Luận văn Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học Tri Nhận

Nói đến ngôn ngữ ca từ Trịnh Công Sơn là người ta nghĩ đến một hiện tượng đặc biệt trong nền văn hóa Việt Nam thế kỷ XX. Có người đã đánh giá ngôn ngữ ca từ Trịnh Công Sơn “Đã làm một công cuộc thể nghiệm của tiếng Việt trên những chặng đường mới của ngôn ngữ với những kết hợp từ ngữ tài hoa, những góc độ thu hình lạ lẫm, những tri giác dày dặn nhiều tầng, đồng thời làm sáng giá những sự vật thông thường và tầm thường ”[9, tr.24]. Để chứng minh cho luận điểm đó, nhiều nhà nghiên cứu, bình luận đã khám phá ca từ Trịnh Công Sơn từ nhiều góc nhìn khác nhau. Mỗi đường hướng nghiên cứu là một công cụ để tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong ca từ của người nhạc sĩ này. Đi vào tình ý của những khúc ca, người ta thấy rằng phần ca từ của ông có một “chiều sâu tư duy” và nó xứng đáng được xem như là những bài thơ vì có một độ sâu riêng. Như vậy, nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn phải nghiên cứu cả vấn đề tư duy bên cạnh vấn đề cấu trúc hình thức ngôn ngữ mới có thể tìm thấy cái “độ sâu” ấy. Với lí do đó, có thể nói, cách tiếp cận theo hướng ngôn ngữ học tri nhận là công cụ hiệu quả để khám phá cái “chiều sâu tư duy” trong phần lời ca của nhạc Trịnh.

pdf92 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học Tri Nhận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------- TRẦN THỊ MỸ LIÊN AÅN DUÏ TRONG CA TÖØ TRÒNH COÂNG SÔN DÖÔÙI GOÙC NHÌN NGOÂN NGÖÕ HOÏC TRI NHAÄN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------- TRẦN THỊ MỸ LIÊN AÅN DUÏ TRONG CA TÖØ TRÒNH COÂNG SÔN DÖÔÙI GOÙC NHÌN NGOÂN NGÖÕ HOÏC TRI NHAÄN Chuyeân ngaønh: Ngoân ngöõ hoïc Maõ soá: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI TRI ÂN  Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự hướng dẫn tận tình và hỗ trợ những tài liệu quý giá về Ngôn ngữ học tri nhận của PGS.TS Dư Ngọc Ngân;  Xin cảm ơn GS.TS Lý Toàn Thắng, người đã nhiệt tình giảng giải và động viên tác giả luận văn trong quá trình triển khai đề tài;  Xin mãi biết ơn sự giảng dạy nhiệt tình của tất cả thầy cô đã giúp tác giả luận văn hoàn thành các chuyên ngành trong chương trình cao học;  Xin chân thành cảm ơn Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, với tư cách là đơn vị đào tạo và tổ chức để luận văn được bảo vệ;  Xin khắc ghi sự động viên tinh thần của tất cả bạn bè và người thân trong thời gian học tập, tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả luận văn. MỤC LỤC 4TLỜI TRI ÂN4T ................................................................................................................................... 3 4TMỤC LỤC4T ...................................................................................................................................... 4 4TMỞ ĐẦU4T ......................................................................................................................................... 6 4T0.1.Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 4T ........................................................................................... 6 4T0.2.Lịch sử nghiên cứu4T ............................................................................................................................ 7 4T0.3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu4T ................................................................................... 10 4T0.4. Phương pháp nghiên cứu4T ................................................................................................................. 10 4T0.5. Ý nghĩa của đề tài4T ............................................................................................................................ 11 4T0.6. Cấu trúc của luận văn4T ...................................................................................................................... 12 4TChương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT4T ................................................................................................. 13 4T1.1 Vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận4T ..................................................................................................... 13 4T1.1.1.Thế nào là Ngôn ngữ học tri nhận?4T ........................................................................................... 