trên, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài “Nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là tiếp tục làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận về nội luật hóa ĐƯQT, đặc biệt là nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL, đánh giá hoạt động nội luật hóa ĐƯQT trong thực tiễn ở Việt Nam từ đó xác định những phương hướng, giải pháp phù hợp để đẩy mạnh việc nội luật hóa các ĐƯQT đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện HTPL và hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu luận án bao gồm: 3 - Nghiên cứu, làm rõ khái niệm nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL và các vấn đề lý luận có liên quan như: sự cần thiết và vai trò của nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia; các yếu tố ảnh hưởng và các yêu cầu đặt ra đối với nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia; nguyên tắc, chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia - Đánh giá khái quát được vai trò và những kết quả thực tế của nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL Việt Nam thời gian qua, chỉ ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, bất cập, đặc biệt là những nguyên nhân thuộc về chính HTPL. - Xác định được các quan điểm cần thiết và đề xuất được những giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm khai thác và phát huy những vai trò của nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: Vấn đề nội luật hóa ĐƯQT dưới cả tư cách tĩnh (một khái niệm pháp lý) và tư cách động (một hoạt động thực tiễn); các quan điểm, quan niệm trên thế giới về mối quan hệ PLQG - PLQT; các quan điểm, quan niệm trên thế giới về khái niệm HTPL; chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công cuộc hoàn thiện HTPL; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại, hợp tác quốc tế; các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên; pháp luật thực định Việt Nam về ký kết, thực hiện ĐƯQT, pháp luật thực định Việt Nam về quy trình xây dựng pháp luật 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án chỉ đề cập đến vấn đề nội luật hóa các điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên hoặc chuẩn bị trở thành thành viên, không giải quyết vấn đề nội luật hóa các nguyên tắc chung của luật quốc tế hay các tập quán quốc tế. Trọng tâm của luận án là nghiên cứu nội luật hóa ĐƯQT trong sự liên hệ với yêu cầu xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia, do đó tác giả chỉ đề cập, phân tích những khía cạnh lý luận và thực tiễn về HTPL phục vụ trực tiếp cho yêu cầu nghiên cứu đó, không coi HTPL là đối tượng nghiên cứu trung tâm. Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, tức là sau khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật Điều ước quốc tế năm 2016 có hiệu lực. Để 4 đảm bảo tính khái quát của các kết luận khoa học, trong quá trình phân tích, lập luận, luận án cũng có sự đối sánh với pháp luật và thực tiễn triển khai thực hiện hoạt động này ở giai đoạn 2005-2015 và trước đó. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối đối ngoại, chính sách phát triển đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đặc thù của góc độ tiếp cận nên phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa được xác định là phương pháp nghiên cứu chủ đạo, được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án cùng với phương pháp phân tích và tổng hợp. Bên cạnh đó, tác giả cũng kết hợp sử dụng các phương pháp quen thuộc khác để triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể, như: Phương pháp lịch sử (phần tổng quan); Phương pháp logic (chủ yếu sử dụng ở Chương 1); Phương pháp phân loại và hệ thống hóa (mục 1.2); Phương pháp giả thuyết, dự báo khoa học (mục 1.1.4 và 2.4); Phương pháp tổng kết kinh