Luận án Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về kinh tế biển với bờ biển dài trên 3.260 km, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 (gấp hơn 3 lần diện tích đất liền), có vị trí địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt. Biển chứa đựng nhiều tài nguyên to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và nguồn lực con người. Biển đã đem lại cho Việt Nam nhiều nguồn lợi lớn từ khai thác khoáng sản (nhất là dầu khí, than ven biển, làm muối), phát triển kinh tế hàng hải, khai thác hải sản, du lịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các ngành kinh tế biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2011, ước tính tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển,. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay phát triển kinh tế biển của Việt Nam được đánh giá là chưa hiệu quả. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ khai thác lợi thế tĩnh theo hình thức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém.

doc195 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Lại Lâm Anh QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013 Trang bìa VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Lại Lâm Anh QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số : 62.31.07.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Thanh Đức 2. PGS. TS. Bùi Tất Thắng HÀ NỘI - 2013 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và/hoặc của riêng tác giả. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lại Lâm Anh Mục lục MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ tắt Tên gốc tiếng Anh Tên tiếng Việt AAPA American Association of Port Authorities Hiệp hội Cảng Mỹ CITOS Computer Integrated Terminal Operations System Hệ thống Quản lý Tích hợp bằng Máy tính CZ Contiguous Zone Vùng tiếp giáp CS Continental Shelf Thềm lục địa DOC Declaration on the conduct of parties in the South China Sea Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông DOF Department of Fisheries of Malaysia Bộ Thủy sản của Malaysia DSLB Domestic Shipping Licensing Board Ban Cấp phép Vận chuyển Nội địa DWT Dead Weight Tons 1 DWT = 2.240 pounds = 1.016,05 kg (1.000 kg = 1 tấn) Là đơn vị đo lường hàng hóa được dùng trong vận tải biển EDB The Economic Development Board of Singapore Ban Phát triển Kinh tế của Singapore EDI Electronic Data Interchange Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EEZ Exclusive Economic Zone Vùng đặc quyền kinh tế EPU Economic Planning Unit Ban Kinh tế Kế hoạch Malaysia EU European Union Liên Minh Châu Âu FEU Forty-foot Equivalent Unit. 1 FEU = 2 TEU Là đơn vị đo của hàng hóa được công ten nơ (container) hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 40 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 78 m³ thể tích). FRI Fisheries Research Institute Viện Nghiên cứu Thủy sản GRT Gross Register Tonnage 1 GRT = 100 cubic feet (2,83168466 m³) GRT là “Dung tích đăng ký”. Gồm toàn bộ thể tích các khoảng trống của con tàu. 1GRT = 2,83168466 m³. Tuỳ cách tính của mỗi cơ quan đăng kiểm nên GRT của 1 con tàu là không đồng nhất. GRT thường dùng làm đơn vị tính cảng phí, hoa tiêu phí… IAPH International Association of Ports and Harbors Hiệp hội Cảng và Cảng biển Quốc tế IMC International Maritime Center Trung tâm Hàng Hải Quốc tế IZ International Zone Biển quốc tế IW Internal Water Nội thủy MISC Malaysian International Shipping Corporation Tổng công ty vận chuyển Quốc tế Malaysia MSO Merchant Shipping Ordnance Cơ quan Quản lý Hàng hải MATRADE The Malaysian External TradeDevelopment Corporation Cơ quan Phát triển Ngoại thương Malaysia MIDA Malaysian Industrial Development Authority Cơ quan Quản lý Công nghiệp Malaysia MIMA Maritime Institute of Malaysia Viện Hàng hải Malaysia MPA the Maritime and Port Authority of Singapore Cơ quan Quản lý Biển và Cảng biển Singapore nm Nautical mile Hải lý PIPS Port Improvement Plan of Singapore Bảng kế hoạch nâng cấp cảng Singapore R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển RM Ringit Đơn vị tiền tệ của Malaysia STB Singapore Tourism Board Tổng cục Du lịch Singapore TEU Twenty-foot Equivalent Units 2 TEU = 1 FEU Là đơn vị đo của hàng hóa được công ten nơ (container) hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). TNCs Trans National Corporations Các công ty xuyên quốc gia TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSB Territorial Sea Baseline Đường cơ sở TS Territorial Sea Lãnh Hải UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc UNCLOS United Nations Convention on the Law of the Sea Công ước Liên hợp quốc về Luật biển VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới Danh mục các hình DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Sơ đồ quản lý kinh tế biển 17 Hình 1.2: Chiến lược quản lý kinh tế biển 19 Hình 1.3: Ba cách hiểu về Lãnh hải và đường