Luận án Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Đánh giá là khâu rất quan trọng của quá trình dạy học. Chính vì vậy, trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 2014 đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có 03 thông tư hướng dẫn việc đánh giá học sinh tiểu học. Thông qua đánh giá cán bộ quản lý (CBQL) có thông tin để nhận xét chính xác kết quả giảng dạy của giáo viên (GV) và kết quả học tập của học sinh (HS), từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học trong nhà trường. Đối với bậc tiểu học đã và đang thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu và chương trình giáo dục có nhiều thay đổi, một trong những thay đổi đó là khâu đánh giá HS. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những đổi mới trong đánh giá học sinh tiểu học theo yêu cầu mới (yêu cầu của Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT) như: Đã hướng vào đánh giá sự tiến bộ của HS; kết hợp giữa đánh giá của người dạy với đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội đánh giá đã tập trung vào đánh giá phẩm chất và năng lực của HS. Tuy nhiên, hiện nay ở một số trường tiểu học vẫn còn chưa quan tâm đúng mức đến cách thức đánh giá HS. Vì vậy, đổi mới đánh giá HS tiểu học như hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý đánh giá HS tiểu học, đặc biệt là công tác quản lý đánh giá HS các trường tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập.

pdf189 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM TUẤN ANH QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2023 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM TUẤN ANH QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUỆ HÀ NỘI, 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phạm Tuấn Anh, nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, xin cam đoan: luận án “Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả thực hiện. Các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác được tham khảo, sử dụng, trích dẫn trong luận án đều đã ghi rõ nguồn gốc một cách trung thực. Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan ở trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Phạm Tuấn Anh LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa Khoa học quản lý đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tôi được học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án. Bằng tất cả sự kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Huệ, các thầy, cô giáo trong các Hội đồng bảo vệ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu và hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh các trường Tiểu học đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng làm việc, nghiên cứu, song do năng lực bản thân còn có những hạn chế nên luận án không tránh khỏi những thiếu sót cần được bổ sung. Vì vậy em xin cảm ơn những ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy, cô và các bạn đã giúp em hoàn thiện luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Phạm Tuấn Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ...................................................................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá học sinh .................... 11 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý đánh giá học sinh ....... 21 1.3. Đánh giá chung kết quả nghiên cứu các công trình khoa học ......... 26 Kết luận Chương 1 ........................................................................................ 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ... 29 2.1. Những đổi mới trong đánh giá và quản lý đánh giá học sinh tiểu học hiện nay ............................................................................................ 29 2.2. Đánh giá và đánh giá học sinh tiểu học ........................................... 35 2.3. Quản lý và quản lý đánh giá học sinh tiểu học ................................ 53 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá học sinh tiểu học ........ 63 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 70 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ................................................. 71 3.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng ........................................... 71 3.2. Thực trạng hoạt động đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay ............................................................................. 80 3.3. Thực trạng quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay ............................................................................. 90 3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay .................................... 101 3.5. Nhận xét chung về thực trạng quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.................................................. 