Luận văn Báo chí với quá trình hình thành nhân cách giáo dục cho học sinh sinh viên

1. LÍ DO CHỌN ĐỀTÀI Những năm qua, trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, hệthống báo chí nước ta đã trưởng thành nhanh chóng cảvềsốlượng và chất lượng. Báo chí có ảnh hưởng sâu rộng tới các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội trong đó có học sinh- sinh viên (HS-SV). Báo chí dành cho đối tượng này phong phú và đa dạng với sựgóp mặt của các báo tên tuổi như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi Trẻ. Đểcó một kết luận chính xác, rút kinh nghiệm và đạt hiệu quảcao trong công tác, được sự đồng ý và hướng dẫn của Tiến sỹTrần Đăng Thao tác giảmạnh dạn nghiên cứu đềtài: “Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh- sinh viên”làm đềtài bảo vệLuận văn Thạc sỹKhoa học xã hội và Nhân văn chuyên ngành Báo chí. 2. LỊCH SỬVẤN ĐỀ Hiện nay ởViệt Nam nghiên cứu về đối tượng HS-SV có thểnói là không nhiều. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng và tác động của báo chí đến quá trình hình thành nhân cách của HS-SV lại càng ít nếu không muốn nói là không có. Vì vậy khi nghiên cứu đềtài này tác giảgặp nhiều khó khăn khi tìm tài liệu. Vài năm gần đây có một sốcông trình nghiên cứu về đối tượng công chúng là HS-SV như: nghiên cứu “Vai trò của báo chí trong việc hình thành lối sống của thanh niên sinh viên” của Tiến sỹNguyễn ThịThoa thực hiện năm 2000 và Luận văn Thạc sỹbáo chí “Tâm lí tiếp nhận sản phẩm báo chí của thanh niên sinh viên hiện nay” của ĐỗThu Hằng thực hiện năm 2002. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Làm việc trong môi trường giáo dục đào tạo, qua quá trình giảng dạy về chuyên ngành báo chí, quá trình hoạt động báo chí thực tiễn tác giảnhận thấy đa số sinh viên thụ động trong việc tiếp cận và thẩm định thông tin. Từthực tế đó tác giả thấy phải có một nhận định khách quan vềvai trò của báo chí với quá trình hình 3 thành nhân cách của HS-SV. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu đềtài thu hẹp ởmức độtìm ra các đóng góp của báo chí và làm nổi bật vai trò của nó đối với quá trình hình thành nhân cách của học sinh- sinh viên. Đềtài được khảo sát, tổng hợp nguồn tưliệu từcác tờbáo lớn dành cho đối tượng học sinh- sinh viên từnăm 2003-2005 nhưbáo: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ . Vì điều kiện năng lực cũng như quỹthời gian, luận văn không thểnghiên cứu vềtác động và ảnh hưởng của báo chí với đối tượng HS-SV trên khắp cảnước. Tác giảchọn nghiên cứu đềtài trong phạm vi ảnh hưởng của nó với đối tượng HS-SV ởcác tỉnh phía Bắc trong đó chủ yếu là nghiên cứu trong HS-SV của thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đềtài lấy đối tượng nghiên cứu là sinh viên và tác phẩm báo chí phản ánh về học sinh - sinh viên nhằm giải quyết ba nhiệm vụchính mà luận văn đặt ra: - Tìm hiểu một cách khái quát vấn đềlí luận vềvai trò của báo chí và quá trình hình thành nhân cách của sinh viên. - Khảo sát các báo lấy sinh viên làm đối tượng phản ánh chính đểrút ra những nhận định vềvấn đề đã nêu. Đềtài được nghiên cứu dựa trên phương pháp: Khảo sát, tổng hợp, phân tích lấy ý kiến và điều tra bằng bảng hỏi. 6. KẾT CẤU Dựa trên nội dung chính mà luận văn đặt ra, tác giảchia luận văn làm 3 chương lớn và có thêm phần mở đầu, kết luận, phụlục, tài tiệu tham khảo: MỞ ĐẦU: Gồm các nội dung Lý do chọn đềtài, Lịch sửvấn đềnghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG MỘT: BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH- SINH VIÊN. Chương này chủyếu đi sâu tìm hiểu các vấn đềlí luận vềvai trò của báo chí đối với đời sống xã hội và vai trò của báo chí với việc hình 4 thành và giáo dục nhân cách cho học sinh- sinh viên. CHƯƠNG HAI: BÁO CHÍ VỚI ĐỀTÀI HỌC SINH- SINH VIÊN. Qua khảo sát sựphản ánh của báo chí từnăm 2003-2005 trên các báo dành cho học sinh- sinh viên như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ tác giảrút ra kết luận, đánh giá, nhận định vềvai trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách của đối tượng công chúng này. CHƯƠNG BA: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN. Qua điều tra sựtiếp nhận của công chúng với các sản phẩm báo chí đã nghiên cứu trong chương một và chương hai, tác giảrút ra kết luận và nhận định vềvai trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách của sinh viên. Đồng thời tác giảcũng nêu ra các giải pháp có tính định hướng nhằm nâng cao vai trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách cho HS-SV.

