Luận văn Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí

Trước sự tăng lên nhanh chóng về mức độ ô nhiễm và tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế đã làm ảnh hưởng ngày càng lớn đến vấn đề sức khỏe của con người, suy thoái môi trường sinh thái và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Với đà phát triển hiện nay, và việc tập trung phát triển các ngành khai thác tài nguyên và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm đang là vấn đề cần quan tâm không chỉ ở các nước đang phát triển. Một thực tế hiện nay là có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ môi trường chưa được đánh giá đúng và chưa được hạch toán đầy đủ vào hệ thống hạch toán hiện hành. Một số chi phí cho xử lý ô nhiễm môi trường còn chưa được nhận biết đầy đủ. Điều này có thể sẽ dẫn đến hậu quả là đưa ra những quyết định quản lý sai lầm dựa trên những số liệu thiếu chính xác và thông tin không đầy đủ. Chính vì vậy EMA là một công cụ cần thiết không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn cải thiện hiệu quả kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. EMA đang là một phương pháp hết sức mới mẻ ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Hơn nữa, đây là một tri thức khó, việc nghiên cứu, triển khai áp dụng nó vào Việt Nam đang đi những bước khởi đầu. Cho tới nay chỉ có một số nghiên cứu ban đầu với quy mô nhỏ và độ tin cậy chưa cao do hạn chế về nguồn số liệu và thu thập số liệu. Sở dĩ chọn chủ đề nghiên cứu là EMA cho ngành nhiệt điện chạy than bởi vì thực tế đây là một trong những ngành tiêu tốn một nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, có tiềm năng hủy hoại nhất tới môi trường nhưng lại không thể thiếu đối với sự tăng trưởng của bất cứ một nền kinh tế nào. “Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí” hi vọng sẽ góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp về phương pháp luận cũng như ứng dụng thực tiễn để ứng dụng thành công cho doanh nghiệp mình.

doc119 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động BVMT Bảo vệ môi trường BHLĐ Bảo hộ lao động CHLB Đức Cộng Hòa Liên Bang Đức CBCNV Cán bộ công nhân viên EPA Cơ quan môi trường của Mỹ ESP Khử bụi tro ECA (Environmental Cost Accounting) Hạch toán chi phí môi trường EMA (Environmental Management Accounting)Hạch toán quản lý môi trường FGD Khử lưu huỳnh (khử bụi SO2) FCA (Full Cost Accounting) Hạch toán chi phí đầy đủ HTTT Hạch toán truyền thống IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế MEMA Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ MT Môi trường PEMA Hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ PCCC Phòng cháy chữa cháy QLMT Quản lý môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCA (Total Cost Accounting) Hạch toán chi phí toàn bộ UNDSD Cơ quan phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc M ỤC L ỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1.1: Các cấp độ EMA 11 Bảng 1.2: Nội dung EMA 19 Bảng 1.3: Hiện trạng áp dụng EMA của các thành viên UN 28 Bảng 2.1: Chi phí môi trường 40 B¶ng 2.2: Tæng qu¸t vÒ hÖ thèng chi phÝ m«i tr­êng 42 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhiệt điện Uông Bí 49 Bảng 3.2: Thành phần than được sử dụng trong nhà máy 57 Bảng 3.3: Phát thải khí của nhà máy 66 Bảng 3.4: Tình hình sức khỏe của công nhân 70 Bảng 3.5: Phân loại sức khỏe 71 Bảng 3.6: Phương án sản xuất sạch hơn 76 Bảng 4.1: Thống kê chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào năm 2006 83 Bảng 4.2: Chi phí môi trường của nhà máy năm 2006 84 Bảng 4.3: Chi phí xử lý chất thải 85 Bảng 4.4: Chi phí bảo dưỡng và vận hành 86 Bảng 4.5: Tiền lương 86 Bảng 4.6: Lệ phí và