Luận văn Chiến tranh du kích ở Đăk Lăk giai đoạn 1965-1968

Liên quan ñến ñề tài ñã có một số công trình sau: Năm 1994, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk biên soạncông trình “Đăk Lăk 30 năm chiến tranh giải phóng”, phản ánh cuộc chiến ñấu của nhân dân các dân tộc Đăk Lăk thời kỳ 1945 -1975. Công trình ñề cập ñến một số hoạt ñộng của phong trào chiến tranh du kích của quân và dân Đăk Lăk trong kháng chiến chống thực dân Pháp và ñế quốc Mỹ. Với công trình “Tổng kết chiến tranh du kích trên chiến trường Đăk Lăk (1945 - 1975)”xuất bản năm 1998, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk ñã ñề cập ñến các hoạt ñộng ñấu tranh của dân quân, du kích Đăk Lăk và một số bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện du kích chiến tranh trên chiến trường miền núi, vùng ñồng bào các dân tộc Đăk Lăk trong 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1999, Bộ Tư lệnh Quân khu V - Viện Lịch sử quânsự cho xuất bản cuốn “Một số kinh nghiệm chỉ ñạo chiến tranh nhân dân ñịa phương ở Khu V trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Công trình ñã tổng hợp một số kinh nghiệm trong chỉñạo chiến tranh nhân dân ñịa phương ở các tỉnh thuộc Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

pdf141 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến tranh du kích ở Đăk Lăk giai đoạn 1965-1968, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ LAN CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở ĐĂK LĂK GIAI ĐOẠN 1965 - 1968 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HOA HUẾ, NĂM 2010 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Họ tên tác giả TRẦN THỊ LAN iii Để được tham gia và hoàn tất khoá học đào tạo Thạc sĩ (2008 - 2010), tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm Khoa Dự bị - Tạo nguồn, lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên, quý Thầy Cô giáo khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế và Đại học Khoa học Huế, Phòng Đào tạo sau đại học. Để hoàn thành luận văn, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ về tư liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Đăk Lăk, Ban Khoa học Lịch sử quân sự Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đăk Lăk, Bảo tàng tỉnh Đăk Lăk. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Hoa, người Thầy đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn trong quá trình thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn iv động viên, hỗ trợ kịp thời cho tôi hoàn thành tốt khoá học. Huế, tháng 9 năm 2010 Tác giả Trần Thị Lan 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chiến tranh du kích là một trong những phương thức tiến hành chiến tranh chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Bằng các hoạt động tác chiến mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, đánh địch rộng khắp, liên tục mọi lúc, mọi nơi với mọi loại vũ khí có trong tay, chiến tranh du kích khiến cho kẻ thù không phân định rõ đâu là tiền tuyến, đâu là hậu phương. Chiến tranh du kích thực hiện tiêu hao, tiêu diệt quân địch, làm cho kẻ thù không phát huy được ưu thế của vũ khí hiện đại mà phải bị động đối phó. Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, chiến tranh du kích và xây dựng dân quân du kích, tự vệ là một nội dung quan trọng, có giá trị lý luận và thực tiễn. Thông qua các tác phẩm bàn về chiến tranh du kích như Kinh nghiệm du kích Tàu, Kinh nghiệm du kích Pháp, Tỉnh uỷ bí mật, Người cho rằng du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc. Quán triệt tư tưởng đó, cùng với việc kế thừa và phát triển kinh nghiệm của tổ tiên, trong 30 năm chiến tranh giải phóng, đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân xây dựng lực lượng du kích và tiến hành chiến tranh du kích, góp phần đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ địch có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn hẳn. Đánh giá về vai trò của chiến tranh du kích, Đảng ta khẳng định: “Khả năng của chiến tranh du kích vừa tiêu hao vừa tiêu diệt cả nguỵ lẫn Mỹ là rất lớn, rộng và liên tục” [36, tr. 384]. Chiến tranh du kích hoàn toàn phù hợp với đặc điểm địa hình Việt Nam; đặc