Luận án Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật cùng với nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức dẫn đến nhu cầu học ngày càng tăng, mục tiêu học ngày càng đa dạng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thời đại phát triển của công nghệ 4.0 hiện nay, các khoảng cách và rào cản trong việc học tập, cập nhật tri thức mới đang dần được thu hẹp và xóa bỏ. Điều này đã đặt ra những thách thức đối với các trường trung học phổ thông (THPT) trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng theo kịp xu hướng tiến bộ của thế giới. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục. Chính vì vậy, việc duy trì và cải tiến chất lượng các hoạt động dạy học trở thành yêu cầu cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong các nhà trường. Ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Việc triển khai nghị quyết đòi hỏi ngành giáo dục cũng như mỗi trường THPT phải thực hiện đổi mới, chú trọng quản lý chất lượng nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 với phương hướng phát triển giáo dục nhằm đào tạo ra thế hệ công dân có những phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu của xã hội, gắn liền với những tiến bộ không ngừng về khoa học kỹ thuật trong đó chú trọng “đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Có thể thấy, đổi mới hoạt động dạy học (HĐDH) và đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường vừa là mục đích vừa là con đường để đổi mới sự nghiệp giáo dục. Cùng với sự thay đổi không ngừng của xã hội, quá trình dạy học cũng cần luôn được cập nhật, cải tiến, nâng cao chất lượng. Việc quản lý hiệu quả HĐDH vừa đảm bảo chất lượng vừa đáp ứng mục tiêu đổi mới đòi hỏi tổng thể các bộ phận trong nhà trường từ cán bộ quản lý, giáo viên đến học sinh phải tham gia và phát huy tốt vai trò của mình. Nhà trường là một chỉnh thể thống nhất, phối hợp nhịp nhàng đồng thời liên tục cải tiến chất lượng công việc. Một trong những cách tiếp cận về quản lý hiện đại hiện nay đó là tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management/TQM). Đặc trưng của TQM là ưu tiên đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mọi thành viên trong tổ chức đều tham gia vào quá trình cải tiến và hoàn thiện sản phẩm. Việc quản lý hướng đến xây dựng văn hóa chất lượng (VHCL) trong tổ chức. Điều này đòi hỏi mọi người phải hợp tác, cùng thực hiện cải tiến liên tục theo xu thế thay đổi không ngừng của xã hội nói chung và nhu cầu khách hàng nói riêng. Trong điều kiện tình hình thế giới không ngừng biến động, việc quản lý HĐDH theo tiếp cận TQM sẽ mang lại hiệu quả trong nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các trường THPT tại tỉnh Lâm Đồng, mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục đáp ứng với yêu cầu xã hội đặt ra song chưa tạo sự bứt phá, chuyển biến rõ rệt trong chất lượng giáo dục. Việc đào tạo nguồn nhân lực chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như chưa phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng và phát triển địa phương. Kết quả dạy học được đánh giá dựa trên kết quả tốt nghiệp cuối cấp, tỉ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình bộ môn. Việc đánh giá chất lượng HĐDH chưa thật sự đổi mới, chưa phản ánh đúng năng lực, phẩm chất người học. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến HĐDH, chủ yếu hướng đến đạt chất lượng thông qua điểm số các bài kiểm tra. Các mục tiêu của HĐDH đối với học sinh cấp THPT chưa được chú trọng. Việc quản lý HĐDH theo quản lý đầu vào, quá trình, đầu ra chưa được quan tâm thực hiện trong các nhà trường. Các bộ phận trong trường chưa đặt sự chú trọng đồng đều đến các hoạt động như việc xác định mục tiêu dạy học, đổi mới phương pháp dạy học; việc xác định mục tiêu dạy học, kế hoạch dạy học; việc tổ chức thực hiện HĐDH theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học cũng như việc đánh giá chất lượng các hoạt động và cải tiến trong suốt cả quá trình. Ngoài ra, việc xây dựng VHCL nhà trường chưa được phổ biến rộng rãi đến CBQL và GV ở các đơn vị. Các bộ phận chưa có sự hiểu biết đầy đủ về quản lý HĐDH theo tiếp cận TQM nên chưa có những giải pháp tối ưu trong thực hiện HĐDH nhằm nâng cao chất lượng và phát triển nhà trường theo kịp xu thế tiến bộ của thế giới.