pdf40 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3181 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Báo chí với quá trình hình thành nhân cách giáo dục cho học sinh sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN    LẠI THỊ HẢI BÌNH BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN (Khảo sát trên các báo Sinh viên Việt Nam, Giáo dục & Thời đại, Tiền phong, Tuổi trẻ, Thanh niên) Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60. 32. 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ 2 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm qua, trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, hệ thống báo chí nước ta đã trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Báo chí có ảnh hưởng sâu rộng tới các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội trong đó có học sinh- sinh viên (HS-SV). Báo chí dành cho đối tượng này phong phú và đa dạng với sự góp mặt của các báo tên tuổi như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi Trẻ. Để có một kết luận chính xác, rút kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao trong công tác, được sự đồng ý và hướng dẫn của Tiến sỹ Trần Đăng Thao tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh- sinh viên” làm đề tài bảo vệ Luận văn Thạc sỹ Khoa học xã hội và Nhân văn chuyên ngành Báo chí. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Hiện nay ở Việt Nam nghiên cứu về đối tượng HS-SV có thể nói là không nhiều. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng và tác động của báo chí đến quá trình hình thành nhân cách của HS-SV lại càng ít nếu không muốn nói là không có. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này tác giả gặp nhiều khó khăn khi tìm tài liệu. Vài năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về đối tượng công chúng là HS-SV như: nghiên cứu “Vai trò của báo chí trong việc hình thành lối sống của thanh niên sinh viên” của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thoa thực hiện năm 2000 và Luận văn Thạc sỹ báo chí “Tâm lí tiếp nhận sản phẩm báo chí của thanh niên sinh viên hiện nay” của Đỗ Thu Hằng thực hiện năm 2002. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Làm việc trong môi trường giáo dục đào tạo, qua quá trình giảng dạy về chuyên ngành báo chí, quá trình hoạt động báo chí thực tiễn tác giả nhận thấy đa số sinh viên thụ động trong việc tiếp cận và thẩm định thông tin. Từ thực tế đó tác giả thấy phải có một nhận định khách quan về vai trò của báo chí với quá trình hình 3 thành nhân cách của HS-SV. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu đề tài thu hẹp ở mức độ tìm ra các đóng góp của báo chí và làm nổi bật vai trò của nó đối với quá trình hình thành nhân cách của học sinh- sinh viên. Đề tài được khảo sát, tổng hợp nguồn tư liệu từ các tờ báo lớn dành cho đối tượng học sinh- sinh viên từ năm 2003-2005 như báo: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ…. Vì điều kiện năng lực cũng như quỹ thời gian, luận văn không thể nghiên cứu về tác động và ảnh hưởng của báo chí với đối tượng HS-SV trên khắp cả nước. Tác giả chọn nghiên cứu đề tài trong phạm vi ảnh hưởng của nó với đối tượng HS-SV ở các tỉnh phía Bắc trong đó chủ yếu là nghiên cứu trong HS-SV của thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là sinh viên và tác phẩm báo chí phản ánh về học sinh - sinh viên nhằm giải quyết ba nhiệm vụ chính mà luận văn đặt ra: - Tìm hiểu một cách khái quát vấn đề lí luận về vai trò của báo chí và quá trình hình thành nhân cách của sinh viên. - Khảo sát các báo lấy sinh viên làm đối tượng phản ánh chính để rút ra những nhận định về vấn đề đã nêu. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp: Khảo sát, tổng hợp, phân tích lấy ý kiến và điều tra bằng bảng hỏi. 6. KẾT CẤU Dựa trên nội dung chính mà luận văn đặt ra, tác giả chia luận văn làm 3 chương lớn và có thêm phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài tiệu tham khảo: MỞ ĐẦU: Gồm các nội dung Lý do chọn đề tài, Lịch sử vấn đề nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu… CHƯƠNG MỘT: BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH- SINH VIÊN. Chương này chủ yếu đi sâu tìm hiểu các vấn đề lí luận về vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội và vai trò của báo chí với việc hình 4 thành và giáo dục nhân cách cho học sinh- sinh viên. CHƯƠNG HAI: BÁO CHÍ VỚI ĐỀ TÀI HỌC SINH- SINH VIÊN. Qua khảo sát sự phản ánh của báo chí từ năm 2003-2005 trên các báo dành cho học sinh- sinh viên như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ… tác giả rút ra kết luận, đánh giá, nhận định về vai trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách của đối tượng công chúng này. CHƯƠNG BA: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN. Qua điều tra sự tiếp nhận của công chúng với các sản phẩm báo chí đã nghiên cứu trong chương một và chương hai, tác giả rút ra kết luận và nhận định về vai trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách của sinh viên. Đồng thời tác giả cũng nêu ra các giải pháp có tính định hướng nhằm nâng cao vai trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách cho HS-SV. 5 CHƯƠNG MỘT: BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH - SINH VIÊN 1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1.1. Vị trí Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Dù ra đời chậm hơn các hình thái ý thức xã hội khác nhưng báo chí nhanh chóng trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận thông tin bởi khả năng phản ánh hiện thực. Báo chí là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, là công cụ hoạt động quan trọng của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và văn minh nhân loại. Với tính chất là phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báo chí tham gia vào việc tìm tòi phát hiện những con đường, phương pháp hợp lí nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. 1.2. Vai trò 1.2.1. Về chính trị Báo chí là công cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tư tưởng- văn hoá. Vai trò của báo chí là hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng. Ở nước ta báo chí cách mạng vừa là người tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa là người phát hiện, nhân rộng những cái hay, cái đẹp, những nhân tố mới đồng thời tích cực phê phán cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội. 1.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế Hoạt động báo chí có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin có giá trị như: thông tin thị trường hàng hoá, thông tin thị trường tài chính, thị trường lao động, vật tư, thiết bị, đặc biệt là thị trường công nghệ (chu kỳ công nghệ, sự chuyển giao công nghệ). 1.2.3. Trong lĩnh vực văn hoá- xã hội 6 Báo chí góp phần nâng cao văn hoá, giải trí, làm cho mọi người ngày càng hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chia sẻ tâm tư, tình cảm, đồng thời cùng học tập, tiếp thu nền văn hoá đa dạng, phong phú của các dân tộc khác làm giàu cho văn hoá dân tộc mình. 1.3. Cơ chế tác động và hiệu quả xã hội của báo chí 1.3.1. Cơ chế tác động của báo chí Báo chí tác động vào xã hội bằng thông tin thông qua cơ chế sau: {SHAPE \* MERGEFORMAT } Cơ chế này biểu hiện việc chủ thể xây dựng các thông điệp hàm chứa nội dung thông tin thông qua phương tiện truyền thông truyền tải đến công chúng. Thông tin đó tác động vào ý thức xã hội, hình thành tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi về ý thức xã hội dẫn đến hành vi xã hội tạo ra hiệu quả xã hội. 1.3.2. Hiệu quả xã hội của hoạt động báo chí Hiệu quả xã hội của hoạt động báo chí thể hiện ở những mức độ khác nhau. Chúng ta có thể chia làm ba mức độ tiếp nhận: - Mức độ thứ nhất là hiệu quả tiếp nhận - Mức độ thứ hai là hiệu ứng xã hội - Mức độ thứ ba- mức độ cao nhất của hiệu quả xã hội là hiệu quả thực tế 2. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 2.1. Vai trò của sinh viên Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta xác định HS-SV là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước. Lực lượng này sẽ làm thay đổi diện mạo của đất nước, làm vinh danh đất nước với bạn bè quốc tế. Sau 20 năm đổi mới, cùng với sự đổi thay của dân tộc, đội ngũ thanh niên sinh viên cũng thay đổi. Họ đã Chủ thể Thông điệp Ý thức xã hội Hàn h vi xã hội Hiệu quả xã hội 7 khẳng định vị trí quan trọng của tầng lớp trí thức trẻ, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 2.2. Báo chí đối với sinh viên Hoạt động báo chí là hoạt động đặc biệt tác động nhất định đến đời sống tinh thần của con người. Sinh viên không nằm ngoài quy luật đó. Cho dù đời sống sinh viên thiếu thốn nhưng họ vẫn cố gắng tìm đọc một số ấn phẩm văn hoá tinh thần làm giầu thêm kiến thức. Sinh viên hiện nay đọc báo ít hơn nhưng khả năng tiếp cận với truyền thông đa phương tiện (mass media) nhanh hơn các đối tượng khác. Báo chí thể hiện vai trò với công chúng sinh viên trên các phương diện sau: - Vai trò của báo chí trong việc giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá cho SV - Vai trò của báo chí trong việc giáo dục lối sống cho sinh viên - Vai trò của báo chí trong việc đáp ứng nhu cầu văn hoá của sinh viên. 2.3. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ thanh niên- sinh viên Sinh viên hiện nay nhận được sự quan tâm ưu ái của các cấp chính quyền, đoàn thể. Trong các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX và mới đây nhất là Đại hội X của Đảng đều chú trọng nhấn mạnh vai trò quan trọng của sinh viên. Văn kiện Đại hội Đảng IX nêu rõ: “Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo... Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Cải tiến việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”.2 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÂN CÁCH HỌC SINH- SINH VIÊN 3.1. Khái niệm về nhân cách Có nhiều cách hiểu về khái niệm nhân cách. Theo Từ điển Tiếng Việt (tái bản lần thứ 7- 2000) thì: “Nhân cách là tư cách và phẩm chất con người”. Theo GS.Viện sỹ Phạm Minh Hạc: “Nhân cách của con người là hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của 8 người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; độ phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn”. PGS. TS Lê Đức Phúc trong công trình nghiên cứu: “Về nhân cách và nghiên cứu nhân cách” đưa ra quan niệm: “Nhân cách là cấu tạo tâm lý phức hợp bao gồm những thuộc tính tâm lý cá nhân, được hình thành và phát triển trong cuộc sống và hoạt động, tạo nên nhân diện và quy định giá trị xã hội của mỗi người”. 3 3.2. Một số vấn đề về nhân cách và nghiên cứu nhân cách 3.2.1. Triết học phương Đông bàn về nhân cách con người Khi bàn về khái niệm NGƯỜI và việc xây dựng nên những con người có đủ các yếu tố tài, đức vẹn toàn đã có nhiều nhà nghiên cứu, danh nhân văn hoá đề cập đến. Thời Xuân Thu- Chiến Quốc, Khổng Tử cho rằng người đàn ông trong xã hội phải là người: “Tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Quan điểm của Khổng Tử chủ yếu là những quan điểm về vũ trụ và con người với tư tưởng “Thiên nhân tương đồng”. Nội dung cơ bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là: Nhân, Lễ, Trí, Dũng… Trong đó chữ “Nhân” được ông đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất. 3.2.2. Nghiên cứu con người và nhân cách con người Con người với tư cách là tột đỉnh tiến hoá của thế giới sinh vật và tiếp tục phát triển thành cá thể, cá nhân và nhân cách. Khi con người là đại diện của loài ta gọi là CÁ THỂ. Với tư cách là thành viên xã hội ta gọi là CÁ NHÂN và khi nó có đủ khả năng để trở thành chủ thể của hoạt động học tập, lao động, vui chơi, con người trở thành NHÂN CÁCH. 3.2.3. Giáo dục nhân cách