Luận án Thực trạng quản lý thực tập báo chí tại trường cao đẳng đài phát thanh - Truyền hình II

Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứX đã đềra phương hướng, nhiệm vụphát triển giáo dục: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên và tăng cường cơsởvật chất của nhà trường, phát huy khảnăng sáng tạo và độc lập suy nghĩcủa học sinh.” Ởhệthống các trường đại học, cao đẳng, đổi mới giáo dục bắt nguồn từ đổi mới phương pháp dạy học của người thầy, trong đó phải lấy việc phát triển năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đềcủa sinh viên làm định hướng. Công tác thực tập là khâu quan trọng quyết định chất lượng, khảnăng làmnghềcủa sinh viên sau khi ra trường. Tại buổi hội thảo “ Công tác thực tập sưphạm ởcác trường sưphạm” được tổchức ngảy 29/04/2008 tại trường ĐHSP Tp HCM, 49 bài tham luận của các tác giảtừcác viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, sở GDĐT đã chia sẻcác ý kiến vềthực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập, qua đó nhận định rằng công tác thực tập hiện nay của các trường hầu nhưbịthảnổi, chưa được coi trọng nhưcông tác đào tạo chuyên môn. Vì thế, việc nâng cao chất lượng thực tập là vấn đề phải được đặc biệt coi trọng, và cần được thực hiện trong thời gian tới.

pdf90 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng quản lý thực tập báo chí tại trường cao đẳng đài phát thanh - Truyền hình II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------- Nguyễn Thị Mai Thu Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI NGỌC OÁNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và đào tạo BGH : Ban Giám hiệu BLV : Bình luận viên BTV : Biên tập viên CĐ PT-TH II : Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ĐH : Đại học ĐHQG : Đại học Quốc gia ĐH KHXH&NV : Đại học Khoa học xã hội và nhân văn GD-ĐT : Giáo dục- Đào tạo GS : Giáo sư GS. VS : Giáo sư Viện sĩ GS. TS : Giáo sư Tiến sĩ GS.TSKH : Giáo sư Tiến sĩ Khoa học GV : Giáo viên KT : Kỹ thuật NXB : Nhà xuất bản PGS : Phó Giáo sư PGS. TS : Phó Giáo sư Tiến sĩ TW : Trung ương TNVN : Tiếng nói Việt Nam TP : Thành phố SV : Sinh viên sx : sản xuất SP : Sư phạm UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong việc hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tạo điều kiện để chúng tôi yên tâm học tập. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để chúng tôi hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh ngày tháng năm Tác giả Nguyễn Thị Mai Thu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển giáo dục: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh.” Ở hệ thống các trường đại học, cao đẳng, đổi mới giáo dục bắt nguồn từ đổi mới phương pháp dạy học của người thầy, trong đó phải lấy việc phát triển năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên làm định hướng. Công tác thực tập là khâu quan trọng quyết định chất lượng, khả năng làm nghề của sinh viên sau khi ra trường. Tại buổi hội thảo “ Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” được tổ chức ngảy 29/04/2008 tại trường ĐHSP Tp HCM, 49 bài tham luận của các tác giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, sở GDĐT…đã chia sẻ các ý kiến về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập, qua đó nhận định rằng công tác thực tập hiện nay của các trường hầu như bị thả nổi, chưa được coi trọng như công tác đào tạo chuyên môn. Vì thế, việc nâng cao chất lượng thực tập là vấn đề phải được đặc biệt coi trọng, và cần được thực hiện trong thời gian tới. 1.2. Thực tập là một phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo báo chí. Đây là cơ hội quý giá để sinh viên báo chí tác nghiệp tại các cơ quan báo đài, rèn luyện năng lực cho bản thân, tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức bước vào nghề báo. Đợt thực tập sẽ giúp sinh viên báo chí có điều kiện tiếp cận, cọ sát thực tế sau phần học lý thuyết; đồng thời cũng là dịp để sinh viên nắm bắt một cách hoạt động của các cơ quan báo chí, học hỏi nghiệp vụ báo chí, kiểm tra và rèn luyện năng lực của chính bản thân mỗi người. Cũng thông qua đợt thực tập, các em có dịp tôi rèn năng khiếu chuyên môn (viết, đọc, nói); khả năng ứng xử nhạy bén, thông minh; kỹ năng giao tiếp, phẩm chất đạo đức của một nhà báo tương lai, đáp ứng tốt nhất yêu cầu vốn rất khắc khe của cơ quan báo chí nói riêng và xã hội nói chung về một phóng viên báo chí. Trong từ 2 đến 3 năm được đào tạo tại trường Cao đẳng Phát thanh- truyền hình