Luận văn Chế tạo cơ điện Hà Nội

Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa,vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật,vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay nước ta đang xây dựng các khu công nghiệp. Do đó ghành chế tạo máy điện, thiết bị điện đang đóng một vai rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Trong quá trình học tập tại trường mỗi sinh viên được trang bị tương đối đầy đủ về lý thuyết các môn học, nhưng khi làm những công việc thực tế thì không khỏi bỡ ngỡ giữa lý thuyết và thực hành. Dó đó thực tập tốt nghiệp trở thành một môn học bắt buộc với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Trong quá trình thực tập sinh viên được làm quen với các công việc thực tế, vận dụng và tổng hợp những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập. Qua thời gian thực tập tại Công Ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội, chúng em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường chúng em chưa được biết. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Điện - Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã giảng dạy và trang bị cho chúng em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên Công Ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp chúng em hoàn thành tốt quá trình thực tập.Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn nhiều sai sót. Chúng em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp chúng em hoàn thành khóa học và đạt kết quả tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

doc82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế tạo cơ điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Chế tạo cơ điện Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa,vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật,vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay nước ta đang xây dựng các khu công nghiệp. Do đó ghành chế tạo máy điện, thiết bị điện đang đóng một vai rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Trong quá trình học tập tại trường mỗi sinh viên được trang bị tương đối đầy đủ về lý thuyết các môn học, nhưng khi làm những công việc thực tế thì không khỏi bỡ ngỡ giữa lý thuyết và thực hành. Dó đó thực tập tốt nghiệp trở thành một môn học bắt buộc với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Trong quá trình thực tập sinh viên được làm quen với các công việc thực tế, vận dụng và tổng hợp những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập. Qua thời gian thực tập tại Công Ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội, chúng em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường chúng em chưa được biết. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Điện - Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã giảng dạy và trang bị cho chúng em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên Công Ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp chúng em hoàn thành tốt quá trình thực tập.Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn nhiều sai sót. Chúng em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp chúng em hoàn thành khóa học và đạt kết quả tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 14 tháng 07 năm 2012 Lời Cảm ¬n Chúng em xin chân thành cảm ơn quý công ty Công Ty Cổ Phần Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng em trong kỳ thực tập tốt nghiệp, đóng góp ý kiến và bổ sung những thiếu sót về kiến thức thực tế mà chúng em còn thiếu sót. Đã góp phần không nhỏ cho sự hoàn thiện kiến thức thực tế mà chúng em chưa được trang bị. Chúng em cũng gửi lời cám ơn đến các phòng ban của công ty đã tận tình hướng dẫn trong thời gian thực tập tại quý công ty. Đặc biệt là quản lý phân xưởng chế tạo động cơ, chế tạo MBA và sửa chữa máy điện đã tạo điều kiện cho để chúng em đi tham quan thực tế sản xuất của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty chúng em đã học được rất nhiều kiến thức thực tế. Như cách tổ chức làm việc của các phòng ban, cách làm việc và tác phong làm việc của nhân viên trong công ty, dây chuyền sản xuất, máy… Đây là những kiến thức bổ ích cho công việc trong tương lai của em. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giáo viên hướng dẫn : Phạm Thị Lan Sinh viên thực tập : Phạm Thị Lâm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà nội. Ngày14 tháng05 năm 2012 Giáo viên hướng dẫn MỤC LỤC Chương I: Tổng quan về công ty chế tạo Điện Cơ Hà Nội ...................... 7 1: Lịch sử hình thành và phát triển công ty ....................................................7 1.1: Giới thiệu sơ lược về công ty………………………………………….8 1.2: Đặc điểm hoạt động của công ty…………………………………….10 2: Sơ đồ làm việc....................................................................................10 Chương II: An toàn lao động …………………………………………14 1:Nội quy về kỉ luật lao động……………………………………………14 2 :Qui tắc nơi làm việc...............................................................................14 Chương III: Tìm hiểu dây chuyền công nghệ sản xuất MBA..................15 1: Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất MBA ............................................15 1.1 Quấn hạ áp:.........................................................................................15 1.2 Cuốn cao áp :......................................................................................22 1.3 Lắp rắp bước 1 :..................................................................................26 1.4 Sấy .....................................................................................................30 1.5 Lắp rắp bước 2....................................................................................33 2: Một số hình ảnh về dây chuyền sản xuất MBA ...................................34 Chương IV: Tìm hiểu dây chuyền máy biến dòng………………………48 1:Sơ đồ công nghệ dây truyền sản xuất máy biến dòng ……………...……48 Quận tôn sau ủ ........................................................................................38 Băng cách điện lõi tôn .........................................................................40 Tẩm sấy biến dòng................................................................................41 Lắp rắp khuôn nhựa đúc epoxy............................................................42 2: Một số hình ảnh về dây truyền sản xuất máy biến dòng ………………43 Chương V : Sửa chữa máy điện…………………………………………51 1: Tìm hiếu chung về máy điện ………………………………………...…51 2: Sửa chữa máy biến áp ……………………………………………..