103 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 105 Chương 4: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ........................................................... 107 4.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý đánh giá học sinh tiểu học .................................................................................................. 107 4.2. Biện pháp quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ....................... 108 4.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ........................................................................................................ 134 4.4. Thử nghiệm tác động ..................................................................... 138 4.5. Kết luận sau khảo nghiệm và thử nghiệm ...................................... 144 Kết luận Chương 4 ...................................................................................... 146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đúng 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CĐSP Cao đẳng Sư phạm 3 ĐLC Độ lệch chuẩn 4 ĐTB Điểm trung bình 5 TB Thứ bậc 6 GDĐT Giáo dục Đào tạo 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 9 THCS Trung học cơ sở 10 THPT Trung học phổ thông DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu là cán bộ quản lý .................. 72 Bảng 3.2: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu là giáo viên ........................... 73 Bảng 3.3: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu là học sinh ............................ 73 Bảng 3.4: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu là cha mẹ học sinh ................ 73 Bảng 3.5: Thang tính điểm của 5 mức độ ....................................................... 76 Bảng 3.6: Đánh giá về tầm quan trọng của mục tiêu đánh giá học sinh tiểu học .. 80 Bảng 3.7: Đánh giá về tầm quan trọng của các yêu cầu khi thực hiện đánh giá học sinh tiểu học ................................................................................ 81 Bảng 3.8: Đánh giá về sự phù hợp của nội dung đánh giá học sinh tiểu học ....... 83 Bảng 3.9: Đánh giá về tác dụng của đánh giá học sinh tiểu học .................... 84 Bảng 3.10: Học sinh thực hiện tự nhận xét và nhận xét ................................. 85 Bảng 3.11: Thời điểm học sinh tham gia tự nhận xét và nhận xét ................. 86 Bảng 3.12: Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học ................. 87 Bảng 3.13: Hình thức phối hợp giữa cha mẹ học sinh với giáo viên khi tham gia đánh giá học sinh tiểu học ........................................................ 89 Bảng 3.14. Quản lý mục tiêu đánh giá học sinh tiểu học ............................... 90 Bảng 3.15. Quản lý nội dung đánh giá học sinh tiểu học ............................... 91 Bảng 3.16. Quản lý sử dụng phương pháp đánh giá học sinh tiểu học .......... 93 Bảng 3.17. Quản lý sử dụng hình thức đánh giá học sinh tiểu học ................ 94 Bảng 3.18. Quản lý quy trình đánh giá học sinh tiểu học ............................... 95 Bảng 3.19. Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia đánh giá học sinh khi thực hiện đánh giá học sinh tiểu học ......................................... 96 Bảng 3.20. Thực hiện tổ chức kiểm tra định kì học sinh tiểu học .................. 98 Bảng 3.21. Quản lý kết quả đánh giá học sinh tiểu học .................................. 99 Bảng 3.22. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá học sinh tiểu học......... 101 Bảng 4.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay .................................................................................................. 136 Bảng 4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ................................................................................................. 137 Bảng 4.3. Mức độ thực hiện quy trình kiểm tra định kì học sinh tiểu học ... 141 Bảng 4.4. Mức độ thực hiện quy trình kiểm tra định kì học sinh tiểu học ... 142 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đánh giá là khâu rất quan trọng của quá trình dạy học. Chính vì vậy, trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 2014 đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có 03 thông tư hướng dẫn việc đánh giá học sinh tiểu học. Thông qua đánh giá cán bộ quản lý (CBQL) có thông tin để nhận xét chính xác kết quả giảng dạy của giáo viên (GV) và kết quả học tập của học sinh (HS), từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học trong nhà trường. Đối với bậc tiểu học đã và đang thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu và chương trình giáo dục có nhiều thay đổi, một trong những thay đổi đó là khâu đánh giá HS. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những đổi mới trong đánh giá học sinh tiểu học theo yêu cầu mới (yêu cầu của Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT) như: Đã hướng vào đánh giá sự tiến bộ của HS; kết hợp giữa đánh giá của người dạy với đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội đánh giá đã tập trung vào đánh giá phẩm chất và năng lực của HS. Tuy nhiên, hiện nay ở một số trường tiểu học vẫn còn chưa quan tâm đúng mức đến cách thức đánh giá HS. Vì vậy, đổi mới đánh giá HS tiểu học như hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý đánh giá HS tiểu học, đặc biệt là công tác quản lý đánh giá HS các trường tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập. Từ những phân tích trên, cùng với thực tiễn công tác, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng, quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đang cần có biện pháp quản lý thống nhất, khoa học, phù hợp với thực tiễn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá và quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở những góc độ, thời điểm, vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, cần có 2 những nghiên cứu khoa học độc lập, chuyên sâu hơn nữa về quản lý đánh giá học sinh tiểu học để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đánh giá học sinh các trường tiểu học nói chung, học sinh các trường tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay nói riêng. Chính vì vậy, lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” là việc làm phù hợp và cần thiết với thực tiễn quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đây là vẫn đề có ý nghĩa cấp thiết, có tính thời sự, có giá trị cả về lí luận lẫn thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý đánh giá học sinh tiểu học tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, luận án đề xuất biện pháp quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. 3. Khách thể, đối tượng, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý đánh giá học sinh tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3.3. Giả thuyết khoa học Việc quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay đã bám sát các yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bám sát các quy định đánh giá học sinh của các thông tư, đặc biệt là Thông tư 27/2020, nhằm thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong quản 3 lý mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá... và hạn chế trong lập kế hoạch; tổ chức chỉ đạo đánh giá học sinh. Vì vậy, nếu đề xuất và vận dụng đồng bộ các biện pháp quản lý đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận phức hợp giữa chức năng quản lý với nội dung quản lý sẽ khắc phục được những hạn chế, bất cập và tăng cường những mặt tích cực, ưu điểm trong công tác quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, trực tiếp là thực hiện thắng lợi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra. 3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đánh giá và quản lý đánh giá học sinh tiểu học. Hai là: Xây dựng cơ sở lý luận về đánh giá và quản lý đánh giá học sinh tiểu học. Ba là: Khảo sát, phân tích thực trạng đánh giá, quản lý đánh giá học sinh các trường tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đánh giá học sinh các trường tiểu học hiện nay ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Bốn là: Đề xuất, khảo nghiệm nhận thức các đối tượng liên quan về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đánh giá học sinh tiểu học; thực nghiệm một số biện pháp; đưa ra các khuyến nghị trong quản lý đánh giá học sinh tiểu học hiện nay. 3.5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý đánh giá học sinh tiểu học bằng những cách tiếp cận khác nhau, trong đó tập trung vào hai cách tiếp cận chính đó là cách tiếp cận quá trình giáo dục, cách tiếp cận theo chức năng quản lý và nội dung quản lý. - Về khách thể khảo sát: Khách thể khảo sát phục vụ nghiên cứu gồm: Cán bộ quản lý giáo dục cấp phòng, cán bộ quản lý trường tiểu học, giáo viên tiểu học, học sinh tiểu học và cha mẹ học sinh tiểu học. 4 - Về địa bàn nghiên cứu: Do điều kiện khách quan và chủ quan nên luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở một số trường tiểu học công lập nằm trên địa bàn thuộc 04 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng Bắc Bộ đó là: tỉnh Thái Bình, tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và thành phố Hải Phòng. Thực tế, ở các trường tiểu học thuộc các tỉnh trên đã đại diện cho các vùng (nông thôn, thành thị, ven biển), điều kiện kinh tế khác nhau... của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. - Về thời gian: Các tư liệu và số liệu sử dụng phục vụ việc nghiên cứu của đề tài luận án được thu thập, khảo sát, điều tra và tổng hợp từ những năm gần đây. 4. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu vấn đề - Tiếp cận hoạt động: Khi nghiên cứu về đánh giá học sinh tiểu học cần nghiên cứu về hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, công tác quản lý của Hiệu trưởng để từ đó làm rõ biện pháp quản lý đánh giá học sinh của Hiệu trưởng trường tiểu học. Bởi vì, con người bộc lộ tâm lí cá nhân thông qua hoạt động, muốn đánh giá con người về một mặt nào đó phải thông qua hoạt động. - Tiếp cận chức năng quản lý và nội dung quản lý: Quản lý đánh giá học sinh tiểu học của Hiệu trưởng trường tiểu học được thực hiện thông qua các chức năng quản lý như: lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá trên các nội dung công việc như tổ chức ra đề thi, kiểm tra, tổ chức thi, tổ chức chấm bài, quản lí hồ sơ kiểm tra, đánh giá học sinh, sử dụng kết quả đánh giá học sinh... - Tiếp cận quá trình giáo dục: Đánh giá học sinh tiểu học là một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục học sinh. Đánh giá cùng với các thành tố khác như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức...tạo nên quá trình giáo dục. Mặt khác, đánh giá cũng là một quá trình, phải được xem xét đầy đủ các thành tố của nó như mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, phương pháp đánh 5 giá, hình thức đánh giá... Vì vậy, để quản lí đánh giá học sinh tiểu học và làm cho quá trình đánh giá học sinh tiểu học được khách quan, trung thực, phản ánh đúng chất lượng dạy và học thì phải tiếp cận ở góc độ quá trình giáo dục. Cách tiếp cận này định hướng cho việc xác định nội dung chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với công tác quản lý đánh giá học sinh trong trường tiểu học hiện nay. - Tiếp cận phát triển: Đánh giá học sinh tiểu học hiện nay chủ yếu tập trung vào đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh. Học sinh luôn tiến bộ so với bản thân là minh chứng thuyết phục nhất cho chất lượng giáo dục. Mặt khác, việc đánh giá học sinh luôn thay đổi để phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định. Đánh giá luôn phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của giáo dục. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đề xuất biện pháp quản lí đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nghiên cứu sinh đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Nghiên cứu tài liệu, văn bản; điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu, chuyên gia, thực nghiệm một biện pháp... và xử lý các số liệu điều tra bằng thống kê toán học. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp chính, cụ thể như: - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: * Mục đích: Tra cứu, thu thập dữ liệu về thực trạng đánh giá học sinh tiểu học; thực trạng quản lý đánh giá học sinh tiểu học; thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Tìm hiểu thông tin cá nhân cơ bản của khách thể nghiên cứu. * Nội dung: Sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thông tin cần thiết về thực trạng đánh giá học sinh tiểu học; thực trạng quản lý đánh giá học sinh tiểu học; thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đánh giá học sinh tiểu học và một số thông tin cá nhân cơ bản của khách thể nghiên cứu. Hướng dẫn 6 CBQL, GV, HS và cha mẹ HS hiểu nội dung phiếu khảo sát từ đó điền đầy đủ câu trả lời cho từng câu hỏi. * Cách tiến hành: Xây dựng phiếu khảo sát chi tiết, cụ t gồm các câu hỏi được thiết kế để thu thập ý kiến của đối tượng khảo sát, gồm: Xác định câu hỏi và các tùy chọn câu trả lời cho từng câu hỏi; xây dựng phiếu khảo sát để thu thập thông tin của đối tượng khảo sát; phân tích kết quả khảo sát để đưa ra kết luận về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản * Mục đích: Xây dựng cơ sở lí luận của luận án, từ đó xác định quan điểm chủ đạo của luận án trong việc nghiên cứu những vấn đề về đánh giá học sinh tiểu học và quản lý đánh giá học sinh tiểu học. * Nội dung: + Tìm hiểu tổng quan nghiên cứu vấn đề của các tác giả trong và ngoài nước về đánh giá học sinh tiểu học và quản lý đánh giá học sinh tiểu học. + Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ: đánh giá, đánh giá học sinh tiểu học, quản lý, quản lý đánh giá học sinh tiểu học. + Từ kết quả tổng hợp phần lý luận xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá HS tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. * Cách tiến hành: Là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu lý luận. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết và những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, Websites về những vấn đề liên quan đến đề tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_danh_gia_hoc_sinh_tieu_hoc_o_cac_tinh_dong_b.pdf
  • pdfKLmoi_PhamTuanAnh.pdf
  • pdfQD_PhamTuanAnh.pdf
  • pdfTrichyeu_PhamTuanAnh.pdf
  • pdfTT Eng PhamTuanAnh.pdf
  • pdfTT PhamTuanAnh.pdf