Luận văn Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi, sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng (clarias macrocephalus) từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi

Nghiên cứu về “Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi, sinh truởng và tỷlệ sống của cá trê vàng từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi” đã được thực hiện từ tháng 01/2009 đến tháng 07/2009 tại trại cá thực nghiệm Khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm đựơc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các độ mặn2‰, 6‰, 8‰, 10‰, 12‰, 14‰,16‰và môi trường nước ngọt làm đối chứng (0‰).Kết quả nghiên cứu cho thấy trong trường hợp sốc gây sốc độ mặn và tăng dần độ mặn,phôi cá trê vàng chỉ pháttriển bình thường khimôi trường nước có độ mặn thấp hơn 8‰ và có tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở giảm dần khi độ mặn tăng dần Kết quảnghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷlệ sống của cá trêvàng từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi cho thấy sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giảm dần khi môi trường có độ mặn dần. Cá vẫnphát triển tốt ở các môi trường nước lợ 2‰đến 10‰như ở môi trường nước ngọt và tỷ lệ sống đạt cao từ (64,67-81,33%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với môi trường nước ngọt (p>0,05). Ở đ ộ mặn cao 14‰ có tốc độ tăng trưởng rất chậmvà có tỷ lệ sống 4% khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn tới sự sinh trưởng của cá trê vàng cho thấy khi độ mặn thấp hơn 10‰ thì mức sinh trưởng của cá không bị ảnh hưởng xấu so với nghiệm thức đối chứng (nước ngọt). Nhưng khi độ mặn cao hơn 14‰ thì mức sinh trưởng của cá trê bị ảnh hưởng cá không thể sinh trưởng và phát triển ở độ mặn này .

pdf50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi, sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng (clarias macrocephalus) từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN QUANG NHỊ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI, SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ TRÊ VÀNG (Clarias macrocephalus) TỪ SAU KHI NỞ ĐẾN 30 NGÀY TUỔI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN QUANG NHỊ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI, SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ TRÊ VÀNG (Clarias macrocephalus) TỪ SAU KHI NỞ ĐẾN 30 NGÀY TUỔI CÁN BỘ HƯỚNG DẨN: T. s NGUYỄN VĂN KIỄM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 i LỜI CẢM TẠ Cuốn luận văn sẽ không hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp và sự hướng dẫn định hướng của các thầy cô trong khoa thủy sản nhân đây tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng quý thầy cô đã truyền đạt những ý kiến khoa học trong quá trình học tập ở giảng đường và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn tất đề tài. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Kiểm đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Gởi lời cảm ơn các anh chị đi trước, các bạn khoá 31, các bạn cùng bộ môn đã khích lệ, động viên và có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực trong suốt khoá học cũng như trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng xin cho tác giả bày tỏ lòng kính trọng chân thành đến gia đình và người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để tác giả hoàn thành bài luận văn này. Chân thành cảm ơn! ii TÓM TẮT Nghiên cứu về “Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi, sinh truởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi” đã được thực hiện từ tháng 01/2009 đến tháng 07/2009 tại trại cá thực nghiệm Khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm đựơc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các độ mặn 2‰, 6‰, 8‰, 10‰, 12‰, 14‰,16‰ và môi trường nước ngọt làm đối chứng (0‰). