Luận án Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú

Văn học trung đại Việt Nam kéo dài trong thời gian khoảng mười thế kỉ, trong một nghìn năm hình thành và phát triển của mình văn học trung đại luôn đồng hành cùng những thăng trầm của văn hóa và lịch sử dân tộc. Tiếp nối giá trị văn hóa tinh thần của văn học dân gian, tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc, bắt nguồn từ thực tế xã hội, văn học giai đoạn này đã tích lũy cho mình một bề dày trầm tích những giá trị không thể phủ nhận và luôn luôn là đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu hấp dẫn đối với các thế hệ sau, dù rằng đó là công việc không hề dễ dàng bởi khoảng cách về thời gian, không gian, đặc biệt là về văn tự. Tuy nhiên, những khó khăn đó chưa khi nào làm nhụt chí những người yêu mến văn chương quá khứ và tự hào về truyền thống văn hóa, văn hiến dân tộc. Lớp lớp các nhà nghiên cứu bằng tài năng, tâm huyết của mình đã lội ngược dòng thời gian, tìm về với những giá trị văn hóa tinh thần của cha ông, khám phá, gìn giữ vẻ đẹp của văn chương quá khứ để dòng chảy của văn học truyền thống tiếp tục bồi đắp cho văn chương của các giai đoạn sau này. Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn học trung đại thì văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là một giai đoạn văn học đặc biệt với sự ra đời của hàng loạt các tên tuổi lớn và các tác phẩm có giá trị. Bước sang thời kì này các nhà nho bên cạnh việc sáng tác đã bắt đầu quan tâm đặc biệt tới học thuật nói chung và học thuật văn chương nói riêng. Mặc dù đây là công việc đã được thực hiện từ những thế kỉ trước, nhưng phải đến thế kỉ XVIII mới thực sự nở rộ cả về quy mô và chất lượng. Trong số những nhà nho làm học thuật của giai đoạn này nổi bật là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú - những người mang đến một diện mạo hoàn chỉnh cho nền học thuật Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.

pdf199 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- VŨ THỊ THANH TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA LÊ QUÝ ĐÔN, BÙI HUY BÍCH VÀ PHAN HUY CHÚ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2023 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- VŨ THỊ THANH TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA LÊ QUÝ ĐÔN, BÙI HUY BÍCH VÀ PHAN HUY CHÚ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 922 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thanh HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu chân thực, cẩn trọng trong luận án. Tác giả luận án Vũ Thị Thanh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, chúng tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của tập thể và cá nhân các nhà khoa học. Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với PGS.TS. Vũ Thanh (Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), người Thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Văn học và Hán Nôm - Học viện Khoa học xã hội - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô, các học giả, nhà nghiên cứu, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ công tác, học tập và nghiên cứu. Và vô cùng biết ơn gia đình, người thân, những người đã luôn ở bên, Rgiúp đỡ để tôi có thể vững tâm học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023 Tác giả luận án Vũ Thị Thanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 7 1.1. Giới thuyết khái niệm ................................................................................... 7 1.1.1. Quan niệm văn chương thời trung đại. ................................................ 7 1.1.2. Học thuật văn chương ........................................................................ 13 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 16 1.2.1. Những nghiên cứu chung về học thuật văn chương Việt Nam thời trung đại. ...................................................................................................... 16 1.2.2. Những nghiên cứu về tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn. ................................................... 18 1.2.3. Những nghiên cứu về tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích .................................................. 28 1.2.4. Những nghiên cứu về tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Phan Huy Chú ................................................. 30 1.2.5. Những vấn đề đặt ra và giải quyết ở luận án ..................................... 32 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 34 Chương 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VĂN HỌC VÀ NỀN TẢNG HỌC THUẬT CỦA LÊ QUÝ ĐÔN, BÙI HUY BÍCH VÀ PHAN HUY CHÚ ........................................................................................................... 35 2.1. Tư tưởng, học thuật nước ngoài ................................................................ 35 2.2. Lịch sử hình thành, phát triển nền học thuật văn chương Việt Nam trước thế kỷ XVIII ............................................................................................. 