Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam

Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Riêng đối với quản lý nền kinh tế, Điều 26 Hiến pháp cũng quy định rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách ”. Như vậy, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng, nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ, phương tiện quản lý, trong đó quản lý bằng pháp luật là một phương thức quản lý quan trọng, không thể thiếu được của Nhà nước. Thực tiễn quản lý nhà nước trong những năm đổi mới vừa qua đã chứng minh rằng: nơi nào, lĩnh vực nào nhà nước sử dụng có hiệu quả công cụ pháp luật trong quản lý thì ở đó tình hình kinh tế, chính trị xã hội ổn định và phát triển. Nếu buông lỏng vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, lợi dụng những sơ hở và thiếu sót trong các quy định của Nhà nước để trục lợi, lũng đoạn nền kinh tế, tạo cơ hội cho những mặt trái của cơ chế thị trường phát sinh theo hướng phức tạp rất khó kiểm soát ở một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Xuất phát từ chủ trương phát triển kinh tế vùng của Đảng, ngày 23 tháng 2 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một không gian kinh tế mở bao gồm các tỉnh, thành: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang. Đây là những tỉnh, thành lớn của phía Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế. Với chủ trương, đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm này đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, là nơi có nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất so với các địa phương trong cả nước. Theo số liệu thống kê (Niên giám thống kê 2007, Tổng cục Thống kê), vùng kinh tế trọng điểm này chiếm 63,84% số dự án và 59,08% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Hoạt động đầu tư nước ngoài tại đây ngày càng có hiệu quả, đã kích thích khả năng phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm này, bên cạnh những kết quả đạt được, tại đây đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn. Trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài bộc lộ nhiều vấn đề bất cập trước đòi hỏi của thực tiễn. Điều đó được thể hiện trên các mặt như: pháp luật về đầu tư còn có những bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và chưa tạo được động lực phát triển mạnh; một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi; nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp; chưa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tác động giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm này. Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật còn rất chậm. Thực tiễn quản lý vẫn còn tình trạng chồng chéo hoặc phân tán, cục bộ trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền như Cục Đầu tư nước ngoài, Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương trong vùng. Chưa có một cơ quan quản lý đủ quyền năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này của riêng vùng. Đặc biệt, cơ sở pháp lý để thực hiện những cơ chế, chính sách có tính đặc thù cho vùng theo tinh thần các Nghị quyết Đại hội IX, X của Đảng về việc xây dựng những vùng kinh tế - lãnh thổ có cơ chế đặc biệt nhằm phát triển vùng và Nghị quyết 53 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất thiếu Những thiếu sót, bất cập nói trên đã ảnh hưởng không tốt đến mọi mặt tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, đòi hỏi các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước phải lưu tâm giải quyết. Chẳng hạn như tình trạng chảy máu chất xám, lộ bí mật nhà nước; vấn đề môi trường sinh thái; vấn đề thiết bị lạc hậu; vấn đề quản lý xuất nhập cảnh của người nước ngoài; quản lý nhà nước đối với hoạt động của các thương nhân và các hiệp hội thương nhân nước ngoài bị buông lỏng; một số chủ đầu tư nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam; cạnh tranh thiếu lành mạnh trong hoạt động sản xuất – kinh doanh – đầu tư; thu hút đầu tư bằng mọi giá, chạy theo số lượng dự án đầu tư, thiếu sự tính toán phục vụ cho công cuộc phát triển bền vững. Chất lượng các dự án chưa thật đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển; có sự cạnh tranh theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu tính đồng bộ và tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, không phát huy được những thế mạnh, những lợi thế so sánh của vùng. Do đó, trong thực tế, nguồn vốn thu hút từ đầu tư nước ngoài và sự phát triển của vùng chưa thật tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Đây cũng chính là mặt trái của hoạt động đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, làm hạn chế sự phát triển bền vững của vùng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước. Có thể nói, vùng kinh tế trong điểm phía Nam đang giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của cả nước và có tiềm năng vô cùng lớn nhưng cơ chế quản lý nói chung, cơ chế quản lý trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng còn chưa đảm bảo tốt cho sự phát triển vùng. Điều này cũng cho thấy thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa thực sự được coi trọng và còn nhiều bất cập, hạn chế cần nghiên cứu một cách hệ thống nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi để bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng này. Với những lý do trên, xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, tác giả luận án mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam” để nghiên cứu và viết luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.