biệt là với những địa bàn nhiều núi rừng, chiến trường dễ bị chia cắt như Tây Nguyên thì chiến tranh du kích càng có điều kiện để phát huy tối đa ưu thế. Là một địa bàn chiến lược của Tây Nguyên, trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ, quân và dân Đăk Lăk đã biết lợi dụng tối đa các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tiến hành chiến tranh du kích đánh thắng chiến tranh xâm lược 2 của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn trên địa bàn. Nhân dân các dân tộc Đăk Lăk nhận thức được rằng: “Để chống địch, thắng địch thì phải phát động chiến tranh du kích toàn dân, toàn diện và lâu dài” [29, tr. 63]. Trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là trong giai đoạn chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chiến tranh du kích ở Đăk Lăk được xây dựng và tiến hành trên từng thôn, buôn để củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của quân viễn chinh Mỹ và quân đội Sài Gòn. Chiến tranh du kích là “linh hồn” của thế trận chiến tranh nhân dân ở Đăk Lăk, nó góp phần không nhỏ tạo nên trang sử vẻ vang của quân dân Đăk Lăk trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Bởi những lẽ đó, nghiên cứu chiến tranh du kích ở Đăk Lăk là vấn đề hấp dẫn và là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Về khoa học, đề tài góp phần làm rõ đóng góp của chiến tranh du kích ở Đăk Lăk trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Bên cạnh đó, đề tài còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc định ra đường lối, chủ trương cho cách mạng miền Nam và việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối và chủ trương đó của Đảng bộ Đăk Lăk thông qua thực tiễn đấu tranh. Mặt khác, tìm hiểu chiến tranh du kích ở Đăk Lăk sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân của dân tộc Việt Nam. Về thực tiễn, đề tài góp thêm những cứ liệu cho việc giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân Đăk Lăk, nhất là cho thế hệ trẻ của các dân tộc trong tỉnh, góp phần động viên nhân dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, những bài học kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn phong trào chiến tranh du kích sẽ có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay ở Đăk Lăk nói riêng, Tây Nguyên nói chung các thế lực thù địch đang rắp tâm chống phá nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Kết quả nghiên cứu đề tài còn là cơ sở để biên soạn bài giảng lịch sử địa phương theo quy định của chương trình lịch sử do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Từ cách tiếp cận vấn đề như vậy, chúng tôi chọn vấn đề 3 “Chiến tranh du kích ở Đăk Lăk giai đoạn 1965 - 1968” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Liên quan đến đề tài đã có một số công trình sau: Năm 1994, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk biên soạn công trình “Đăk Lăk 30 năm chiến tranh giải phóng”, phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân các dân tộc Đăk Lăk thời kỳ 1945 - 1975. Công trình đề cập đến một số hoạt động của phong trào chiến tranh du kích của quân và dân Đăk Lăk trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với công trình “Tổng kết chiến tranh du kích trên chiến trường Đăk Lăk (1945 - 1975)” xuất bản năm 1998, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk đã đề cập đến các hoạt động đấu tranh của dân quân, du kích Đăk Lăk và một số bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện du kích chiến tranh trên chiến trường miền núi, vùng đồng bào các dân tộc Đăk Lăk trong 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1999, Bộ Tư lệnh Quân khu V - Viện Lịch sử quân sự cho xuất bản cuốn “Một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ở Khu V trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Công trình đã tổng hợp một số kinh nghiệm trong chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ở các tỉnh thuộc Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bộ Tổng tham mưu năm 2000 đã xuất bản công trình “Tổng kết cách đánh của lực lượng dân quân du kích - tự vệ trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975)”. Công trình hệ thống, phân