theo tư tưởng Hồ Chí Minh Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách Việt Nam tiêu biểu được hun đúc trong hệ thống giá trị truyền thống mấy nghìn năm lịch sử hùng tráng, quật cường, bất khuất, hy sinh, chịu đựng của dân tộc. Nhân cách ấy ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân cách người Việt Nam. Tinh thần Hồ Chí Minh, nhân cách Hồ Chí Minh tạo ra sức mạnh tâm lý kỳ diệu Hồ Chí Minh. 9 Giáo dục nhân cách là cốt lõi nhiệm vụ giáo dục cho thế hệ trẻ và toàn xã hội. Giáo dục nhân cách là mấu chốt sự hình thành và phát triển con người: giáo dục là dạy và học làm người. Con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có cấu trúc nhân cách ĐỨC và TÀI, trong đó ĐỨC là nền tảng. Thành tố TÀI có cấu trúc là năng lực, thành tố ĐỨC có cấu trúc cơ bản là cần- kiệm- liêm- chính. 3.2.4. Nghiên cứu nhân cách trong các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước Chương trình KX07 là hệ thống đề tài nghiên cứu về con người, trong đó đề tài nghiên cứu trực tiếp về nhân cách là đề tài KX07-04. Đề tài có tên gọi: “Đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách con người Việt Nam trong sự phát triển kinh tế- xã hội”. Chương trình KHXH04 là chương trình nghiên cứu cấp nhà nước trực tiếp liên quan đến nhân cách với đề tài “Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. 3.3. Về nhân cách và mô hình nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn CNH-HĐH 3.3.1. Cơ sở phác thảo mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH 3.3.1.1. Văn kiện Đại hội Đảng về đòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đối với nhân cách con người Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát về đường lối phát triển kinh tế là: “Đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải 10 thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh”. 3.3.1.2. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học về mô hình nhân cách con người Việt Nam đi vào CNH- HĐH - Chương trình cấp nhà nước KX07 “Con người Việt Nam- mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” định hướng giá trị cơ bản của con người như sau: con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại là CNH- HĐH đất nước; con người đậm đà bản sắc dân tộc, có tinh thần yêu nước; có bản chất nhân văn, nhân đạo, có ý thức cộng đồng; con người khoa học, phát triển cao về trí tuệ; con người công nghệ được đào tạo, có tay nghề; con người công dân, có ý thức về nghĩa vụ và quyền lợi công dân. - Tại hội thảo khoa học của Hội Tâm lý- giáo dục về “Nhân cách con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” ông Trần Trọng Thuỷ đề xuất mô hình nhân cách như sau: con người có sự phát triển hài hoà tâm lý bên trong, nhu cầu và động cơ, hứng thú, sở thích, trí tuệ và tài năng, lý tưởng và niềm tin, tính cách và khí chất phát triển theo hướng lành mạnh; có nhân cách lành mạnh sử lý đúng các mối quan hệ nhân tình, phát triển tình bạn; có thể vận dụng hiệu quả trí tuệ và năng lực đạt được thành công trong sự nghiệp. 3.3.2. Phác thảo mô hình nhân cách con người thời kỳ CNH- HĐH Mô hình nhân cách con người Việt Nam gồm năm thành phần cơ bản: con người nhân văn và xã hội; con người công nghệ; con người thích nghi; con người thiên nhiên; con người sáng tạo. 3.4. Một số điểm cần chú ý trong nghiên cứu văn hoá con người và nguồn lực sinh viên 3.4.1. Về thái độ của sinh viên 3.4.2. Về ý thức, sự tự ý thức và sự phát triển nhân cách 3.4.3. Hình thành và phát triển “CÁI TÔI” của sinh viên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 11 3.5. Đặc điểm cơ bản và thuộc tính nhân cách của sinh viên Một sinh viên hiện đại là người hội tụ được các yếu tố PHẨM CHẤT (Đức) và NĂNG LỰC (Tài) như sau: - Phẩm chất: phẩm chất xã hội; phẩm chất cá nhân; phẩm chất ý chí; cung cách ứng xử. - Năng lực: một sinh viên ưu tú là sinh viên có những năng lực sau: năng lực xã hội hoá; năng lực chủ thể hoá; năng lực hành động; năng lực giao lưu. 4. THÔNG TIN BÁO CHÍ VÀ VẤN ĐỀ THOẢ MÃN HỆ THỐNG NHU CẦU VÀ LỢI ÍCH CỦA HỌC SINH- SINH VIÊN 4.1. Về nhu cầu và thoả mãn nhu cầu của con người Sinh viên có nhu cầu được thoả mãn về vật chất, nhu cầu đảm bảo an ninh và an toàn trong xã hội, nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu được thừa nhận, được trang bị kiến thức giao tiếp trong điều kiện nền kinh tế tri thức (nhu cầu sử dụng mạng Internet), nhu cầu được học tập không ngừng để phát triển. 