……53 2.1 Sử lý MBA vận hành không bình thường và sự cố…………………..53 2.2 Sữa chữa phụ kiện máy biến áp ………………………………………62 3: Sửa chữa động cơ ……………………………………………………….68 3.1 Quy định chung ………………………………………………………68 3.2 Khởi động và ngừng động cơ khi kiểm tra ………………………….68 3.1 Những sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục …………………...74 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI 1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 1.1: Giới thiệu sơ lược về công ty Công ty CP Chế tạo Điện Cơ Hà Nội (HEM) thuộc Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam - Bộ Công Thương, được thành lập từ năm 1961 và hiện là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo động cơ điện, máy phát điện, máy biến thế và các thiết bị kỹ thuật điện khác. H1.1 : Hình ảnh về Công ty cổ phần chế tạo Điện cơ Hà Nội Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty Cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội Tên giao dịch: HANOI ELECTROMECHANICAL MANUFACTURING JOINT–STOCK COMPANY Tên viết tắt: HEM Trụ sở chính: Km 12 – Quốc lộ 32 – Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội Tel : 04.3.7655510 Fax : 04.3.7655509 Email : dienco@hem.vn 1.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội được chuyển đổi từ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Chế tạo điện cơ Hà Nội theo quyết định số 1531/QĐ-BCT ngày 25/03/2009 của Bộ Công Thương. 1.1.2: Các sản phẩm và dịch vụ của Công ty: a: Động cơ điện:             - Động cơ điện, máy phát điện xoay chiều 3 pha hạ áp và cao áp             - Động cơ điện, máy phát điện 1 chiều             - Động cơ điện một pha             - Động cơ điện 3 pha nhiều tốc độ             - Động cơ điện 3 pha có cổ góp     b:  Máy biến áp - Máy biến áp dầu - Máy biến áp khô     c:  Sản phẩm khác:           - Quạt Công nghiệp           - Bộ ly hợp điện tử           - Máy biến dòng đo lường           - Máy biến áp đo lường           - Các thiết bị đồng bộ đi kèm với động cơ và máy phát: tủ điện khởi động động cơ, tủ kích từ và tự động ổn áp máy phát d: Dịch vụ:           - Nhận thiết kế, chế tạo các sản phẩm động cơ, thiết bị điện đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng.           - Nhận sửa chữa động cơ điện, máy phát điện và các thiết bị điện với chất lượng cao và thời gian ngắn nhất           - Thiết kế, thi công, lắp đặt công trình đường dây, trạm biến áp, trạm bơm, trạm thủy điện. Với công nghệ tiên tiến, với bề dày kinh nghiệm thu được trong 50 năm sản xuất và phát triển, sản phẩm của Công ty được ưa chuộng và tiêu dùng rộng rãi trên cả nước. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2008 của Công ty do Tập đoàn Quốc tế SGS Thụy Sỹ chứng nhận. 1.2: Đặc điểm hoạt động của công ty • Hình thức sở hữu vốn :Công Ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội là một doanh nghiệp do các cổ đông làm chủ. • Hình thức hoạt động: hoạch toán độc lập Xưởng cơ khí Xưởng Đúc dập Xưởng chế tạo biến thế Xưởng chế tạo tủ điện Xưởng lắp ráp Trung tâm khuôn mẫu, thiết bị P. Thiết Kế P. Kỹ thuật P. Kế hoạnh P. Tổ chức P. Kinh doanh P. Tài chính Kế toán P. KCS Phó Tổng Giám Đốc Phụ trách động cơ Tổng Giám Đốc Hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị Phó Tổng Giám Đốc Phụ trách M B A Phó Tổng Giám Đốc Phụ trách kỹ thuật Phó Tổng Giám Đốc Phụ trách kinh doanh :Sơ đồ bộ máy lµm việc H1.2 : Sơ đồ bộ máy làm việc của công ty Chức năng các phòng ban 2.1 Ban Tổng Giám Đốc Tổng Giám Đốc là người có quyền quyết định, điều hành mọi công việc trong công ty đúng kế hoạch, chính sách pháp luật nhà nước, theo chỉ định nhà nước và theo thỏa ước tập thể của đại hội công nhân viên chức. Hai Phó Tổng Giám Đốc sẽ hỗ trợ Tổng Giám Đốc trong công việc trên. 2.2 Phòng thiết kế Thiết kế sản phẩm theo đơn đặt hàng. Tham gia đấu thầu, lập dự toán các công trình 2.3 Phòng kỹ thuật Lập quy trình công nghệ và định mức công nghệ cho các loại sản phẩm Quản lý thiết bị và công tác an toàn lao động của công ty 2.4 Phòng kế hoạch Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng Theo dõi đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch tại các đơn vị sản xuất 2.5 Phòng tổ chức Quản lý về mặt nhân sự, tiếp nhận và điều chuyển nhân viên Tổng hợp tiền thưởng tiền lương hang tháng cho cán bộ công nhân viên 2.6 Phòng kinh doanh Ký kết các loại hợp đồng với khác hang và bán hang Cung cấp các loại vật tư phục vụ sản xuất 2.7 Phòng tài chính kế toán Thanh quyết toán tiền thưởng tiền lương cho công nhân viên Cung cấp tài chính mua vật tư 2.8 Phòng quản lý chất lượng ( KCS ) Kiểm tra chất lượng của các chi tiết theo bản vẽ thiết kế Kiểm tra chất lượng cúa các bán thành phẩm và thành phẩm Kiểm tra chất lượng các loại khuôn, đồ gá do trung tâm khuân mẫu và thiết bị chế tạo Kiểm tra chất lượng các sản phẩm xuất xưởng chế tạo 2.9 Xưởng cơ khí Gia công các chi tiết cơ khí ( thân, trục, nắp của các loại động cơ ) Gia công tinh roto sau khi đúc Thiết bị: các loại máy công cụ tiện, phay, bào, doa… Đặc biệt có cả máy tiện CNC 2.10 Xưởng Đúc dập Dập ra các lá tôn roto, stato, xếp ép và đóng gông Đúc roto Thiết bị: các loại máy dập từ 16 đến 250 tấn và máy đúc áp lực 2.11 Xưởng chế tạo biến thế Chế tạo ruột các loại máy biến thế Sửa chữa bảo dưỡng các loại động cơ lớn có công suất 300 kw trở lên Thiết bị: có dây truyền tự động 2.12 Xưởng chế tạo tủ điện Chế tạo các loại vỏ máy biến áp Lắp ráp hoàn thiện các loại tủ phân phối điện Thiết bị: Hệ thống máy gấp cánh tôn tản nhiệt máy biến áp CNC, máy ép thủy lực, cắt tôn, dập 2.13 Xưởng lắp ráp Lồng dây vào thân của động cơ các loại Lắp ráp hoàn thiện các loại động cơ nhập kho và xuất xưởng Thiết bị: Hệ thống các loại máy quấn dây và máy ép bi thủy lực 2.14 Trung tâm khuôn mẫu, thiêt bị Chế tạo ra các loại khuôn và đồ gá để dập ra các lá tôn của roto và stato, khuân đúc áp lực Bảo dưỡng sửa chũa và chế tạo các loại thiết bị phục vụ sản xuất Thiết bị: Các loại máy công cụ tiện, phay, mài… Hệ thống máy gia công kim loại bắng tia lửa điện CNC. Chương II: An toàn lao động Nội quy về kỉ luật lao động Ở vị trí làm việc trong suốt quá trình làm việc không được đi lung tung Không được tí ý dời bỏ chỗ làm việc Chấp hành nghiêm chỉnh giờ giấc làm việc Sáng từ 7h30 đến 11h15 Chiều từ 12h đến 4h15 Không làm việc riêng trong giờ sản xuất Cấm tự ý vận hành khi chưa được hướng dẫn thao tác Khi làm việc phải trang việc bị đầy đủ bảo hộ Chấp hành nghiêm chỉnh các qui trình công nghệ đã được hướng dẫn Qui tắc nơi làm việc Không cất giữ chất độc dễ cháy, nổ tại nơi làm việc Khi làm việc trên cao đeo dây an toàn, cấm người đi lại phía dưới Nơi làm việc phải được giữ gìn sạch sẽ, dụng cụ đồ nghề ngăn nắp xếp ngay ngắn dễ tìm thấy Thực hiện nghiêm túc các biện báo công ty Chỉ được đi lại đã dành riêng cho người CHƯƠNG III TÌM HIỂU VỀ DÂY TRUYỀN SẢN XUẤT MÁY BIẾN ÁP Ngoài công việc tìm hiểu qúa trình sản xuất động cơ điện là mặt hàng truyền thống của công ty, trong quá trình thực tập, chúng em đã được công ty sắp xếp tham quan tìm hiểu và được thực hành trực tiếp ở bộ phận dây truyền sản xuất MBA của công ty. Cũng như động cơ để sản xuất được MBA cần phải trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau. 1: Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất MBA 1.1Quấn hạ áp :có hai cách :Sử dụng dây dẫn hình chữ nhật và dùng đồng lá : 1.1.1: sử dụng dây dẫn hình