loại các hình thức, cách đánh độc đáo, sáng tạo của lực lượng dân quân, du kích - tự vệ, rút ra những bài học kinh nghiệm chỉ đạo lực lượng dân quân du kích trong cả nước ta. Năm 2002, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk phối hợp nhà xuất bản Chính trị quốc gia ra mắt cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk (1954 - 1975)”, trong đó làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ và tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Đăk Lăk trong suốt cuộc KCCM, cứu nước; phân tích một số chủ trương của Đảng, Khu 4 ủy V và đề cập những chỉ đạo của Tỉnh ủy về phát triển chiến tranh du kích trên chiến trường Đăk Lăk trong cuộc KCCM, cứu nước. Liên quan đến đề tài còn có một số công trình lịch sử địa phương như: “Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng bộ và nhân dân thị xã Buôn Ma Thuột”; “Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Bông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)”; “Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Năng (1954 - 2005)”; “Lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân huyện Lăk (1945 - 1975)”; “Lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện M’Đrăk (1945 - 1975)”; “Lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Chư M’gar”v.v Những công trình trên đều có đề cập đến chiến tranh du kích của quân và dân tỉnh Đăk Lăk trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, nhìn chung các công trình trên chưa đi sâu vào phân tích từng khía cạnh của chiến tranh du kích ở Đăk Lăk như về xây dựng lực lượng dân quân, du kích và trang bị vũ khí, huấn luyện quân sự. Bên cạnh đó, các công trình trên chưa khai thác nguồn tư liệu lưu trữ của CQSG hiện đang lưu trữ tại TTLTQGII, Tp HCM để nhìn nhận, đánh giá chiến tranh du kích Đăk Lăk một cách đầy đủ hơn. Tóm lại, các công trình trên đây tuy mức độ nghiên cứu có khác nhau nhưng là nguồn tài liệu phong phú và quan trọng để chúng tôi hoàn thành luận văn này. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn góp phần nhận thức rõ hơn chiến tranh du kích ở Đăk Lăk trong KCCM, cứu nước giai đoạn 1965 - 1968 trên cơ sở phân tích sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ Đăk Lăk, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân các dân tộc Đăk Lăk trong giai đoạn này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Âm mưu, biện pháp của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Đăk Lăk. 25 Thắng lợi về mặt quân sự ở Đăk Lăk trước chiến lược “chiến tranh cục bộ” đã chứng minh nghệ thuật chiến tranh cách mạng là phải biết tổ chức các đội du kích cùng với các lực lượng vũ trang khác để giành chiến thắng. Đăk Lăk là một tỉnh có sự đa dạng về thành phần tộc người (42 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn). Trong KCCM vai trò của các già làng, trưởng bản đã được phát huy triệt để. Đảng ta đã thành công trong việc tăng cường khối đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của tất cả thành phần dân tộc trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vấn đề đoàn kết các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là vô cùng quan trọng nhằm hướng đến xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Trong bối cảnh các thế lực thù địch luôn luôn tìm cách chia rẽ Kinh - Thượng, phá vỡ khối đoàn kết các dân tộc ở Đăk Lăk nói riêng, Tây Nguyên nói chung, nhất là sau một số sự kiện diễn ra năm 2000 và 2004, bài học về xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh ở các địa bàn thôn, buôn đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Chiến tranh đã đi qua hơn 1/3 thế kỷ song nhiều vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Đăk Lăk và Tây Nguyên cần tiếp tục được nghiên cứu. Hiện nay, đi cùng với việc nghiên cứu, vấn đề bảo vệ, bảo tồn hệ thống di tích lịch sử đang được đặt ra. Cần phải có kế hoạch khảo sát những địa điểm tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ để từ đó có kế hoạch khoanh vùng bảo vệ. Qua đó, khôi phục và tôn tạo lại những di tích điển hình nhằm mục đích khai thác, phát huy giá trị giáo dục truyền thống lịch sử đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, phải có những chủ trương, chính sách phát triển vùng căn cứ, vùng đặc biệt khó khăn, hỗ trợ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có những giải pháp thích hợp nhằm xây dựng thế trận quốc phòng an ninh vững chắc ở Đăk Lăk nói chung và Tây Nguyên nói riêng. 