Luận văn Biến động thành phần loài và số lượng động vật nổi trong khu vực nuôi tôm sú ( penaeus monodon) ở huyện Cầu Nganh, Trà Vinh

Nghiên cứu này thực hi ện nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi tôm sú theo các mức độ thâm canh khác nhau lên môi trường nước vùng quanh khu v ực nuôi thông qua vi ệc khảo sát thành ph ần và số lượng động vật nổi và một số yếu tố thủy lý hóa, được thực hi ện tại đị a bàn nghiên cứu thuộc huyện Cầu Ngang tỉnh Tr à Vinh thông qua ba mô hình nuôi tôm sú: tôm lúa luân canh, nuôi tôm bán thâm canh và nuôi tôm thâm canh, ở mỗi mô hình thu mẫu gồm ba điểm đầu, giữa và cuối kênh d ẫn n ước, chu kỳ thu m ẫu m ỗi tháng m ột l ần và thu trong ba tháng. Kết quả các yếu tố môi trường í t biến động qua ba đ ợt thu m ẫu và vẫn còn nằm trong khoảng thích hợp đối với các loài thủy sản. Kết quả định tính tìm được t ổng cộng 34 loà i động vật nổi trong đ ó chiếm ưu thế nhất là ngành Protozoa v ới 17loà i (50%), và thấp nhất là bộ Cladocera với 1 loài (3%). Về mật độ giữa các diểm thu mẫu cũng như các mô hình có sự chuyển biến mạnh mẽ ở đợt thu m ẫu thứ hai và sau đó giãm trở lại ở đợt thu m ẫu thứ ba. Biến động mạnh mẽ nhất là nhóm ngành Protozoa ở hầu hết các đi ểm thu mẫu cũng như trong các đợt thu mẫu.

pdf56 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biến động thành phần loài và số lượng động vật nổi trong khu vực nuôi tôm sú ( penaeus monodon) ở huyện Cầu Nganh, Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỨA THANH HẢI BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LƯỢNG ĐỘNG VẬT NỔI TRONG KHU VỰC NUÔI TÔM SÚ ( Penaeus monodon) Ở HUYỆN CẦU NGANH, TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỨA THANH HẢI BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LƯỢNG ĐỘNG VẬT NỔI TRONG KHU VỰC NUÔI TÔM SÚ ( Penaeus monodon) Ở HUYỆN CẦU NGANH, TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts.VŨ NGỌC ÚT 2009 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả Hứa Thanh Hải 4 LỜI CẢM TẠ Trải qua những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, nay tôi đã thực hiện được ước mơ là hoàn thành luận văn tốt nghiệp và trở thành một kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản. Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Chân thành biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi những năm tháng qua. Tôi xin thành kính lên cha, mẹ tôi là những người sinh thành, nuôi dưỡng, động viên và đặt trọn niềm tin vào tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Ngọc Út, người đã hết lòng chỉ dạy, động viên, hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, cũng như trong suốt thời gian học và làm việc tại Khoa Thủy Sản. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ làm việc tại Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài này. Cảm ơn các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K31 đã giúp đỡ, chia sẽ những kinh nghiệm học tập trong những năm học tại trường. 5 TÓM TẮT Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi tôm sú theo các mức độ thâm canh khác nhau lên môi trường nước vùng quanh khu vực nuôi thông qua việc khảo sát thành phần và số lượng động vật nổi và một số yếu tố thủy lý hóa, được thực hiện tại địa bàn nghiên cứu thuộc huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh thông qua ba mô hình nuôi tôm sú: tôm lúa luân canh, nuôi tôm bán thâm canh và nuôi tôm thâm canh, ở mỗi mô hình thu mẫu gồm ba điểm đầu, giữa và cuối kênh dẫn nước, chu kỳ thu mẫu mỗi tháng một lần và thu trong ba tháng. Kết quả các yếu tố môi trường ít biến động qua ba đợt thu mẫu và vẫn còn nằm trong khoảng thích hợp đối với các loài thủy sản. Kết quả định tính tìm được tổng cộng 34 loài động vật nổi trong đó chiếm ưu thế nhất là ngành Protozoa với 17 loài (50%), và thấp nhất là bộ Cladocera với 1 loài (3%). Về mật độ giữa các diểm thu mẫu cũng như các mô hình có sự chuyển biến mạnh mẽ ở đợt thu mẫu thứ hai và sau đó giãm trở lại ở đợt thu mẫu thứ ba. Biến động mạnh mẽ nhất là nhóm ngành Protozoa ở hầu hết các điểm thu mẫu cũng như trong các đợt thu mẫu. 6 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 3 LỜI CẢM TẠ ................................................................................................... 