doc231 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Riêng đối với quản lý nền kinh tế, Điều 26 Hiến pháp cũng quy định rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách…”. Như vậy, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng, nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ, phương tiện quản lý, trong đó quản lý bằng pháp luật là một phương thức quản lý quan trọng, không thể thiếu được của Nhà nước. Thực tiễn quản lý nhà nước trong những năm đổi mới vừa qua đã chứng minh rằng: nơi nào, lĩnh vực nào nhà nước sử dụng có hiệu quả công cụ pháp luật trong quản lý thì ở đó tình hình kinh tế, chính trị xã hội ổn định và phát triển. Nếu buông lỏng vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, lợi dụng những sơ hở và thiếu sót trong các quy định của Nhà nước để trục lợi, lũng đoạn nền kinh tế, tạo cơ hội cho những mặt trái của cơ chế thị trường phát sinh theo hướng phức tạp rất khó kiểm soát ở một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Xuất phát từ chủ trương phát triển kinh tế vùng của Đảng, ngày 23 tháng 2 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một không gian kinh tế mở bao gồm các tỉnh, thành: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang. Đây là những tỉnh, thành lớn của phía Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế. Với chủ trương, đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm này đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, là nơi có nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất so với các địa phương trong cả nước. Theo số liệu thống kê (Niên giám thống kê 2007, Tổng cục Thống kê), vùng kinh tế trọng điểm này chiếm 63,84% số dự án và 59,08% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Hoạt động đầu tư nước ngoài tại đây ngày càng có hiệu quả, đã kích thích khả năng phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm này, bên cạnh những kết quả đạt được, tại đây đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn. Trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài bộc lộ nhiều vấn đề bất cập trước đòi hỏi của thực tiễn. Điều đó được thể hiện trên các mặt như: pháp luật về đầu tư còn có những bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và chưa tạo được động lực phát triển mạnh; một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi; nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp; chưa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tác động giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm này. Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật còn rất chậm. Thực tiễn quản lý vẫn còn tình trạng chồng chéo hoặc phân tán, cục bộ trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền như Cục Đầu tư nước ngoài, Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương trong vùng. Chưa có một cơ quan quản lý đủ quyền năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này của riêng vùng. Đặc biệt, cơ sở pháp lý để thực hiện những cơ chế, chính sách có tính đặc thù cho vùng theo tinh thần các Nghị quyết Đại hội IX, X của Đảng về việc xây dựng những vùng kinh tế - lãnh thổ có cơ chế đặc biệt nhằm phát triển vùng và Nghị quyết 53 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất thiếu… Những thiếu sót, bất cập nói trên đã ảnh hưởng không tốt đến mọi mặt tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, đòi hỏi các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước phải lưu tâm giải quyết. Chẳng hạn như tình trạng chảy máu chất xám, lộ bí mật nhà nước; vấn đề môi trường sinh thái; vấn đề thiết bị lạc hậu; vấn đề quản lý xuất nhập cảnh của người nước ngoài; quản lý nhà nước đối với hoạt động của các thương nhân và các hiệp hội thương nhân nước ngoài bị buông lỏng; một số chủ đầu tư nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam; cạnh tranh thiếu lành mạnh trong hoạt động sản xuất – kinh doanh – đầu tư; thu hút đầu tư bằng mọi giá, chạy theo số lượng dự án đầu tư, thiếu sự tính toán phục vụ cho công cuộc phát triển bền vững. Chất lượng các dự án chưa thật đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển; có sự cạnh tranh theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu tính đồng bộ và tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, không phát huy được những thế mạnh, những lợi thế so sánh của vùng. Do đó, trong thực tế, nguồn vốn thu hút từ đầu tư nước ngoài và sự phát triển của vùng chưa thật tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Đây cũng chính là mặt trái của hoạt động đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, làm hạn chế sự phát triển bền vững của vùng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước. Có thể nói, vùng kinh tế trong điểm phía Nam đang giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của cả nước và có tiềm năng vô cùng lớn nhưng cơ chế quản lý nói chung, cơ chế quản lý trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng còn chưa đảm bảo tốt cho sự phát triển vùng. Điều này cũng cho thấy thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa thực sự được coi trọng và còn nhiều bất cập, hạn chế cần nghiên cứu một cách hệ thống nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi để bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng này. Với những lý do