Luận án Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

l.Sự cần thiết của đề tài luận án Thị trường chứng khoán đà được hình thành và phát triên sau 14 năm hoạt động với giá trị vốn hóa thị trường tương đương 31 % GDP. Sô lượng các đơn vị tham gia trên thị trường vôn ngày càng tăng với nhiêu vai trò khác nhau. Các công ty chứng khoán, công ty quàn lý quỳ với tư cách là tô chức trung gian ưên thị trường chửng khoán đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cẩu nối giừa nhà đầu tư và thị trường. Bên cạnh đó. các ngân hàng thương mại Việt Nam dàn mở rộng phạm vi hoạt động sang lình vực chứng khoán một cách trực tiêp cùng như gián tiêp thông qua các công ty con. công ty liên kêt là các công ty chửng khoán, công ty quân lý quỳ thuộc hệ thông. Đây là xu thê tât yêu của thị trường bỡi nhu câu vê dịch vụ chửng khoán hóa ngày càng tăng khi các doanh nghiệp tìm kiêm nguôn vôn huy động mới trên thị trường vôn đê tài trợ cho các dự án dài hạn. bên cạnh kênh huy động truyên thông trôn thị trường liên lệ thông qua vay vỏn ngân hàng. Tuy nhiên, các chù thẻ tham gia thị trường đang gặp phải nhừng khó khăn, vưởng măc nhât định khi phát triên hoạt động ngân hàng đâu tư. Mặc dù với lợi thê vẻ vỏn. thông tin và quan hệ săn có từ lình vực tín dụng truyền thông, các ngân hàng thirơng mại vàn chưa thực sự tận dụng đtrợc các nguôn lực này đẻ cung câp các dich vụ tư vân và bão lành phát hành. Danh mục đâu tư kinh doanh chứng khoán của ngân hàng chiêm phàn lởn là trái phiêu chính phủ. tử đó cho thây thị trường vôn chưa tạo được kênh huy động dài hạn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đỏ. đa sô các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỳ độc lập chi có nguón lực khiêm tôn vẽ vón. từ đó hạn chẽ khả năng đầu tư. tự doanh. Hơn nừa. phấn lởn thị phẩn tư vấn M&A ờ Việt Nam do các ngân hàng nước ngoài thực hiện bời các trung gian tài chính ưong nước chưa mang lại dịch vụ tư vấn chất lượng cao cho khách hàng.

pdf14 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân ------------ TẠ HOÀNG HÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành Mã số: 62340201 Hà Nội 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. VŨ DUY HÀO Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp Tại: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi giờngàythángnăm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài luận án Thị trường chứng khoán đã được hình thành và phát triển sau 14 năm hoạt động với giá trị vốn hóa thị trường tương đương 31% GDP. Số lượng các đơn vị tham gia trên thị trường vốn ngày càng tăng với nhiều vai trò khác nhau. Các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ với tư cách là tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam dần mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực chứng khoán một cách trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua các công ty con, công ty liên kết là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thuộc hệ thống. Đây là xu thế tất yếu của thị trường bởi nhu cầu về dịch vụ chứng khoán hóa ngày càng tăng khi các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn huy động mới trên thị trường vốn để tài trợ cho các dự án dài hạn, bên cạnh kênh huy động truyền thống trên thị trường tiền tệ thông qua vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, các chủ thể tham gia thị trường đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định khi phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư. Mặc dù với lợi thế về vốn, thông tin và quan hệ sẵn có từ lĩnh vực tín dụng truyền thống, các ngân hàng thương mại vẫn chưa thực sự tận dụng được các nguồn lực này để cung cấp các dich vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành. Danh mục đầu tư kinh doanh chứng khoán của ngân hàng chiếm phần lớn là trái phiếu chính phủ, từ đó cho thấy thị trường vốn chưa tạo được kênh huy động dài hạn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đa số các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ độc lập chỉ có nguồn lực khiêm tốn về vốn, từ đó hạn chế khả năng đầu tư, tự doanh. Hơn nữa, phần lớn thị phần tư vấn M&A ở Việt Nam do các ngân hàng nước ngoài thực hiện bởi các trung gian tài chính trong nước chưa mang lại dịch vụ tư vấn chất lượng cao cho khách hàng. 2 Trên cơ sở đó, việc tìm hiểu hoạt động ngân hàng đầu tư của các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán và công ty quản lý qũy từ đó đưa ra được mô hình hoạt động và các giải pháp phát triển hoạt động này là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, phân tích thực trạng mô hình và nội dung các hoạt động ngân hàng đầu tư, luận án đề xuất một số giải pháp và điều kiện thực hiện nhằm phát triển các hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những lý luận cơ bản về hoạt động ngân hàng đầu tư theo các mô hình ngân hàng tổng hợp và mô hình ngân hàng đầu tư chuyên biệt. Trong đó bao gồm các điều kiện và đặc điểm để phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư trong các mô hình này. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng đầu tư tại các ngân hàng thương mại (thông qua công ty con), công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ độc lập Việt Nam hiện nay, rút ra những thành tựu đạt được, những hạn chế, nguyên nhân dẫn tới hoạt động ngân hàng đầu tư chưa phát triển. Từ đó khẳng định sự cần thiết khách quan phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam. - Đề xuất hệ thống đồng bộ các giải pháp và những điều kiện phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại các ngân hàng thương mại (thông qua công ty con) và tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: mô hình tổ chức và nội dung của các hoạt động ngân hàng đầu tư. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2005-2013 Mẫu nghiên cứu: 29 ngân hàng thương mại, 70 công ty chứng khoán và 11 công ty quản lý quỹ 4. Kết cấu của Luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục các bảng, Danh mục các biểu đồ, Giải thích từ ngữ, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư Chương 3: Thực trạng phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước theo ba nội dung: - Mô hình thực hiện hoạt động ngân hàng đàu tư, - Nội dung hoạt động ngân hàng đầu tư, và - Cấu trúc ngành ngân hàng đầu tư 1.1.1. Mô hình thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng có hai mô hình 4 thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư là mô hình ngân hàng đầu tư chuyên biệt và mô hình ngân hàng tổng hợp. Quan điểm ủng hộ mô hình ngân hàng đầu tư chuyên biệt ra đời từ đạo luật Glass-Steagall (1933) nhằm tách NHTM với các hoạt động chứng khoán. Các nghiên cứu của Tabarrok (1998), Thomas Lia (2005), Tom Lott, & Derek Loosevelt (2005), Harold Bierman (2003) ủng hộ Đạo luật này và cho rằng NHTM và CTCK là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế do xung đột lợi ích phát