4 TÓM TẮT......................................................................................................... 5 MỤC LỤC......................................................................................................... 6 DANH SÁCH BẢNG .................................................................................... 8 DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... 9 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ 10 Phần1.ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................... 11 1.1: Giới thiệu...................................................................................... 11 1.2: Mục tiêu của đề tài....................................................................... 12 1.3: Nội dung thực hiện ...................................................................... 12 Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 13 2.1: Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm biển: ................................................. 13 2.2: Tình hình nuôi tôm trong nước: ............................................................. 14 2.3: Các mô hình nuôi tôm............................................................................. 15 2.3.1:: Nuôi quảng canh ..................................................................... 15 2.3.2: Nuôi quảng canh cải tiến.......................................................... 15 2.3.3.Nuôi bán thâm canh................................................................... 16 2.3.4: Nuôi thâm canh......................................................................... 16 2.4: Môi trường nước nuôi tôm ..................................................................... 16 2.5: Động vật nổi ............................................................................................ 18 2.6: Các nghiên cứu liên quan ....................................................................... 18 2.6.1: Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................. 18 2.6.2: Các nghiên cứu trong nước...................................................... 19 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 22 7 3.1: Vật liệu nghiên cứu:................................................................................ 22 3.2: Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 23 3.2.1: Địa điểm:................................................................................... 23 3.2.1.1: Mô hình quảng canh cải tiến ..................................... 24 3.2.1.2: Mô hình nuôi tôm bán thâm canh ............................. 25 3.2.1.3: Mô hình nuôi tôm thâm canh .................................... 26 3.2.2: Chu kỳ thu mẫu......................................................................... 27 3.2.3: Phương pháp thu mẫu............................................................... 27 3.2.3.1: Thu mẫu động vật thủy sinh...................................... 27 3.2.3.2: Thu mẫu thủy hóa ...................................................... 28 3.3: Phương pháp phân tích .......................................................................... 29 3.3.1: Phân tích định tính.................................................................... 29 3.3.2: Phân tích định lượng ................................................................ 29 3.3.3: Phân tích các yếu tố môi trường.............................................. 30 3.4: Phương pháp xử lý kết quả ..................................................................... 31 Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................... 32 4.1: Sự biến động các yếu tố môi trường nước............................................. 32 4.2: Cấu trúc thành phần loài động vật thủy sinh ......................................... 36 4.2.1: Mô hình tôm lúa luân canh ...................................................... 