Luận án Phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay

Duyên hải miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đây là địa bàn “có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nhất là về kinh tế biển và quốc phòng, an ninh biển, đảo của Tổ quốc” [9, tr. 3]. Xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn vững chắc là cơ sở giữ vững ổn định, phát huy hiệu quả vị thế, tiềm năng của địa bàn và góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị, trong đó có lực lượng Dân quân tự vệ biển. Dân quân tự vệ biển là một bộ phận hợp thành dân quân tự vệ Việt Nam, được tổ chức ở các địa phương ven biển, đảo, cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển. Với chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, phối hợp với các lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển, đảo; tham gia phát triển kinh tế biển, Dân quân tự vệ biển có vai trò quan trọng, trực tiếp trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chỉ huy, quản lý của cơ quan quân sự địa phương các cấp trên địa bàn, Dân quân tự vệ biển đã tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng “thế trận lòng dân”; tích cực, chủ động tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị trên địa bàn vững mạnh; phối hợp hiệu quả với các lực lượng giữ vững an ninh, trật tự trên biển, đảo, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung vững chắc. Mặc dù vậy, quá trình thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: chất lượng công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng “thế trận lòng dân” có nội dung hiệu quả chưa cao, chưa toàn diện; công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân có thời điểm chưa thường xuyên, liên tục, chưa mang tính dự báo; phối hợp với các lực lượng tham gia gìn giữ an ninh, trật tự, an toàn trên biển, đảo có thời điểm chưa chủ động, hoạt động còn mang tính đơn lẻ, những hạn chế này không chỉ là lực cản, kìm hãm việc phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển, đảo, đến nhiệm vụ gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

doc220 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Trọng Đại MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ BIỂN TRONG XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 36 2.1. Quan niệm xây dựng “thế trận lòng dân” và phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung 36 2.2. Nhân tố cơ bản quy định phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung 67 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ BIỂN TRONG XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 84 3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay 84 3.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay 117 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ BIỂN TRONG XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG HIỆN NAY 128 4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực thực tiễn của các chủ thể, lực lượng phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay 128 4.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp, hiệp đồng và bảo đảm tốt chế độ, chính sách tạo động lực phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay 143 4.3. Tích cực hóa nhân tố chủ quan của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay 157 KẾT LUẬN 172 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175 PHỤ LỤC 191 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Duyên hải miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đây là địa bàn “có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nhất là về kinh tế biển và quốc phòng, an ninh biển, đảo của Tổ quốc” [9, tr. 3]. Xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn vững chắc là cơ sở giữ vững ổn định, phát huy hiệu quả vị thế, tiềm năng của địa bàn và góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị, trong đó có lực lượng Dân quân tự vệ biển. Dân quân tự vệ biển là một bộ phận hợp thành dân quân tự vệ Việt Nam, được tổ chức ở các địa phương ven biển, đảo, cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển. Với chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, phối hợp với các lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển, đảo; tham gia phát triển kinh tế biển, Dân quân tự vệ biển có vai trò quan trọng, trực tiếp trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chỉ huy, quản lý của cơ quan quân sự địa phương các cấp trên địa bàn, Dân quân tự vệ biển đã tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng “thế trận lòng dân”; tích cực, chủ động tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị trên địa bàn vững mạnh; phối hợp hiệu quả với các lực lượng giữ vững an ninh, trật tự trên biển, đảo, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung vững chắc. Mặc dù vậy, quá trình thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: chất lượng công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng “thế trận lòng dân” có nội dung hiệu quả chưa cao, chưa toàn diện; công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân có thời điểm chưa thường xuyên, liên tục, chưa mang tính dự báo; phối hợp với các lực lượng tham gia gìn giữ an ninh, trật tự, an toàn trên biển, đảo có thời điểm chưa chủ động, hoạt động còn mang tính đơn lẻ, những hạn chế này không chỉ là lực cản, kìm hãm việc phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển, đảo, đến nhiệm vụ gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Hiện nay “hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức lớn và tiềm ẩn nguy cơ xung đột” [68, tr. 107], “sự bất đồng quan điểm và tranh chấp chủ quyền của các nước trên Biển Đông sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và nước ta” [10, tr. 26], đã tác động và đặt ra nhiều yêu cầu mới cho quá trình xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung. Do đó, việc phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung càng có ý nghĩa cấp thiết, quyết định trực tiếp đến việc phát huy sức mạnh của “lòng dân” trong giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu để tài “Phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò và phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung. - Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay và xác định những vấn đề đặt ra. - Đề xuất giải pháp phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Xác định, luận giải hệ thống phạm trù, những nhân tố quy định phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung. Luận chứng thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cơ bản mang tính chỉnh thể, hệ thống và có tính đột phá nhằm phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay. Về không gian: Nghiên cứu các hoạt động xây dựng “thế trận lòng dân” của Dân quân tự vệ biển trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung (tập trung nghiên cứu các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận). Về thời gian: Các số liệu được khai thác từ các đơn vị có liên quan trong những năm gần đây, tập trung khảo sát từ năm 2016 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên hệ thống quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, về ý thức xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và của lực lượng vũ trang trang; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang trang nhân dân trong xây dựng “thế trận lòng dân” đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cơ sở thực tiễn Kết quả thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung; những đánh giá trong các báo cáo tổng kết hoạt động Dân quân tự vệ biển của cục Dân quân tự vệ, Quân khu 4, Quân khu 5 và của Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh trên địa bàn Duyên hải miền Trung. Ngoài ra, thông qua điều tra, khảo sát thực tế của tác giả, các số liệu số liệu thống kê, điều tra xã hội học về các nội dung liên quan. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành như: phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, lịch sử và lôgic, hệ thống và cấu trúc, quy nạp và diễn dịch; thống kê và so sánh, điều tra xã hội học. 5. Những đóng góp mới của luận án - Xây dựng được quan niệm và xác định được những nhân tố quy định phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung. - Xác định được những vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay. - Xây dựng những giải pháp phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm lý luận về vai trò và phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung nói riêng, của Dân quân tự vệ biển trên phạm vi cả nước nói chung, qua đó, góp phần làm sâu sắc hơn giá trị và ý nghĩa của khoa học xã hội và nhân văn trong lĩnh vực quân sự. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, các đơn vị Dân quân tự vệ biển trên địa bàn Duyên hải miền Trung nói riêng, trên cả nước nói chung xác định các chủ trương, nội dung, biện pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò trong xây dựng “thế trận lòng dân”. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập các nội dung liên quan cho các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng tại các nhà trường quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về vai trò và phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung Phạm Hồng Kỳ (2011), Nghiên cứu về tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ biển trong tình hình mới [97], đã tập trung nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề lý luận cơ bản về Dân quân tự vệ biển như khái niệm, đặc điểm cơ bản, chức năng, nhiệm vụ, các quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc, phương châm, mục tiêu xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển trong tình hình mới. Theo tác giả, Dân quân tự vệ biển là “một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân, là lực lượng tại chỗ đông đảo, rộng khắp”, “trong thời bình chính là lực lượng lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế trên biển, làm nòng cốt cho ngư dân tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển của Tổ quốc” [97, tr. 6]. Kết quả nghiên cứu xác định: lực lượng Dân quân tự vệ biển “có vai trò rất quan trọng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược; kết hợp chặt chẽ giữa lao động sản xuất, phát triển kinh tế biển với bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc” và “là lực lượng nòng cốt cho ngư dân trong việc khẳng định chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo thuộc thềm lục địa, góp phần quan trọng cùng các lực lượng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển” [97, tr. 33]. Đỗ Mạnh Hòa (2013), Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh về chính trị trong thời kỳ mới [79], đã tiếp cận những vấn đề lý luận về xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh về chính trị trong thời kỳ mới. Trên cơ sở xác định chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ, tác giả quan niệm “chính trị của lực lượng dân quân tự vệ là chính trị mang bản chất giai cấp công nhân, bản chất chính trị của đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện ở mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, nguyên tắc tổ chức lực lượng và phương thức hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ” [79, tr. 30]. Theo tác giả, sự vững mạnh về chính trị của lực lượng Dân quân tự vệ là “mức độ đạt được sự ổn định, vững chắc về tiêu chuẩn chính trị của từng cá nhân, từng đơn vị, tạo nên sự vững mạnh về chính trị của toàn bộ lực lượng; được biểu hiện ở độ tin cậy về lịch sử chính trị, phẩm chất, năng lực chính trị, kết quả xây dựng các đơn vị dân quân tự vệ” [79, tr. 41 - 42]. Đồng thời, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh về chính trị là tổng thể các hoạt động nhằm “tạo ra sự ổn định, vững chắc về chính trị theo tiêu chuẩn quy định của từng cá nhân, từng đơn vị và toàn bộ lực lượng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới” [79, tr. 54]. Nguyễn Thanh Tuyên (2015), Xây dựng lực lượng Dân quân thường trực ở xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, đảo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay [144], đã luận chứng tính tất yếu xây dựng lực lượng Dân quân thường trực ở xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, đảo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong công trình nghiên cứu, tác giả tập trung làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng lực lượng Dân quân thường trực trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chức năng, nhiệm vụ và những đặc điểm của lực lượng Dân quân thường trực ở xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, đảo. Trong đó, tính đa dạng về thành phần giai cấp, tầng lớp Nhân dân, trình độ nhận thức và giác ngộ chính trị; lực lượng vừa sản xuất, vừa chiến đấu, là lực lượng chiến đấu tại chỗ bảo vệ địa phương, địa bàn khi có chiến tranh; vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu rất đa dạng, tổ chức huấn luyện chiến đấu và bảo đảm hậu cần thực hiện tại chỗ là những đặc điểm cơ bản. Nguyễn Bá Dương (2017), Xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [58], đã luận giải vấn đề về bản chất, nội dung, quá trình hình thành, phát triển và các yếu tố cấu thành “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp giữ nước của Dân tộc. Tác giả cho rằng, “lòng dân” về thực chất là “lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; phản ánh tính tích cực hay tiêu cực của nền chính trị - xã hội, ý nguyện, ý chí, ý thức của người dân, khát vọng sống tốt đẹp, sự thỏa mãn hay không thỏa mãn của Nhân dân trước cuộc sống hiện thực” [58, tr. 25]. Theo tác giả, “thế trận lòng dân” là “lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu, phấn đấu của toàn dân tộc được quy tụ, tập hợp, khơi dậy, phát huy, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân” [58, tr. 33] và xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc là: Hoạt động có mục đích của các chủ thể, lực lượng trong tập hợp, quy tụ, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của Nhân dân, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền anh ninh nhân dân; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa để phát triển kinh tế - xã hội; làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [58, tr. 36]. Lê Văn Hải (2018), Xây dựng thế trận lòng dân tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [76], đã tiếp cận vấn đề xây dựng “thế trận lòng dân” trong mối quan hệ với tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Theo tác giả, “thế trận lòng dân” là “trạng thái tinh thần của Nhân dân được các tổ chức, lực lượng đại biểu chân chính cho lợi ích quốc gia - dân tộc khơi dậy, xây dựng, quy tụ, định hướng, điều khiển, dẫn dắt tạo nên môi trường chính trị - xã hội để huy động mọi tiềm lực, phát huy sức mạnh tổng hợp vào thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước” [76, tr. 23]. Xây dựng “thế trận lòng dân” tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là “tổng thể cách thức, biện pháp của Đảng, Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp để hình thành, khơi dậy, quy tụ và phát huy chủ nghĩa yêu nước, niềm tự hào, tinh thần đoàn kết dân tộc, sự đồng thuận xã hội, ý chí quyết tâm, niềm tin, ý thức trách nhiệm của Nhân dân” [76, tr. 32]. Đặng Văn Thi (2018), Giải pháp xây dựng “thế trận lòng dân” đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới [132], đã xây dựng quan niệm “thế trận lòng dân” và xây dựng “thế trận lòng dân” đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Theo tác giả, “thế trận lòng dân” đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo là “sự cố kết, quy tụ, thống nhất nhận thức, tình cảm, thái độ, niềm tin, ý chí quyết tâm của các tầng lớp Nhân dân hợp thành sức mạnh nội sinh theo một thế trận đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong mọi tình huống” [132, tr. 25]. Xây dựng “thế trận lòng dân” đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, về bản chất là “thực hiện tổng thể chủ trương, hình thức, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng trong việc khơi dậy, quy tụ và phát huy tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm của Nhân dân”, [132, tr. 26] hướng đến mục tiêu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nguyễn Ngọc Hồi (2019), “Xây dựng “thế trận lòng dân” - quan điểm nhất quán của Đảng trong chiến lược quốc phòng Việt Nam” [82], đã khẳng định “lòng dân” là “yếu tố quan trọng, quyết định sức mạnh quốc phòng của một quốc gia” [82, tr. 17]. Theo tác giả, “lòng dân” là “thuật ngữ phản ánh trạng thái chính trị - tinh thần của xã hội, biểu hiện mức độ niềm tin, đồng thuận, sự cố kết của người dân đối với chế độ chính trị - xã hội” [82, tr. 17] và xây dựng “thế trận lòng dân” là quan điểm xuyên suốt trong đường lối quân sự quốc phòng của Đảng, xây dựng “thế trận lòng dân” làm cơ sở, nền tảng để xây dựng các tiềm lực khác của nền quốc phòng toàn dân. Trước tình hình mới, xây dựng “thế trận lòng dân” là “xây dựng, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [82, tr. 18 - 19]. Võ Văn Thưởng (2020), ““Thế trận lòng dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [137], đã khẳng định: “xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc là vấn đề chiến lược, xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta” [137, tr. 26]. Theo tác giả, “thế trận lòng dân” đã giúp dân tộc vượt qua nghìn năm Bắc thuộc mà không bị đồng hóa, vươn lên giành lại tự chủ, độc lập dân tộc, cùng các triều đại phong kiến Việt Nam làm nên những trang sử oai hùng, thể hiện trí tuệ và nghệ thuật giữ nước của Dân tộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_huy_vai_tro_cua_dan_quan_tu_ve_bien_trong_xay_d.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Trong Dai.doc
  • doc2 BÌA TOM TAT TIENG VIET - Trong Dai.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Trong Dai.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Trong Dai.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Trong Dai.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Trong Dai.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET - Trong Dai.doc