nghiệm (mục 1.4.6 và 2.5); Phương pháp thống kê - mô tả ( mục 2.2.2, 2.3.2 và phần phụ lục); Phương pháp phân tích quy phạm (mục 2.2.1 và 2.3.2). Mặc dù không viết dưới góc độ so sánh nhưng luận án cũng sử dụng phương pháp so sánh như một công cụ bổ trợ giúp việc nghiên cứu thêm sinh động và toàn diện (tập trung ở các mục 1.1, 1.4 và 2.4). Tác giả không lựa chọn phương pháp tiếp cận liên ngành mà nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính của lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tuy nhiên có tính đến khả năng tiếp hợp kết quả nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành khác. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL từ góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật, luận án có thể đóng góp cho khoa học pháp lý một số vấn đề mới sau đây: Thứ nhất, luận án đã gắn kết những nội dung lý luận về nội luật hóa ĐƯQT với hệ thống tri thức, lý thuyết về HTPL, về xây dựng và hoàn thiện HTPL đã được thừa nhận trong khoa học pháp lý. Thứ hai, luận án đã làm rõ được sự cần thiết và các đặc điểm của nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia. Thứ ba, luận án đã xây dựng khung lý thuyết về chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia và sử dụng để soi chiếu vào thực tiễn ở Việt Nam. 5 Thứ tư, luận án đã chứng minh được ở Việt Nam hiện nay, hoạt động nội luật hóa ĐƯQT có sự liên hệ chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật, yêu cầu nội luật hóa ĐƯQT có tác động qua lại với yêu cầu hoàn thiện HTPL, kết quả nội luật hóa ĐƯQT có ảnh hưởng tới chất lượng của HTPL. Thứ năm, luận án đã làm rõ vai trò của nội luật hóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL thông qua những tác động thực tế của hoạt động này lên các yếu tố cấu thành của HTPL Việt Nam hiện nay, đồng thời luận giải những tác động ngược trở lại của các yếu tố thuộc HTPL Việt Nam đối với nội luật hóa ĐƯQT. Thứ sáu, luận án đã đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm đẩy mạnh việc nội luật hóa các ĐƯQT đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện HTPL Việt Nam bám sát theo các quan điểm chỉ đạo và quan điểm khoa học được xác định trước đó. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, phần Tổng quan về tình hình nghiên cứu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia Chương 2: Thực tiễn nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam Chương 3: Quan điểm và giải pháp nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CỦA LUẬN ÁN 1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 1.1. Những công trình nghiên cứu đề cập đến nội luật hóa/chuyển hóa điều ước quốc tế như một hiện tượng chung của luật quốc tế J. G. Starke, I. A. Shearer (1994), Starke’s International Law (11th edition), Butterworths (tạm dịch: Giáo trình Luật quốc tế của Starke) và Malcolm N. Shaw (2017), International Law (8th edition), Cambridge University Press (tạm dịch: Giáo trình Luật quốc tế của Shaw). Đây là hai cuốn sách thuộc hàng kinh điển về công pháp quốc tế, trình bày hầu hết các vấn đề pháp lý cơ bản của luật quốc tế và được xem như hình mẫu cho các giáo trình của nhiều trường đại học. Với sự gia tăng và mở rộng của luật pháp quốc tế, các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa trật tự pháp lý nội bộ của một quốc gia cụ thể và các quy tắc, nguyên tắc chi phối toàn bộ cộng đồng quốc tế cũng bắt đầu nảy sinh như một điều tất yếu. Starke trình bày những nội dung liên quan đến mối quan hệ này tại chương 4 trong giáo trình của mình. Tương tự, cũng ở chương 4, khi luận giải mối quan hệ PLQG-PLQT, Shaw phân tích khá sâu về “học thuyết chấp nhận”, “học thuyết chuyển hóa”. Đây được xem là những lý thuyết tiền đề của nội luật hóa ĐƯQT. Ignaz Seidl-Hohenveldern (1963), “Transformation