40 2.3. Nhu cầu phát triển học thuật văn chương Việt Nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX ............................................................................................ 44 2.4. Phong trào Thực học và vấn đề học thuật ở Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX ............................................................................................ 49 2.4.1. Phong trào Thực học ở Trung Quốc và khu vực Đông Á ................. 49 2.4.2. Phong trào Thực học ở Việt Nam và những tác động đến sự phát triển của văn chương và học thuật dân tộc .................................................. 52 2.5. Loại hình tác giả nhà nho làm học thuật thế kỷ XVIII - nửa đầu XIX ....... 55 2.5.1. Thế hệ các nhà nho làm học thuật thế kỷ XVIII - nửa đầu XIX ..... 55 2.5.2. Đặc điểm loại hình tác giả nhà nho làm học thuật thế kỷ XVIII - nửa đầu XIX và bước ngoặt trong cơ cấu tổng thể của nền văn học trung đại Việt Nam ...................................................................................................... 57 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 65 Chương 3: TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ BÙI HUY BÍCH .............. 66 3.1. Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn .................................................................................................. 66 3.1.1. Tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật của Lê Quý Đôn ................ 66 3.1.2. Phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn ............ 76 3.1.3. Đánh giá thành tựu và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn ........................................................................................... 96 3.2. Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích ................................................................................................ 97 3.2.1. Tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật của Bùi Huy Bích.............. 97 3.2.2. Phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích ........ 104 3.2.3. Đánh giá thành tựu và phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích ....................................................................................... 116 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 117 Chương 4: TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA PHAN HUY CHÚ ............................ 119 4.1. Tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật của Phan Huy Chú .............. 119 4.1.1. Ảnh hưởng của truyền thống gia đình ............................................. 119 4.1.2. Những trải nghiệm từ cuộc đời ........................................................ 121 4.1.3. Những biến đổi trong quan niệm văn chương và học thuật ............ 122 4.2. Phương pháp biên định di sản văn chương của Phan Huy Chú .......... 125 4.2.1. Những phương diện kế thừa từ Lê Quý Đôn và Bùi Huy Bích ....... 125 4.2.2. Một số điểm mới trong phương pháp biên soạn Lịch triều hiến chương loại chí .......................................................................................... 130 4.2.3. Những cách tân trong phân loại, lựa chọn thơ văn .......................... 134 4.2.4. Đánh giá thành tựu và phương pháp biên định di sản văn chương của Phan Huy Chú ..................................................................................... 149 Tiểu kết Chương 4 ............................................................................................ 151 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................... 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 158 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 173 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cấu trúc Toàn Việt thi lục ..................................................................... 106 Bảng 2: Cấu trúc Hoàng Việt thi tuyển .............................................................. 107 Bảng 3: So sánh số lượng tác phẩm của cùng tác giả giữa HVTT và TVTL ...... 107 Bảng 4: Tác giả và tác phẩm Bùi Huy Bích chép thêm vào Hoàng Việt thi tuyển (So với Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn) ..................................... 110 Bảng 5. Bảng thống kê thể loại trong Toàn Việt thi lục và Hoàng Việt thi tuyển .... 111 Bảng 6: Bảng so sánh Hoàng Việt thi tuyển trong hệ thống thi tuyển thời trung đại (Khảo sát qua 5 bộ thi tuyển) ..................................................... 112 Bảng 7: Cấu trúc Hoàng Việt văn tuyển ............................................................. 114 Bảng 8: Cấu trúc của Kiến văn tiểu lục .............................................................. 126 Bảng 9: Cấu trúc của Vân đài loại ngữ .............................................................. 127 Bảng 10: Cấu trúc Lịch triều hiến chương loại chí ............................................ 127 Bảng 11: Sơ đồ so sánh cấu trúc “Nghệ văn chí” và “Văn tịch chí” ................. 136 Bảng 12: Thống kê các tác phẩm thuộc loại “Kinh sử” trong “Văn tịch chí” ... 