Luận án Quản lý dạy học môn vật lý tại các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì Đảng ta luôn coi: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình phát triển kinh tế-xã hội”[57]. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục thì nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ sống còn của nghành giáo dục, để chất lượng và hiệu quả giáo dục đạt kết quả tốt thì công tác quản lý dạy học trong các trường THPT giữ một vai trò hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đáp ứng yêu cầu của cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 rất cần dạy học và quản lý dạy học theo cách tiếp cận mới trong đó có tiếp cận CIPO. Ở nhà trường THPT môn Vật lý luôn luôn là một trong những môn học quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp sau này của học sinh THPT. Vật lý một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Một cách rộng hơn, nó là sự phân tích tổng quát về tự nhiên, được thực hiện để hiểu được cách biểu hiện của vũ trụ. Các kiến thức mà học sinh được học từ môn học này tạo nền móng cơ bản cho học sinh học tốt các môn học khoa học tự nhiên. Tuy nhiên môn Vật lý là môn học ngây nhiều áp lực và khó khăn cho học sinh bởi tính mới tính ứng dụng cao của nó, để nâng cao chất lượng dạy học cần phải có những nghiên cứu sâu về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn học này. Hơn thế nữa dạy học môn Vật lý có những đặc thù riêng gắn với kiến thức khoa học Vật lý cần trang bị cho học sinh. Chất lượng dạy học môn Vật lý nói riêng và các môn học nói chung phụ thuộc phần lớn vào quản lý dạy học ở trường THPT. Trong những năm qua dạy học nói chung và dạy học môn Vật lý nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, với việc chuyển từ dạy học nặng về tiếp cận nội dung sang dạy học chú trọng tiếp cận năng lực đang được triển khai trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc quản lý dạy học trong các trường phổ thông nói chung và quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT Thành phố Hà nội nói riêng là hết sức cần thiết. Vấn đề triển khai mô hình phù hợp với xu thế đổi mới trên tại các trường THPT còn hạn chế, bất cập và cần đươc nghiên cứu một cách bài bản và phù hợp với phương thức quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý nói riêng. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý thì cần nâng cao chất lượng quản lý dạy học môn học này. Thực tế trong những năm gần đây chất lượng dạy học môn Vật lý ở cấp THPT thành phố Hà Nội không cao thể hiện qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT điểm tốt nghiệp THPT của Hà Nội chưa đứng ở tốp đầu cả nước, đứng thứ 25 hoặc 27/63 tỉnh thành, trong khi đó đòi hỏi của phụ huynh và học sinh về chất lượng dạy học môn học này là rất cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quản lý việc dạy học môn học này còn chưa đi đúng hướng, để nâng cao chất lượng dạy học môn học này thì cần tìm cách nâng cao chất lượng quản lý dạy học .

pdf188 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý dạy học môn vật lý tại các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VŨ LẬP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN MÔ HÌNH CIPO Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN Hà Nội, 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Vũ Lập MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG .............................................. 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học các môn học ở trường phổ thông ....... 8 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu quản lý dạy học các môn học ở trường phổ thông ................................................................................................................................ 18 1.3. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết ....................................................... 24 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN MÔ HÌNH CIPO ............................................................................................................................... 26 2.1. Dạy học môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông .............................................. 26 2.2. Những yêu cầu dạy học môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ........................................................................................ 31 2.3. Mô hình CIPO và vận dụng trong quản lý dạy học ở trường Trung học phổ thông 40 2.4. Quản lý dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận mô hình CIPO ................................................................................................................................ 44 CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN MÔ HÌNH CIPO .................................................................................................. 68 3.1. Khái quát về giáo dục phổ thông thành phố Hà Nội ............................................... 68 3.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng ..................................................... 70 3.3. Thực trạng quá trình dạy học môn Vật lý tại các trường THPT thành phố Hà Nội . 75 3.4 . Thực trạng quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo mô hình CIPO ..................................................................................... 