thuế 87 Bảng 4.7: Chi phí Xử lý chất thải 88 Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí loại I theo các khía cạnh môi trường 88 Bảng 4.8: Chi phí dịch vụ bên ngoài 90 Bảng 4.9: Chi phí Quan trắc môi trường 91 Bảng 4.10: Các chi phí môi trường khác 92 Bảng 4.11: Chi phí môi trường loại II 92 Bảng 4.12: chi phí tái chế 95 Bảng 4.13 Tổng kết các chi loại chi phí môi trường 96 Bảng 4.13: Tóm tắt doanh thu môi trường 98 Bảng 4.14: Bảng tổng kết chi phí và doanh thu môi trường 98 Bảng 4.15 : Báo cáo tài chính 99 Bảng 4.16: Báo cáo tài chính có ECA 101 H×nh 2.1: Ph©n lo¹i chi phÝ m«i tr­êng 37 Hình 2.2: Mô hình tảng băng ngầm 38 Hình 1.3 : Điều chỉnh phân bổ chi phí môi trường theo EMA 26 Hình 3.5: Chu trình nhiệt của hơi và nước 59 Hình 3.6: sơ đồ xử lý tuần hoàn nước thải 61 Hình 3.7: Sơ đồ xử lý nước thải của nhà máy 61 Hình 3.8: sơ đồ hệ thống thải tro xỉ 62 Hình 3.4 : Hệ thống cấp dầu và hệ thống gió 57 Hình 3.9: Sơ đồ lọc bụi tĩnh điện 64 Hình 4.1: Sơ đồ dòng nguyên vật liệu 82 Hình 4.6: Các chi phí môi trường theo phương pháp truyền thống 100 Hình 4.3: Sơ đồ chuyển hóa dòng nguyên liệu và năng lượng 93 Hình 4.4 : Sơ đồ dòng vật liệu / kwh điện 94 Hình 4.5 : Biểu đồ ECA trên giá thành 1kwh điện 96 Hình 4.7 : Biểu đồ biểu diễn các chi phí theo EMA 102 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện chi phí xử lý chất thải trong cơ cấu giá thành 89 LỜI MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Trước sự tăng lên nhanh chóng về mức độ ô nhiễm và tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế đã làm ảnh hưởng ngày càng lớn đến vấn đề sức khỏe của con người, suy thoái môi trường sinh thái và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Với đà phát triển hiện nay, và việc tập trung phát triển các ngành khai thác tài nguyên và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm đang là vấn đề cần quan tâm không chỉ ở các nước đang phát triển. Một thực tế hiện nay là có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ môi trường chưa được đánh giá đúng và chưa được hạch toán đầy đủ vào hệ thống hạch toán hiện hành. Một số chi phí cho xử lý ô nhiễm môi trường còn chưa được nhận biết đầy đủ. Điều này có thể sẽ dẫn đến hậu quả là đưa ra những quyết định quản lý sai lầm dựa trên những số liệu thiếu chính xác và thông tin không đầy đủ. Chính vì vậy EMA là một công cụ cần thiết không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn cải thiện hiệu quả kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. EMA đang là một phương pháp hết sức mới mẻ ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Hơn nữa, đây là một tri thức khó, việc nghiên cứu, triển khai áp dụng nó vào Việt Nam đang đi những bước khởi đầu. Cho tới nay chỉ có một số nghiên cứu ban đầu với quy mô nhỏ và độ tin cậy chưa cao do hạn chế về nguồn số liệu và thu thập số liệu. Sở dĩ chọn chủ đề nghiên cứu là EMA cho ngành nhiệt điện chạy than bởi vì thực tế đây là một trong những ngành tiêu tốn một nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, có tiềm năng hủy hoại nhất tới môi trường nhưng lại không thể thiếu đối với sự tăng trưởng của bất cứ một nền kinh tế nào. “Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí” hi vọng sẽ góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp về phương pháp luận cũng như ứng dụng thực tiễn để ứng dụng thành công cho doanh nghiệp mình. Mục đích đề tài Hạch toán quản lý môi trường với mục đính là tính toán đầy đủ hơn chi phí môi trường hoặc các giá trị dịch vụ, sản phẩm môi trường cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc GDP của một quốc gia. Hiện nay, vấn đề này đã được đặt ra ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU,… và một số nước đang phát triển cũng đang trong quá trình áp dụng thử hệ thống này. Đề tài trình bày nghiên cứu về phương pháp luận hạch toán quản lý môi trường và dựa vào phương pháp luận để tính toán thử nghiệm cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí với mục đích chỉ ra lợi ích cần thiết của việc áp dụng EMA. Đầu tiên là nhận dạng các chi phí môi trường mà doanh nghiệp phải chi trả. Sau đó bóc tách các chi phí này và đưa vào một bảng thu chi nội bộ của doanh nghiệp mà trước đây nó thường bị ẩn trong các chi phí quản lý hay chi phí sản xuất. Từ đó hạch toán các chi phí môi trường vào trong giá thành 1Kwh điện, chỉ ra và tính được chi phí môi trường chiếm bao nhiêu phần trăm trong giá thành 1kwh điện nhằm chỉ ra cho người ra quyết định thấy được tầm quan trọng của môi trường liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất có thể giảm thiểu được các chi phí môi trường nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các phương pháp sử dụng: - Phương pháp thống kê: sử dụng trong quá trình nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu, dữ liệu,… - Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng trong quá trình phân tích, tổng hợp số liệu, dữ liệu để qua đó tính toán chi phí môi trường trong giá thành điện. -Phương pháp so sánh: sử dụng để đánh giá tính ưu việt của EMA trên cơ sở so sánh với hệ thống hạch toán hiện hành. Nội dung bố cục của đề tài được trình bày như sau: Nội dung và những vấn đề được đề cập đến trong luận văn được hoàn thành dựa trên: Các khái niệm về EMA và các khái niệm liên quan. Mô hình nguyên tắc của hạch toán quản lý môi trường. Báo cáo tài chính năm 2006 của nhà máy nhiệt điện Uông Bí làm căn cứ ứng dụng thử nghiệm phương pháp luận hạch toán quản lý môi trường cho một doanh nghiệp. Vì vậy, luận văn tốt nghiệp “Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí” được thực hiện bố cục như sau: Chương 1: Phương pháp luận hạch toán quản lý môi trường (EMA) Chương 2: Hạch toán chi phí môi trường Chương 3: Tổng quan về nhà máy nhiệt điện Uông Bí Chương 4: Áp dụng phương pháp luận hạch toán quản lý môi trường (EMA) cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Chương 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1.1 GIỚI THIỆU VỀ HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Các khái niệm liên quan đến hạch toán quản lý môi trường 1.1.1.1 Hệ thống hạch toán môi trường (EAS) Trước hết là khái niệm hệ thống hạch toán môi trường (viết tắt là EAS) là một cơ chế quản trị kinh doanh, cho phép doanh nghiệp xác định, phân tích và tổng hợp các chi phí và hiệu quả bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng đồng xã hội theo nguyên tắc phát triển bền vững. Mặt khác, hạch toán môi trường cũng có thể được hiểu là một thuật ngữ rộng đề cập tới sự hòa nhập của yếu tố chi phí và thông tin môi trường vào những nội dung khác nhau của hệ thống hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó hạch toán môi trường là một phương pháp trợ giúp cho quá trình ra quyết định kinh doanh có tính đến các cơ hội và thách thức môi trường doanh nghiệp ngày nay đang phải đối mặt. 1.1.1.2 Hạch toán quản lý (MA) Trong hạch toán truyền thống có hai hệ thống hạch toán chính đó là hạch toán quản lý và hạch toán tài chính. Hạch toán tài chính chỉ liên quan đến các báo cáo, các hoạt động kế toán thông thường như lưu giữ sổ sách, chứng từ cung cấp cho nội bộ và bên ngoài dưới dạng báo cáo tài chính nhằm nói lên vị thế tài chính của công ty và những thay đổi về vị thế tài chính trong từng giai đoạn. Còn hạch toán quản lý dựa trên việc cung cấp các thông tin cho ban lãnh đạo trong việc ra quyết định