24 Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Khu ủy V, trực tiếp là Mặt trận Tây Nguyên và Tỉnh ủy Đăk Lăk, phong trào chiến tranh du kích được triển khai rộng rãi trên cả ba vùng chiến lược, tạo thành thế trận “thiên la địa võng” để tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch. Chiến tranh du kích Đăk Lăk giai đoạn chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” diễn ra với nhiều quy mô khác nhau; từ từng người, từng tổ, tiểu đội, đến nhiều trung đội phối hợp với nhau trên nhiều địa bàn, trên mọi địa hình, đánh địch bằng mọi loại vũ khí, phương tiện có trong tay, bằng cả sức mạnh quân sự và chính trị. Sức mạnh của lối đánh du kích được ví như những mũi kim sắc nhọn châm vào cơ thể của đội quân xâm lược và tay sai, làm cho quân địch lúng túng, hoang mang, nhức nhối, bị động đối phó mà không gỡ ra được. Cách đánh đó thể hiện tính tích cực, chủ động tiến công địch. Đó là lý do giải thích vì sao “trên chiến trường, chiến tranh du kích miền Nam thực sự và thường xuyên là nỗi kinh hoàng của bộ đội xâm lược Mỹ và tay sai” [9, tr. 166]. Chiến tranh du kích giai đoạn 1965 - 1968 ở Đăk Lăk thực hiện được nhiệm vụ tiêu hao quân địch, tiêu diệt từng bộ phận nhỏ sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng, đồng thời đánh phá cơ sở hậu phương của địch. Hậu phương địch không ổn định, quân Mỹ và QĐSG ở Đăk Lăk “ăn không ngon, ngủ không yên” bởi những vụ quấy rối, phục kích. Cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số Đăk Lăk buộc chúng phải thường xuyên thay đổi kế hoạch càn quét, xúc tát dân ở vùng giải phóng và vùng tranh chấp. Chiến tranh du kích hỗ trợ quần chúng đấu tranh chính trị và binh vận, tiêu hao quân đội VNCH ở Đăk Lăk, làm suy yếu nguỵ quyền. Chiến tranh du kích ở Đăk Lăk thể hiện rõ tính chất toàn dân đánh giặc. Chiến trường Đăk Lăk giai đoạn chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, không phân tôn giáo, dân tộc, già trẻ, trai gái, không phân biệt miền núi hay thành thị. Bất kỳ người nào có ý thức căm thù giặc đều đứng lên cầm vũ khí giết giặc lập công. Tinh thần anh dũng và trí thông minh của nhân dân đã sáng tạo ra nhiều cách đánh phong phú, đạt hiệu quả cao trong việc tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Từ đó, tạo thế trận thuận lợi cho bộ đội chủ lực thực hiện đánh tiêu diệt lớn. 5 - Chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy V, Đảng bộ Đăk Lăk; chiến tranh du kích góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của đế quốc Mỹ ở Đăk Lăk. - Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện chiến tranh du kích trên địa bàn Đăk Lăk giai đoạn 1965 - 1968. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chiến tranh du kích ở Đăk Lăk trong KCCM, cứu nước giai đoạn 1965 - 1968. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn nghiên cứu chiến tranh du kích tập trung chủ yếu trên địa bàn Đăk Lăk theo phân định địa giới hành chính hiện nay. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu chiến tranh du kích ở Đăk Lăk trong KCCM, cứu nước giai đoạn 1965 - 1968, những năm nhân dân Đăk Lăk chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. 5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nguồn tài liệu - Nguồn tài liệu đã xuất bản Nguồn tài liệu để thực hiện luận văn bao gồm các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân, những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn; Văn kiện Đảng Toàn tập; các tác phẩm, các công trình đã in thành sách và các bài viết đăng trên tạp chí, mạng internet... đặc biệt là các tác phẩm của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu về cuộc KCCM, cứu nước của nhân dân Đăk Lăk. - Nguồn tài liệu lưu trữ Để hoàn thành nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu lưu trữ tại Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Đăk Lăk, Trung tâm lưu trữ của Bộ Tư lệnh Quân khu V thành