86 3.5. Đánh giá chung thực trạng quản lí dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông Hà Nội ................................................................................................................. 111 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN CIPO.................................................................................................................... 117 4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................... 117 4.2. Một số biện pháp quản lí dạy học môn Vật lý tại trường trung học phổ thông theo tiếp cận mô hình CIPO .................................................................................................. 118 4.3.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................... 129 4.4. Thử nghiệm biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy của giáo viên Vật lý và hoạt động học của học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo mô hình CIPO ..... 136 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .......................... 151 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 162 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin DH Dạy học ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GD& ĐT Giáo dục và đào tạo HT Hiệu trưởng KT-KN Kiến thức kỹ năng PPGD Phương pháp giảng dạy SGK Sách giáo khoa TCM Tổ chuyên môn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCM Tổ trưởng chuyên môn UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 3.1: Đội ngũ giáo viên THPT Hà nội đầu năm học 2019 – 2020 .......................... 69 Bảng 3.2: Trình độ đào tạo của giáo viên THPT Hà Nội ................................................ 69 Bảng 3.3: Giáo viên dạy giỏi THPT Hà nội trong các hội thi năm 2018 – 2019 ............ 69 Bảng 3.4: Trình độ chính trị đội ngũ giáo viên THPT của Hà Nội ................................. 70 Bảng 3.5: So sánh kết quả 5 năm thực hiện quy hoạch đối với mạng lưới trường THPT tại Hà Nội từ năm học 2015-2016 đến 2019-2020 .......................................................... 70 Bảng 3.6: Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu ................................................... 71 Bảng 3.7 :Độ tin cậy Alpha theo Cronbach ..................................................................... 72 Bảng 3.8: Mức độ thực hiện mục tiêu dạy học môn Vật lý cho học sinh tại các trường THPT ............................................................................................................................... 75 Bảng 3.9 : Kết quả khảo sát mức độ thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Vật lý ...................................................................................................................................... 77 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện hoạt động dạy của giáo viên ................ 80 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện hoạt động học của học sinh .................. 81 Bảng 3.12: Kết quả khảo sát điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học Vật lý tại các trường THPT ............................................................................................. 82 Bảng 3.13: Kết quả khảo sát sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường trong dạy học môn Vật lý tại các trường THPT .............................................................. 84 Bảng 3.14: Tương quan giữa các thành tố của quản lý dạy học môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông ....................................................................................................... 85 Bảng 3.15: Tổ chức kiểm tra khảo sát phân loại chất lượng học sinh khi bước vào năm học mới ............................................................................................................................ 86 Bảng 3.16: Thực trạng chỉ đạo kiểm tra đảm bảo số lượng chất lượng đội ngũ giáo viên Vật lý ............................................................................................................................... 88 Bảng 3.17: Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung quản lý chương trình dạy học môn vật lý ................................................................................................................................ 89 Bảng 3.18: Thực trạng chỉ đạo kiểm tra đánh giá đảm bảo nguồn lực tài chính, cơ sở vật chât, thỉết bị dạy học .................................................................................................. 90 Bảng 3.19: Tương quan giữa quản lý các yếu tố đầu vào của dạy học vật lý THPT ...... 92 Bảng: 3.20: Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình Vật lý.................................. 93 Bảng 3.21: Mức độ thực hiện việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên Vật lý94 Bảng 3.22: Mức độ thực hiện tổ chức tiết dạy Vật lý trên lớp ....................................... 95 Bảng 3.23: Mức độ đánh giá quản lý môi trường dạy - học........................................... 96 Bảng 3.24: Thực trạng tổ chức hoạt động dự giờ ............................................................ 97 Bảng 3.25. Thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ................................................ 