cơ sở theo Điều 3 và Điều 7 UNCLOS 36 Hình 1.4: Quy định về vùng biển theo UNCLOS 37 Hình 1.5: Tổng hợp không gian biển theo UNCLOS 40 Hình 1.6: Đường trung tuyến phân định ranh giới biển theo Điều 15 UNCLOS 41 Hình 2.1: 10 cảng lớn nhất thế giới năm 2011 48 Hình 2.2: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Trung Quốc 51 Hình 2.3: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Hồng Kông 51 Hình 2.4: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Malaysia 70 Hình 2.5: Vận tải bằng công ten nơ của cảng Singapore 80 Hình 2.6: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Singapore 84 Hình 2.7: Xuất khẩu dầu thô của Singapore 85 Hình 3.1: Xếp hạng cảng biển thế giới theo tiêu chí số hàng qua cảng 103 Hình 3.2: Vận tải bằng tàu biển của Việt Nam 104 Hình 3.3: Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 109 Hình 3.4: Sản lượng khai thác than sạch của Việt Nam 111 Hình 3.5: Tổng giá trị than đá xuất khẩu của Việt Nam 111 Hình 3.6: Sản lượng sản xuất muối của Việt Nam 113 Danh mục các bảng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các cảng của Trung Quốc nằm trong danh sách 50 cảng đứng đầu thế giới năm 2011 theo trọng lượng hàng hóa qua cảng 58 Bảng 2.2: Hàng qua cảng Klang và cảng Tg Pelepas của Malaysia 66 Bảng 3.1: Sản lượng khai thác khí tự nhiên ở dạng khí của Việt Nam 109 Bảng 3.2: Các Khu kinh tế ven biển ở Việt Nam 125 Bảng 3.3: Các khu vực hiện nay đang bị chiếm đóng tại Quần đảo Trường 131 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về kinh tế biển với bờ biển dài trên 3.260 km, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 (gấp hơn 3 lần diện tích đất liền), có vị trí địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt. Biển chứa đựng nhiều tài nguyên to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và nguồn lực con người. Biển đã đem lại cho Việt Nam nhiều nguồn lợi lớn từ khai thác khoáng sản (nhất là dầu khí, than ven biển, làm muối), phát triển kinh tế hàng hải, khai thác hải sản, du lịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các ngành kinh tế biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2011, ước tính tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển,... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay phát triển kinh tế biển của Việt Nam được đánh giá là chưa hiệu quả. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ khai thác lợi thế tĩnh theo hình thức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém. Để trở thành một quốc gia biển thì cần hội đủ ba thế mạnh là: (1) Mạnh về kinh tế biển; (2) Mạnh về khoa học biển; (3) Mạnh về thực lực quản lý tổng hợp biển. Nhận thức rõ được điều này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X thông qua Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Điều này cho thấy quyết tâm của Việt Nam đi theo xu hướng trên. Theo nghị quyết này thì Việt Nam phấn đấu phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Để trở thành quốc gia mạnh về biển, một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu là phải mạnh về quản lý biển, tức là có chính sách quản lý biển hữu hiệu và có hệ thống cơ quan tổ chức khoa học. Thế kỷ XXI được thế giới xem như là “Thế kỷ kinh tế biển và đại dương”. Hướng ra biển - đại dương đang là khẩu hiệu chiến lược của nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia biển, có điều kiện thuận lợi trong cuộc tranh đua đó để phát triển đất nước, nên không thể bỏ qua xu thế này. Trong quá trình tìm kiếm các con đường đưa nước ta trở thành một quốc gia “mạnh về biển”, điều hết sức quan trọng là Việt Nam cần phải xây dựng chính sách quản lý kinh tế biển hiệu quả. Để thực hiện yêu cầu này, Việt Nam không những cần tổng kết kinh nghiệm quản lý kinh tế biển trong nước những năm qua, mà còn phải chú ý học hỏi kinh nghiệm nước ngoài. Kinh nghiệm của các nước Đông Á (như Trung Quốc, Malaysia, Singapore) rất đáng quan tâm nghiên cứu, bởi vì: Thứ nhất, đây là các quốc gia châu Á có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam cả về kinh tế, văn hoá-xã hội, lẫn vị trí địa kinh tế; Thứ hai, các nước này, nhất là Trung Quốc cũng giống như Việt Nam là nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; Thứ ba, các nước này cũng giống như Việt Nam đều là những nước phát triển trung bình trong khu vực. Do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tính hình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Thế kỷ XXI được thế giới xem như là “Thế kỷ kinh tế biển và đại dương”. Hướng ra biển - đại dương đang là khẩu hiệu chiến lược của nhiều quốc gia. Ngày nay kinh tế biển được rất nhiều nước quan tâm chú ý và được đông đảo các học giả trên thế giới đi sâu nghiên cứu. Trung Quốc được coi là một trong những quốc gia có nhiều tham vọng trong việc phát triển kinh tế biển và các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đã khá đi sâu nghiên cứu về kinh tế biển và quản lý kinh tế biển. Đáng chú ý phải kể đến nhóm tác giả Dương Kim Thâm - Lương Hải Tân - Hoàng Minh Lỗ với công trình nghiên cứu mang tên “Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc” (Dương Kim Thâm - Lương Hải Tân - Hoàng Minh Lỗ, 1990). Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập khá toàn diện đến các nội dung của quản lý kinh tế biển ở Trung Quốc như: Khai thác hải sản, phát triển kinh tế hàng hải, phát triển du lịch biển, điều tra tài nguyên biển,… Các tác giả không chỉ phân tích hiện trạng của các ngành này trong hiện tại, mà còn có những nghiên cứu mang tính dự báo dài hạn như dự báo trữ lượng, vạch ra chiến lược phát triển của những ngành này trong tương lai, cũng như đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với những ngành này. Đặc biệt, về ngành khai thác hải sản, các tác giả cho rằng phải có các chính sách quản lý để phát triển một cách đồng bộ từ đánh bắt, nuôi trồng tới chế biến và xuất khẩu hải sản. Họ còn bàn tới cả các vấn đề về dự báo nhu cầu và các mục tiêu, biện pháp chính sách về khai thác hải sản. Về ngành du lịch biển, nhóm tác giả đã đưa ra một số luận điểm khá mới mẻ: (1) Trên thế giới vui chơi giải trí, du lịch biển đã trở thành giải trí hấp dẫn và có quy mô lớn. Ngành du lịch biển trên thế giới đã có hàng triệu thuyền du lịch, nhiều thuyền lớn hơn các ngành khác, thu nhập kinh doanh cao; (2) Ngành du lịch biển không phải là con đẻ của sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, mà là con đẻ của sự phát triển kinh tế hiện đại: Đời sống nhân dân càng cao, không gian hoạt động càng mở rộng thêm, thời gian nhàn rỗi càng nhiều hơn, vì vậy càng phát triển vui chơi du lịch trên biển; (3) Vui chơi trên biển là ngành lợi dụng những tài nguyên không gian, gồm bãi biển, chỗ tắm, nơi câu cá, nơi vận động trên biển. Do đó, việc quy hoạch và quản lý các hoạt động của du lịch biển để bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa địa phương là hết sức cần thiết. Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc đã khẳng định trong thập kỷ 2011-2020, Trung Quốc sẽ phấn đấu trở thành “cường quốc về biển”, trong đó nâng cao trình độ quản lý kinh tế biển có ý nghĩa hàng đầu. Ariff, M. (1991), Lee Kuan Yew (2000), Poon, J. (2003) đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của kinh tế hàng hải trong kinh tế biển. Các tác giả này đã chỉ rõ, một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong phát triển kinh tế hàng hải là hệ thống chính sách quản lý của nhà nước, đặc biệt là các chính sách quản lý tạo thuận lợi cho kinh tế hàng hải phát triển như chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo hải quan, chính sách quản lý tàu thuyền xuất nhập cảnh qua internet và phát triển chính phủ điện tử. Trong báo cáo của Ban Chính sách biển của Mỹ có tên “An Ocean Blueprint” đã đề cập đến một quan điểm khá mới trong quản lý kinh tế biển, đó là quản lý tổng hợp biển. Các tác giả của báo cáo này đã đề cập đến quan điểm này dưới hình thức quản lý liên bang đối với các hoạt động kinh tế biển như quản lý các vùng nước, các vùng trầm tích bờ biển và quản lý bờ biển (Chương 9, chương 12). Họ cho rằng: Quản lý tổng hợp biển là một trong các cách thức quản lý đa ngành nghề kinh tế biển, nhằm thoả mãn nhu cầu cần phải điều hoà, cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Quản lý tổng hợp biển ra đời nhằm khác phục những bất cập do phương thức quản lý đơn ngành, riêng rẽ đã tồn tại từ lâu. Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Farid, với công trình nghiên cứu mang tên “Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước Châu Á và bài học cho Malaysia - The Asian experience in developing the marintime sector: Some case studies and lessons for Malaysia” (Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil, Farida Farid, 2007) đã nêu bật vai trò và tầm quan trọng của ngành khai thác tài nguyên biển, đặc biệt là khai thác dầu khí. Một trong các vấn đề quan trọng mà công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra là khai thác khoáng sản là ngành rất dễ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nhà nước phải có chính sách về quản lý khai thác nguồn tài nguyên biển để sao cho hoạt động khai thác vừa có hiệu quả lại không ảnh hưởng tới vấn đề ô nhiễm môi trường. Các tác giả này cũng khẳng định rằng: Các nước ven biển muốn phát triển bền vững cần phải có chính sách phát triển, bảo tồn và bảo vệ khoáng sản biển khỏi việc khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường biển. Các nhà kinh tế Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khu kinh tế ven biển. Các tác giả này coi các khu kinh tế ven biển như là cực tăng trưởng tạo động lực cho sự phát triển các ngành kinh tế khác trong nội địa. Theo họ, vai trò của các khu kinh tế ven biển như là “cửa sổ” để mở cửa ra với bên ngoài thông qua thu hút FDI và đẩy mạnh xuất khẩu, “cực tăng trưởng” để lôi kéo các vùng khác trong cả nước phát triển, “phòng thí nghiệm” của cải cách thể chế trong cả nước. Các tác giả này đã chỉ ra chiến lược chính sách phát triển khu kinh tế ven biển thông qua một số bước như: (1) Xây dựng các đặc khu kinh tế; (2) Tăng cường mở cửa thành phố cảng ven biển; (3) xây dựng khu kinh tế tự do ven biển. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước Mặc dù là một quốc gia biển nhưng cho tới trước năm 2007 mô hình quản lý kinh tế biển của Việt Nam chưa thực sự hình thành. Chỉ tới khi ra đời Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, mô hình quản lý kinh tế biển của Việt Nam mới được định hình rõ nét. Mô hình quản lý kinh tế biển của Việt Nam tập trung chủ yếu vào năm điểm chính là: (1) Khai thác và chế biến khoáng sản (trọng tâm vào dầu, khí); (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác và chế biến hải sản; (4) Du lịch biển và kinh tế hải đảo; (5) Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với các khu đô thị ven biển. Năm điểm này được nêu rõ trong Nghị quyết trên chính là sự tiếp tục đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế trong tình hình mới. Theo Nghị quyết này, mục tiêu tổng quát trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là “đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”. Mục tiêu cụ thể về kinh tế là “phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước”. Việt Nam sẽ triển khai “xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh… Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển”. Để thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước, vấn đề quản lý kinh tế biển được đặt lên hàng đầu. Nhiều chính sách và qui định pháp luật đã được đưa ra. Hàng loạt các quy định pháp lý đã ra đời. Đặc biệt là năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý kinh tế biển Việt Nam. Về cơ bản, Luật biển Việt Nam phù hợp với Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Luật biển Việt Nam nêu rõ các nguyên tắc phát triển kinh tế biển Việt Nam là: (1) Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (2) Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; (3) Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; (4) Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo. Luật biển Việt Nam còn đưa ra 6 ngành nghề kinh tế biển mà Nhà nước ưu tiên phát triển là: (1) Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; (2) Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; (3) Du lịch biển và kinh tế đảo; (4) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; (5) Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; (6) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển. Các công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, có một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về về kinh tế biển và quản lý kinh tế biển. PGS. TS. Chu Đức Dũng với Đề tài cấp Nhà nước “Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” (Chu Đức Dũng , 2011). Trong đề tài này, tác giả đã trình bày một cách toàn diện những vấn đề lý luận cũng như thực tiến về quản lý và phát triển kinh tế biển. Tác giả đã nêu lên một số quan điểm khá mới mẻ về kinh tế biển như: Quản lý tổng hợp biển, phát triển trung tâm kinh tế biển, phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ chặt chẽ với biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững. Tác giả đã nghiên cứu kỹ lưỡng và sâu sắc kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước Đông Á, điển hình là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, từ đó rút ra một số vấn đề chung có tính qui luật và có những gợi ý chính sách cụ thể đối với phát triển kinh tế biển của Việt Nam. PGS. TS. Bùi Tất Thắng, đã có nhiều bài viết về kinh tế biển. Trong bài viết “Tầm nhìn kinh tế hải đảo: Bài học và cơ hội của Việt Nam” ( Bùi Tất Thắng, Báo Diễn đàn đầu tư, ngày 15/10/2012), PGS. TS. Bùi Tất Thắng đã luận giải một cách khoa học về chiến lược chính sách phát triển biển của Việt nam đến 2020. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, trước mắt cần chủ trương tập trung xây dựng một số đảo có điều kiện thuận lợi và nhiều tiềm năng, tạo sự bứt phá cho kinh tế biển, đảo, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn phù hợp với lợi thế của vùng đảo như du lịch, dịch vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải sản,… nâng cao mức đóng góp của kinh tế đảo trong kinh tế cả nước. Các lĩnh vực trọng yếu cần ưu tiên trước hết gồm: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trên các đảo, coi đây là khâu đột phá chính để thu hút đầu tư và khuyến khích nhân dân ra định cư và lao động dài ngày trên các đảo và vùng biển quanh đảo; Phát triển một số ngành/sản phẩm chủ lực, có lợi thế của kinh tế đảo, bao gồm: Đánh bắt và chế biến hải sản, du lịch biển, đảo, các n
Luận văn liên quan