Luận án Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cùng với quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong suốt quá trình cách mạng, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng lãnh đạo, đồng thời là động lực chủ yếu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [26, tr.80]. Hiện nay, sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân nước ta không ngừng lớn mạnh, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giai cấp công nhân lao động cần cù, sáng tạo, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Với số lượng chỉ chiếm 13,4% dân số cả nước và 22,6% lực lượng lao động xã hội, nhưng giai cấp công nhân nước ta đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách nhà nước. Do đó, chăm lo xây dựng và phát triển giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới là hết sức quan trọng.

pdf173 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN GIANG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN GIANG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. TRẦN VĂN PHÒNG 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN LÝ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Phạm Văn Giang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến lý luận về giai cấp công nhân và sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế 6 1.2. Những nghiên cứu đề cập đến thực trạng và giải pháp đối với sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế 17 1.3. Khái quát kết quả có giá trị tham khảo từ các công trình đã nghiên cứu và vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ 26 Chương 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 29 2.1. Giai cấp công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam 29 2.2. Hội nhập quốc tế và sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam 51 Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 70 3.1. Thực trạng biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay 70 3.2. Một số vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay 100 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC, NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 114 4.1. Quan đểm định hướng phát huy biến đổi tích cực, ngăn ngừa và hạn chế biến đổi tiêu cực của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay 114 4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát huy biến đổi tích cực, ngăn ngừa và hạn chế biến đổi tiêu cực của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay 121 KẾT LUẬN 148 CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 164 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Dân số và lực lượng lao động trong các doanh nghiệp (2000 - 2014) 72 Bảng 3.2: Thu nhập bình quân của công nhân trong các doanh nghiệp (2005 - 2014) 83 Bảng 3.3: Lộ trình tăng lương tối thiểu vùng (2013 - 2017) 88 Bảng 3.4: Tình hình đình công, ngừng việc tập thể (2008 - 2015) 90 Bảng 3.5: Thu nhập giữa lao động quản lý, kỹ thuật viên so với công nhân sản xuất 95 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cùng với quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong suốt quá trình cách mạng, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng lãnh đạo, đồng thời là động lực chủ yếu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [26, tr.80]. Hiện nay, sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân nước ta không ngừng lớn mạnh, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giai cấp công nhân lao động cần cù, sáng tạo, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Với số lượng chỉ chiếm 13,4% dân số cả nước và 22,6% lực lượng lao động xã hội, nhưng giai cấp công nhân nước ta đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách nhà nước. Do đó, chăm lo xây dựng và phát triển giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới là hết sức quan trọng. Quá trình đổi mới đất nước đã và đang thúc đẩy nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hiện nay, hội nhập quốc tế trong bối cảnh “cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước” [26, tr.67]. Điều đó đã và đang tác động đến sự chuyển biến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội nước ta, trong đó giai cấp công nhân có sự biến đổi nhanh trên nhiều phương diện cả tích cực lẫn tiêu cực, làm bộc lộ những mặt mạnh cũng như những hạn chế trong quá trình hội nhập. 2 Quá trình hội nhập quốc tế đã thúc đẩy giai cấp công nhân nước ta phát triển nhanh về số lượng, chất lượng được nâng cao, đa dạng về cơ cấu, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Mặt khác, hội nhập quốc tế cũng đang làm cho giai cấp công nhân nước ta có nhiều biến động, không còn thuần nhất. Số lượng công nhân trong thành phần kinh tế nhà nước ngày càng giảm, số lượng công nhân trong các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh. Sự phân tầng, phân hóa trong nội bộ giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc và có những biểu hiện phức tạp. Bên cạnh xu hướng phân tầng, phân hóa về số lượng và chất lượng, thì các xu hướng phân tầng, phân hóa về thu nhập, điều kiện việc làm đã và đang tác động khá mạnh đến quá trình phát triển của giai cấp công nhân nước ta. Kết quả phân tầng, phân hóa về việc làm và thu nhập của giai cấp công nhân nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế cũng cho thấy, bên cạnh đời sống của một bộ phận công nhân đã được cải thiện đáng kể, thì còn có một bộ phận không nhỏ công nhân chưa được thụ hưởng tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình. Việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận công nhân đang có nhiều khó khăn. Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có biểu hiện bức xúc và diễn biến phức tạp. Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng chúng ta đang thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề. Tác phong và kỷ luật lao động của công nhân còn nhiều hạn chế, một bộ phận công nhân chậm thích nghi với quá trình hội nhập. Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa được thể hiện đầy đủ. Sự giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đều, sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, vai trò của tổ chức cơ sở đảng, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Sự biến đổi đó của giai cấp công nhân nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu làm sáng tỏ. 3 Trong đó, việc nghiên cứu làm rõ những biến đổi tích cực và biến đổi tiêu cực của giai cấp công nhân nước ta dưới tác động của hội nhập quốc tế, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp xây dựng, phát triển giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn hiện nay là vấn đề vừa mang tính cấp thiết trước mắt vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài: “Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay” làm luận án tiến sĩ khoa học triết học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Từ góc nhìn triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm rõ sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế, từ đó xác định quan điểm định hướng và đề xuất giải pháp nhằm phát huy biến đổi tích cực, ngăn ngừa và hạn chế biến đổi tiêu cực của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung làm rõ một số nội dung sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, xác định khoảng trống và tính độc lập trong nghiên cứu của đề tài. Thứ hai, phân tích một số vấn đề lý luận về sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế. Thứ ba, phân tích thực trạng và vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay. Thứ tư, xác định quan điểm định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy sự biến đổi tích cực, ngăn ngừa và hạn chế biến đổi tiêu cực của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dụng: Luận án nghiên cứu sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay từ góc nhìn triết học. - Về thời gian: Nghiên cứu sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay là khoảng thời gian thời kỳ đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cơ cấu xã hội - giai cấp, về giai cấp công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trên cơ sở sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nghiên cứu sinh chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung của luận án, trong đó chủ yếu sử dụng: phương pháp kết hợp lôgic - lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, quy nạp và diễn dịch, chú giải, khái quát hoá, trên cơ sở đó đưa ra nhận xét và kết luận. 5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận án - Phân tích làm rõ thực chất của hội nhập quốc tế và sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế. - Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế từ góc nhìn triết học. - Xác định quan điểm định hướng và đề xuất được một số giải pháp phát huy sự biến đổi tích cực, ngăn ngừa và hạn chế biến đổi tiêu cực của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: Luận án làm rõ sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay từ góc nhìn triết học. Vì vậy, kết quả của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, các ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan. 5 - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các nhà lãnh đạo, quản lý xây dựng các luận cứ khoa học, chủ trương, chính sách đúng đắn đối với giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình liên quan đến luận án đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Về giai cấp công nhân nói chung, giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng được nhiều ngành khoa học xã hội nghiên cứu như: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử, Lịch sử Đảng, Xã hội học... Đây là một vấn đề được bàn đến rất nhiều và cũng có nhiều ý kiến khác nhau trong cách tiếp cận. Gần đây, vấn đề này được bàn luận khá sôi nổi, đề cập với những mức độ và góc độ khác nhau trong nhiều công trình khoa học ở cả trong và ngoài nước. Ở đây, chỉ đề cập đến một số công trình, bài viết tiêu biểu để có cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Trước hết, những nghiên cứu liên quan đến quan niệm về giai cấp công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam. Công trình “Phong trào công nhân quốc tế - những vấn đề lịch sử và lý luận” [111]. Đây là một công trình được nghiên cứu công phu của các nhà khoa học Liên Xô (gồm 8 tập), đã phân tích sự ra đời và hình thành giai cấp công nhân, về những bước đi đầu tiên của phong trào công nhân trên con đường trở thành lực lượng xã hội độc lập. Những điều kiện lịch sử của quá trình trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế ở thời kỳ trước và sau cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại. Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế ở thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Đây là thời kỳ phong trào công nhân ở các nước phát triển không ngừng và tăng cường sự ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển của lịch sử, tuy rằng phong trào cũng có lúc lâm vào tình trạng khó khăn và diễn biến phức tạp. Ngoài ra, các tác giả cũng phân tích sự phát triển phong trào cộng sản ở khu vực thế giới phi xã hội chủ nghĩa, những quy luật và những xu hướng phát triển tiêu biểu có tính đến những điều kiện khu vực và 7 dân tộc đặc trưng cho toàn bộ phong trào. Nhìn chung, trong công trình này các tác giả đã phân tích lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên cơ sở những lập luận, nhận định của chủ nghĩa Mác - Lênin. Về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân ở các nước tư bản hiện đại được phân tích qua các bài viết “Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính trị quan trọng nhất” của Maicen Nhepsi [89];“Triển vọng phát triển của giai cấp công nhân ở thế kỷ XXI” của Trushkov [131] đã chỉ ra những mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa lao động và tư bản không những không được giải quyết mà ngày càng trở nên sâu sắc. Từ đó các tác giả cho rằng, trong xã hội tư bản hiện nay chỉ có một giai cấp duy nhất đủ khả năng lật đổ giai cấp tư sản, đó là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là lực lượng chính trị - xã hội to lớn, họ có tổ chức công đoàn cũng như chính đảng của mình. Trong quá trình phát triển, giai cấp công nhân không ngừng sáng tạo hình thành nên văn hóa giai cấp mình, đồng thời làm thay đổi nền văn hóa tư sản. Vì vậy, trong xã hội tư bản giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính trị quan trọng nhất. Trên cơ sở phân tích những vấn đề đặt ra đối với giai cấp công nhân trong thế giới đương đại, các tác giả khẳng định giai cấp công nhân vẫn và luôn là lực lượng lao động tiên tiến của xã hội, nhất là trong thế kỷ thứ XXI khi khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh; là giai cấp chủ thể của bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đối với giai cấp công nhân Nga hiện nay, qua bài viết “Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Nga hiện nay” của V.Kh.Belenski [3] chỉ ra rằng, để xác định hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Nga hiện nay là vô cùng khó khăn và phức tạp. Bởi vì, giai cấp công nhân Nga đang sống trong trạng thái điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hết sức phức tạp sau sự kiện lịch sử năm 1991. Tuy nhiên, về cơ bản giai cấp công nhân Nga vẫn mong muốn xây dựng một mô hình xã hội có sự kết hợp giữa các yếu tố quan hệ thị trường và quan hệ xã hội chủ nghĩa. Họ muốn đi theo một hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác đổi mới, có sự phát triển sáng tạo trong điều kiện mới của xã hội đương đại. Về nguồn lực lao động của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển hiện nay, bài viết “Đào tạo nghề và việc làm cho thanh niên - vấn đề toàn cầu thế 8 kỷ XXI” của Ivanova S.V và cộng sự [104] đã phân tích vấn đề phát triển hệ thống giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề ở Nga và một số nước khác như: Bồ Đào Nha, Pháp, Cộng hòa Séc, Đức, Mỹ, Anh, Tây Ban Nha. Từ đây các tác giả đã chỉ ra thực tiễn hình thành các hình thức dạy nghề và quan hệ tương tác giữa xã hội, doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục trong đào tạo lực lượng lao động của xã hội ở các nước tư bản phát triển. Theo các tác giả, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay lực lượng lao động cũng mang tính toàn cầu, giữa các quốc gia có sự trao đổi và phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa. Trong quá trình đó người lao động tự do di chuyển đến bất cứ đâu để làm việc và trở thành công dân toàn cầu. Vì vậy, trong thời gian tới vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, gắn đào tạo với sử dụng, sự thích ứng và sự chuẩn bị nghề nghiệp cho thanh niên là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, đồng thời là vấn đề mang tính toàn cầu của thế kỷ XXI. Trong công trình “Vị trí và vai trò của giai cấp công nhân đương đại” của Liễu Khả Bạch, Vương Mai và Diêm Xuân Chi [2] đã cho rằng, trong điều kiện phát triển mới giai cấp công nhân cần phát huy vai trò của mình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Qua điều tra thực tế, các tác giả đã phân tích những biểu hiện mới của giai cấp công nhân. Trong đó có sự tham gia của công nhân trong quá trình phân chia lợi nhuận với giới chủ. Đặc biệt, điểm đáng chú ý trong quan niệm về giai cấp công nhân, theo các tác giả khái niệm giai cấp công nhân hiện nay đã được mở rộng, không chỉ có những người lao động trực tiếp đứng máy, mà còn các tầng lớp lao động trong nhiều lĩnh vực khác, giai cấp công nhân đã trở thành một khái niệm đa tầng với nội hàm rộng lớn, là tổng thể thống nhất bao gồm công nhân phổ thông, thành phần trí thức, nhân viên kỹ thuật và người quản lý kinh doanh. Công trình “Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay - thực trạng và triển vọng” của Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp [99] đã phân tích quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân, bối cảnh mới của thời đại ảnh hưởng đến giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển. Đó là sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại; xu thế toàn cầu hoá; sự phát triển nền kinh tế tri thức; những điều chỉnh của giai cấp tư sản và 9 nhà nước tư bản; sự thay đổi cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh và sự vận động phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản phát triển; trào lưu dân chủ xã hội. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau năm 1991 đến nay trên những phương diện: sự thay đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng; trình độ giác ngộ, tổ chức và sự lựa chọn con đường cách mạng dân chủ hòa bình. Từ đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản và triển vọng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển trong hai thập niên tới vẫn là “động lực tinh thần, sức mạnh trí tuệ và đạo đức”, là người thực thi bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó rút ra ý nghĩa đối với xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Nguyễn Viết Thông với bài viết “Những nhận thức khác nhau về giai cấp và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân; phê phán quan điểm phủ nhận sự tồn tại và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay” [122], đã đưa ra dẫn chứng những nhận thức khác nhau về giai cấp công nhân, từ đó đặt vấn đề có giai cấp công nhân hay kh
Luận văn liên quan