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong trường hợp sốc gây sốc độ mặn và tăng dần độ mặn, phôi cá trê vàng chỉ phát triển bình thường khi môi trường nước có độ mặn thấp hơn 8‰ và có tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở giảm dần khi độ mặn tăng dần Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi cho thấy sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giảm dần khi môi trường có độ mặn dần. Cá vẫn phát triển tốt ở các môi trường nước lợ 2‰ đến 10‰ như ở môi trường nước ngọt và tỷ lệ sống đạt cao từ (64,67-81,33%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với môi trường nước ngọt (p>0,05). Ở độ mặn cao 14‰ có tốc độ tăng trưởng rất chậm và có tỷ lệ sống 4% khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn tới sự sinh trưởng của cá trê vàng cho thấy khi độ mặn thấp hơn 10‰ thì mức sinh trưởng của cá không bị ảnh hưởng xấu so với nghiệm thức đối chứng (nước ngọt). Nhưng khi độ mặn cao hơn 14‰ thì mức sinh trưởng của cá trê bị ảnh hưởng cá không thể sinh trưởng và phát triển ở độ mặn này . iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ----------------------------------------------------------------------------i TÓM TẮT ------------------------------------------------------------------------------- ii MỤC LỤC------------------------------------------------------------------------------ iii DANH SÁCH BẢNG----------------------------------------------------------------- iv DANH SÁCH HÌNH------------------------------------------------------------------- v PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ --------------------------------------------------------------- 1 1.1 Giới thiệu------------------------------------------------------------------------- 1 1.2 Mục tiêu của đề tài -------------------------------------------------------------- 2 1.3 Nội dung của đề tài ------------------------------------------------------------- 2 1.4 Thời gian thực hiện ------------------------------------------------------------- 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU -------------------------------------------------- 3 2.1 Một số đặc điểm sinh học cá trê vàng ---------------------------------------- 3 2.1.1 Phân loại ----------------------------------------------------------------------- 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái------------------------------------------------------------ 3 2.1.3 Một vài đặc điểm sinh học cá trê vàng------------------------------------- 4 2.2 Biện pháp nuôi vỗ và sinh sản cá trê vàng----------------------------------- 5 2.2.1 Cải tạo ao và mật độ thã------------------------------------------------------ 5 2.2.2 Chế độ chăm sóc -------------------------------------------------------------- 5 2.2.3 Kỹ thuật cho cá đẻ và ấp trứng---------------------------------------------- 5 2.3 Kỹ thuật nuôi cá trê ---------------------------------------------------------- 6 2.4 Vai trò của độ mặn (S‰) đối với đời sống thuỷ sinh vật --------------- 8 PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU------------------- 10 3.1 Vật liệu nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 10 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ------------------------------------------ 10 3.3 Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------- 10 3.4 Xử lý số liệu ------------------------------------------------------------------- 14 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN------------------------------------------- 15 4.1 Nghiên cứu 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi ------- 15 4.1.1 Các yếu tố môi trường--------------------------------------------------- 15 4.1.2 Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi cá trê vàng--------- 16 4.2 Nghiên cứu 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến sự tăng trưởng tỷ lệ sống của cá trê vàng từ bột đến cá 30 ngày tuổi ---------------------------------- 18 4.2.1 Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm--------- 18 4.2.2 Ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của cá từ sau khi nờ đến 30 ngày tuổi ---------------------------------------------------------------------------- 24 4.2.3 Tỷ lệ sống -------------------------------------------------------------------- 27 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT --------------------------------------------- 29 5.1 Kết luận ---------------------------------------------------------------------- 29 5.2 Đề xuất----------------------------------------------------------------------- 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------------- 30 PHỤ LỤC------------------------------------------------------------------------------ 31 iv DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn- 15 Bảng 4.2: Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn ------------------------------------------------------------------------------------- 15 Bảng 4.3: Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của cá trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn ----- 