II (CĐ PT-TH II), sinh viên và học sinh có đợt thực tập vào học kỳ cuối của năm 2 (đối với học sinh hệ Trung cấp), và vào học kỳ cuối của năm 3 (đối với sinh viên hệ Cao đẳng). Đợt thực tập là dịp để các em có điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế, con người thực tế, hoàn cảnh thực tế, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có chất lượng, sử dụng được trên các phương tiện thông tin đại chúng, được bạn đọc, công chúng chấp nhận. Từ ngày thành lập đến nay, việc tổ chức và quản lý thực tập ở trường Cao đẳng PT-TH II đã được các thế hệ Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo và thực hiện, song nhìn lại vẫn còn một số tồn tại. Nhất là trong giai đoạn trước mắt, trường vừa được nâng cấp lên hệ Cao đẳng với số lượng sinh viên tăng cao, đòi hỏi phải có kế hoạch tương ứng. 1.3. Nghiên cứu khoa học về vấn đề thực tập nghề cho học sinh sinh viên nói chung đã có nhiều tài liệu, luận văn thạc sĩ khác đề cập, song chưa có một công trình nghiên cứu về quản lý thực tập báo chí của ngành Phát thanh-Truyền hình khu vực phía Nam. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II”, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực tập cho học sinh, sinh viên; thực hiện phương châm giáo dục đúng đắn của Đảng “Học đi đôi với hành”. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng PT-TH II trong những năm qua, để tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm giúp nhà trường, các bộ phận có liên quan có thể quản lý việc thực tập của học sinh hệ trung học chuyên nghiệp và sinh viên hệ cao đẳng một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu -Thực trạng công tác quản lý thực tập báo chí tại trường CĐ PT-TH II. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Hoạt động thực tập của sinh viên khoa báo chí trường CĐ PT-TH II. - Sinh viên trường Cao đẳng PT-TH II. - Giáo viên trường Cao đẳng PT-TH II. 4. Phạm vi nghiên cứu - Công tác quản lý việc thực tập báo chí ở khoa báo chí trường CĐ PT-TH II. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Xây dựng những cơ sở lý luận liên quan đến việc thực tập và quản lý thực tập báo chí. - Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí của trường CĐ PT-TH II. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập. 6. Giả thuyết nghiên cứu Việc quản lý thực tập báo chí của trường Cao đẳng PTTH II từ trước đến nay đã dạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn một số tồn tại trong một số khâu như việc chuẩn bị cho kỳ thực tập, tổ chức thực tập…. Vì vậy, nếu đánh giá đúng thực trạng, xác định được nguyên nhân, nêu được ra các giải pháp quản lý khoa học, chủ động, phù hợp hơn với tình hình thực tế sẽ giúp nhà trường quản lý tốt hơn việc thực tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Cao đẳng PTTH II. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu - Xây dựng phiếu trưng cầu ý liến dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu, trong đó gồm  Câu hỏi dành cho sinh viên  Câu hỏi dành cho giáo viên, cán bộ quản lý - Xử lý số liệu, thống kê, tính phần trăm, bình luận từng vấn đề. 7.2. Phương pháp phỏng vấn Nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, mong muốn, nguyện vọng của các em về việc thực tập, những ý kiến đóng góp đề xuất về việc quản lý của trường, khoa cho việc thực tập. Đối tượng phỏng vấn:  Cán bộ quản lý  Giáo viên hướng dẫn  Sinh viên thực tập  Cơ sở hướng dẫn thực tập 7.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng:  Nhận xét kết quả học tập các môn báo chí của sinh viên.  Nhận xét kết quả thực tập tại cơ sở.  So sánh, đối chiếu, đánh giá, phân loại, tổng kết. 7.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu  Nghiên cứu các văn bản về chủ trương, chính sách của Bộ giáo dục đào tạo, Nghị quyết của Đảng, văn bản của Ngành giáo dục.  Tham khảo các nguồn tư liệu từ sách báo, tạp chí, internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.5. Phương pháp quan sát Thực hiện bằng cách tiếp cận, xem xét để thu thập dữ liệu thực tế về hoạt động thực tập và hoạt động quản lý thực tập, để đánh giá sự phù hợp giữa phương pháp quan sát và phương pháp điều tra. Đối tượng quan sát: Phòng đào tạo, Khoa báo chí, Sinh viên khoa báo chí, các Trưởng phó khoa, các cơ sở tiếp nhận sinh viên đến thực tập. Mục đích của việc quan sát là tìm hiểu thực trạng của việc quản lý thực tập của Phòng đào tạo, Khoa báo chí, sự phối hợp với các bộ phận có liên quan. 7.6. Phương pháp sử dụng toán thống kê Dùng toán thống kê xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, định lượng chính xác từng nội dung, nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu ra trong luận văn. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hoạt động thực tập nói chung từ lâu đã được thực hiện ở các trường Sư phạm, Y khoa… Vấn đề thực tập không phải là một vấn đề hoàn toàn mới lạ, xuất phát từ yêu cầu rèn luyện nâng cao tay nghề cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học; vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, giáo dục quan tâm nghiên cứu. Bộ giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã ban hành bộ chương trình thực tập sư phạm thống nhất cho tất cả các trường sư phạm. Qua nhiều lần chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung (vào các năm 1974, 1982, 1986), chương trình thực tập sư phạm chính thức được áp dụng tại các trường Cao đẳng sư phạm hiện nay. Đó chính là bộ chương trình được ban hành kèm theo các Quyết định số 3086/GD-ĐT ngày 27/7/1996, Quyết định số 3637/GD-ĐT ngày 30/8/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều dạng khác nhau, nhằm mục đích nâng cao chất lượng thực tập như: + Các Hội thảo, Hội nghị chuyên đề những năm gần đây: - Hội thảo “Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” do Viện nghiên cứu Giáo dục tổ chức tháng 04/2008, xoay quanh các vấn đề đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực tập sư phạm. - Hội thảo hoa học Quốc gia “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu đất nước” do GS.TSKH Nguyễn Thiện Nhân- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT- Phó thủ tướng chính phủ chủ trì, ngày 20/8/2008, nhấn mạnh việc ngành giáo dục chủ động xây dựng chương trình chú trọng thực học, thực hành, chuẩn bị kỹ năng nghề cho người học; các cơ sở đào tạo tăng cường tổ chức các hoạt động, các loại hình câu lạc bộ để sinh viên có điều kiện rèn luyện các kỹ năng liên quan đến nghề, phát huy đựơc năng lực của bản thân sau khi ra trường. - Hội thảo “Công tác thực tập và đào tạo báo chí” do khoa Báo chí Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội tổ chức ngày 19/04/2008. - Hội thảo “Thực hành về nghiệp vụ Báo chí” do Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bắc Giang tổ chức trong 2 ngày 7, 8/4/2008. - Hội thảo khoa học “Đào tạo Báo chí đáp ứng nhu cầu xã hội, thực tiễn và những vấn đề đặt ra” do Học viện Báo chí và tuyên truyền tổ chức ngày 22/04/2008. Hội thảo tập trung thảo luận về chất lượng sinh viên ra trường; đổi mới phương pháp đào tạo; bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảng dạy; tăng cường sự liên kết giữa nhà trường và các cơ quan báo chí. - Hội thảo “Tiềm năng và khả năng của Trường Đại học Tiền Giang trong hợp tác về khoa học công nghệ”, nhấn mạnh việc phối hợp tổ chức hướng dẫn sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghiệp thực hành, thực tập tại các Trung tâm chuyển giao công nghệ của Sở công nghệ. - Hội thảo khoa học “Xây dựng chương trình thống nhất cho trình độ Cao đẳng” của Trường Cao đẳng PT-TH I kết hợp với Trường Cao đẳng PT-TH II tổ chức (Từ ngày 26 đến 28/07/2007), nhấn mạnh việc tăng cường thời lượng thực hành, kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên báo chí; tiến tới đào tạo theo chế tín chỉ theo qui định của Bộ GD-ĐT. + Một số đề tài nghiên cứu khoa học: - “Thực trạng việc quản lý thực tập ở trường Cao đẳng bán công hoa sen và một số giải pháp” (2004)–Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Trân Thúy- Trường Cao đẳng bán công Hoa sen. Đây là một công trình nghiên cứu phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Hoa Sen. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm giúp cho nhà trường, các bộ phận liên quan, các khoa, ngành có thể quản ký việc thực tập của sinh viên một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn. -“Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang- Thực trạng và giải pháp” (2003) – Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Phú- Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang. Đây là một công trình nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập tại trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng, để từ đó đưa ra những giải pháp căn cứ trên các điều kiện thực tế của trường nhằm quản lý tốt hơn hoạt động thực tập. -“Kiến tập và thực tập sư phạm” (1999) – Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao Đẳng sư phạm