quản lý. Hệ thống này dựa trên cơ sở những biến số liên quan đến doanh thu và chi phí có quan hệ trực tiếp với sản phẩm. Bao gồm việc nhận dạng, đo lường, tích lũy, phân tích, sự chuẩn bị và giải thích các thông tin để trợ giúp cho người điều hành ra quyết định quản lý. Hạch toán quản lý (MA) là quá trình xác định, thu thập và phân tích các thông tin cho mục đích kinh doanh của công ty theo nguyên tắc đã định. Vì mục đích chính của MA là giúp cho quá trình ra quyết định về quản lý kinh doanh nên nó cũng được xem xét kỹ càng. MA có thể bao gồm các dữ liệu về chi phí, mức độ sản xuất, tồn kho, ứ đọng và các khía cạnh quan trọng khác của kinh doanh. Các thông tin thu thập được từ hệ thống MA được sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát bằng nhiều cách. Hiểu theo cách thông thường, MA là một công cụ quản lý bên ngoài quyết định cho cả các tổ chức cá nhân và các tổ chức công cộng. MA không phải là một công cụ đơn lẻ mà là một bộ các công cụ mà những cấp quản lý khác nhau có những quan tâm khác nhau và yêu cầu khác nhau. Nếu như cấp quản lý cao nhất (tổng giám đốc, ban giám đốc) quan tâm đến thông tin mang tính chiến lược là đem lại lợi nhuận như thế nào, kinh doanh của công ty sẽ đạt doanh thu bao nhiêu hay bị thua lỗ bao nhiêu; thì những người quản lý sản xuất cấp dưới lại quan tâm đến thông tin chi tiết, cụ thể liên quan đến quá trình sản xuất hay một bộ phận sản xuất cụ thể nào đó. Như vậy là trong cùng một công ty thì yêu cầu về thông tin và mục tiêu quan tâm ở các cấp khác nhau là khác nhau. Có thể định nghĩa hạch toán quản lý (MA) “là sự nhận dạng, đo lường, tích luỹ, phân tích, chuẩn bị, giải thích và truyền đạt thông tin giúp đỡ các nhà quản lý thực hiện các mục tiêu của tổ chức”. MA đo lường và báo cáo thông tin tài chính và phi tài chính hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định để đạt được các mục tiêu của một tổ chức. MA tập trung vào báo cáo bên trong. MA là một trong những công cụ thông tin quan trọng nhất được các nhà quản lý sử dụng. Có thể xem xét các khía cạnh khác nhau của quản lý: Là một phần của công tác quản lý thông tin nội bộ, phần này liên quan đến vấn đề thu thập thông tin tiền tệ và phi tiền tệ nhưng những thông tin này phải xác định và đo đạc được. Hỗ trợ công tác ra quyết định ở mọi cấp trong một công ty là làm thế nào đạt được mong muốn, mục tiêu, mục đích từ cấp quản lý cao nhất đến các cấp quản lý sản xuất, bộ phận. Hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hành động và chiến lược, hình dung được mục tiêu, dự đoán trước các kết quả tiềm năng theo các hoàn cảnh và các cách khác nhau để đạt mục tiêu. Một mục tiêu thích hợp có thể là cải thiện hiệu quả sinh thái của doanh nghiệp. Điều này có thể được thực hiện qua việc giới thiệu một hệ thống có khả năng đo lường các quá trình kinh tế và môi trường nhằm hướng tới hiệu quả sinh thái. Tác dụng bổ trợ của MA là có thể sử dụng cho việc hạch toán bên ngoài công ty (như hạch toán tài chính, hạch toán thuế...) Thông qua các chức năng chủ yếu của mình, MA cung cấp thông tin thích hợp để có được cách thức quản lý công ty tiết kiệm nhất. Khi các vấn đề môi trường bắt đầu có ảnh hưởng ngày càng lớn đến việc thực hiện kinh tế của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sinh thái của công ty nên chúng cần được thể chế hoá trong các hệ thống MA. MA là công cụ thông tin nội bộ cung cấp cho chúng ta mọi thông tin mà chúng ta cần nhưng thông tin đó được đưa ra bên ngoài hay không là hoàn toàn tự nguyện. MA bao gồm cả hạch toán quản lý môi trường, nó là một công cụ bên trong không làm nhiệm vụ thiết lập báo cáo bên ngoài mà cung cấp thông tin để ta có thể lập báo cáo tốt. MA