137 Bảng 13: Thống kê tác phẩm thuộc loại “Hiến chương” trong “Nghệ văn chí” và “Văn tịch chí” ................................................................................ 140 Bảng 14: Những điều chỉnh về số lượng trong “Văn tích chí” so với “Nghệ văn chí” ...................................................................................................... 142 Bảng 15: Bảng thống kê số tác giả, tác phẩm và số quyển mà Phan Huy Chú bổ sung vào “Văn tịch chí” (so sánh với “Nghệ văn chí” của Lê Quý Đôn) ................................................................................................... 142 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn học trung đại Việt Nam kéo dài trong thời gian khoảng mười thế kỉ, trong một nghìn năm hình thành và phát triển của mình văn học trung đại luôn đồng hành cùng những thăng trầm của văn hóa và lịch sử dân tộc. Tiếp nối giá trị văn hóa tinh thần của văn học dân gian, tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc, bắt nguồn từ thực tế xã hội, văn học giai đoạn này đã tích lũy cho mình một bề dày trầm tích những giá trị không thể phủ nhận và luôn luôn là đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu hấp dẫn đối với các thế hệ sau, dù rằng đó là công việc không hề dễ dàng bởi khoảng cách về thời gian, không gian, đặc biệt là về văn tự. Tuy nhiên, những khó khăn đó chưa khi nào làm nhụt chí những người yêu mến văn chương quá khứ và tự hào về truyền thống văn hóa, văn hiến dân tộc. Lớp lớp các nhà nghiên cứu bằng tài năng, tâm huyết của mình đã lội ngược dòng thời gian, tìm về với những giá trị văn hóa tinh thần của cha ông, khám phá, gìn giữ vẻ đẹp của văn chương quá khứ để dòng chảy của văn học truyền thống tiếp tục bồi đắp cho văn chương của các giai đoạn sau này. Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn học trung đại thì văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là một giai đoạn văn học đặc biệt với sự ra đời của hàng loạt các tên tuổi lớn và các tác phẩm có giá trị. Bước sang thời kì này các nhà nho bên cạnh việc sáng tác đã bắt đầu quan tâm đặc biệt tới học thuật nói chung và học thuật văn chương nói riêng. Mặc dù đây là công việc đã được thực hiện từ những thế kỉ trước, nhưng phải đến thế kỉ XVIII mới thực sự nở rộ cả về quy mô và chất lượng. Trong số những nhà nho làm học thuật của giai đoạn này nổi bật là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú - những người mang đến một diện mạo hoàn chỉnh cho nền học thuật Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Lựa chọn tìm hiểu và nghiên cứu về tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú không chỉ giúp chúng ta nắm bắt cụ thể về quan niệm cũng như quá trình biên soạn sách vở của từng tác giả mà quan trọng hơn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và hệ thống quan niệm cũng như cách thức sưu tầm, lựa chọn và phân loại sách vở của họ. Ba tác giả được lựa chọn là những người có thể coi như tiêu biểu và đóng góp lớn cho nền học thuật văn chương nước nhà thời trung đại. Đặc biệt, ở họ còn là sự kế 2 thừa tiếp nối, bổ sung và chỉnh sửa công trình của người đi trước giúp hoàn thiện hơn những bộ tổng tập, tuyển tập, những công trình thư mục học đầy giá trị của văn học trung đại Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng học thuật, phương pháp biên định di sản văn chương từ Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích đến Phan Huy Chú không chỉ góp phần làm rõ hơn sự hình thành một hệ thống các tác giả có những nét tương đồng trong trước tác, phương pháp, cách thức biên định di sản văn chương; có sự kế thừa, kế tục nhau trong công việc mà còn giúp nhận diện đầy đủ hơn về một giai đoạn văn học nhiều thành tựu và biến động. Trên bình diện khái quát, điều đó mang đến một cái nhìn không chỉ theo chiều sâu mà còn rộng hơn cho giai đoạn văn học này. Đã có một số công trình nghiên cứu tìm hiểu về quan niệm và phương pháp biên soạn sách vở của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu riêng từng tác giả mà chưa đặt họ trong một hệ thống chung, so sánh để thấy được tính hệ thống cũng như những tiếp biến trong việc soạn thuật của những nhà nho này. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc làm rõ thêm những vấn đề về tư tưởng học thuật cũng như phương pháp biên định di sản văn chương của ba tác giả tiêu biểu cho loại hình nhà nho làm học thuật thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Qua đó chỉ ra những điểm tương đồng, kế thừa và phát triển trong tư tưởng cũng như phương thức làm việc của ba tác giả. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, luận án nghiên cứu tư tưởng học thuật của ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Thứ hai, luận án nghiên cứu những bộ tổng tập, tuyển tập và những công trình thư mục học về văn chương của ba tác giả để làm nổi bật tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của các tác giả này. 3 Thứ ba, luận án so sánh ba tác giả để làm rõ tính kế thừa và sự phát triển trong việc sưu tầm và biên định di sản văn chương của họ, qua đó làm rõ thêm thành tựu của cả một giai đoạn văn học. Tất cả những mục đích trên nhằm làm rõ hơn sự hình thành và phát triển của một loại hình nhà nho - nhà nho làm học thuật cũng như chỉ ra những bước tiến trong công việc biên định di sản văn chương của các học giả giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (thông qua ba trường hợp điển hình là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng học thuật và sự tác động của chúng đến phương pháp biên định di sản văn chương, đến thành tựu học thuật của ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Các tuyển tập, tổng tập thơ, văn và phần viết về thơ văn trong những công trình thư mục học do ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú sưu tầm, biên soạn. Do vấn đề bản dịch của các tác phẩm được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án còn nhiều ý kiến khác nhau, nên sau khi tìm hiểu và tham khảo ý kiến các nhà nghiên cứu tác giải luận án thống nhất sử dụng bản dịch các tác phẩm như sau: Toàn Việt thi lục, tập 1-2-3, Mai Quốc Liên chủ biên, NXB Văn học, Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội, năm 2019; Hoàng Việt văn tuyển, tập 1 -2 -3, Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản, năm 1972; Hoàng Việt thi tuyển (Bản dịch), Trung tâm nghiên cứu Quốc học chủ biên, NXB Văn học, Hà Nội, năm 2007; Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1 đến 6, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, năm 2014. - Các tuyển tập thơ văn được biên soạn bởi các học giả trước và cùng thời với ba tác giả trên cũng là đối tượng quan tâm của luận án. - Các công trình, bài viết nghiên cứu về Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu loại hình: Luận án khảo sát, tiếp cận nghiên cứu ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú với tư cách là những nhà sưu tầm và biên soạn thơ văn. Phương pháp loại hình được sử dụng để tìm hiểu, thống kê, so sánh, phân tích, phân loại, tổng hợp, đánh giá... các tác phẩm của họ nhằm nhận diện một loại hình tác giả tương đối đặc biệt của văn học trung đại, đó là các nhà nho làm học thuật văn chương, xác định chính xác, cụ thể hơn những đóng góp của họ cho sự phát triển của văn học và văn hóa dân tộc. Các công trình, tác phẩm của họ cũng được nhìn nhận dưới góc độ loại hình. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, tiếp cận liên ngành là một phương pháp có nhiều ưu điểm so với các phương pháp nghiên cứu khác. Trong luận án, phương pháp nghiên cứu liên ngành được vận dụng để tiếp cận các tác phẩm văn học trung đại nói chung và các tác phẩm của ba tác giả nói riêng. Phương pháp này giúp chúng tôi thấy được những nội dung mang tính tổng hợp và đa dạng thuộc các chuyên ngành khác nhau như văn học sử, văn hóa học, ngôn ngữ học, triết học, sử học... - Phương pháp so sánh văn học: Phương pháp so sánh văn học được sử dụng nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách sưu tầm, biên soạn sách vở của ba tác giả. Đồng thời có sự so sánh với các tác giả khác ở những giai đoạn trước để thấy được sự kế thừa và những bước tiến của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú cả trong tư tưởng và thành quả công việc của họ. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này đi từ việc phân tích các yếu tố bộ phận của đối tượng đến những kết luận mang tính khái quát toàn diện về đối tượng. Phương pháp phân tích - tổng hợp được vận dụng để xử lí các dẫn chứng của luận án nhằm đưa ra những kết luận thuyết phục nhất. Kết hợp với các thao tác: Hệ thống hóa, thống kê - phân loại... 5. Đóng góp khoa học của luận án - Tìm hiểu tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật, trên cơ sở đó làm rõ phương pháp biên định di sản văn chương của ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. 5 - Từ những kết quả nghiên cứu có được chỉ ra sự vận động của tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương từ Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích đến Phan Huy Chú. - Chỉ ra sự vận động của nền học thuật văn chương Việt Nam trung đại, xác định sự tồn tại của một loại hình tác gia văn học, qua đó góp phần mang đến một cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn về diện mạo tác gia và tác phẩm văn học dân tộc thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn Ý nghĩa về mặt lí luận Về phương diện lí luận, luận án là một nghiên cứu cụ thể về tư tưởng và phương pháp biên định di sản văn chương của một loại hình nhà nho đặc biệt thời trung đại - nhà nho học thuật, thông qua ba trường hợp điển hình là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Luận án cũng chỉ ra sự vận động trong tư tưởng và phương pháp biên định di sản văn chương từ Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích đến Phan Huy Chú, cũng là sự vận động của nền học thuật Việt Nam thời trung đại. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu í

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tu_tuong_hoc_thuat_va_phuong_phap_bien_dinh_di_san_v.pdf
  • docx5. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN.docx
  • pdfQD_VuThiThanh.pdf
  • pdfTT Eng VuThiThanh.pdf
  • pdfTT VuThiThanh.pdf
Luận văn liên quan