Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh

Sự phát triển của thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thống trị của các nhân tố truyền thống như số lượng đất đai, lao động, hay nguồn vốn giờ đây đã được thay đổi. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác vẫn có thể có được nếu có tri thức, song tri thức không tự nhiên xuất hiện mà phải thông qua một quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp chủ yếu là cạnh tranh về hàm lượng chất xám, nghĩa là hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm hàng hoá dịch vụ nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực,một vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính sống còn trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Hiện nay, công nghệ Việt Nam ở mức trung bình kém. Trong các ngành công nghiệp, hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới. Tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân bậc cao là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, làm giảm hiệu suất sử dụng của thiết bị công nghệ. Trong cơ cấu trình độ của lực lượng lao động của nước ta, tỷ lệ lao động được đào tạo không chỉ quá thấp mà còn rất bất hợp lý. Chúng ta thiếu cả cán bộ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyên gia đầu ngành và công nhân lành nghề – kỹ thuật viên (Lê Văn Toàn, 2007).

pdf224 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH --------------------- PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH --------------------- PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 62310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2014 Tác giả ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan ............................................................................................................... i Mục lục ....................................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... vi Danh mục các bảng, hình vẽ, đồ thị ......................................................................... vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ......................................................................................................... 14 1.1. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh HNKTQT ........................................................................................................ 14 1.1.1. Phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ....................... 14 1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ................................................................................................................. 27 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ HNKTQT ở khía cạnh cung cầu lao động ................................................... 33 1.2. Một số lý thuyết về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển và hội nhập quốc tế .................................................................................................. 45 1.2.1. Lý thuyết về nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố trực tiếp của quá trình sản xuất .................................................................................................................... 45 1.2.2. Lý thuyết về vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế ......................................... 50 1.2.3. Lý thuyết về ích lợi của việc đầu tư vào vốn nhân lực .................................. 52 1.2.4. Lý thuyết về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong hội nhập quốc tế .............................................................................................................................. 55 1.3. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Malaysia ......................................................................................... 58 1.3.1. Bài học kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao .................. 58 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ................ 59 Tóm tắt chương 1 iii CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................................................ 62 2.1. Khung phân tích ................................................................................................ 62 2.2. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu ......................................................... 62 2.2.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ............................. 63 2.2.2. Phương pháp tiếp cận liên ngành ................................................................... 65 2.2.3. Phương pháp tiếp cận điểm ............................................................................ 65 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.................................................................... 65 2.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp ............................................................... 66 2.2.6. Phương pháp so sánh, đối chiếu ..................................................................... 66 2.3. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng ............................................ 66 2.3.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 66 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 69 2.4. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu............................................................. 72 2.4.1. Thông tin thứ cấp ........................................................................................... 72 2.4.2. Thông tin sơ cấp ............................................................................................. 72 2.5. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 74 Tóm tắt chương 2 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................. 76 3.1. Tổng quan về sự phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập quốc tế của TP.HCM .................................................................................................................................. 76 3.1.1. Tổng quan về sự phát triển kinh tế của TP.HCM ......................................... 76 3.1.2. Khái quát về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM ..................... 78 3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM .... 81 3.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cung lao động ........ 81 3.2.1.1. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM hiện nay ... 81 3.2.1.2. Yếu tố khoa học công nghệ đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM ......................................................................................................... 92 iv 3.2.1.3. Yếu tố văn hoá và xã hội trong đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM .................................................................................................................................. 94 3.2.1.4. Chính sách của Nhà nước đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM ................................................................................................................... 95 3.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cầu lao động .......... 96 3.2.2.1. Qui mô, cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ......................................... 96 3.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM hiện nay ............ 103 3.2.2.3. Chính sách sử dụng đối với lao động chất lượng cao hiện nay ở TP.HCM ................................................................................................................................ 112 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT ...................................................................... 114 3.3.1. Những bất cập đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT ở khía cạnh cung lao động ............................................ 114 3.3.2. Những bất cập đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT ở khía cạnh cầu lao động .............................................. 116 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM ....................................................................................................... 119 Tóm tắt chương 3 CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...... ................................................................................................................................ 123 4.1. Những quan điểm chủ đạo trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM ........................................... 123 4.1.1. Xác định vai trò quyết định của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ......................................................................................................................... 123 4.1.2. Hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách hợp lý ..................................................................................................................... 124 4.1.3. Cải cách giáo dục phù hợp với yêu cầu của đổi mới .................................. 125 4.1.4. Có chiến lược bồi dưỡng, sử dụng và phát triển hợp lý và đồng bộ ............ 126 v 4.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của TP.HCM .................................................................................... 