or Adoption of International Law into Municipal Law”, International and Comparative Law Quarterly, 12(1), 88-124 (tạm dịch: Chuyển hóa hay chấp nhận luật quốc tế vào luật quốc gia). Bài viết phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng Mosler (học giả nổi tiếng người Đức) trong việc từ bỏ cách quan niệm rằng luật quốc tế muốn có hiệu lực trong phạm vi luật quốc gia cần phải được “chuyển hóa” bằng việc tạo ra các quy phạm tương ứng của nội luật Đức. Thay vào đó, theo Mosler, chỉ cần có “sự chấp nhận” PLQT vào PLQG là đủ. Cách quan niệm này hình thành nên một trật tự áp dụng mà qua đó vị thế của luật quốc tế được tăng cường so với luật quốc gia một khi giữa chúng xảy ra những xung đột. Tác giả bài viết cũng chỉ ra rằng trong các nghiên cứu sau này, nhiều học giả cũng sử dụng hai thuật ngữ “chuyển hóa” và “chấp nhận” như cách hiểu của Mosler (dù còn đôi chỗ chồng lấn) song trong quá khứ chúng từng không được phân biệt một cách rạch ròi. John H. Jackson (1992), “Status of Treaties in Domestic Legal Systems: A Policy Analysis”, The American Journal of International Law, Vol. 86, No.2, pp 310- 340 (tạm dịch: Địa vị của các điều ước quốc tế trong các hệ thống pháp luật quốc gia: Một phân tích chính sách). Tiếp nối cuộc tranh luận “kéo dài hơn một thế kỷ” liên 7 quan đến cách thức ĐƯQT được thực hiện trong môi trường luật quốc gia, trực tiếp hay không trực tiếp, công trình này có phương pháp tiếp cận chú trọng về mặt thuật ngữ. Trong bài viết, tác giả giới thiệu hàng loạt thuật ngữ khác nhau mà cách học giả cũng như các nhà hoạt động thực tiễn sử dụng để diễn tả các khái niệm “luật quốc gia”, “sự áp dụng trực tiếp”, “sự chuyển hóa”. Tác giả cũng luận giải những thuật ngữ nào có thể sử dụng thay thế cho nhau, những thuật ngữ nào gần gũi nhưng không đồng nhất, thuật ngữ nào sát nghĩa và phù hợp hơn cả. Harold Hongju Koh (1997), “Why Do Nations Obey International Law?”, The Yale Law Journal, Vol. 106, 1997, tr. 2599-2659 (tạm dịch: Tại sao các quốc gia tuân thủ luật quốc tế). Đây là một bài đánh giá tổng thuật có sự trình bày rất công phu về lịch sử các học thuyết pháp lý của luật quốc tế. Tại phần thứ 3 của công trình, tác giả đi sâu phân tích các “quá trình pháp lý xuyên quốc gia” thúc đẩy sự tương tác, diễn giải và nội luật hóa các quy phạm luật quốc tế vào HTPL trong nước - những vấn đề mà theo tác giả là then chốt để hiểu tại sao các quốc gia tuân thủ PLQT. Stefan Kadelbach (1999), “International law and the Incorporation of Treaties into Domestic Law”, German Yearbook of International Law (Vol. 42), Duncker & Humblot (tạm dịch: Luật quốc tế và sự tiếp hợp các điều ước quốc tế vào luật quốc gia). Theo tác giả, việc chuyển hóa ĐƯQT là một vấn đề truyền thống của luật quốc gia và thường được xem xét như một khía cạnh của trật tự pháp luật quốc gia. Thông thường, hiến pháp của các quốc gia sẽ tuyên bố việc bằng cách nào các điều ước có thể được tiếp hợp/ đưa vào (incorporate) PLQG và loại điều ước nào đòi hỏi những thủ tục cụ thể nào, với bước đầu tiên là sự chấp thuận của quốc hội. Tác giả cũng phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của việc đặt ra vấn đề chuyển hóa ĐƯQT ở cả những quốc gia theo chủ nghĩa nhất nguyên lẫn nhị nguyên, đồng thời khẳng định dù xuất phát từ góc nhìn nào, việc bản thân ĐƯQT áp đặt cho các bên quốc gia một nghĩa vụ phải tiếp hợp bằng những biện pháp xác định là rất hãn hữu. Ian Brownlie (2008), Pri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_noi_luat_hoa_dieu_uoc_quoc_te_trong_xay_dung_va_hoan.pdf
  • pdfNhững điểm mới của LA (tiếng Anh).pdf
  • pdfNhững điểm mới của LA (tiếng Việt).pdf
  • pdfQuyết định thành lập hội đồng.pdf
  • pdfTóm tắt LA (tiếng Anh).pdf
  • pdfTóm tắt LA (tiếng Việt).pdf
Luận văn liên quan