trên, xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, tác giả luận án mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam” để nghiên cứu và viết luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu. - Quản lý nhà nước bằng pháp luật là một vấn đề lớn, có phạm vi tác động đến toàn xã hội, đòi hỏi sự tập trung sức lực và phối hợp của nhiều cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Lĩnh vực đầu tư nước ngoài là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ đề cập nghiên cứu quản lý nhà nước trong một lĩnh vực cụ thể với phạm vi không gian nhất định, đó là quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài (chủ yếu là đầu tư trực tiếp) tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. - Thời gian luận án nghiên cứu từ 1998 (từ khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) đến nay. 3. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN ÁN Luận án nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam hiện nay. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4.1. Cơ sở lý luận của luận án: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung, quản lý nhà nước bằng pháp luật nói riêng. Đặc biệt là những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cơ sở lý luận của luận án cũng là sự quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc và xuyên suốt quá trình nghiên cứu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ là: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường Xã hội chủ nghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin, dựa vào quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quản lý nhà nước và thu hút đầu tư nước ngoài, tác giả Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phân tích - tổng hợp, phương pháp chuyên gia, so sánh, thống kê, tổng kết thực tiễn. Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm. Những nội dung cụ thể của luận án như các khái niệm về vùng; vùng kinh tế trọng điểm; quản lý nhà nước; quản lý nhà nước bằng pháp luật; quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài; quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm; đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm... đã được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp này. Phương pháp luận duy vật biện chứng được kết hợp với phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê, tổng kết thực tiễn để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với những sự phân tích về lợi thế so sánh vùng. Đặc biệt, phương pháp thống kê và tổng kết thực tiễn được sử dụng để làm rõ thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm những năm qua với những cứ liệu cụ thể về ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, thực trạng vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại đây. Đồng thời, các phương pháp như phân tích - tổng hợp, phương pháp chuyên gia được sử dụng cho việc đưa ra và luận giải những đề xuất về quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 5. ĐIỂM MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. Luận án có những điểm mới cụ thể sau: Thứ nhất, xây dựng khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chính quyền các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm sử dụng công cụ pháp luật thực hiện sự tác động tới hoạt động đầu tư nước ngoài và những quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động đầu tư nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước, góp phần huy động nguồn lực từ bên ngoài phục vụ công cuộc phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm, làm động lực cho sự phát triển bền vững của cả nước”. Thứ hai, làm rõ đặc điểm về chủ thể quản lý lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm; về tính độc lập tương đối của các công cụ được sử dụng trong quá trình quản lý; về tính mục đích của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm. Thứ ba, làm rõ vai trò quan trọng của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm: đảm bảo cho đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm được thực hiện theo đúng qui định của pháp luật; góp phần giữ ổn định chính trị và trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ hợp tác kinh tế với nhà đầu tư nước ngoài; thúc đẩy và đảm bảo tính chủ động trong tiến trình hội nhập quốc tế của vùng và cả nước; tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh; bảo đảm phát huy tiềm năng, thế mạnh và sự ảnh hưởng, tác động tích cực của vùng kinh tế trọng điểm đối với các vùng khác. Thứ tư, Chỉ rõ những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm: yếu tố chính trị, yếu tố pháp luật, yếu tố năng lực và trách nhiệm của các chủ thể, yếu tố lợi thế so sánh và nhu cầu phát triển của vùng. Thứ năm, trên cơ sở tổng kết một cách hệ thống quá trình quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 1998 đến nay, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam hiện nay. Theo đó, quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phải: quán triệt đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế vùng và phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật các hoạt động đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phục vụ cho việc thu hút và nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời gắn chặt với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quản