dùng cho các trường Cao Đẳng sư phạm của Tiến sĩ Nguyễn Đình Chỉnh và Tiến sĩ Phan Trung Thanh. Các tác giả đã nêu lên những vấn dề đang được đặt ra hiện nay đối với hoạt động thực tập sư phạm và đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho giáo sinh. -“Thực tập sư phạm” (1997) của Tiến sĩ Nguyễn Đình Chỉnh đã nêu lên và giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định nội hàm khái niệm cơ bản là năng lực sư phạm; mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành; thực tập sư phạm đối với những môn học công cụ như: tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; các hình thức tổ chức thực tập sư phạm ở các trường sư phạm. Như vậy, các đề tài quản lý hoạt động thực tập tuy chưa nhiều nhưng thực sự là vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu và cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về từng chuyên ngành. Với nguồn tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào đề cập và nghiên cứu vấn đề này ở phạm vi một trường Cao đẳng giảng dạy báo chí, nên đã chọn đề tài “Thực trang quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng phát thanh-truyền hình II”. Những công trình nghiên cứu nêu trên sẽ là cơ sở khoa học để tham khảo, giúp chúng tôi nắm chắc, sâu hơn về lĩnh vực nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước 1.2.1.1. Về giáo dục đào tạo Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Văn kiện Đại hội Đảng VII ghi rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Một trong những giải pháp phát triển giáo dục ở nước ta từ nay đến năm 2010 được chính phủ trình trước Quốc hội tháng 10 năm 2004 là: “Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học…giảm bớt giờ lên lớp, tăng thời gian tự học và thảo luận chuyên đề” Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục được ghi rõ trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010: “Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực”. [17] Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy động lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục; “thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Phương hướng phát triển giáo dục trong những năm sắp tới là phải: Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, cần phải đặc biệt coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp; mở rộng quy mô và phát triển đa dạng các loại hình trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội. Đào tạo để thế hệ trẻ có nghề nghiệp theo yêu cầu của xã hội là nhiệm vụ trước mắt mà ngành giáo dục phải đặc biệt quan tâm. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống giáo dục đại học- cao đẳng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Vì thế, nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, đại học để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục, thiết thực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều 36 của Luật giáo dục đã ghi: “Đào tạo trình độ cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành cần thiết; chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn”. Nét đặc thù cơ bản trong nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học chính là đào tạo nghề. Trong đào tạo nghề thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu của thực tế xã hội là một yêu cầu phải đựơc đặt lên hàng đầu. Do vậy, nội dung thực hành, thực tập phải chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nội dung chương trình đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cũng chính là thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết IX: “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Quy định về “Công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp” (Ban hành kèm theo Quyết định số: 68/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09/12/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo) cũng ghi rõ: các đơn vị đào tạo cần “ Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để việc đào tạo của nhà trường tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội; Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và kỹ năng cần thiết để hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp”. Những ý kiến có giá trị trên đây về trách nhiệm trong việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ cho chúng ta thấy mục tiêu đào tạo ở nhà trường bậc cao đẳng, đại học là cung cấp kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên bằng cách tạo điều k
Luận văn liên quan