chữ nhật a. Các thiết bị dụng cụ: Máy quấn dây hạ áp ( máy quấn dây chữ nhật mã kiểm kê 2305, 2306 ). Vam bẻ đầu dây. Chổi quét keo, chày gỗ, kìm, kéo, dao cắt băng dính, cờ lê. Khuôn quấn dây hạ áp, cầu lăn. Thước dây, cây gỗ chống xoay. b.Bậc thợ yêu cầu. - Yêu cầu thợ bậc 3 với nguyên công chuẩn bị. - Thợ quấn dây yêu cầu bậc 4 trở lên ( với dây quấn kiểu xoắn ốc liên tục yêu cầu thợ bậc 5). c. Vật liệu: Dây đồng chữ nhật kích thước theo bản vẽ thiết kế. Giấy, bìa cách điện, băng dính, keo dính, đệm đầu, QTD, băng vải Các bước công nghệ: c.1Chuẩn bị Chuẩn bị khuôn quấn dây theo bản vẽ thiết kế, kiểm tra lại kích thước khuôn. Vệ sinh làm sạch máy và khu vực quấn dây. Đặt khuôn quấn dây lên máy, 2 má khuôn ép chặt 2 đầu đảm bảo khuôn không tự xoay, siết chặt, căn chỉnh, đệm thêm bìa cách điện ở thân và má khuôn (nếu cần) sao cho kích thước của khuôn quấn dây đúng theo thiết kế. Bọc bìa cách điện ngoài khuôn theo bản vẽ, gắn tấm che đầu dây hạ. Gá cuộn giấy cách điện lên lô xả giấy, điều chỉnh vị trí của cuộn giấy sao cho tương ứng với vị trí của khuôn. Điều chỉnh vị trí lô xả dây, con lăn, điều chỉnh lực căng dây theo số lượng con lăn và vị trí của chúng. Tuỳ theo thiết kế mà áp dụng 1 trong các quy trình quấn sau đây: Dây quấn tập trung nhiều lớp tiết diện dây chữ nhật. Lĩnh giấy cách điện, đệm dầu, tấm che đầu dây hạ, que thông dầu... Các vật tư trên được xếp gọn trên bàn, dễ lấy. Bẻ đầu dây ra 900 bằng vam bẻ dây, chiều dài theo bản vẽ. Quấn một lớp cách điện băng quanh góc bẻ dây mỗi cạnh góc vuông 6-10cm, dùng keo phenol quét quanh lớp cách điện sau đó bọc ngoài bằng băng vải (tuỳ theo số sợi chập và tổng tiết diện dây) đảm bảo các đầu dây không bị tách rời nhau trong quá trình quấn. Đưa đầu dây đã bẻ lên khuôn, đệm bakêlít lên đầu dây xiết chặt bulông giữa gá kẹp đầu dây và má khuôn cố định đầu dây ra. Ướm thử đệm đầu hạ áp cắt một góc lượn tại vị trí đầu ra của dây. Dùng giấy giữ đệm đầu dây hạ gấp quanh đệm đầu, khi quấn vòng đầu tiên đến đâu thì đưa giấy giữ đệm đầu đến đó các vòng dây tiếp theo cũng được đè lên giấy giữ đệm đầu do đó đệm đầu được giữ chắc chắn ở đầu cuộn dây. Quấn các vòng dây sát nhau cứ hai vòng cạnh nhau phải được tăng cường một lớp giấy cách điện. Trong quá trình quấn dây dùng búa gỗ đập nhẹ làm cho dây quấn ôm sát vào khuôn. Dùng thanh bakêlít kê sát vào vòng dây, dùng búa gỗ đóng nhẹ làm cho các vòng dây sát nhau(đảm bảo chiều cao cuộn dây). Chú ý khi vỗ dây tránh các vị trí góc lượn có thể làm nhăn rách cách điện của cuộn dây. Quấn gần hết lớp thứ nhất (còn khoảng 37 vòng phụ thuộc vào bề rộng của vòng dây) bắt đầu đưa giấy giữ đệm đầu vào, đến vòng cuối của lớp sẽ đưa đệm đầu vào gấp giấy giữ đệm đầu và để vòng cuối đè lên giữ chặt đệm đầu. Khi hết một lớp kiểm tra giấy cách điện của dây quấn trong trường hợp giấy cách điện bị nứt, rách (hay xảy ra ở các góc khuôn) phải bọc cách điện tăng cường bằng cách quét keo lên các góc của khuôn, dùng giấy cách điện 0.2mm kích thước phù hợp với từng cuộn dây và dán vào vị trí đã quét keo. Quấn cách điện lớp trước khi sang lớp mới, cách điện lớp được miết chặt vào lớp dây quấn phía trong. Khi đến vị trí que thông dầu thì bọc que thông dầu theo bản vẽ, que cách đều hai đầu cuộn dây, giữ chặt bằng băng keo. Khi gần đến vị trí lấy đầu dây ra (cách khoảng 5-7 vòng) đưa một dải băng vải vào quấn một lượt quanh vòng dây, dùng băng keo dính băng vải sát khuôn các vòng dây tiếp theo sẽ đè lên băng vải này. Khi đến