38 4.2.2: Mô hình bán thâm canh............................................................ 39 4.2.3: Mô hình thâm canh................................................................... 41 4.3: Mật độ các nhóm ngành động vật nổi .................................................... 44 4.3.1: Mô hình tôm lúa luân canh ...................................................... 44 4.3.2: Mô hình bán thâm canh............................................................ 45 4.3.3: Mô hình thâm canh................................................................... 47 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................ 49 6.1: Kết luận.................................................................................................... 49 6.2: Đề xuất ..................................................................................................... 49 Phần 7: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 50 PHỤ LỤC 8 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường............................. 30 Bảng 2: Biến động các yếu tố thủy lý. .......................................................... 32 Bảng 3a: Biến động các yếu tố thủy hóa....................................................... 34 Bảng 3b: Biến động các yếu tố thủy hóa (tiếp theo) .................................... 35 Bảng 4: Kết quả số lượng loài động vật nổi qua ba lần thu mẫu................. 37 Bảng 5: So sánh khác biệt giữa các nhóm ngành động vật nổi qua ba đợt thu mẫu của mô hình tôm lúa.................................................................. 39 Bảng 6: So sánh khác biệt giữa các nhóm ngành động vật nổi qua ba đợt thu mẫu của mô hình bán thâm canh. ..................................................... 40 Bảng7: So sánh khác biệt giữa các nhóm ngành động vật nổi qua ba đợt thu mẫu của mô hình thâm canh. ............................................................ 42 Bảng 8: So sánh sự khác biệt về số lượng loài động vật nổi trong đợt thu mẫu thứ 1 ........................................ ........................................................ 42 Bảng 9: So sánh sự khác biệt về số lượng loài động vật nổi trong đợt thu mẫu thứ 2. ........................................ ........................................................ 43 Bảng 10: So sánh sự khác biệt về số lượng loài động vật nổi trong đợt thu mẫu thứ 3 ...... ........................................................................................... 43 Bảng 11: Biến động mật độ giữa các nhóm ngành động vật nổi của mô hình tôm lúa qua 3 đợt thu mẫu. .................................................................... 44 Bảng 12: Biến động mật độ giữa các nhóm ngành động vật nổi của mô hình bán thâm canh qua 3 đợt thu mẫu. ........................................................ 45 Bảng 13: Biến động mật độ giữa các nhóm ngành động vật nổi của mô hình thâm canh qua 3 đợt thu mẫu.:........................................................ 47 9 DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2006-2007 ..................................... 14 Hình 2: Địa bàn nghiên cứu........................................................................... 23 Hình 3: Kênh dẫn mô hình nuôi tôm lúa luân can24 Hình 4: Kênh dẫn mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh............................... 25 Hình 5: Kênh dẫn mô hình nuôi tôm sú thâm canh...................................... 26 Hình 6: Thu mẫu định tính............................................................................. 27 Hình 7: Thu mẫu định lượng.......................................................................... 28 Hình 8: Phân tích các yếu tố môi trường trong phòng thí nghiệm .............. 30 Hình 9: Biến động nhiệt độ qua ba đợt tu mẫu............................................. 32 Hình 10: Biến động pH qua ba đợt thu mẫu. ................................................ 33 Hình 11: Biến động độ mặn qua ba đợt thu mẫu.......................................... 33 Hình 12: Thành phần phần trăm các nhóm ngành động vật nổi.................. 36 Hình 13: Thành phần và số lượng loài động vật nổi ở mô hình tôm lúa qua 3 đợt thu mẫu. .......................................................................................... 