13 4T1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận4T .................................................. 15 4T1.2Ẩn dụ tri nhận4T ................................................................................................................................... 16 4T1.2.1. Khái niệm ẩn dụ tri nhận4T .......................................................................................................... 16 4T1.2.2. Đặc điểm của ẩn dụ ý niệm4T ...................................................................................................... 19 4T1.2.3. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ tri nhận4T .......................................................... 23 4T1.2.3.1. Ý niệm, phạm trù4T .............................................................................................................. 23 4T1.2.3.2. Khung/ miền/ lĩnh vực4T ...................................................................................................... 24 4T1.2.3.3. Điển dạng4T ......................................................................................................................... 24 4T1.2.4. Các loại ẩn dụ tri nhận cơ bản4T .................................................................................................. 25 4T1.2.4.1. Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors)4T .............................................................................. 25 4T1.2.4.2. Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphor)4T ............................................................................. 25 4T1.2.4.3. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)4T ..................................................................... 26 4TChương 2: ẨN DỤ Ý NIỆM CUỘC ĐỜI TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN4T ..................... 28 4T2.1.Cuộc đời là cuộc hành trình4T .............................................................................................................. 28 4T2.2.Cuộc đời là vật thể4T............................................................................................................................ 34 4T2.3.Cuộc đời là con người4T ...................................................................................................................... 41 4T2.4.Cuộc đời là cõi tạm4T .......................................................................................................................... 46 4TChương 3: ẨN DỤ Ý NIỆM TÌNH YÊU TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN4T ..................... 53 4T3.1.Tình yêu là vật thể4T ............................................................................................................................ 53 4T3.2.Tình yêu là cuộc hành trình4T .............................................................................................................. 60 4T3.3. Tình yêu là con người.4T ..................................................................................................................... 64 4T3.4.Tình yêu là hư vô 4T ............................................................................................................................. 68 4T3.5.Tình yêu là sự chuyển động của các mùa trong năm4T ......................................................................... 72 4TKẾT LUẬN4T ................................................................................................................................... 76 4T ÀI LIỆU THAM KHẢO4T ............................................................................................................ 80 4TPhụ lục4T .......................................................................................................................................... 83 MỞ ĐẦU 0.1.Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Nói đến ngôn ngữ ca từ Trịnh Công Sơn là người ta nghĩ đến một hiện tượng đặc biệt trong nền văn hóa Việt Nam thế kỷ XX. Có người đã đánh giá ngôn ngữ ca từ Trịnh Công Sơn “Đã làm một công cuộc thể nghiệm của tiếng Việt trên những chặng đường mới của ngôn ngữ với những kết hợp từ ngữ tài hoa, những góc độ thu hình lạ lẫm, những tri giác dày dặn nhiều tầng, đồng thời làm sáng giá những sự vật thông thường và tầm thường”[9, tr.24]. Để chứng minh cho luận điểm đó, nhiều nhà nghiên cứu, bình luận đã khám phá ca từ Trịnh Công Sơn từ nhiều góc nhìn khác nhau. Mỗi đường hướng nghiên cứu là một công cụ để tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong ca từ của người nhạc sĩ này. Đi vào tình ý của những khúc ca, người ta thấy rằng phần ca từ của ông có một “chiều sâu tư duy” và nó xứng đáng được xem như là những bài thơ vì có một độ sâu riêng. Như vậy, nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn phải nghiên cứu cả vấn đề tư duy bên cạnh vấn đề cấu trúc hình thức ngôn ngữ mới có thể tìm thấy cái “độ sâu” ấy. Với lí do đó, có thể nói, cách tiếp cận theo hướng ngôn ngữ học tri nhận là công cụ hiệu quả để khám phá cái “chiều sâu tư duy” trong phần lời ca của nhạc Trịnh. Và hơn hết, với ẩn dụ tri nhận, người ta có thể đi vào bản chất năng động tiêu biểu nhất của thế giới ẩn dụ. Ở đó, ẩn dụ được mở rộng về mặt biểu đạt các hình tượng làm cho cấu trúc ngôn ngữ luôn được mở rộng theo chiều kích năng động của tư duy chứ không bị khuôn cứng trong các mô hình. Vì vậy, ẩn dụ tri nhận, như đã nói là một công cụ hữu hiệu để đi vào cái vũ trụ bí ẩn, cái thế giới tinh thần mờ khuất để khám phá nơi đó “cái nhìn thế giới” vừa gần gũi, vừa xa lạ của Trịnh Công Sơn so với cái nền tri nhận chung của dân tộc, của nhân loại. Đó là lí do mà luận văn triển khai đề tài “Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận” với hi vọng được góp thêm một phần nhỏ vào việc tìm hiểu về cái nhìn, sự phân tích và giải thích của người nghệ sĩ này về cuộc đời, về thế giới bằng một công cụ mới của khoa học ngôn ngữ –ẩn dụ tri nhận. Triển khai đề tài “Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận”, luận văn nhằm mục đích chính là vận dụng những lí thuyết về ẩn dụ tri nhận để tìm hiểu những ý niệm về tình yêu và cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn, từ đó đưa ra những nhận định về đặc điểm ngôn ngữ và tư duy của Trịnh Công Sơn thông qua ca từ của ông. 0.2.Lịch sử nghiên cứu Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về Trịnh Công Sơn. Một số bài viết chủ yếu chỉ đề cập đến con người, cuộc đời, gia đình của Trịnh Công Sơn; một số bài viết khác là những công trình nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn theo hướng văn học, ngôn ngữ học, âm nhạc. Có những bài là lời nhận xét chung chung và có những bài trở là những công trình nghiên cứu rất sâu. Dù là bàn đến Trịnh Công Sơn ở khía cạnh nào, phương diện nào vào thời điểm nào, đa phần các bài viết về ông thể hiện thái độ ca ngợi, thán phục về tài năng và nhân cách của người nhạc sĩ này. Với tư cách là một con người,mà mỗi người là một hạt bụi giữa nhân gian thì Trịnh Công Sơn được người đời ví như “cát bụi lộng lẫy”. Trong quan hệ với gia đình, ông là người con hiếu thảo, người anh có trách nhiệm. Trong quan hệ với bạn bè, ông là người bạn chân thành. Trong quan hệ với xã hội, với nghệ thuật và với cuộc đời này, ông là ân nhân, đã mang đến những tác phẩm âm nhạc bất hủ ca ngợi con người, ca ngợi cuộc sống, kêu gọi con người sống cho đẹp, cho hay; kêu gọi mọi người hãy đến với nhau và yêu thương nhau, cùng nhau chống lại chiến tranh, chống lại cái xấu, cái ácVới tư cách là một người nghệ sĩ, Trịnh được xem là “người hát rong qua nhiều thế hệ”. Ông là một “người hát rong” trong cuộc đời để chở những ca khúc của mình đến trái tim của mọi người để con người gần nhau, yêu thương nhau và đến với cuộc đời , bằng trái tim bao dung đẹp đẽ. Những ca khúc ấy vượt thời gian trở thành “những bài ca không năm tháng” tồn tại mãi với cuộc đời này dù cho chủ nhân của những khúc ca ấy đã trở thành người thiên cổ. Cụ thể là, giải thích về sự nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, dưới nhiều góc độ khác nhau : âm nhạc, ngôn ngữ học, văn học, nhân học, xã hội học, người ta đã viết rất nhiều về những đề tài mang những nội dung như: ca từ đầy chất thơ, cái hay cái lạ trong ca từ Trịnh Công Sơn, tính triết học, tính thiền trong ca từ Trịnh Công Sơn, những biểu tượng ngôn ngữ đặc biệt trong ca từ của ông, con người thơ ca của Trịnh. Tất cả những điều đó được tập hợp lại trong những cuốn sách, bài viết, công trình khoa học như: Tập thể các tác giả Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến đã sưu tầm và biên soạn cuốn