99 Bảng 3.26. Mức độ thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh100 Bảng 3.27. Thực trạng tổ chức quản lý các thiết chế quy định chuyên môn dạy học Vật lý 101 Bảng 3.28: Tương quan giữa các nội dung quản lý của quá trình dạy học môn Vật lý ở trường THPT thành phố Hà Nội .................................................................................... 103 Bảng 3.29: Tổ chức kiểm tra đánh giá cuối năm cuối cấp ........................................... 104 Bảng 3.30: Thực trạng quản lý sử dụng kết quả học tập của học sinh .......................... 105 Bảng 3.31: Tương quan quản lý các yếu tố đầu ra ........................................................ 106 Bảng 3.32: Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố chủ thể quản lý ...................................... 106 Bảng 3.33: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của yếu tố đối tượng quản lý ......................... 107 Bảng 3.34: Thực trạng ảnh hưởng của yếu tô môi trường bên trong ............................ 109 Bảng 3.35 : Thực trạng ảnh hưởng của bối cảnh bên ngoài nhà trường ...................... 110 Bảng 4.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp ......................... 130 Bảng 4.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi nhóm biện pháp quản lí đầu vào, quá trình và đầu ra ................................................................................................................ 133 Bảng 4.3. Kết quả trước thử nghiệm ............................................................................ 140 Bảng 4.4. Kết quả sau thử nghiệm ............................................................................... 142 Bảng 4.5. So sánh mức độ khác biệt trước thử nghiệm và sau thử nghiệm .................. 143 Hình 2.1. Mô hình CIPO trong quản lý dạy học ở trường THPT ............................................ 43 Hình 2.2. Mô hình CIPO trong quản lý dạy học môn Vật lý ở trường THPT............... 65 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì Đảng ta luôn coi: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình phát triển kinh tế-xã hội”[57]. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục thì nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ sống còn của nghành giáo dục, để chất lượng và hiệu quả giáo dục đạt kết quả tốt thì công tác quản lý dạy học trong các trường THPT giữ một vai trò hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đáp ứng yêu cầu của cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 rất cần dạy học và quản lý dạy học theo cách tiếp cận mới trong đó có tiếp cận CIPO. Ở nhà trường THPT môn Vật lý luôn luôn là một trong những môn học quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp sau này của học sinh THPT. Vật lý một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Một cách rộng hơn, nó là sự phân tích tổng quát về tự nhiên, được thực hiện để hiểu được cách biểu hiện của vũ trụ. Các kiến thức mà học sinh được học từ môn học này tạo nền móng cơ bản cho học sinh học tốt các môn học khoa học tự nhiên. Tuy nhiên môn Vật lý là môn học ngây nhiều áp lực và khó khăn cho học sinh bởi tính mới tính ứng dụng cao của nó, để nâng cao chất lượng dạy học cần phải có những nghiên cứu sâu về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn học này. Hơn thế nữa dạy học môn Vật lý có những đặc thù riêng gắn với kiến thức khoa học Vật lý cần trang bị cho học sinh. Chất lượng dạy học môn Vật lý nói riêng và các môn học nói chung phụ thuộc phần lớn vào quản lý dạy học ở trường THPT. Trong những năm qua dạy học nói chung và dạy học môn Vật lý nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, với việc chuyển từ dạy học nặng về tiếp cận nội dung sang dạy học chú trọng tiếp cận năng lực đang được triển khai trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc quản lý dạy học trong các trường phổ thông nói chung và quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT Thành phố Hà nội nói riêng là hết sức cần thiết. Vấn đề triển khai mô hình phù hợp với xu thế đổi mới trên tại các trường THPT còn hạn chế, bất cập và cần đươc nghiên cứu một cách bài bản và phù 2 hợp với phương thức quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý nói riêng. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý thì cần nâng cao chất lượng quản lý dạy học môn học này. Thực tế trong những năm gần đây chất lượng dạy học môn Vật lý ở cấp THPT thành phố Hà Nội không cao thể hiện qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT điểm tốt nghiệp THPT của Hà Nội chưa đứng ở tốp đầu cả nước, đứng thứ 25 hoặc 27/63 tỉnh thành, trong khi đó đòi hỏi của phụ huynh và học sinh về chất lượng dạy học môn học này là rất cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quản lý việc dạy học môn học này còn chưa đi đúng hướng, để nâng cao chất lượng dạy học môn học này thì cần tìm cách nâng cao chất lượng quản lý dạy học . Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý dạy học để nâng cao chất lượng dạy học các môn học môn học ví dụ: mô hình quản lý theo tổ chức SEAMEO, mô hình quản lý theo khối, Mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000-2000... Tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn chưa nâng cao được chất lượng quản lý và chất lượng dạy học các môn học. Trong khi đó NCS nhận thấy: Quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT thông qua tiếp cận mô hình CIPO bao gồm quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra và xem xét sự tác động ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh tới quản lý dạy học môn Vật lý trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Thực hiện tốt các nội dung quản lý này sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn học theo yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học môn Vật lý nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu song nghiên cứu quản lý dạy học môn Vật lý theo tiếp cận mô hình CIPO thì còn mới và chưa có nhiều nghiên cứu được triển khai một cách có hệ thống và chuyên sâu từ góc độ khoa học quản lý giáo dục. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường Trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO” làm đề tài luận án tiến sỹ ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn vật lý tại các trường THPT theo tiếp cận mô hình CIPO. Khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT thành phố Hà nội theo tiếp cận mô hình CIPO, xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt 3 động dạy học môn Vật lý tại các trường THPT theo tiếp cận CIPO góp phần nâng cao kết quả quản lý dạy học môn học này. 2.2. Nhiêm vụ nghiên cứu 1) Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về dạy học và quản lý dạy học ở trường phổ thông . 2) Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Vật lý ở trường THPT theo mô hình CIPO. 3) Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT thành phố Hà Nội, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này theo mô hình CIPO. 4) Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT thành phố Hà Nội theo mô hình CIPO góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, và tiến hành thử nghiệm 1 biện pháp trong thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý dạy học môn Vật lý tại trường THPT thành phố Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO. 3.2.Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu Có rất nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu quản lý dạy học môn Vậy lý như tiếp cận theo nội dung, hình thức, các phương pháp đánh giá,... tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi xác định các nội dung quản lý dạy học môn Vật lý theo mô hình CIPO với các thành tố chính, quản lý đầu vào, quản lý quá trình dạy học, quản lý đầu ra, xem xét sự tác động của yếu tố bối cảnh. 3.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu gồm các trường THPT công lập thuộc thành phố Hà Nội như sau: Yên Hòa; Hai Bà Trưng; Trần Phú; Cao Bá Quát; Đại Mỗ; Thượng Cát; Tây Hồ; Ngô Thì Nhậm; Xuân Khanh; Phùng Khắc Khoan; Lý Thường Kiệt; Đông Anh; Xuân Đỉnh, Quang Trung, Dương Xá, Kim Liên. Ngoài khảo sát các trường tại các trường THPT, chúng tôi còn xin số liệu tại sở giáo dục Hà nội, khảo sát tại trường bồi dưỡng cán bộ Giáo dục Hà Nội trong các lớp nguồn cán bộ Giáo Dục Hà Nội, lớp dành cho tổ trưởng, phó hiệu trưởng. Trong các trường trên có trường nội thành có trường ở ngoại thành Hà Nội. 4 3.2.3. Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát, giới hạn về chủ thể quản lý Tổng số khách thể khảo sát là 426 người gồm: Cán bộ sở giáo dục cán bộ các trường và giáo viên (Chi tiết tại chương 3 của luận án) Giới hạn về chủ thể quản lý, đề tài có nhiều chủ thể tham gia, Cán bộ cấp sở hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng trường THPT. 4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Tiếp cận hệ thống: Dạy học môn Vật lý tại các trường THPT là kết quả tổng thể của nhiều yếu tố đầu vào, quá trình dạy học và đầu ra và bối cảnh, đó là kết quả hoạt động dạy học của giáo viên và việc học bài của học sinh. Đó cũng là kết quả quản lý của chủ thể quản lý từ Bộ Giáo Dục, sở giáo dục Hà Nội, lãnh đạo nhà trường và tổ chuyên môn. Các yếu tố trên luôn nằm trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Tiếp cận hoạt động: Khi nghiên cứu hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường THPT cần nghiên cứu hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn, các hoạt động dạy học, hoạt động chuyên môn của thầy cô. Tiếp cận CIPO: Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý tại trường THPT thành phố Hà Nội như đã nêu ở trên, tuy nhiên luận án này sử dụng theo tiếp cận CIPO, là quản lý theo một quy trình bao gồm quản lý đầu vào, quản lý quá trình và quản lý đầu ra. Quy trình này luôn đặt dưới sự tác động của yếu tố bối cảnh. Việc áp dụng mô hình CIPO vào quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường THPT thành phố Hà Nội, cho phép chúng ta kiểm soát được chất lượng đầu vào, kiểm soát được chất lượng đầu ra, nhận biết được sự tác động của yếu tố bối cảnh lên quá trình dạy học môn Vật lý. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, luận án sẽ sử dụng phối hợp đa dạng và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau đây: 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu a. Mục đích của nghiên cứu văn bản tài liệu là để xác định cơ sở lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_day_hoc_mon_vat_ly_tai_cac_truong_trung_hoc.pdf
  • pdfQD_NguyenVuLap.pdf
  • docxTrichyeu_NguyenVuLap.docx
  • pdfTT Eng NguyenVuLap.pdf
  • pdfTT NguyenVuLap.pdf
Luận văn liên quan