38 Hình 14: Thành phần và số lượng loài động vật nổi ở mô hình bán thâm canh qua 3 đợt thu mẫu .................................................................................. 39 Hình 15: Thành phần và số lượng loài động vật nổi ở mô hình thâm canh qua 3 đợt thu mẫu .................................................................................. 41 10 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: NN&PTNT Đồng bằng Sông Cửu Long: ĐBSCL. Điểm đầu kênh dẫn tôm lúa: TL1. Điểm giữa kênh dẫn tôm lúa: TL 2. Điểm cuối kênh dẫn tôm lúa: TL 3. Điểm đầu kênh dẫn bán thâm canh: BTC 1. Điểm giữa kênh dẫn bán thâm canh: BTC 2. Điểm cuối kênh dẫn bán thâm canh: BTC 3. Điểm đầu kênh dẫn thâm canh: TC 1. Điểm giữa kênh dẫn thâm canh:TC 2. Điểm cuối kênh dẫn thâm canh: TC 3. 11 Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1: Giới thiệu: Việt Nam có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Năm 2005, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là 641.045 ha, với sản lượng đạt được 546.716 tấn. Diện tích nuôi tôm nước lợ là 604.479 ha, chiếm 94,3% tổng diện tích nuôi nước lợ. Sản lượng tôm nước lợ đạt 324.680 tấn. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm nước lợ quan trọng nhất. So với cả nước, năm 2005, diện tích nuôi tôm nước lợ của ĐBSCL đạt 535.145 ha chiếm 88,5%, với sản lượng tôm nuôi đạt 263.560 tấn chiếm 81,2% (Bộ Thủy sản, 2006). Nuôi trồng thủy sản là mũi nhọn chiến lược của cả nước trong việc sản xuất thịt tôm cá nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài cũng như nội địa, diện tích nuôi thủy sản không ngừng tăng lên trong mấy năm gần đây. Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng nội địa là 113.950 tấn, chế biến được 34.270 tấn tôm đông. Đối tượng nuôi là các loài tôm sú, tôm càng xanh, cá nước ngọt, cua, sò huyết,…là những mặt hàng rất hấp dẫn người tiêu dùng. Gần đây nghề nuôi trồng thủy hải sản thật sự là một nghề hấp dẫn người nông dân vì đem lại lợi nhuận rất cao. Chính vì những lợi nhuận trên nên người dân tham gia vào nghề nuôi thủy sản đặc biệt là nuôi tôm sú – một trong những thế mạnh của cả nước – ngày càng tăng. Diện tích mặt nước nuôi tôm ngày càng tăng lên, nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh trong suốt quá trình nuôi có thể mang nhiều chất dinh dưỡng, hóa chất, kháng sinh,….có thể gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật. Xuất phát từ hiện trạng trên nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Biến động thành phần loài và số lượng động vật nổi ở vùng quanh khu vực nuôi tôm sú ( Penaeus monodon)” để thông qua sự biến động về thành phần cũng như số lượng và các nhóm ngành động vật nổi có thể biết được chất lượng môi trường nước vùng quanh khu vực nuôi tôm sú, từ đó biết được ảnh hưởng của việc nuôi tôm sú thâm canh ở các mức độ khác nhau lên môi trường lân cận. 12 1.2: Mục tiêu của đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi tôm sú theo các mức độ thâm canh khác nhau lên môi trường nước vùng quanh khu vực nuôi thông qua việc khảo sát thành phần và số lượng động vật nổi làm cơ sở cho việc thiết lập các chương trình quan trắc sinh học và các nghiên cứu sâu hơn…. 1.3: Nội dung của đề tài: - Khảo sát một số yếu tố thủy lý hóa để đánh giá chất lượng của môi trường nước. - Khảo sát thành phần loài và mật độ động vật nổi theo từng vùng nuôi tôm sú ở các mức độ khác nhau: quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. 13 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1: Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm biển: Theo The Shrimp News International nghề nuôi tôm biển trên thế giới bắt nguồn từ các khu vực Đông Nam Á với các hình thức nuôi tôm quảng canh. Năm 1930, Fujinaga đã thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo tôm biển (tôm he Nhật Bản Penaeus japonicus) và đã mở ra kỷ nguyên mới cho nghề nuôi tôm. Trong những năm 1960 – 1970 nhiều loài tôm biển như P.monodon, P. stylirostris và P.vanamei đã được nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công và phát triển nuôi tôm thâm canh ở