Luận án Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

Sau ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để cải thiện cuộc sống, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đất đai đã được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng, được đưa vào tham gia vốn liên doanh với một bên là doanh nghiệp Nhà nước và bên kia là đối tác tham gia vốn lưu động, thiết bị, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống và là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trong những năm qua, đất đai đã đóng góp đáng kể trong quá trình hội nhập và xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc thù ở nước ta có khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông, họ đã gắn bó đất đai với cả đời người1; do vậy việc Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng cho dù với mục đích gì, với lý do gì cũng là vấn đề dẫn đến đảo lộn sinh kế, tập quán canh tác, sinh hoạt, của một cộng đồng dân cư không nhỏ, cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm, nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Theo thống kê, trong tổng số các đơn khiếu nại, ước tính có khoảng 80% số vụ việc liên quan đến lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, trong đó có liên quan đến việc thu hồi đất2. Mặc dù ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song QSDĐ cơ bản thuộc về các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Bên cạnh đó, QSDĐ lại có nguồn gốc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó có việc Nhà nước công nhận QSDĐ. Ngoài ra NSDĐ còn được giao đất có thu tiền hay không thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển QSDĐ từ phía Nhà nước, từ các chủ thể sử dụng đất khác. Việc Nhà nước thu hồi đất chính là thu hồi quyền tài sản, và cũng là tài sản của người sử dụng đất - điều chưa được quy định trong Hiến pháp năm 1992 trở về trước, chỉ đến khi thông qua Hiến pháp năm 2013 mới đề cập với nội dung: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.”3.

pdf200 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 62.38.01.07 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ VĂN ĐẠI PGS. TS. PHẠM HỮU NGHỊ TP. HỒ CHÍ MINH - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 3 5. Những điểm mới của luận án 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 5 1.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu 5 1.1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 15 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 17 1.2.1. Cơ sở lý thuyết 17 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 19 1.3. Kết cấu của luận án 20 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 21 2.1. Lý luận về thu hồi đất nông nghiệp 21 2.1.1. Khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp 21 2.1.2. Đặc điểm của việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 25 2.1.3. Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp 36 2.2. Lý luận pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 39 2.2.1. Cơ sở xây dựng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 39 2.2.2. Nội dung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 41 2.3. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày 01/7/2004 47 2.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980 47 2.3.2. 2.4 Giai đoạn từ năm 1980 đến trước ngày 01/7/2004 Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của một số nước và những gợi mở đối với Việt Nam 49 55 2.4.1. 2.4.2. 2.4.3. 2.4.4. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của Cộng hòa Pháp Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của Úc Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Một số gợi mở đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 55 56 58 59 Kết luận Chương 2 60 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 61 3.1. 3.1.1. 3.1.2. 3.1.3. 3.2. Quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Cơ sở pháp lý ban đầu để Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Quy định về vai trò của quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất Quy định về nguyên tắc lập, công bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất Quy định về thẩm quyền quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy định về nội dung; trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp 61 61 61 63 67 3.2.1. Quy định về các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp 67 3.2.2. 3.2.3. Quy định về thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp 80 83 3.3. Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 90 3.3.1. Quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 90 3.3.2. 3.4. Quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Quy định về khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 100 111 Kết luận Chương 3 112 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 114 4.1. 4.1.1. 4.1.2. Quan điểm và những yêu cầu đặt ra về hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam Quan điểm hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam Những yêu cầu đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay 114 114 116 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 123 4.