16 Bảng 4.4: Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của cá trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn17 Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng chiều dài, trọng lượng của cá trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn----------------------------------------------------------------------------- 24 Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối, trọng lượng tuyệt đối của cá trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn ----------------------------------------------- 25 Bảng 4.7 Trọng lượng trung bình, chiều dài trung bình của cá trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn -------------------------------------------------------------------------- 26 Bảng 4.8 Trọng lượng trung bình, chiều dài trung bình của cá trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn -------------------------------------------------------------------- 26 Bảng 4.9 Tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc thí nghiệm ------------------------ 27 v DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá trê vàng------------------------------------------ 3 Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm ------------------------------------------------------ 10 Hình 3.2 Phương pháp cân đo trực tiếp-------------------------------------------- 13 Hình 4.1 Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của cá trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn ------ 18 Hình 4.2 Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của cá trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn 18 Hình 4.3 Biến động nhiệt độ trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn------------------- 19 Hình 4.4 Biến động nhiệt độ trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn ------------ 19 Hình 4.5 Biến động pH trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn------------------------- 20 Hình 4.6 Biến động pH trong thí nghiệm 2 tăng dần mặn ---------------------- 20 Hình 4.7 Biến động NO2- trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn --------------------- 21 Hình 4.8 Biến động NO2- trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn --------------- 21 Hình 4.9 Biến động NO3- trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn --------------------- 22 Hình 4.10 Biến động NO3- trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn-------------- 22 Hình 4.11 Biến động NH4+ trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn ------------------- 23 Hình 4.12 Biến động NH4+ trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn ------------- 23 Hình 4.13 Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn ------------------- 28 Hình 4.14 Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn------------- 28 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Hiện nay nghề nuôi cá nước ngọt là một trong những nghề đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất đạm động vật cho con người, đem lại thu nhập đáng kễ cho người dân Việt Nam nói chung, Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Một trong những đối tựơng thủy sản nước ngọt quan trọng được người nuôi thủy sản quan tâm trong đó có cá trê vàng (Clarias macrocephalus.) Cá trê vàng (Clarias macrocephalus.) là một trong những đối tượng thủy sản nước ngọt quan trọng trong nghề nuôi thủy sản, đem lại hiêu quả kinh kế đáng kễ cho hộ nuôi thủy sản. Cá trê là loài có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được khí trời và pH thấp. Cá có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật, trong tự nhiên cá ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá… Ngoài ra trong điều kiện ao nuôi cá còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thãi từ lo mổ, cá trê là loài thủy sản dễ nuôi, thời gian nuôi, kỹ thuật nuôi đơn giản, cá trê vàng thịt ngon, giá bán cao, thị trường tiêu thụ lớn và đây là đối tượng thủy sản được người nuôi thủy sản quan tâm và hiện nay giống cá trê vàng cũng được sản xuất nhân tạo thành công nhưng nhìn chung phần lớn giống cá trê vàng chủ yếu được sản xuất ở các vùng nước ngọt. Trong khi đó các vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì việc sản xuất giống cá trê vàng không được quan tâm và dường như giống cá trê vàng không được sản xuất tại những vùng có nguồn nước nhiễm mặn. Để cung cấp thêm thông tin về khả năng sản xuất giống cá trê vàng, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu để bảo vệ phát triển loài cá này và cũng cho nhiều thông tin liên quan đến sự thích ứng của cá trê vàng với các yếu tố quan trọng như nhiệt độ, pH còn thông tin về sự thích ứng của loài này với độ mặn trong quá trình sản xuất giống và ương nuôi từ cá bột lên cá giống còn rất ít. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó và để cung cấp thêm thông tin về khả năng sản xuất giống cá trê vàng ở những vùng nước bị nhiễm mặn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình phát triển phôi, sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi” được thực hiện. 2 1.2 Mục tiêu của đề tài Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn tới sự phát triển phôi, sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi, qua đó đề xuất môi trường ương nuôi có độ mặn thích hợp cho nghề sản xuất giống cá trê vàng 1.3 Nội dung của đề tài - Xác định ảnh hưởng của độ mặn tới sự phát triển phôi của cá trê vàng - Xác định ảnh hưởng của độ mặn tới sự phát triển, tỷ lệ sống của cá trê vàng từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi 1.4 Thời gian thực hiện Từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2009, tại trại cá khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Một số đặc điểm sinh học cá trê vàng 2.1.1 Phân loại Theo hệ thống phân loại của T.s.Rass và G.u.Lindbery 1972 (trích bởi Nguyễn Thanh Thuỳ Giang, 1990) cá trê vàng thuộc: Bộ Siluriformes Họ Clariidae Giống Clarias Loài Clarias macrocephalus Họ Clariidae đặc trưng bởi cơ quan hô hấp phụ. (Trương Thủ Khoa, 1989) Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá trê vàng 2.1.2 Đặc điểm hình thái Thân thon dài, dẹp dần về phía đuôi. Đầu to, rộng, dẹp đứng. Xương gốc có chẩm hình tròn. Miệng to, mắt nhỏ. Khoãng cách hai ổ mắt rộng. Răng xương lá mía là một dải hình lưỡi liềm. Có 4 đôi râu, dài gần đến gốc hoặc quá gốc vây ngực. Vây lưng và vây hậu môn dài, không có gai cứng và không liền với vây đuôi. Vây bụng nhỏ. Vây ngực có một gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây đuôi tròn. Lưng và đỉnh đầu màu đen, bụng vàng nhạt. Hai bên thân có những chấm trắng tạo thành các hàng thẳng đứng. Vây có màu đen, điểm các đốm thẫm. 4 2.1.3 Một vài đặc điểm sinh học cá trê vàng Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippin và Việt Nam. Cá trê vàng là loài cá ăn tạp nghiêng về động vật. Thức ăn thích hợp của cá là tôm tép, cá con, phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng, các phụ phẩm từ các trại chăn nuôi, các phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản, cá rất thích ăn mồi là xác động vật đang thối rữa. Khả năng sử dụng và tiêu hoá thức ăn chế biến cũng rất cao (Nguyễn Hữu Trường, 1993). Tuy nhiên cá trê vàng có chất lượng thịt thơm ngon, không có xương dăm và có giá trị thương phẩm cao, cá dễ nuôi, có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm. Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá trê vàng rất tốt; đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế”, cá có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên như: ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxy thấp. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2002) cho biết, sự thành thục của cá trê có sự thay đổi theo điều kiện sống, điều kiện dinh dưỡng. Ở điều kiện tự nhiên (châu Phi) cá trê phi thành thục khi được khoãng 2 năm tuổi, nhưng trong điều kiện ao nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có đầy đủ thức ăn cá thành thục sau khoãng 7-8 tháng tuổi. Sức sinh sản của cá rất cao tuỳ thuộc vào kích thước cá đẻ. Cá sinh sản tự nhiên vào đầu mùa mưa từ tháng 4-9 tập trung chủ yếu vào tháng 5-7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4-6 lần). Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25-320C. Sau khi cá sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoãng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Sức sinh sản của cá trê vàng từ 60.000-80.000 trứng/kg cá cái, trứng cá trê vàng có màu nâu nhạt, vàng nâu. Trứng cá trê thuộc loài trứng dính và có tập tính làm tổ đẻ dọc theo các bờ ao, mương nơi có mực nước khoãng 0,3-0,5 m. Trong sinh sản nhân tạo kích thích tố sử dụng để kích thích cá trê sinh sản là não thùy thể thường dùng là não thùy cá chép, HCG (Human Chorionic Gonadotropin). Liều hormone dùng cho kích thích cá là 4.000-6.000 UI/kg cá cái. (Dương Nhựt Long, 2004). 