vòng cuối cùng dùng cây gỗ chống vào phần cuối cuộn dây (Chống trực tiếp vào vòng dây cuối cùng của lớp), phía đối diện vị trí ra dây. Đo chiều dài đầu dây ra theo bản vẽ, cắt và bẻ dây, dùng băng vải băng vào vị trí bẻ dây. Dùng tấm giấy lót đặt vào vị trí lấy đầu dây ra, dùng sợi băng vải đã được đặt vào từ trước cố định đầu dây ra. Quét một lớp keo lên 2 đầu của cuộn dây dùng băng vải băng chặt 2 đầu cuộn dây. vừa băng vừa lấy cán búa dồn lại đệm đầu cho phẳng, quét keo lên các góc của cuộn dây và bắt đầu quấn cách điện cao – hạ đủ số lớp, chủng loại giấy theo như thiết kế. Cố định mép giấy ngoài cùng bằng băng keo. Yêu cầu các lớp giấy phẳng, không xước rách, các que thông dầu ngay ngắn không xô lệch. c.2Dây quấn kiểu xoắn ốc liên tục. Dây quấn xoắn ốc liên tục là loại dây quấn có nhiều bánh dây quấn liên tiếp từ một hoặc nhiều sợi chập. Hướng quấn dây vuông góc với trục ( quấn vòng sau đè lên vòng trước ). Các bánh dây được kẹp giữ và ngăn cách với nhau bằng các tấm cách điện (căn mang cá). Căn mang cá có móc giữ chặt vào căn dọc đặt theo trục bối dây. Chuẩn bị giấy cách điện, căn mang cá, căn dọc đúng chủng loại, xếp riêng từng loại, kiểm tra nhãn ghi kèm theo. Chuẩn bị ống lồng, kiểm tra kích thước theo bản vẽ. ống lồng được lồng vào khuôn quấn dây, sau đó mới gá lên máy quấn dây, má ép hai đầu khuôn quấn dây là loại gá có xẻ rãnh để chặn căn dọc. Dán căn dọc chặt trên ống lồng, phân bố trên toàn bộ chu vi ống. Bẻ đầu dây vào theo bản vẽ, đầu dây này được giữ chặt trên má ép khuôn quấn dây, bắt đầu quấn dây. Quấn sơ bộ galet thứ nhất cho đúng số vòng theo bản vẽ, gạt căn mang cá vào. Dìm dây xuống sát mặt ống lồng, quấn galet thứ hai, hết bánh này lại dìm dây dẫn xuống sát mặt ống lồng, cố định tạm vào khuôn. Quấn lại galet thứ nhất bằng tay, bằng cách dìm chỗ chuyển tiếp giữa galet thứ nhất và galet thứ hai xuống sát mặt ống lồng và bắt đầu quấn từ đó. Các vòng của galet thứ nhất được mở dần ra và quấn lại. Đầu cuối của nó sẽ ra phía ngoài và là đầu đầu của dây quấn. Dồn cả hai galet vừa quấn ra đúng theo vị trí theo bản vẽ. Chỗ chuyển tiếp giữa hai galet 1 và 2 nằm sát mặt ống lồng. Gạt căn mang cá vào sát galet thứ hai, bắt đầu quấn galet thứ 3. Lúc này chỗ chuyển tiếp đang bị chéo từ đỉnh galet 2 và đáy galet 3. Gạt căn mang cá vào sát galet 3, dìm dây dẫn xuống sát mặt ống lồng. Quấn galet thứ 4, dìm dây dẫn xuống sát mặt ống lồng, cố định tạm vào khuôn. Quấn lại galet thứ 3 bằng tay như đã quấn đối với galet thứ nhất. Như vậy các galet lẻ đều quấn bằng tay, galet cuối cùng là galet chẵn. Tất cả các galet dây quấn lại đều được chuyển sát vào galet trước và tiến hành dồn chặt các vòng dây. Khi dồn, một người dùng tay kéo căng sợi dây, một người dùng búa gỗ vỗ vào dây, dùng băng vải buộc chặt đầu dây. Tất cả các galet không phải quấn lại bằng tay thì quấn chặt luôn. Chỗ chuyển tiếp giữa hai galet dây được uốn từ galet này sang galet kia và tăng cường cách điện theo bản vẽ. Ra dây điều chỉnh theo bản vẽ. Đầu cuối được khoá chặt bằng băng vải. Trường hợp dây quấn xoắn ốc liên tục được quấn từ nhiều sợi chập lại, nguyên tắc quấn giống như dây quấn một sợi, chỉ lưu ý: + Khi chuyển từ galet nọ sang galet kia, chỗ chuyển tiếp được rải ra, mỗi sợi được chuyển trên một khoảng ống lồng khác nhau, số chỗ chuyển tiếp bằng số sợi chập. + Các sợi chập được hoán vị trên xuống dưới tại các vị trí theo bản vẽ để đảm bảo độ dài các sợi chập này là như nhau. c.3 Dây quấn một lớp gồm nhiều s