sinh khi một tổ chức đồng thời kinh doanh ngân hàng truyền thống và kinh doanh chứng khoán. Nghiên cứu của Adalet (2009) nhận thấy mối liên hệ giữa cấu trúc hệ thống ngân hàng và sự ổn định tài chính của Đức từ đó cho thấy “sự hiện diện của các ngân hàng tổng hợp làm tăng khả năng phá sản của hệ thống ngân hàng”. Ngược lại, một số nghiên cứu cho thấy cơ sở áp dụng đạo luật Glass-Steagall là không hợp lý. Nghiên cứu của Kroszer và Rajan (1993) không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về việc định hướng sai công chúng một cách hệ thống của các NHTM trong khi đây là lý do chính của Đạo luật trên.Các nghiên cứu của Tabarrok (1998) và Benston (1990) cho thấy xung đột lợi ích trong các ngân hàng tổng hợp không đáng kể và nghiên cứu của Macey (1991) cho rằng việc ngăn cấm các NHTM thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đầu tư còn làm các NHTM rủi ro hơn. Nghiên cứu của Wonsik Sul & Joon Seok Oh (1999) tìm hiểu về lựa chọn các mô hình ngân hàng tổng hợp cho thấy cho thấy sự lựa chọn không mang lại kết quả khác biệt đối với các ngân hàng quy mô lớn. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa, các ngân hàng tổng hợp theo mô hình của Nhật, Anh, Mỹ sẽ ưu việt hơn các ngân hàng hoạt động theo mô hình của Đức. 1.1.2. Nội dung các hoạt động ngân hàng đầu tư Nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh phát hành, Kutsuna và cộng sự (2007) tìm hiểu mối liên hệ giữa các ngân hàng và cơ hội tiếp cận 5 vốn đầu tư thông qua bảo lãnh phát hành của doanh nghiệp, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa các ngân hàng lớn tạo cơ hội tiếp cận thị trường vốn đầu tư ngày càng lớn đối với các tổ chức phát hành nhỏ. Nghiên cứu của Ritter Jay R. (1987) đưa ra mô hình lựa chọn hợp đồng đối với các nhà đầu tư có thông tin và thiếu thông tin. Đối với giao dịch cam kết, nhà đầu tư thiếu thông tin gặp phải vấn đề lựa chọn đối nghịch.Đối với các giao dịch nỗ lực tốt nhất, công ty phát hành cam kết trước sẽ rút lại đợt phát hành nếu ngay cả những nhà đầu tư có thông tin cũng không tiến hành mua cổ phiếu. Do đó, công ty phát hành phải đền bù cho nhà đầu tư thiếu thông tin đối với rủi ro từ lựa chọn đối nghịch. Gande, Puri, Saunders và Walter (1999) cho thấy mối quan hệ lâu dài với khách hàng là cơ sở để NHĐT có nhiều lợi thế thông tin, tiết kiệm chi phí thu thập thông tin, từ đó thể hiện lợi thế với mức phí bảo lãnh thấp. Nghiên cứu về hoạt động tư vấn M&A, Kesner và cộng sự (1994)chỉ ra mức lợi nhuận từ M&A tỷ lệ thuận với mức phí của ngân hàngdẫn đến xung đột giữa lợi ích bên mua và lợi ích ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu của Servaes và Zenner (1996) cho thấy các doanh nghiệp thường thuê ngân hàng trong các trường hợp giao dịch không rõ ràng và thông tin không cân xứng. P.Porrini (2005) nhận thấy khi bên mua sử dụng ngân hàng, sự xuất hiện của các ngân hàng và các thuộc tính của giao dịch sẽ liên quan đến sự gia tăng lợi nhuận từ mua bán cổ phần. Nghiên cứu của Rau (2000)tìm hiểu những yếu tố quyết định tới thị phần của NHĐT với vai trò là tư vấn M&A và chào giá cổ phần. Ở cả hai hoạt động M&A và chào giá cổ phần, thị phần của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với mức phí áp dụng và với tỷ lệ giao dịch thành công trong quá khứ của ngân hàng 6 1.1.3. Cấu trúc ngành ngân hàng đầu tư Nghiên cứu của Boot (2000) cho rằng trong các mối quan hệ, NHĐT thu thập thông tin về doanh nghiệp, về bản chất thường