sách Trịnh Công Sơn - Một người thơ ca một cõi đi về và được xuất bản bởi Nhà xuất bản Âm nhạc và Trung tâm Văn hóa Đông Tây, Hà Nội ngay khi Trịnh Công Sơn mất (2001). Tiếp đó, các tác giả này tiếp tục cho xuất bản liên tục ba cuốn nữa là Trịnh Công Sơn - Cát bụi lộng lẫy, Trịnh Công Sơn - Người hát rong qua nhiều thế hệ và Trịnh Công Sơn - Rơi lệ ru người cũng vào năm 2001. Những người thân, bạn bè của Trịnh Công Sơn cũng sưu tầm và thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của mình về con người, cuộc đời và ca từ của Trịnh Công Sơn, có thể kể đến là các tác giả: Trịnh Cung, Nguyễn Quốc Thái với cuốn sách Trịnh Công Sơn - Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội họa & suy tưởng (năm 2001), Bửu Ý với Trịnh Công Sơn một nhạc sĩ thiên tài (năm 2003), Nguyễn Đắc Xuân với Trịnh Công Sơn - Có một thời như thế (năm 2003), Hoàng Phủ Ngọc Tường với Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của Hoàng tử bé (năm 2005), Hoàng Tá Thích với Như những dòng sông (2007), Bùi Vĩnh Phúc với Trịnh Công Sơn- Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (năm 2008). Và còn có những luận văn nghiên cứu về nhạc Trịnh, đáng chú ý là có cả những công trình nghiên cứu của học viên nước ngoài như luận văn cao học của tác giả Yoshii Michiko năm 1991 với đề tài Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn( tại Đại học Paris). Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Thúy với công trình luận văn Thạc sĩ tốt nghiệp tại Đại học Quy Nhơn với đề tài mang tên Vết chân Dã Tràng cũng là công trình nghiên cứu công phu về con người, cuộc đời của Trịnh Công Sơn Ngoài ra còn có các bài viết trên các trang web, bài báo, tạp chí của nhiều người bàn về Trịnh Công Sơn và ca khúc của ông. Trước năm 1975 có thể kể đến là các bài viết của Lê Trương trong Phong trào da vàng ca (Trước 1975), của Tạ Tỵ trong Trịnh Công Sơn (Trước 1975), của Tô Thùy Yên trong Huyền thoại về con người (Trước 1975). Đặc biệt, từ sau ngày Trịnh Công Sơn mất, số lượng các bài viết tăng lên rất nhiều, đa số là mang nội dung ca ngợi tài năng và con người của Trịnh Công Sơn, chẳng hạn, Hà Vũ Trọng có bài Chiêm ngắm đóa hoa vô thường in trên Tạp chí Hợp Lưu, Hoa kỳ năm 2001, Trần Hữu Thục có bài Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn trên Tạp chí Văn học California, Hoa Kỳ năm 2001. Ngoài ra còn có những bài viết, bài phát biểu của nhạc sĩ Thanh Tùng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, Ca sĩ Khánh Ly.trên các phương tiện thông tin. Riêng dưới góc độ ngôn ngữ học, mà đặc biệt là tính ẩn dụ trừu tượng mang đến sự hấp dẫn trong ca từ Trịnh Công Sơn đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu một cách sâu sắc, công phu. Trước hết, có thể kể đến là nhận xét của Hoàng Tá Thích : “Ngoài hình ảnh phong phú, ca từ Trịnh Công Sơn còn mang nhiều tính ẩn dụ đôi khi làm người nghe khó hiểu, mà chính tác giả cũng không thể nào giải thích một cách đơn giản những suy nghĩ của mình đã chuyển tải sang ngôn ngữ âm nhạc (Tương tự như một họa sĩ vẽ tranh trừu tượng đôi khi cũng khó thể giải thích những ý tưởng rất trừu tượng của mình thể hiện trên tác phẩm hội họa)”[29, tr.3] Hay như đánh giá của tác giả Bùi Vĩnh Phúc trong một cuộc phỏng vấn : “Ca từ của Trịnh Công Sơn đã làm mới ngôn ngữ Việt Nam và đưa ra những hình ảnh đẹp một cách rất bi thiết pha trộn với nét kỳ ảo. Tất cả những điều đó tạo nên một thế giới riêng biệt, một thế giới chưa bị làm mòn đi bởi sự nhàm chán, sự lặp lại. Và điều ấy tạo nên sự thu hút.” [] Còn Trịnh Chu thì khẳng định: “Ở Nguyễn Du, tiếng Việt chỉ đẹp bởi sự chính xác, mang tính triết lý cao, và xem ra cái “mỹ” ở đây chỉ là cái “mỹ” của hiện thực. Còn cái “đẹp” của Trịnh Công Sơn lại là cái “đẹp” bảng lãng, sương khói của siêu thực, ấn tượng, bởi vì ông có khả năng tạo nên độ bóng của ngôn từ. Sự vật nào được Trịnh Công Sơn đụng đến cũng bớt thật đi, và được khoác lên một thứ ánh sáng mới, đủ sức bước ra sân khấu của ngôn từ với vẻ mặt trang trọng”. []. Bửu Ý cũng cho rằng : “Lời ca của Trịnh Công Sơn đầy ắp biện pháp tu từ đủ loại: nhân hóa, tỷ dụ, hoán dụ, phúng dụ, biểu tượngTrong đó có hai biện pháp trở đi trở lại nhiều và đặc biệt giúp tăng thêm tính thi ca cho bài hát: sự láy lại và ẩn dụ”[41] Ngoài ra, ca từ Trịnh Công Sơn còn trở thành những đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, học viên thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ học, như công trình nghiên cứu về “Biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn” của Nguyễn Thị Bích Hạnh, một luận văn cao học đượ in thành sách năm 2009. Công trình này đã có những phát hiện và nhận xét sâu sắc về các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như: nắng, núi, ngựa, khu vườnBên cạnh đó là luận văn của Bùi Thị Minh Thùy “Đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn” (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2007) cũng mang đến cho người đọc những phát hiện về cái lạ, cái hay trong việc sử dụng từ ngữ, đặc biệt là lớp từ láy và những kết hợp bất thưởng trong ngôn ngữ dùng để sáng tác ca khúc của Trịnh.Theo hướng ngôn ngữ học tri nhận, luận văn cao học của Nguyễn Thị Thanh Huyền (Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn năm 2009) với đề tài “ Ẩn dụ tri nhận - Mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn” cũng đã vận dụng ẩn dụ cấu trúc- một trong ba loại ẩn dụ tri nhận cơ bản vào việc nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn. Luận văn này triển khai hai mô hình ý niệm “ĐỜI NGƯỜI LÀ ĐÓA HOA VÔ THƯỜNG” và “ CUỘC ĐỜI LÀ CÕI ĐI VỀ” dựa trên ý nghĩa của hai bài hát “Đóa hoa vô thường” và “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn. Tuy mỗi công trình nghiên cứu trên cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhưng đã mở ra cho luận văn những cơ sở để nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn của ẩn dụ tri nhận. Đây là nguồn tư liệu đáng quý, giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu, học hỏi, rút kinh nghiệm từ cơ sở lí thuyết, nguồn ngữ liệu cho đến cách vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học vào nghiên cứu ca từ Trịnh Công SơnNgoài ra, những hiểu biết và nhận xét xác đáng của những người đã nghiên cứu về ca từ, về cuộc đời của Trịnh Công Sơn cũng là cơ sở quan trọng và bổ ích để luận văn triển khai đề tài này. 0.3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Để thực hiện mục đích của đề tài, luận văn hướng vào đối tượng, nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lí thuyết của đề tài; - Điều tra, phân tích nguồn ngữ liệu theo hướng ẩn dụ tri nhận phục vụ cho mục đích nghiên cứu; - Hình thành các quan hệ so sánh, đối chiếu để làm rõ bản chất của vấn đề nghiên cứu. Nói đến nhạc Trịnh Công Sơn, người ta thường nhắc đến ba mảng đề tài là: tình yêu, cuộc đời và thân phận con người. Đến với đề tài này, luận văn chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu ở hai mảng : vấn đề tình yêu và cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn. Về phạm vi nguồn ngữ liệu chính, đã có những con số khác nhau về số lượng ca khúc của Trịnh Công Sơn, luận văn tiến hành khảo sát 243 ca khúc mới được công bố trên trang 4TU 0.4. Phương pháp nghiên cứu 0. 4. 1. Phương pháp thống kê và phân loại Luận văn thống kê các lời của bài ca dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo đã nêu theo hướng nghiên cứu của đề tài. Sau khi thống kê, luận văn tiến hành phân loại theo vấn đề cũng như phân loại các ý niệm trong ca từ đã sưu tầm được. Kết quả thống kê là cơ sở thực tiễn để phân tích và trở thành cứ liệu khoa học có tính xác thực, thuyết phục và minh chứng cho các lập luận của đề tài. 0.4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp Các phương pháp này được luận văn sử dụng trong quá trình khảo sát các từ ngữ, câu văn trong toàn bộ các ca khúc theo hướng tri nhận phục vụ cho mục đích của đề tài. Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các nhân tố tác động đến việc hình thành ý niệm trong ca từ Trịnh Công Sơn: hoàn cảnh xã hội, tâm lí và tư duy của người sáng tác. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát vấn đề, từ đó có thể rút ra những nhận định, những mô hình ý niệm hóa có căn cứ dựa trên cứ liệu khoa học thực tế. Việc kết hợp các phương pháp này giúp xử lí các vấn đề tốt hơn, toàn diện hơn. Đây có thể xem là phương pháp chủ đạo để thực hiện đề tài. 0.4.3. Phương pháp miêu tả Phương pháp miêu tả được luận văn vận dụng vào để miêu tả cấu tạo của những kết hợp đặc biệt tạo nên những ý niệm về tình yêu và cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn. Đ
Luận văn liên quan