127 4.2.1. Phương hướng cơ bản ................................................................................. 127 4.2.2. Những mục tiêu chủ yếu .............................................................................. 129 4.3. Một số giải pháp cấp thiết nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn TP.HCM ................................ 130 4.3.1. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cung lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn TP.HCM .............. 130 4.3.1.1. Giải pháp về giáo dục đào tạo đối với phát triển NNLCLC ..................... 130 4.3.1.2. Giải pháp về khoa học công nghệ đối với phát triển NNLC..................... 135 4.3.1.3. Giải pháp về chính sách của nhà nước đối với phát triển NNLCLC ........ 137 4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cầu lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn TP.HCM .............. 139 4.3.2.1. Giải pháp về qui mô cơ cấu đối với phát triển NNLCLC ......................... 139 4.3.2.2. Giải pháp về chất lượng đối với phát triển NNLCLC .............................. 141 4.3.2.3. Giải pháp về chính sách sử dụng đối với phát triển NNLCLC ................ 147 Tóm tắt chương 4 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................... 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 157 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương 2. CHND : Cộng hoà nhân dân 3. CMKT : Chuyên môn kỹ thuật 4. CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 5. CNKT : Công nhân kỹ thuật 6. CSDN : Cơ sở dạy nghề 7. ĐH : Đại học 8. GD-ĐT : Giáo dục đào tạo 9. HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế 10. KCX-KCN : Khu chế xuất, khu công nghiệp 11. NCKH : Nghiên cứu khoa học 12. NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao 13. TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp 14. THCS : Trung học cơ sở 15. THPT : Trung học phổ thông 16. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 17. TW : Trung ương vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 3.1. Tổng hợp giáo viên và học sinh trung cấp chuyên nghiệp ....................... 84 Bảng 3.2. Qui mô đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính qui phân theo nhóm ngành .. 88 Bảng 3.3. Doanh nghiệp đang hoạt động (thời điểm 31/12/2011) ............................ 96 Bảng 3.4. Số liệu lao động – việc làm TP.HCM giai đoạn (2000-2009) .................. 96 Bảng 3.5. Chỉ số cơ cấu cung nhân lực theo trình độ nghề..................................... 102 Bảng 3.6. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về thể lực ........... 104 Bảng 3.7. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo (%) .................................. 105 Bảng 3.8. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về trí tuệ ............ 106 Bảng 3.9. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về nhân cách ...... 108 Bảng 3.10. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về tính năng động xã hội ....................................................................................................................... 111 Biểu đồ 3.1. Đánh giá tổng hợp chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực ở một số nước châu Á .............................................................................................................. 83 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện các nhu cầu của lao động chất lượng cao tại TP.HCM . ................................................................................................................................. 113 Hình 2.1. Khung phân tích ........................................................................................ 62 Hình 2.2. Qui trình nghiên cứu ................................................................................. 74 1 PHẦN MỞ ĐẦU Sự phát triển của thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thống trị của các nhân tố truyền thống như số lượng đất đai, lao động, hay nguồn vốn giờ đây đã được thay đổi. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác vẫn có thể có được nếu có tri thức, song tri thức không tự nhiên xuất hiện mà phải thông qua một quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp chủ yếu là cạnh tranh về hàm lượng chất xám, nghĩa là hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm hàng hoá dịch vụ nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực,một vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính sống còn trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Hiện nay, công nghệ Việt Nam ở mức trung bình kém. Trong các ngành công nghiệp, hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới. Tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân bậc cao là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, làm giảm hiệu suất sử dụng của thiết bị công nghệ. Trong cơ cấu trình độ của lực lượng lao động của nước ta, tỷ lệ lao động được đào tạo không chỉ quá thấp mà còn rất bất hợp lý. Chúng ta thiếu cả cán bộ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyên gia đầu ngành và công nhân lành nghề – kỹ thuật viên (Lê Văn Toàn, 2007). Báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành trung ương khoá IX tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng xác định rằng con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, và muốn vậy thì phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam thông qua giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, gắn với hội nhập quốc tế, 2 phát huy lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với kinh tế tri thức, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ. Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục xác định: “phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011) Từ nhiều năm qua, thành phố Hồ Chí Minh đã xác định nguồn nhân lực là một trong những nhân tố tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, chủ trương phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng bộ thành phố đề ra từ Đại hội lần thứ VII (2001-2005) và lần thứ VIII (2006-2010) Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đã phân tích nhiều nhu cầu cấp bách phải tái cấu trúc kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là một trong sáu chương trình đột phá của thành phố Hồ Chí Minh. (Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, 2010). Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về nguồn nhân lực – một yếu tố then chốt và quyết định - hiện đang đặt ra cho nền kinh tế nước ta nói chung cũng như cho thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề nan giải, cấp bách: Số lượng lao động thì dư thừa, nhưng chất lượng nguồn lao động thì lại không đáp ứng, yêu cầu lao động chất xám, lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề luôn thiếu hụt. Hệ thống giáo dục, đào tạo tuy đã được cải tiến, tiếp cận với hệ thống quốc tế, chất lượng đội ngũ giáo viên đã được nâng lên một bước, tuy nhiên chất lượng giáo dục và đào tạo vẫn còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Điều đó sẽ hạn chế khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho một thị trường với yêu cầu phát triển cao về chất nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố. (Nguyễn Trần Dương, 2005). 3 Từ thực trạng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc ở thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị. 1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài 1.1. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Tác giả Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (2002) cho rằng quá trình toàn cầu hoá có tính chất hai mặt, vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra những thách thức đối với các nước đang phát triển. Lao động Việt Nam có trở thành nguồn lực quyết định sự thành công trong tham gia hội nhập quốc tế hay trở thành rào cản trong tiến trình đuổi kịp các nước tiên tiến, đều tuỳ thuộc vào ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam. Tác giả cũng đề cập đến tác động của toàn cầu hoá đối với lao động, việc làm, với vấn đề phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam như: di chuyển lao động trên thị trường lao động trong nước và quốc tế; biến đổi lao động và thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế; tác động đến cải cách thể chế, quan hệ lao động, điều kiện lao động và các vấn đề xã hội của lao động ở Việt Nam. Tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2008) và Hoàng Văn Châu (2009) đều đánh giá tổng quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam 2007, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên 4 khía cạnh: lao động, tài chính, công nghệ và tiếp cận thị trường trong 6 ngành (dệt may, xây dựng, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất chế biến thực phẩm) bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc Việt Nam gia nhập WTO từ các vấn đề lao động và phát triển nguồn nhân lực. Các tác giả nhận định thị trường lao động Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu hụt và khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp quản lý trở lên. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính qua đi, khi các doanh n
Luận văn liên quan