phố Đà 6 Nẵng, Ban Khoa học lịch sử quân sự Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk, Bảo tàng tỉnh Đăk Lăk, đặc biệt là tại TTLTQG II Tp HCM. - Nguồn tài liệu khảo sát, điền dã Tác giả luận văn khảo sát điền dã, đi thực tế tại một số căn cứ địa cách mạng, căn cứ du kích, đồng thời gặp gỡ các nhân chứng đã tham gia lực lượng dân quân du kích ở địa bàn các xã, huyện. Việc làm đó nhằm làm tăng độ chính xác cũng như làm phong phú thêm những thông tin, nhận định đưa ra trong luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau và kết hợp các phương pháp ấy trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác - xít: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp khảo sát điền dã, phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Một là, luận văn trình bày có hệ thống và tương đối toàn diện về chiến tranh du kích ở Đăk Lăk trong cuộc KCCM, cứu nước giai đoạn 1965-1968. Hai là, luận văn cung cấp một số tư liệu lưu trữ về cuộc KCCM, cứu nước của nhân dân Đăk Lăk, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử đấu tranh của nhân dân Đăk Lăk nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Ba là, luận văn góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập lịch sử địa phương thời kỳ KCCM. Bên cạnh đó, luận văn còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc của đồng bào các dân tộc tỉnh Đăk Lăk, nhất là đối với thế hệ trẻ. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tình hình Đăk Lăk trước năm 1965. Chương 2: Chiến tranh du kích ở Đăk Lăk (1965 - 1968). Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. 23 chiến của quân dân Đăk Lăk luôn gắn chặt với nhiệm vụ bảo vệ dân, bảo vệ cơ sở. Ngày nay, Chính phủ Việt Nam có nhiều dự án khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên, cũng như có nhiều khu công nghiệp đặt cơ sở ở đây. Để được nhân dân ủng hộ, Chính phủ cần kết hợp khai thác kinh tế với việc chăm lo, đảm bảo sức khoẻ, đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào các dân tộc. 3.3.3. Tận dụng triệt để địa hình để lựa chọn phương thức tấn công địch một cách linh hoạt, hiệu quả Quân dân Đăk Lăk khôn khéo phát huy thế hiểm yếu của núi rừng, lợi dụng địa hình bày sẵn thế trận, vận dụng sáng tạo phương châm chỉ đạo tác chiến của Đảng, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta ở nơi ta đã lựa chọn. Chiến thắng trước chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ chứng minh tính ưu việt của thế trận chiến tranh du kích. Chỉ trong một thời gian không dài, quân và dân Đăk Lăk đã làm thay đổi cơ bản về thế trận, làm chuyển biến nhanh chóng tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường Đăk Lăk. KẾT LUẬN Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược gian khổ, ác liệt, giai đoạn chống “chiến tranh cục bộ” là đỉnh cao của cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ. Đây là giai đoạn quân dân Đăk Lăk cũng như quân dân cả nước ta phải trực tiếp đương đầu với đội quân viễn chinh Mỹ - một đội quân hùng mạnh chưa từng bị thua trận trong các cuộc chiến tranh trước đó. Đi cùng đạo quân đông đảo và thiện chiến đó, một khối lượng khổng lồ các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của Mỹ (trừ vũ khí hạt nhân) đã được đưa ra sử dụng. Mặc dù đến tháng 2 - 1966, Lữ đoàn dù 173 - đơn vị lính Mỹ đầu tiên mới có mặt ở Đăk Lăk nhưng ngay từ đầu năm 1965, quân đội địch đã tiến hành hàng trăm cuộc càn quét vào các vùng giải phóng, khu căn cứ địa của ta nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Kết hợp với hành quân đánh phá, địch còn đẩy mạnh các hoạt động gián điệp, chiến tranh tâm lý, đặc biệt là lợi dụng tổ chức FULRO để gây sự chia rẽ trong các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn Đăk Lăk. 22 thấy Việt cộng thu thập được nhiều tin tức xác thực hơn ta nhờ chúng biết dùng người địa phương để cung cấp tin tức” [102, tr. 10]. 3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.3.1. Phát huy vai trò và sức mạnh tổng hợp của các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo có uy tín trong việc xây dựng thế trận chiến tranh du kích ở địa phương Ngay từ những ngày đầu của cu
Luận văn liên quan