cho ta thông tin liên quan đến sản phẩm và qui trình sản xuất cụ thể cho khách hàng. H¹ch to¸n m«i tr­êng Th«ng tin h¹ch to¸n cho kh¸ch hµng H¹ch to¸n thuÕ H¹ch to¸n tµi chÝnh H¹ch to¸n qu¶n lý (bao gåm c¶ h¹ch to¸n qu¶n lý m«i tr­êng) H¹ch to¸n néi bé H¹ch to¸n ngoµi c«ng ty Th«ng tin h¹ch to¸n cho H¹ch to¸n kh¸c ng­êi cho vay vèn H×nh 1.1. S¬ ®å h¹ch to¸n qu¶n lý vµ h¹ch to¸n bªn ngoµi c«ng ty Trên thực tế, hệ thống hạch toán này không đáp ứng được những thay đổi trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay vì nó chưa đưa vào một cách đầy đủ và rõ ràng các thông tin về chi phí môi trường. Thách thức hiện nay đặt ra là làm thế nào để đưa ra các giải pháp kinh tế cho các vấn đề môi trường hướng tới duy trì lợi nhuận ở mức cao. 1.1.1.3 Hạch toán môi trường (EA) Đây là một khái niệm tương đối mới và đang được hoàn thiện cả về phương pháp luận và thực tiễn. Có rất nhiều khái niệm về EA. Theo quan đểm của các nhà kinh tế học Mỹ : “ Hạch toán môi trường là việc tập hợp, xác định và phân tích các thông tin khác nhau liên quan tới chi phí môi trường và các tác động sinh thái tới các hoạt động kinh tế”. Còn Nhật Bản thì cho rằng: “ Hạch toán môi trường là một trong những khung khổ tính toán định lượng các chi phí nhằm bảo vệ môi trường sinh thái”. Đối với doanh nghiệp, hạch toán môi trường là phương pháp phân tích của các nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Theo các công trình nghiên cứu trên thế giới thì định nghĩa về hạch toán môi trường có thể tóm tắt như sau: “ Hệ thống hạch toán môi trường là một cơ chế quản trị kinh doanh, cho phép doanh nghiệp xác định, phân tích, và tổng hợp các chi phí và hiệu quả bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong quá trình bảo vệ môi trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng đồng theo nguyên tắc phát triển bền vững”. Hệ thống hạch toán môi trường (EAS) có thể được phân thành 3 cấp độ như sau: Hình 1.2 : Sơ đồ các cấp độ EAS EAS Vùng/Quốc gia (KT vĩ mô) Doanh nghiệp (KT vi mô) Hạch toán quản lý Hạch toán tài chính Hạch toán nguyên vật liệu ECA (Nguồn: Mô hình phân loại EMA - Bài giảng EMA) Hạch toán thu nhập quốc dân: là một biện pháp kinh tế vĩ mô trong đó chỉ tiêu cơ bản là GDP để đo lường tổng sản lượng của một nền kinh tế. Nó dùng để đánh giá tiềm lực kinh tế của một quốc gia. EA dưới cấp độ quốc gia để diễn tả mức độ phát triển của một quốc gia có tính đến mức độ tiêu thụ nguồn tài nguyên. Trong trường hợp này EA được gọi là hạch toán tài nguyên thiên nhiên. Cấp độ thứ hai là doanh nghiệp, EA có thể ứng dụng vào hạch toán tài chính và hạch toán quản lý. Trong đó hạch toán quản lý giúp doanh nghiệp hạch toán các nguyên liệu, vật tư sử dụng và các chi phí môi trường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Cấp độ thứ ba là hạch toán dòng nguyên vật liệu và hạch toán chi phí môi trường. Hạch toán dòng nguyên vật liệu là phương tiện dễ dàng theo dõi luồng nguyên vật liệu mô tả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả các nguồn lực và cơ hội cải tiến môi trường. Hạch toán chi phí môi trường là cách tất cả các chi phí môi trường được nhận diện và phân bổ vào dòng nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hạch toán môi trường còn có thể được gọi với nhiều tên khác nhau như là “hạch toán xanh”, “hạch toán tài nguyên”, “hạch toán chi phí môi trường”, “hạch toán chi phí đầy đủ”, “hạch toán chi phí môi trường đầy đủ”,… tuy có sự khác nhau nhưng thực chất tất cả đều có ý nghĩa là tính đúng và đủ các chi phí liên quan đến môi trường vào giá thành của sản phẩm đối với doanh nghiệp hoặc chỉ ra vai trò của môi trường được thể hiện trong GDP của một quốc gia. 1.1.1.4 Hạch