lý vùng và ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới; coi trọng kết hợp sử dụng hợp lý, hiệu quả các phương tiện quản lý khác; thống nhất chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, phát huy tối đa lợi thế so sánh của vùng và chống cạnh tranh tự phát giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài và pháp luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật; nâng cao trách nhiệm và năng lực thực hiện pháp luật của các chủ thể trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài; kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài từ trung ương tới vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để thực hiện tốt mối liên kết vùng trong phát triển nói chung và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng; coi trọng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật của các nhà đầu tư; giải quyết kịp thời và thỏa đáng những tranh chấp, khiếu nại của nhà đầu tư và các bên liên quan; coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ và đầu tư phương tiện kỹ thuật cho các cơ quan quản lý. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN - Kết quả của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận chung về nhà nước và pháp luật, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật với một lĩnh vực cụ thể trên một địa bàn cụ thể - lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm. - Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như các vùng kinh tế trọng điểm khác trong cả nước. - Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận về nhà nước và pháp luật cũng như tham khảo cho công tác tổng kết thực tiễn, hoạch định chính sách và pháp luật về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án chia làm 4 chương, 12 tiết: Chương 1. Tổng quan Chương 2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm. Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam là vấn đề khá phức tạp, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, trong những năm gần đây, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, vấn đề này luôn được sự quan tâm, chú ý nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những công trình nghiên cứu đã được công bố cũng đã đề cập đến quản lý nhà nước, quản lý nhà nước bằng pháp luật dưới nhiều góc độ khác nhau và trên từng lĩnh vực cụ thể. Những nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường nói chung có thể kể đến các công trình nghiên cứu của GS. TS Nguyễn Duy Gia: “Một số vấn đề về nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường”; của cố GS. TS Hoàng Văn Hảo: “Tìm hiểu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường”… là những công trình có ý nghĩa nền tảng, làm cơ sở cho các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế. Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với nền kinh tế và các lĩnh vực kinh tế, có các công trình nổi bật sau đây: + “Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án TS Luật học của Chu Hồng Thanh. Bằng công trình này, tác giả đã làm rõ những quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, phân tích cơ sở khoa học của việc nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; nội dung, phương pháp quản lý kinh tế bằng pháp luật trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ở Việt Nam những năm gần đây. + “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch tại Việt Nam hiện nay”, Luận án TS Luật học của Trịnh Đăng Thanh, Hà Nội 2004. Trong Luận án này, tác giả đã phân tích những vấn đề về lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, như: khái niệm, nội dung, đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề lý luận và thực tiễn trong luận án này chỉ bó hẹp trong phạm vi những hoạt động du lịch và có tính chung nhất cho cả Việt Nam mà chưa làm rõ được tính đặc thù của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch tại các vùng, miền của đất nước. + “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công ty cổ phần ở Việt Nam”, Luận án TS Luật học của Nguyễn Thanh Bình, Hà Nội 2005. Trong luận án, tác giả đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và tính đặc thù của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với loại hình công ty cổ phần ở Việt Nam, đề xuất giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp này. Hoạt động đầu tư nước ngoài, pháp luật về đầu tư nước ngoài cũng là một mảng đề tài được quan tâm nghiên cứu. Ngoài những giáo trình giảng dạy tại một số cơ sở giáo dục – đào tạo như giáo trình “Kinh tế đầu tư” của PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và TS Từ Quang Phương, giáo trình “Quản lý dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” của PGS.TS Nguyễn Thị Hường (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2004…), còn có thể kể một số công trình nổi bật như: + “Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Luận án TS Luật học của Hoàng Phước Hiệp, Hà Nội 1996. Có thể coi đây là một trong những Luận án PTS (nay là TS) luật học đầu tiên nghiên cứu về đầu tư nước ngoài và pháp luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trong luận án này, trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển cơ chế điều chỉnh pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tác giả đã
Luận văn liên quan