4.2. Về nhu cầu và thoả mãn nhu cầu của sinh viên trong giai đoạn CNH- HĐH 4.2.1. Nhu cầu văn hoá thẩm mỹ 4.2.2. Nhu cầu văn hoá giao tiếp, ứng xử 4.2.3. Nhu cầu lao động, học tập 4.2.4. Nhu cầu sinh hoạt vật chất, tinh thần 5. Tiểu kết chương một Báo chí là hiện tượng đặc biệt có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bên cạnh việc cung cấp thông tin báo chí có tác dụng hướng dẫn và định hướng dư luận, tác động vào đời sống kinh tế xã hội và quá trình hình thành nhân cách của công chúng. Nhân cách mỗi người không thể hình thành trong một ngày, một tháng, một năm mà là một quá trình phát triển theo suốt cuộc đời con người từ khi là đứa trẻ đến khi về già. Trong suốt quá trình đó, giai đoạn hình thành và phát triển nhân 12 cách ở sinh viên là quá trình quan trọng ảnh hưởng đến nhân cách của công dân sau này. Báo chí đã phản ánh và xây dựng một mẫu hình nhân cách sinh viên Việt Nam thời kỳ CNH- HĐH đất nước với các tiêu chí: say mê học tập, nghiên cứu, hiểu biết, tiếp cận khoa học công nghệ nhanh, có ý thức về trách nhiệm của bản thân với xã hội, có văn hoá trong giao tiếp và ứng xử. 13 CHƯƠNG 2: BÁO CHÍ VỚI ĐỀ TÀI HỌC SINH- SINH VIÊN 1. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG TIỆN TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA HỌC SINH- SINH VIÊN 1.1. Một số nhận định bước đầu về điều kiện tiếp nhận các sản phẩm báo chí của sinh viên Báo chí là sản phẩm văn hoá tinh thần đặc biệt dành cho sinh viên. Hệ thống ấn phẩm báo chí dành cho sinh viên của nước ta không phải là ít. Có thể thấy những tên tuổi lớn như: Giáo Dục & Thời Đại, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Sinh viên Việt Nam… Ngoài ra các tờ báo khác cũng dành một diện tích khá lớn để phản ánh về nhóm đối tượng này như: Lao Động, Tuổi trẻ Thủ Đô, Văn hoá… Khảo sát việc tiếp nhận sản phẩm báo chí cho thấy, hầu hết sinh viên tiếp cận được với thông tin báo chí là do “mượn”, “nhờ”. Đa số sinh viên lựa chọn tiếp nhận ấn phẩm báo chí qua thư viện. Hệ thống thư viện tại Hà Nội được xem là hệ thống thư viện lớn nhất cả nước với các tên tuổi như: Thư viện Quốc Gia, Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học tự nhiên và Thư viện Khoa học xã hội, Thư viện Quân đội, thư viện các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn tại Hà Nội. Sinh viên thích xem truyền hình nhưng đây là loại hình báo chí sinh viên ít được đáp ứng nhất. Một số trường có hệ thống loa truyền thanh nhưng gần đây hệ thống này gần như tê liệt. 1.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống báo chí dành cho sinh viên Hệ thống báo chí dành cho sinh viên được tổ chức tương đối chặt chẽ, nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin một cách đầy đủ với tỉ lệ thích hợp như sau: - Báo lấy đối tượng phản ánh chính là SV như Sinh viên Việt Nam, Tạp chí Sinh viên. - Báo lấy đối tượng phản ánh chính là thanh niên- sinh viên như: Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Giáo Dục & Thời Đại. - Báo chính trị xã hội phản ánh về sinh viên như: Lao Động, Nhân Dân, Tin 14 Tức, Thể Thao & Văn hoá… - Báo, tạp chí có thông tin giải trí dành cho sinh viên như: Thể thao, Bóng đá, Thời Trang Trẻ, Người đẹp Việt Nam, Mốt, Đẹp, Mỹ Phẩm, Tiếp thị và Gia đình… Khảo sát thực tế một số tờ báo lấy đối tượng phản ánh là sinh viên. Ngoại trừ tờ Sinh viên Việt Nam có
Luận văn liên quan