Pháp, Mỹ. Nghề nuôi thật sự phát triển mạnh từ những thập niên 1970. Năm 1975 dự án nuôi tôm thâm canh được phát triển ở Thái Lan. Năm 1975, Ecuador trở thành nước dẫn đầu về sản lượng nuôi tôm ở Tây bán cầu và Đài Loan, Trung Quốc dẫn đầu ở Đông bán cầu. Sản lượng tôm nuôi trên thế giới tăng từ 50.000 tấn vào năm 1975 lên 900.000 tấn vào năm 1985, trong đó 70% sản lượng tôm nuôi từ các quốc gia Châu Á. Theo Shingli và Wang (1999), quá trình nuôi tôm biển ở Trung Quốc trải qua bốn giai đoạn chính là: giai đoạn tăng trưởng chất (1978-1984), giai đoạn tăng trưởng nhanh (1984-1988), giai đoạn đầy triển vọng (1988- 1992) và giai đoạn suy thoái (1993-1994). Năm 1993-1994, nghề nuôi tôm ở Trung Quốc bị sụp đổ do dịch bệnh, sản lượng giảm từ 200.000 tấn (1992) xuống còn 50.000 tấn năm 1993. Từ năm 1995, nghề nuôi tôm trên thế giới tăng trưởng chậm lại do dịch bệnh virus gây ra trên toàn cầu. Dù thế, sản lượng vẫn tăng do nhiều công nghệ mới đã được áp dụng. Theo thống kê của FAO (1998) sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 1996 đạt 900.000 tấn. Châu Á là nơi nuôi tôm chủ yếu chiếm 84% sản lượng tôm nuôi mỗi năm. Sự phát triển kỹ thuật nhanh chóng từ hình thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến và thâm canh từ những năm 1970 (Lưu Hoàng Ly, 2003). 14 2.2: Tình hình nuôi tôm trong nước: Từ năm 2008, sau khi được sự đồng ý của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT), nhiều vùng ở ĐBSCL chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng do năng suất cao và thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú, giảm được chi phí thức ăn và điều quan trọng là giảm thiểu nguy cơ rủi ro dịch bệnh và thời tiết bất thường. Hình 1: Giá trị sản xuất thủy sản năm 2006-2007 Theo Cục Nuôi trồng thủy sản Bộ NN&PTNT (2009) diện tích nuôi tôm sú toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 566.000 ha. Năm nay, ngành thủy sản đề ra chỉ tiêu giá trị xuất khẩu khoảng 4 tỉ USD (năm 2008 là 4,5 tỉ USD). Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước đạt khoảng 1,3 tỉ USD. VASEP dự báo trong quí II/2009, sức mua của nhiều nước trên thế giới tiếp tục giảm, biến động tỷ giá ở các nước không có lợi cho xuất khẩu. Trong khi đó, phần lớn sản phẩm tôm sú của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, nhưng cuối tháng 5-2009, giá tôm tại thị trường này đã giảm 10-20% so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Các nhà nhập khẩu dự báo, tình trạng khó khăn trong xuất khẩu tôm sẽ còn kéo dài đến tháng 8-2009. 15 Tính đến đầu tháng 6-2009, diện tích tôm sú thiệt hại của vùng ĐBSCL đã gần 10.000 ha, trong đó tại Sóc Trăng diện tích thiệt hại hơn 1.407 ha, Bạc Liêu 3.000 ha, Bến Tre trên 105 ha . Điều này làm nông dân thận trọng hơn trong mùa vụ mới. Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh có chiều hướng giảm so với trước như: tỉnh Trà Vinh, diện tích thả nuôi theo mô hình này mới khoảng 500ha (kế hoạch 2.000ha); tỉnh Bến Tre trên 3.219ha (kế hoạch thực hiện năm 2009 là 5.685) (Báo kinh tế nông thôn cập nhật ngày 25/06/2009 Kinh te nong thon. com.vn). 2.3: Các mô hình nuôi tôm: 2.3.1: Nuôi quảng canh : Là các hình thức nuôi dựa vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm trong ao thường thấp do lệ thuộc vào nguồn giống tự nhiên. Diện tích ao nuôi thường lớn (còn gọi là đầm nuôi tôm) để đạt sản lượng cao. Ưu điểm của mô hình này là vốn vận hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá cao, cần ít lao động cho một đơn vị sản xuất và thời gian nuôi tôm thường không dài do giống đã lớn. Nhược điểm của mô hình này là năng suất và lợi nhuận thấp cần diện tích ao nuôi để tăng sản lượng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng rất khác nhau. 2.3.2: Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nhưng có cho ăn thêm một phần thức ăn tự chế hay thức ăn viên, các hình thức nuôi ở mô hình này phổ biến là tôm – rừng, tôm - lúa luân canh hay xen canh mang lại hiệu quả cho người nuôi, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập. Mật độ tôm thả nuôi trong mô hình này khoảng từ 2-6 con/m2.
Luận văn liên quan