là các thông tin độc quyền, đánh giá lợi nhuận của khoản đầu tư này thông qua tương tác với cùng một khách hàng theo thời gian hoặc các sản phẩm bán chéo. Do đó, lợi ích của quan hệ sẽ phát sinh từ các quyết định của ngân hàng đầu tư thực hiện dựa trên thông tin tốt hơn thông tin công khai. Các nghiên cứu của Bolton và Scharfstein (1996), Dewatripont và Maskin (1995) cho thấy quan hệ đối với NHTM bị hạn chế bởi ngân sách mỏng, do không thể cam kết giải ngân ngay khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, từ đó làm giảm động lực kỳ vọng. NHĐT có thể giải quyết được vấn đề này do không duy trì chứng khoán của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán mà bán cho nhà đầu tư. Ngược lại, Anand và Galetovic (2001)chứng minh rằng doanh nghiệp thấy dễ dàng hơn nếu chuyển sang NHĐT ngay khi họ thiết lập được quan hệ. Nghiên cứu này cho rằng cấu trúc của ngành NHĐT được xác định bởi tương quan kinh tế học giữa các mối quan hệ kỹ thuật, gồm có: chi phí chìm thiết lập quan hệ, liên kết yếu và tính không loại trừ. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận hoạt động NHĐT trong các NHTM, CTCK và CtyQLQ dưới góc độ nghiên cứu tổng thể toàn ngành. Hoạt động tại các NHTM được thực hiện qua công ty con được so sánh trực tiếp với các CTCK, CtyQLQ độc lập, từ đó cho thấy ảnh hưởng của mỗi mô hình tới hoạt động NHĐT. 1.2.2. Hệ thống dữ liệu 7 Nguồn số liệu tác giả sử dụng trong luận án được chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo thường niên của 30 ngân hàng thương mại, 70 công ty chứng khoán và 11 công ty quản lý quỹ trong giai đoạn từ 2005 đến 2013 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chứng, phương pháp so sánh tương quan, phương pháp mô hình hóa và đồ thị, phương pháp phân tích kinh tế lượng hồi quy đa biến và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng mô hình bao kỹ thuật (DEA). CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ 2.1. Hoạt động ngân hàng đầu tư 2.1.1. Khái niệm, vai trò và các mô hình hoạt động NHĐT Ngân hàng đầu tư là một trung gian tài chính khớp nối người mua và người bán chứng khoán thông qua các nghiệp vụ của mình. Các hoạt động ngân hàng đầu tư bao gồm: (i) các hoạt động ngân hàng đầu tư truyền thống; (ii) đầu tư, kinh doanh chứng khoán; và (iii) quản lý tài sản. Có hai mô hình hoạt động ngân hàng đầu tư phổ biến: (i) Mô hình ngân hàng đầu tư chuyên biệt là tập hợp của tất cả các chức năng nhằm hỗ trợ giao dịch trên thị trường vốn, bao gồm tất cả các dịch vụ nhằm phục vụ các cơ hội phân bổ tài chính thông qua các giao dịch chứng khoán, và (ii) Mô hình ngân hàng tổng hợp là mô hình tại đó, các NHTM ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ truyền thống của mình là huy động vốn và cấp tín dụng cho khách hàng, còn tham gia thực hiện các hoạt động ngân hàng đầu tư. 2.1.2. Các hoạt động ngân hàng đầu tư 8 Các hoạt động ngân hàng đầu tư truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn M&A, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng.các hoạt này hướng tới tư vấn trước và trong khi phát hành, lập các báo cáo nghiên cứu, định giá chứng khoán, và phân phối cổ phiếu. Hoạt động đầu tư chứng khoán được thực hiện trên thị trường thứ cấp, bao gồm hoạt động đầu tư cho khách hàng với chức năng tạo thanh khoản cho thị và hoạt động tự doanh với mục tiêu đầu cơ biến động giá chứng khoán. Đầu tư vốn tư nhân là chiến lược đầu tư vốn vào các công ty tư nhân có tiềm năng phát triển với mục tiêu làm tăng giá trị doanh nghiệp thông qua tái cơ cấu hoạt động. Hoạt động quản lý tài sản và cung cấp các dịch vụ chứng khoán hóa bao gồm các hoạt động nhà môi giới chính, quản lý đầu tư, và chứng khoán hóa. 2.2. Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư 2.2.1. Khái niệm phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư là sự tăng trưởng, mở rộng về lượng và chất của các hoạt động thuộc lĩnh vực chứng khoán của các trung gian tài chính. 2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư Mức độ trợ cấp chéo giữa các sản phẩm: thế hiện mối tương quan, hỗ trợ giữa các sản phẩm ngân hàng đầu tư. Uy tín của NHĐT trong lĩnh vực tư vấn và M&A: thể hiện năng lực của các đơn vị này, qua đó cho thấy sự phát triển chung của ngành. Khả năng phân phối chứng khoán vốn của ngân hàng đầu tư: giải thích mối tương quan cao giữa vị trí dẫn đầu trong M&A và thứ hạng cao trong lĩnh vực phát hành chứng khoán vốn Sự liên kết giữa các ngân hàng:Công cụ để các NHĐT kết hợp trong phát hành chứng khoán là liên minh bảo lãnh phát hành được 9 hình thành từ cam kết của một vài ngân hàng, hãng tư vấn để cùng cộng tác thực hiện một giao dịch. Mức độ phát triển của thị trường chứng khoán: một thị trường chứng khoán với các hoạt động ngân hàng đầu tư phát triển được thể hiện thông qua: - Tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định; - Số lượng hàng hóa trên thị trường dồi dào, với tăng trưởng giá trị chứng khoán vốn và chứng khoán nợ; - Giá trị vốn hóa toàn thị trường lớn và tăng trưởng trên 7%/ năm; - Năng lực tích lũy tài sản của các quỹ đầu tư lớn, tăng trường nhanh thể hiện sự phát triển của nghiệp vụ quản lý tài sản trong các NHĐT. Tỷ lệ TPDN/TPCP: Mức độ phù hợp của tỷ lệ này là xấp xỉ 50:50 Mức độ tập trung ngành cao:thị phần các ngân hàng trong nhóm 5 và 10 ngân hàng dẫn đầu chiếm tỷ trọng từ 40 đến 60%. Mức độ đa dạng hóa các sản phẩm và cơ cấu doanh thu của ngân hàng đầu tư: Số lượng các sản phẩm trên thị trường đạt được mức độ đa dạng hóa nhất định nhằm đa dạng hóa các nguồn thu của NHĐT và cân bằng rủi ro trên thị trường. Mức độ vốn hóa của các ngân hàng đầu tư: cần thiết để tạo ra động lực phát triển thị trường là từ 7%-15%. Cấu trúc chi phí của ngân hàng đầu tư:chi phí nhân sự chiếm khoảng 60-70% tổng doanh thu của các ngân hàng. Chênh lệch ROE giữa các NHĐT và NHTM: Mức chênh lệch ROE giữa ngân hàng đầu tư và các ngân hàng thương mại cùng thời kỳ khoảng +4% đến +7%. 2.3. Các điều kiện phát triển và nhân tố tác động tới hoạt động ngân hàng đầu tư 2.3.1. Các điều kiện 10 - Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển TTCK; - Sự phát triển của hoạt động chứng khoán hóa; - Sự phát triển của các công cụ phái sinh; - Sự phát triển của các công cụ nợ; - Sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng; - Sự mở rộng của hiện tượng toàn cầu hóa; - Sự tích lũy tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp; - Môi trường pháp lý. 2.3.2. Các nhân tố tác động Đối với hoạt động Bảo lãnh phát hành Lựa chọn loại hợp đồng: nỗ lực tốt nhất hay cam kết sẽ ảnh hưởng tới vấn đề lựa chọn đối nghịch của các nhà đầu tư có thông tin và thiếu thông tin, từ đó tác động tới việc xác định giá chứng khoán được chào bán. Lợi thế trong quan hệ tín dụng với khách hàng: Đối với nhà phát hành, NHTM có lợi thế trong dịch vụ bảo lãnh phát hành từ quan hệ tín dụng với nhà phát hành. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư, CTCK lại có lợi thế về quan hệ kinh doanh, môi giới chứng khoán, và quản lý danh mục đầu tư. Năng lực và sự ổn định của nhân sự phân tích: Càng có nhiều ý kiến phân tích, doanh nghiệp càng minh bạch, do vậy tăng số lượng nhà đầu tư quan tâm và kéo theo đó là tăng giá bán chứng khoán phát hành mới. Cơ cấu liên kết và cạnh tranh: Liên kết cho phép nâng cao chất lượng định giá, phân phối chứng khoán đến số lượng nhà đầu tư lớn hơn, nâng cao tính minh bạch của nhà phát hành với nhiều ý kiến chuyên gia phân tích hơn, và bảo đảm một thị trường thứ cấp thanh khoản hơn với dịch vụ tạo lập thị trường ở phạm vi lớn. Định giá và phân phối chứng khoán mới: Vai trò trung gian của nhà bảo lãnh phát hành càng trở nên quan trọng nếu giữa đơn vị phát 11 hành và nhà đầu tư có chênh lệch về thông tin hay hiện tượng thông tin không cân xứng. Đối với hoạt động tư vấn M&A Sự liên quan trong lĩnh vực kinh doanh của Bên Mua và Bên Bán:Bên mua sẽ trả giá cao hơn cho đối tượng khi (i) họ thuê ngân hàng tư vấn M&A và (ii) bên bán hoạt động trong lĩnh vực không liên quan tới bên mua bởi yếu tố thông tin không cân xứng. Sự đa dạng hóa ngành nghề của Bên Bán: bên mua sẽ trả giá cao hơn cho đối tượng khi (i) thuê ngân hàng đầu tư và (ii) đối tượng hoạt động trong nhiều ngành nghề. Loại hình giao dịch M&A: Bên mua sẽ trả giá cao hơn cho đối tượng khi thuê ngân hàng đầu tư và giao dịch không được thực hiện bằng tiền mặt. Vị thế của ngân hàng: Do đó, sự hiện diện của các NHĐT hàng hàng đầu có liên quan ngược chiều với chênh lệch mua bán doanh nghiệp. Đối với hoạt động đầu tư chứng khoán và đầu tư vốn tư nhân Rủi ro trong góp vốn đầu tư của ngân hàng: Đối với các ngân hàng lớn, thời gian nắm giữ cổ phần càng dàicàng làm giảm rủi ro hoạt động và rủi ro thanh toán. Tuy nhiên đối với các ngân hàng nhỏ, tác động về mặt rủi ro của việc tham gia góp vốn tại doanh nghiệp không phụ thuộc vào mức độ tham gia góp vốn. Sử dụng thông tin chứng thực từ tín dụng để đầu tư góp vốn tư nhân: Nếu ngân hàng sử dụng thông tin có được từ mối quan hệ có sẵn để ra quyết định đầu tư góp vốn tư nhân, vai trò của ngân hàng lúc này là nhà đầu tư góp vốn sẽ là tín hiệu tốt về chất lượng giao dịch với các điều khoản tài chính tối ưu. 2.4. Hoạt động NHĐT một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 12 Tại Trung Quốc: Hệ thống tài chính đang chuyển đổi từ mô hình ngân hàng ngân hàng kinh doanh hẹp sang mô hình ngân hàng tổng hợp với sự tham gia góp vốn của NHTM vào các quỹ đầu tư. Tại Nhật Bản: Các ngân hàng tham gia vào hoạt động chứng khoán tạo ra xung đột lợi ích và gây tổn hại tới đơn vị phát hành và không tận dụng được vai trò chứng thực của mình. Tại Mỹ: Các yếu tố dẫn đếnsự sụp đổ của Lehman Brothers gồm có: quản lý yếu kém, thiếu đạo đức nghề nghiệp, dỡ bỏ đạo luật Glass-Steagall, khủng hoảng thanh khoản, đòn bảy tài chính cao, giao dịch repo 105, hợp đồng hoán đổi nợ xấu, cho vay bất động sản dưới chuẩn, cấu trúc tài chính phức tạp, các nỗ lực giải cứu thất bại. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam 3.2. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động ngân hàng đầu tư tại VN 3.2.1. Luật các TCTD Các NHTM thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư thông qua CTCK, CtyQLQ độc lập, được coi là mô hình “ngân hàng thương mại đa năng hạn chế”. 3.2.2. Luật chứng khoán Luật Chứng khoán đã đưa ra một khuôn khổ pháp lý cơ bản cho hoạt động chứng khoán nói c
Luận văn liên quan