docx288 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀ NGUYỄN BẢO KHUYÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh, 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ NGUYỄN BẢO KHUYÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ Chuyên Ngành: Quản lý Giáo Dục Mã Số: 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ LAN HƯƠNG TS. PHẠM BÍCH THỦY Thành phố Hồ Chí Minh, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đã được tiếp thu một cách chân thực, thận trọng và có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án. Tác giả Hà Nguyễn Bảo Khuyên LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án “Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể”, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Tiến sĩ Vũ Lan Hương; Tiến sĩ Phạm Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn khoa học và động viên tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án; Quý thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên khoa Khoa học Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường; Quý lãnh đạo nhà trường; Quý thầy cô của Phòng Sau đại học; Thư viện trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu; Quý lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng; Tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường THPT tại Lâm Đồng đã đồng ý cộng tác và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập số liệu và hoàn thành các nội dung nghiên cứu của luận án; Gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn và động viên tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Một lần nữa, tôi xin tri ân các cấp lãnh đạo, quý thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022 Người thực hiện luận án Hà Nguyễn Bảo Khuyên MỤC LỤC trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CBQL cán bộ quản lý CMHS cha mẹ học sinh CNTT công nghệ thông tin CSVC cơ sở vật chất DH dạy học ĐLC độ lệch chuẩn GDPT giáo dục phổ thông GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GTTB Giá trị trung bình GV giáo viên HĐ hoạt động HĐDH hoạt động dạy học HS học sinh HT hiệu trưởng PHT phó hiệu trưởng QL quản lý STEM Science-Technology-Engineering-Mathematics TCM tổ chuyên môn THCS trung học cơ sở THPT trung học phổ thông TQM Total Quality Management (Quản lý chất lượng tổng thể) TTCM tổ trưởng chuyên môn VHCL văn hóa chất lượng DANH MỤC CÁC HÌNH trang Hình 1 Mô hình về sự tương tác giữa giáo viên và học sinh 16 Hình 2 Mô hình áp dụng quản lý chất lượng tổng thể vào quá trình dạy và học trong lớp học 17 Hình 3 Mô hình cải tiến liên tục chất lượng dạy học theo vòng tròn Deming P-D-C-A 27 Hình 4 Mô hình hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông 31 Hình 5 Mô hình quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể 43 Hình 6 Khung lý luận Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo TQM 66 DANH MỤC CÁC BẢNG trang Bảng 1 Thống kê số trường THPT, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của tỉnh Lâm Đồng theo địa bàn huyện, thành phố 69 Bảng 2 Tổng hợp số liệu đối tượng tham gia trả lời phiếu hỏi 71 Bảng 3.1.1 Kết quả khảo sát Thực hiện và sắp xếp, phân phối Chương trình dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS 76 Bảng 3.1.2 Kết quả khảo sát hoạt động đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới 77 Bảng 3.1.3 Kết quả khảo sát mức độ đảm bảo cơ sở vật chất và các trang thiết bị, tài chính phục vụ dạy học 77 Bảng 3.1.4 Kết quả khảo sát mức độ thực hiện công tác tuyển sinh đầu cấp đảm bảo chất lượng 78 Bảng 3.2.1 Kết quả khảo sát hoạt động dạy và học theo hướng phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới 79 Bảng 3.2.2 Kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra – đánh giá quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực người học 81 Bảng 3.2.3 Kết quả khảo sát sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong hoạt động dạy học 82 Bảng 3.3.1 Kết quả khảo sát việc đánh giá đầu ra, công nhận hoàn thành chương trình dạy học 83 Bảng 3.3.2 Kết quả khảo sát hoạt động hỗ trợ học sinh thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng 84 Bảng 3.3.3 Kết quả khảo sát hoạt động thu thập thông tin phản hồi về chất lượng dạy học từ học sinh 85 Bảng 4.1.1 Kết quả khảo sát lập kế hoạch quản lý đầu vào HĐ dạy học 86 Bảng 4.1.2 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý đầu vào hoạt động dạy học 88 Bảng 4.1.3 Kết quả khảo sát kiểm tra quản lý đầu vào hoạt động dạy học 90 Bảng 4.1.4 Kết quả khảo sát cải tiến quản lý đầu vào hoạt động dạy học 92 Bảng 4.2.1 Kết quả khảo sát lập kế hoạch quản lý quá trình dạy học 93 Bảng 4.2.2 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý quá trình dạy học 95 Bảng 4.2.3 Kết quả khảo sát kiểm tra thực hiện quá trình dạy học 98 Bảng 4.2.4 Kết quả khảo sát cải tiến quản lý quá trình HĐ dạy và học 99 Bảng 4.3.1 Kết quả khảo sát lập kế hoạch quản lý đầu ra 101 Bảng 4.3.2 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý đầu ra 102 Bảng 4.3.3 Kết quả khảo sát kiểm tra quản lý đầu ra 103 Bảng 4.3.4 Kết quả khảo sát cải tiến quản lý đầu ra 104 Bảng 4.4.1 Kết quả khảo sát xác định các yêu cầu xây dựng văn hóa chất lượng theo hướng là một “tổ chức biết học hỏi” 106 Bảng 4.4.2 Kết quả khảo sát nội dung và quy trình quản lý xây dựng “tổ chức biết học hỏi” trong nhà trường 107 Bảng 5.