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 123 4.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về nội dung; trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp 124 4.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 138 4.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 145 4.2.5. Hoàn thiện quy định pháp luật về khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 148 4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 150 Kết luận Chương 4 153 Kết luận 155 Những công trình liên quan đến luận án đã được công bố 157 Danh mục Tài liệu tham khảo 158 Phần Phụ lục 175 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BLDS Bộ Luật Dân sự GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND Hội đồng nhân dân HP Hiến pháp HVHC Hành vi hành chính LĐĐ Luật Đất đai NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NSDĐ Người sử dụng đất QĐ Quyết định QĐHC Quyết định hành chính QH, KHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất QSDĐ Quyền sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân VPĐKQSDĐ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để cải thiện cuộc sống, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đất đai đã được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng, được đưa vào tham gia vốn liên doanh với một bên là doanh nghiệp Nhà nước và bên kia là đối tác tham gia vốn lưu động, thiết bị, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống và là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trong những năm qua, đất đai đã đóng góp đáng kể trong quá trình hội nhập và xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc thù ở nước ta có khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông, họ đã gắn bó đất đai với cả đời người1; do vậy việc Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng cho dù với mục đích gì, với lý do gì cũng là vấn đề dẫn đến đảo lộn sinh kế, tập quán canh tác, sinh hoạt, của một cộng đồng dân cư không nhỏ, cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm, nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Theo thống kê, trong tổng số các đơn khiếu nại, ước tính có khoảng 80% số vụ việc liên quan đến lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, trong đó có liên quan đến việc thu hồi đất2. Mặc dù ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song QSDĐ cơ bản thuộc về các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Bên cạnh đó, QSDĐ lại có nguồn gốc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó có việc Nhà nước công nhận QSDĐ. Ngoài ra NSDĐ còn được giao đất có thu tiền hay không thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển QSDĐ từ phía Nhà nước, từ các chủ thể sử dụng đất khác. Việc Nhà nước thu hồi đất chính là thu hồi quyền tài sản, và cũng là tài sản của người sử dụng đất - điều chưa được quy định trong Hiến pháp năm 1992 trở về trước, chỉ đến khi thông qua Hiến pháp năm 2013 mới đề cập với nội dung: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.”3. 1 Đỗ Mai Thành (2015), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, truy cập tại địa chỉ: ngày 30/01/2017. 2 Thanh tra Chính phủ (2010), Báo cáo số 2280/BC-TTCP Tổng kết việc thi hành Luật khiếu nại, tố cáo (từ năm 2005 đến tháng 6/2009), ngày 04/8, tr. 1. Nguyễn Thanh Hải - Thảo Trang (2014), Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, truy cập tại địa chỉ: ngày 13/02/2017. 3 Quốc hội (2013), Hiến pháp, Khoản 3 Điều 54. 2 Nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp - vấn đề tương đối bức xúc trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác nhau của Nhà nước và của các thành phần kinh tế; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; đồng thời thỏa mãn nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên: Nhà nước, nhà đầu tư, đảm bảo đời sống, sinh kế của người đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi; tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam” để thực hiện luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp, đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NSDĐ nông nghiệp bị thu hồi đất và các bên có liên quan. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu một số nội dung lý luận về thu hồi đất nông nghiệp: Luận giải để làm rõ khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc điểm, khái niệm thu hồi đất nông nghiệp; cũng như lý luận về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp như: Cơ sở xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật thu hồi đất nông nghiệp; nội dung pháp luật có liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp qua các giai đoạn; tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia về thu hồi đất nông nghiệp. - Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn trong quá trình áp dụng; những kết quả đã đạt được cũng như những bất cập trong các quy định của pháp luật nước ta liên quan đến nội dung Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. - Trên cơ sở quan điểm và những yêu cầu đặt ra về hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, luận án đã đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề sau: - Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; trong đó có nội dung liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp. - Một số công trình nghiên cứu khoa học về thu hồi đất, trong đó có đất nông nghiệp đã được công bố trong thời gian qua. 3 - Pháp luật đất đai hiện hành và các quy định pháp luật có liên quan đến nội dung Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Luận án cũng nghiên cứu pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của một số quốc gia trên thế giới như: Cộng hòa Pháp, Úc, Trung Quốc. - Các số liệu, vụ việc áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thu hồi đất nông nghiệp là vấn đề rất rộng. Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề là: Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định về nội dung, trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp; quy định về bồi thường, hỗ trợ và khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Ngoài ra, trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác giả không có điều kiện nghiên cứu việc thu hồi các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp: đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất làm muối. Bên cạnh đó, do LĐĐ năm 2013 mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 nên những phân tích pháp luật thực định, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả có so sánh, đề cập tình huống đã xảy ra trong thời gian áp dụng LĐĐ năm 2003, song những bất cập đó vẫn chưa được giải quyết trong LĐĐ năm 2013. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về phương diện lý luận, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp, pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp bao gồm: cơ sở xây dựng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, nội dung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp Về phương diện thực tiễn, nội dung kiến nghị của luận án sẽ góp phần nâng cao việc bảo đảm thực hiện pháp luật đối với cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người được nhà nước trao quyền và người bị thu hồi đất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu mà luận án đưa ra có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành luật đất đai trong các trường đào tạo về luật, quản lý đất đai hoặc có thể sử dụng trong việc xem xét, áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác thu hồi đất nông nghiệp. 5. Những điểm mới của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu tương đối toàn diện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Luận án có những điểm mới sau đây: Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về thu hồi đất nông nghiệp; trong đó đã luận giải, làm rõ bản chất của việc thu hồi đất nông nghiệp là thu tài sản của NSDĐ. Thứ hai, luận án phân tích một cách cụ thể về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam theo các nội dung là: Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy 4 định về nội dung, trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp; quy định về bồi thường, hỗ trợ và khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Qua đó tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý, xác định tính khả thi của các quy phạm pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp hiện hành nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi. Đồng thời cần tăng cường việc giám sát của cơ quan quyền lực nhằm phát huy hiệu quả của thiết chế dân chủ đại diện. Thứ ba, cần thiết phải đặt việc xây dựng các quy định về bồi thường cây trồng, đất đai trong mối quan hệ với các quy luật sinh học, nhằm đảm bảo quyền lợi của NSDĐ. Bên cạnh đó cần quan tâm tới sự biến đổi môi trường, gìn giữ giá trị văn hóa của cả cộng đồng dân cư do tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp với diện tích lớn gây ra. Thứ tư, trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật về hỗ trợ được áp dụng tại các địa phương trong phạm vi cả nước cho thấy bản chất của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không những phải đảm bảo nguyên tắc ngang giá mà còn là việc hướng đến sự cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và người có đất nông nghiệp bị thu hồi, thể hiện ở kinh phí hỗ trợ đôi khi gấp nhiều lần giá trị tài sản bị thiệt hại. Thứ năm, qua phân tích, tham khảo nội dung có liên quan trong pháp luật của một số nước, kết hợp với việc đánh giá thực trạng pháp luật nêu trên, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá tỏng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu Theo tổng hợp của nghiên cứu sinh, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ Tiến sĩ, các công trình khoa học thuộc nhiều cấp khác nhau đã được in thành sách, cũng như các bài viết khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập nội dung có liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp với các nội dung sau: Thứ nhất, về mặt lý luận có liên quan đến chế độ sở hữu đất đai, về quyền sử dụng đất, các khái niệm pháp lý, quyền được tiếp cận thông tin đã được một số tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu sau: - Bài viết: “Quyền sử dụng đất - một khái niệm pháp lý, một khái niệm kinh tế” của tác giả Lê Văn Tứ, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 232, tháng 9/1997. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Luật Đất đai 1993 và các văn bản có liên quan, tác giả đã nhận xét nội dung QSDĐ với tư cách là một khái niệm pháp lý rộng hơn nghĩa của từ QSDĐ rất nhiều, còn với tư cách là một khái niệm kinh tế, QSDĐ là một tài sản của NSDĐ hợp pháp. Đây là khái niệm rất quan trọng, tạo cơ sở để nhận thức và giải quyết nhiều vấn đề thực tế có liên quan đến QSDĐ như chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê, thừa kế, - Cuốn sách: “Chuyên khảo Luật Kinh tế”của tác giả Phạm Duy Nghĩa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004, trong phần “Pháp luật tài sản” đã nêu, QSDĐ của tổ chức, cá nhân là quyền tài sản tư cần được nhà nước tôn trọng và bảo hộ. QSDĐ là một khái niệm sở hữu kép, một khái niệm sở hữu đa tầng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song QSDĐ lại thuộc về cá nhân hoặc tổ chức. Trong giáo trình “Luật Kinh tế”, Nxb. Công an nhân dân năm 2011 của cùng tác giả, đã khẳng định, QSDĐ tuy chưa đạt tới quyền sở hữu tư, song đã trở thành một quyền tài sản quan trọng. - Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học: “Xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây)” (năm 2008) của Phan Văn Tân, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong Luận án, tác giả đã đề cập đến tình trạng xung đột đòi công bằng trong đền bù, đòi hỗ trợ kinh tế khi Nhà nước tổ chức thu hồi đất, phân tích và đề xuất: (i) Công tác quy hoạch các khu công nghiệp phải gắn liền với an ninh lương thực; (ii) Công tác đền bù phải đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch; (iii) Cần gắn quy hoạch khu công nghiệp với việc tạo việc làm cho nông dân; (iv) Tạo dựng mối quan hệ tự nguyện giữa người dân với doanh nghiệp; (v) Xung đột về đất đai chủ yếu liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị. Tác giả đưa ra dự báo, sẽ xuất hiện loại hình xung đột 6 mới là xung đột giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân thuê đất tại địa phương về “quyền sở hữu” và “sử dụng” đất đai. - Bài viết: “Vấn đề lí luận xung quanh khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” được đăng trên Tạp chí Luật học, số tháng 1/2009 của tác giả Nguyễn Quang Tuyến. Trên cơ sở phân tích khái niệm bồi thường theo Luật Đất đai năm 2003, tác giả đã phân biệt giữa “bồi thường” với “đền bù” khi Nhà nước thu hồi đất; phân biệt “bồi thường thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất với “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” trong pháp luật dân sự; phân biệt giữa “bồi thường thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất với khái niệm “bồi thường nhà nước” trong Dự thảo Luật bồi thường nhà nước. Quan điểm của tác giả, sử dụng thuật ngữ “bồi thường” là phù hợp. - Công trình nghiên cứu “Báo cáo khảo sát tình hình công khai thông tin trong quản lý đất đai” của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) theo yêu cầu của World Bank (Ngân hàng Thế giới) và Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID), Hà Nội, 2011. Trên cơ sở thu thập dữ liệu về thông tin liên quan đến đất đai cần công bố trên trang web, đối chiếu với số liệu khi đi kiểm tra thực tế; tác giả đã phát hiện những vướng mắc trong việc công khai, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin và đưa ra các khuyến nghị: (i) Cần phổ biến cho người dân biết các quyền của mình về tiếp cận thông tin trong lĩnh vực đất đai; (ii) Thực hiện việc công bố thông tin một cách toàn diện cả cấp huyện và cấp xã; (iii) Tăng cường đầu tư nguồn lực vật chất và con người cho chính quyền địa phương để hỗ trợ cho việc công khai thông tin. Kết quả nghiên cứu với việc triển khai điều tra và tổng hợp số liệu thứ cấp là tài liệu quan trọng cho nghiên cứu sinh trong việc kế thừa, đề nghị hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan. - Bài viết: “Vấn đề đất đai trong quá trình thực hiện Hiến pháp năm 1992” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 105, tháng 2/2012 của Vũ Tiến Anh. Tác giả đã đề nghị: (i) Việc đổi mới chính sách phát triển kinh tế xã hội hiện nay trước hết phải bao hàm đổi mới quan điểm về chế độ sở hữu đối với đất đai, chuyển từ quan điểm và hệ thống quản lý dựa trên hình thức sở hữu duy nhất và một tầng sang hệ thống sở hữu nhiều hình thức, nhiều tầng; (ii) Để điều tiết việc sử dụng đất, Nhà nước không cần phải nắm quyền sở hữu, mà sử dụng công cụ quy hoạch, kế hoạch và các công cụ quản lý hành chính, pháp lý và kinh tế khác; (iii) Tiến trình chuyển mục đích sử dụng đất, “hàng hóa hóa” và “vốn hóa” đất đai trong kinh tế thị trường và công nghiệp hóa đất nước phải luôn đi liền với việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của nông dân. Do vậy, lối suy nghĩ “thu hồi” và “cưỡng chế’ phải được thay thế bằng tư duy “trao đổi bình đẳng” và “đồng thuận”, nhằm đảm bảo cho tiến trình phát triển bền vững cả về kinh tế và xã hội ở mỗi địa phương và tr
Luận văn liên quan