5 2.2 Biện pháp nuôi vỗ và sinh sản cá trê vàng 2.2.1 Cải tạo ao và mật độ thã Ao nuôi cá trê có điện tích trung bình 200-500 m2, lớp bùn đáy ao 0,1-0,2 m. Bờ ao chắc chắn không rò rỉ, mực nước trung bình 0,5-1 m. Mật độ thã: 75-80 kg/100 m2. Tỷ lệ đực/cái 3-4/1, khối lượng cá trung bình 0,2-0,3 kg/con. (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). 2.2.2 Chế độ chăm sóc Cá trê là loài cá ăn động vật đáy và chủ động tìm mồi, đặc biệt là xác động vật chết đang thối rữa. Cá trê thành thục trong ao nuôi khi hàm lượng protein trong thức ăn khoãng 25-30%. Lượng thức ăn ở giai đoạn nuôi vỗ tích cực chiếm 5% trọng lượng cá. Ở giai đoạn nuôi vỗ thành thục lượng thức ăn còn 2% và bổ xung thêm Vitamin ADE để kích thích sự thành thục của cá. (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). 2.2.3 Kỹ thuật cho cá đẻ và ấp trứng - Kỹ thuật phân biệt đực cái Đối với cá đực: Khi thành thục tốt thì gai sinh dục dài và nhọn, thân thon dài. Đối với cá cái: Khi thành thục có bụng to tròn mềm. Lổ sinh dục hơi lồi có màu hồng. - Kỹ thuật kích thích sinh sản * Đánh bắt cá: Nên đánh bắt cá vào buổi sáng và giữ trong bồn có phun nước vài giờ cho cá khỏe. * Chuẩn bị giá thể cho trứng bám: Giá thể có thể là xơ dừa, xơ cau rửa sạch. * Chuẩn bị dung dịch thụ tinh (dùng trong trường hợp thụ tinh nhân tạo) đó là hổn hợp bao gồm (4 g NaCl+Urea 3 g+Nước cất 1 lít) và dung dịch Tanin 1,5% để khử trứng dính (1,5 g Tanin pha trong 1 lít nước sạch). * Chuẩn bị dụng cụ ấp trứng: Bể ấp trứng, bình weys, giá ấp trứng và hệ thống phun nước. 6 - Kỹ thuật tiêm cá và thụ tinh nhân tạo Có thể dùng một trong hai loại kích tố: não thùy họ cá chép 3-4 mg/1 kg cá cái, hoặc dùng HCG liều 2000-2500 UI/kg cá cái. Cá đực tiêm bằng 1/2- 1/3 liều của cá cái. Sau khi tiêm xong giữ cá trong các dụng cụ như thau nhựa, bể cement…Mực nước vừa ngập thân cá và đậy kín cẩn thận tránh cá nhảy ra ngoài. Do cá trê không thể tự đẻ trứng, mặc dù cá được tiêm kích tố nên phải dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Sau khi tiêm cá 16-18 tiếng tuỳ theo nhiệt độ nước có thể kiểm tra mức độ rụng trứng của cá để định giờ vuốt trứng. Khi kiểm tra thấy trứng rụng đồng loạt tiến hành vuốt trứng vào dụng cụ khô sạch. Bắt cá đực giải phẩu lấy tinh sào cắt nhỏ và nghiền trong cối sứ, thêm nước muối sinh lý (3-5 ml tuỳ theo lượng trứng vuốt ra) Trộn lẫn tinh dịch vào thau trứng, dùng lông gia cầm (lông vịt) khuấy đều trong một phút để trứng và tinh dịch hòa lẩn vào nhau. Nếu thấy đặc quá ta cần thêm nước muối sinh để gia tăng sự tiếp xúc với trứng của tinh trùng do tinh trùng vận động tốt hơn trong môi trường nước. Sau đó rửa trứng bằng nước sạch sau đó rắc đều trứng lên khung lưới được bố trí sẳn trong bể ấp, tránh rắc quá dày trứng dễ bị hư (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). - Kỹ thuật ương cá giống Trong 3 ngày đầu sau khi nở, cá không ăn vì còn khối noãn hoàn. Mật độ thã thường 100 cá bột/1 lít nước, sẽ được san thưa dần khi cá lớn dần, thường xuyên thay nước trong bể ương để cá mau lớn và không mắc bệnh. Thức ăn tốt nhất cho cá giai đoạn này là trứng nước sau đó là trùng chỉ cắt ngắn, thức ăn hổn hợp giữa bột cám và cá tạp. Sau 1 ngày đến 15 ngày cá có thể đạt tiêu chuẩn cá giống từ 4 cm-6 cm (Nguyễn Hữu Trường, 1993). 2.3 Kỹ thuật nuôi cá trê Chuẩn bị ao Vét bùn đáy ao, lấp các lỗ mọi, đắp bờ bao, phơi đáy ao 2-3 ngày, bón vôi từ 30-50 kg/1.000 m2 để diệt tạp và điều chỉnh độ pH của nước ao. Bón lót phân chuồng với lượng 100-150 kg phân/1.000 m2. Lấy nước qua lưới lọc vào ao để ngăn ngừa cá dữ, địch hại theo vào trong ao. Sau 5-7 ngày có thể thã cá vào nuôi được. Mực nước lúc ban đầu lấy vào ao khoãng 0,8 m-1 m, sẽ được 7 tăng dần lên sau 1 tháng nuôi đến khi đạt độ sâu 1,2-1,5 m. Nếu là ao mới đào thì bón với liều lượng 70-100 kg/1.000 m2 để giữ cho độ pH của nước từ 6-7,5 là tốt nhất. Ao nuôi cá trê nên có diện tích từ 1.000-3.000 m2 là tốt vì sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc. (Dương Nhựt Long, 2004). Chọn giống cá: Chọn cỡ cá đồng đều, khỏe mạnh, không bị xây xát, dị hình, không nhiễm bệnh, bơi lội nhanh nhẹn. Mật độ thã nuôi: Cá giống có kích cỡ đồng đều. Mật độ cá thã từ 30- 50 con/m2; nên thã cá vào lúc trời mát. Trước khi thã cá cần cân bằng nhiệt độ nước trong dụng cụ vận chuyển và nước trong ao. (Dương Nhựt Long, 2004). Thức ăn: Thức ăn thường tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp như cám, tấm, rau, bèo… phụ phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản, phế phẩm từ lò mỗ gia súc, các loại tôm tép, cua, ốc,