toán quản lý môi trường (EMA) - Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) thì “Hạch toán Quản lý Môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề môi trường” (Nguồn: 1998). - Theo cơ quan Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD) thống nhất giữa các nhóm chuyên gia đến từ 30 quốc gia đã đưa ra định nghĩa như sau: “Hạch toán Quản lý Môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng 2 loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và Thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường.” (Nguồn: UNDSD, 2001) Như vậy, phương pháp luận EMA được xem xét từ hai góc độ: công tác kế toán và công tác quản lý môi trường. EMA có rất nhiều chức năng khác nhau như là hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hướng tới hai mục đích là cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động về môi trường. Và cung cấp thông tin về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường (trực tiếp và gián tiếp, chi phí ẩn và chi phí hữu hình), thông tin thực tế về tất cả các dòng vật chất và năng lượng. Ngoài ra, EMA còn là cơ sở cho việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phạm vi doanh nghiệp đến các bên liên quan như: các ngân hàng, tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý môi trường, cộng đồng dân cư… (như báo cáo tài chính, báo cáo môi trường của doanh nghiệp). MA có rất nhiều chức năng khác nhau: Hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của công ty nhằm hướng tới hai mục đích là cải thiện hoạt động tài chính và kết quả hoạt động về môi trường. Đồng thời MA còn cung cấp cho ta thông tin chi phí thông thường, thông tin chi phí liên quan đến môi trường, thông tin thực tế về các dòng vật chất và năng lượng. Bên cạnh đó, MA còn là cơ sở cho các nhiệm vụ bên ngoài công ty (như báo cáo tài chính, báo cáo môi trường). MA điển hình bao gồm chi phí vòng đời, hạch toán chi phí toàn bộ, đánh giá lợi ích và kế hoạch chiến lược cho quản lý môi trường. Tuy nhiên trong luận văn tốt nghiệp này sẽ tập trung vào hạch toán chi phí và đánh giá lợi ích cho các hoạt động quản lý môi trường của công ty. Nói tóm lại, bản chất của EMA chính là công cụ thông tin quản lý trong nội bộ công ty. Nó được xem như là một bộ công cụ hỗ trợ cho việc nhận dạng, thu thập, phân tích các dòng thông tin về tài chính và phi tài chính trong nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích cải thiện hiệu quả hoạt động về kinh tế và môi trường của doanh nghiệp. EMA cho phép liên kết giữa: Dòng thông tin về sử dụng, luân chuyển, thải bỏ nguyên vật liệu, nước và năng lượng và Dòng thông tin về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường. Bảng 1.1: Các cấp độ EMA Cấp độ hạch toán môi trường Phạm vi hạch toán Tác dụng Hạch toán thu nhập quốc dân Quốc gia Thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên bền vững, phát triển kinh tế một cách bền vững. Hạch toán tài chính Doanh nghiệp - Giảm chi phí môi trường nhờ đầu tư và công nghệ sạch, thay đổi nguyên liệu đầu vào,… - Nhiều chi phí môi trường đòi hỏi không lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao (như đầu tư cho sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện với môi trường,…) - Cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhờ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. Hạch toán nội bộ Doanh nghiệp - Quản lý tốt chi phí môi trường, nhờ đó có tác động tích cực tới môi trường và sức khỏe của con người. - Tính toán chi phí sản phẩm chính xác hơn, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng quy trình sản xuất có lợi hơn cho môi trường. (Nguồn: EPA: cơ quan môi trường của Mỹ, 1995)
Luận văn liên quan