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi và phát triển của khoa học kĩ thuật và đời sống kinh tế xã hội đến quản lý hoạt động dạy học 111 Bảng 5.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của năng lực lãnh đạo, quản lý đến quản lý hoạt động dạy học 112 Bảng 5.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của năng lực đội ngũ giáo viên đến quản lý hoạt động dạy học 113 Bảng 5.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các nguồn lực trong và ngoài nhà trường đến quản lý hoạt động dạy học 114 Bảng 6.1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp cải tiến công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học 139 Bảng 6.2 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 141 Bảng 6.3 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học 142 Bảng 6.4 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao quản lý đầu ra thông qua hỗ trợ học sinh học tập 143 Bảng 6.5 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu ra thông qua các hoạt động hướng nghiệp 144 Bảng 6.6 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa chất lượng trong nhà trường 146 Bảng 6.7 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể 147 Bảng 7.1 Thống kê kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm 155 Bảng 7.2. Kết quả giáo viên đánh giá quản lý, tổ chức tập huấn 156 Bảng 7.3 Kết quả đánh giá chất lượng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên và tiêu chí đánh giá năng lực học sinh ở bộ môn Toán 158 Bảng 7.4 Kết quả đánh giá chất lượng bộ tiêu chí đánh giá HĐDH của giáo viên và tiêu chí đánh giá năng lực học sinh ở bộ môn Toán 159 DANH MỤC CÁC BIỂU trang Biểu 1 Biểu đồ thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp cải tiến công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học 140 Biểu 2 Biểu đồ thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên 141 Biểu 3 Biểu đồ thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học 143 Biểu 4 Biểu đồ thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao quản lý đầu ra thông qua hỗ trợ học sinh học tập 144 Biểu 5 Biểu đồ thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu ra thông qua các hoạt động hướng nghiệp 146 Biểu 6 Biểu đồ thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa chất lượng trong nhà trường 147 Biểu 7 Biểu đồ thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể 148 Biểu 8 Biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra trước và sau tập huấn 156 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật cùng với nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức dẫn đến nhu cầu học ngày càng tăng, mục tiêu học ngày càng đa dạng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thời đại phát triển của công nghệ 4.0 hiện nay, các khoảng cách và rào cản trong việc học tập, cập nhật tri thức mới đang dần được thu hẹp và xóa bỏ. Điều này đã đặt ra những thách thức đối với các trường trung học phổ thông (THPT) trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng theo kịp xu hướng tiến bộ của thế giới. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục. Chính vì vậy, việc duy trì và cải tiến chất lượng các hoạt động dạy học trở thành yêu cầu cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong các nhà trường. Ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Việc triển khai nghị quyết đòi hỏi ngành giáo dục cũng như mỗi trường THPT phải thực hiện đổi mới, chú trọng quản lý chất lượng nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 với phương hướng phát triển giáo dục nhằm đào tạo ra thế hệ công dân có những phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu của xã hội, gắn liền với những tiến bộ không ngừng về khoa học kỹ thuật trong đó chú trọng “đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Có thể thấy, đổi mới hoạt động dạy học (HĐDH) và đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường vừa là mục đích vừa là con đường để đổi mới sự nghiệp giáo dục. Cùng với sự thay đổi không ngừng của xã hội, quá trình dạy học cũng cần luôn được cập nhật, cải tiến, nâng cao chất lượng. Việc quản lý hiệu quả HĐDH vừa đảm bảo chất lượng vừa đáp ứng mục tiêu đổi mới đòi hỏi tổng thể các bộ phận trong nhà trường từ cán bộ quản lý, giáo viên đến học sinh phải tham gia và phát huy tốt vai trò của mình. Nhà trường là một chỉnh thể thống nhất, phối hợp nhịp nhàng đồng thời liên tục cải tiến chất lượng công việc. Một trong những cách tiếp cận về quản lý hiện đại hiện nay đó là tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management/TQM). Đặc trưng của TQM là ưu tiên đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mọi thành viên trong tổ chức đều tham gia vào quá trình cải tiến và hoàn thiện sản phẩm. Việc quản lý hướng đến xây dựng văn hóa chất lượng (VHCL) trong tổ chức. Điều này đòi hỏi mọi người phải hợp tác, cùng thực hiện cải tiến liên tục theo xu thế thay đổi không ngừng của xã hội nói chung và nhu cầu khách hàng nói riêng. Trong điều kiện tình hình thế giới không ngừng biến động, việc quản lý HĐDH theo tiếp cận TQM sẽ mang lại hiệu quả trong nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các trường THPT tại tỉnh Lâm Đồng, mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục đáp ứng với yêu cầu xã hội đặt ra song chưa tạo sự bứt phá, chuyển biến rõ rệt trong chất lượng giáo dục. Việc đào tạo nguồn nhân lực chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như chưa phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng và phát triển địa phương. Kết quả dạy học được đánh giá dựa trên kết quả tốt nghiệp cuối cấp, tỉ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình bộ môn. Việc đánh giá chất lượng HĐDH chưa thật sự đổi mới, chưa phản ánh đúng năng lực, phẩm chất người học. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến HĐDH, chủ yếu hướng đến đạt chất lượng thông qua điểm số các bài kiểm tra. Các mục tiêu của HĐDH đối với học sinh cấp THPT chưa được chú trọng. Việc quản lý HĐDH theo quản lý đầu vào, quá trình, đầu ra chưa được quan tâm thực hiện trong các nhà trường. Các bộ phận trong trường chưa đặt sự chú trọng đồng đều đến các hoạt động như việc xác định mục tiêu dạy học, đổi mới phương pháp dạy học; việc xác định mục tiêu dạy học, kế hoạch dạy học; việc tổ chức thực hiện HĐDH theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học cũng như việc đánh giá chất lượng các hoạt động và cải tiến trong suốt cả quá trình. Ngoài ra, việc xây dựng VHCL nhà trường chưa được phổ biến rộng rãi đến CBQL và GV ở các đơn vị. Các bộ phận chưa có sự hiểu biết đầy đủ về quản lý HĐDH theo tiếp cận TQM nên chưa có những giải pháp tối ưu trong thực hiện HĐDH nhằm nâng cao chất lượng và phát triển nhà trường theo kịp xu thế tiến bộ của thế giới. Nhằm hiểu rõ cơ sở lý luận về quản lý HĐDH theo tiếp cận TQM trong trường THPT, thực trạng về quản lý HĐDH ở các trường THPT của tỉnh Lâm Đồng đồng thời xác định biện pháp quản lý HĐDH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT trên toàn tỉnh, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận Quản lý chất lượng tổng thể”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo tiếp cận TQM; đánh giá thực trạng quản lý HĐDH ở trường THPT của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận TQM, từ đó, đề xuất biện pháp và thực nghiệm một biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận TQM nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý HĐDH ở các trường THPT của tỉnh Lâm Đồng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo tiếp cận TQM căn cứ trên những cơ sở lý luận nào? 4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận TQM được thực hiện như thế nào? 4.3. Cần đề xuất những biện pháp quản lý nào để cải tiến công tác quản lý HĐDH theo tiếp cận TQM ở các trường THPT của tỉnh Lâm Đồng? 5. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý HĐDH ở trường THPT của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể đã đạt được một số kết quả nhất định như: quản lý nhà trường đã bước đầu nhận thức về tiếp cận quản lý TQM, khuyến khích đổi mới phương pháp quản lý cũng như phương pháp dạy học trong nhà trường, chú trọng đến mục tiêu của hoạt động dạy học ở cấp THPT. Tuy nhiên, công tác này có thể còn một số hạn chế như việc quản lý HĐDH của GV theo tiếp cận TQM, chưa thực hiện đầy đủ các bước Lập kế hoạch, Tổ chức thực hiện, Kiểm tra, Cải tiến đối với qui trình quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra của hoạt động dạy học; các bộ phận trong nhà trường chưa chú trọng thực hiện cải tiến hoạt động; các trường chưa xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để giáo viên, học sinh đánh giá mức độ đạt được của HĐDH ở từng bộ môn. Nếu xác lập được cơ sở lí luận về quản lý HĐDH ở trường THPT theo tiếp cận TQM, đánh giá khách quan thực trạng quản lý HĐDH theo tiếp cận TQM thì sẽ đề xuất các biện pháp cấp thiết, khả khi nhằm cải tiến công tác quản lý HĐDH theo tiếp cận TQM tại ở các trường THPT của tỉnh Lâm Đồng. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về quản lý HĐDH ở trường THPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể. 6.2. Đánh giá thực trạng quản lý HĐDH ở các trường THPT của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể. 6.3. Đề xuất biện pháp quản lý HĐDH ở các trường THPT của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể. 6.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất và tổ chức thử nghiệm một biện pháp được đề xuất. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Về nội dung nghiên cứu: Quản lý HĐDH ở trường THPT của tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể. Chủ thể quản lý chính là Hiệu trưởng trường THPT. 7.2. Về đối tượng khảo sát: - Đối tượng khảo sát thực trạng: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở một số trường THPT ở 2 thành phố và 10 huyện của tỉnh Lâm Đồng - Đối tượng khảo nghiệm, thực nghiệm biện pháp: Cán bộ quản lý, giáo viên ở một số trường THPT của tỉnh Lâm Đồng 8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1.Phương pháp tiếp cận 8.1.1. Tiếp cận hệ thống Phương pháp luận tiếp cận hệ thống giúp nghiên cứu các đối tượng phức tạp và cho ra sản phẩm khoa học có cấu trúc lôgíc chặt chẽ bằng cách xem xét các vấn đề đặt ra một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ trong trạng thái vận động và phát triển, từ đó thấy được mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu với các đối tượng, hiện tượng khác. Tác giả thực hiện nghiên cứu các thành tố của HĐDH và quản lý HĐDH theo đầu vào, quá trình và đầu ra; việc thực hiện của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đối với qui trình quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. 8.1.2. Tiếp cận lịch sử Thực hiện quan điểm này cho phép tác giả nhìn thấy toàn bộ sự phát triển của đối tượng nghiên cứu; sự xuất hiện quá trình diễn biến, phát triển và kết thúc sự kiện; giúp tác giả phát hiện các quy luật phát triển tất yếu của đối tượng. Thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập theo lịch sử từ khi vấn đề được phát hiện và phát triển qua các giai đoạn cho đến thực trạng ở thời điểm hiện tại. Tác giả kế thừa những kết quả đạt được liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu trước, phân tích, so sánh quá trình phát triển của hoạt động quản lý để có được nhận định đúng đắn, phù hợp đối với các nội dung nghiên cứu. 8.1.3. Tiếp cận thực tiễn Việc tiếp cận thực tiễn định hướng cho việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý nhà trường hiện nay. Các biện pháp được đề xuất dựa trên thực trạng quản lý HDĐH ở các trường THPT của tỉnh Lâm Đồng. Biện pháp đề xuất được xem xét về mức độ phù hợp với điều kiện địa phương để đảm bảo tính cấp thiết, khả thi và hiệu quả. 8.1.4. Tiếp cận Quản lý chất lượng tổng thể Đây là tiếp cận chủ yếu của luận án sử dụng để thực hiện nghiên cứu quản lý quản lý HDĐH ở các trường THPT. Tiếp cận quản lý hoạt động dạy học theo TQM, tác giả luận án sử dụng mô hình PDCA để quản lý các hoạt động quản lý theo các bước: lập kế hoạch (P), tổ chức thực hiện (D), kiểm tra (C) và hành động cải tiến chất lượng (A) đối với QL các thành tố của đầu vào HĐDH, quá trình DH và đầu ra của HĐDH song song với quản lý văn hóa chất lượng. 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận  8.2.1.1. Mục đích: Xây dựng các khái niệm công cụ và khung lí luận về quản lý HĐDH ở trường THPT theo tiếp cận TQM, tạo cơ sở thiết kế công cụ điều tra và định hướng tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐDH ở trường THPT theo tiếp cận TQM tại tỉnh Lâm Đồng. 8.2.1.2. Nội dung phương pháp: Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_o_truong_trung_hoc_pho_tho.docx
  • docx2-tom tat luan an- ha nguyen bao khuyen.docx
  • docx3-tom tat luan an tiếng Anh- ha nguyen bao khuyen.docx
  • doc4- trang thong tin dong gop moi tieng Viet.doc
  • doc5- trang thong tin dong gop moi tieng Anh- ha nguyen bao khu.doc
  • pdf6-luan an - ha nguyen bao khuyen.pdf
  • pdf7-tom tat luan an-ha nguyen bao khuyen.pdf
  • pdf8-tom tat luan an tieng anh-ha nguyen bao khuyen.pdf
  • pdf9- trang thong tin dong gop moi tieng Viet.pdf
  • pdf10- trang thong tin dong gop moi tieng Anh- ha nguyen bao kh.pdf
  • pdfQĐ HĐ BAO KHUYEN.pdf
Luận văn liên quan