Luận văn Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001

Là một siêu cường trên thế giới, Mỹ có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với các nước, khu vực và các tổ chức quốc tế. Sau chiến tranh Lạnh, với sự sụp đổ hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động. Để phù hợp với sự thay đổi này, Mỹ đã có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình, điều đó được thể hiện rõ qua hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton. Đây là giai đoạn trật tự thế giới hai cực không còn nữa, lợi thế nghiêng về có lợi cho Mỹ. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế, cũng như an ninh chính trị của các quốc gia trên thế giới. Nước Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX, đứng trước nhiều cơ hội to lớn trên nhiều lĩnh vực đó là: Vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ được xác lập trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự. Tiếng nói của Mỹ có vai trò rất quan trọng trong các tổ chức chính trị quốc tế như EU, NATO, NAFTA, APEC. Hoa Kỳ đóng vai trò là người ra "luật chơi" trong các tổ chức kinh tế, tài chính và tiền tệ quốc tế: IMF, WB, WTO. Với sức mạnh hiện có trong giai đoạn này, Mỹ đã đóng vai trò là trung gian hòa giải và là người bảo trợ cho nhiều vấn đề về an ninh, chính trị phức tạp. Tuy nhiên, nước Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Thách thức đó đến từ những vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, chủ nghĩa khủng bố, suy thoái kinh tế, những bất cập trong chiến lược phát triển kinh tế, đối ngoại. Những thuận lợi và thách thức mà nước Mỹ (siêu cường số một thế giới) đã góp phần làm cho chủ đê về nước Mỹ trở thành vấn đề nóng trong Quan hệ quốc tế. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài "Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001" làm luận văn cao học này.

doc99 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỎ ĐẦU CHƯƠNG 1:NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON (TỪ 1993- 2001) 1.1. Nhân tố quốc tế 1.1.1. Nhân tố những năm 80 1.1.2. Nhân tố những năm 90 1.2. Nhân tố bên trong nước Mỹ 1.2.1. Nhân tố kinh tế 1.2.2. Nhân tố chính trị 1.2.3. Nhân tố văn hóa 1.3. Nhân tố hình thành, mục tiêu, nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ 1.3.1. Cơ sở hình thành 1.3.2. Mục tiêu 1.3.3. Nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ 1.4. Khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bush (cha) CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001 2.1. Những nội dung cơ bản về chính sách đối ngoại và vai trò cá nhân Tổng thống Bill Clinton 2.1.1. Nội dung cơ bản về chính sách đối ngoại 2.1.2. Vai trò cá nhân Tổng thống Bill Clinton 2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ 2.2.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 2.2.1.1. Vai trò và sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 2.2.1.2. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Bắc Á 2.2.2. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Âu 2.2.3. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông 2.2.4. Chính sách đối ngoại của Mỹ với khu vực Châu Phi 2.2.5. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Mỹ La Tinh 2.3. Đối với Việt Nam 2.3.1. Chính trị, ngoại giao 2.3.2. Về kinh tế 2.3.3. Về tư tưởng văn hóa CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON 3.1. Những thành tựu đã đạt được 3.1.1. Về chính trị - an ninh 3.1.2. Về kinh tế 3.1.3. Về văn hóa - xã hội 3.2. Những hạn chế trong chính sách đối ngoại 3.2.1. Về kinh tế 3.2.2. Về chính trị- quân sự 3.2.3. Về văn hóa 3.3. Những tác động từ chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đến các đời Tổng thống sau 3.3.1. Về kinh tế 3.3.2. Về chính trị-quân sự 3.3.3. Về văn hóa KẾT LUẬN DANH MỤC VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT AFTA ASEAN Freedom Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN ASEAN The Association of Southeast Asia Nation Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM Asia Summit Europe Meeting Hội nghị cấp cao Á-Âu ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định Thương mại song phương IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế FTAA Freedom Trade America Area Khu vực thương mại tự do Châu Mỹ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài NATO North Treatment Ocean Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NMD National Missible Defense Hệ thống phòng thủ quốc gia NICs New Industry Countries Các nước công nghiệp mới NTR Normal Trade Relations Status Quy chế quan hệ thương mại bình thường MIA Missing In Action Người mất tích trong chiến tranh MFN Most Favoured Nation Quy chế đối xử tối huệ quốc GATT Genaral Agreement Tax Trade Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân EU Eroupean Union Liên minh Châu Âu POW Prisoners of War Tù binh chiến tranh WHO World Health Organiazation Tổ chức y tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WB World Bank Ngân hàng thế giới SNGs (CIS) Sodrujestvo Nezavisimykh Gosudarstv (tiếng Nga) Commonwealth of Independent States (tiếng Anh) Cộng đồng các quốc gia độc lập TBCN Capitalist Chủ nghĩa tư bản TNCs Trans National Companies Tập đoàn xuyên quốc gia TMD theather Misile Defense Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường USD United States Dolla Đô la Mỹ XHCN Socialist Chủ nghĩa xã hội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài  Là một siêu cường trên thế giới, Mỹ có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với các nước, khu vực và các tổ chức quốc tế. Sau chiến tranh Lạnh, với sự sụp đổ hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động. Để phù hợp với sự thay đổi này, Mỹ đã có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình, điều đó được thể hiện rõ qua hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton. Đây là giai đoạn trật tự thế giới hai cực không còn nữa, lợi thế nghiêng về có lợi cho Mỹ. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế, cũng như an ninh chính trị của các quốc gia trên thế giới. Nước Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX, đứng trước nhiều cơ hội to lớn trên nhiều lĩnh vực đó là: Vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ được xác lập trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự. Tiếng nói của Mỹ có vai trò rất quan trọng trong các tổ chức chính trị quốc tế như EU, NATO, NAFTA, APEC... Hoa Kỳ đóng vai trò là người ra "luật chơi" trong các tổ chức kinh tế, tài chính và tiền tệ quốc tế: IMF, WB, WTO. Với sức mạnh hiện có trong giai đoạn này, Mỹ đã đóng vai trò là trung gian hòa giải và là người bảo trợ cho nhiều vấn đề về an ninh, chính trị phức tạp. Tuy nhiên, nước Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Thách thức đó đến từ những vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, chủ nghĩa khủng bố, suy thoái kinh tế, những bất cập trong chiến lược phát triển kinh tế, đối ngoại. Những thuận lợi và thách thức mà nước Mỹ (siêu cường số một thế giới) đã góp phần làm cho chủ đê về nước Mỹ trở thành vấn đề nóng trong Quan hệ quốc tế. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài "Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001" làm luận văn cao học này. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích: Đề tài thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu và phân tích những đặc điểm, nội dung và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton trong hai nhiệm kỳ (từ năm 1993-200). Để đạt được những mục tiêu này, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Tìm hiểu những nhân tố hình thành lên chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton; Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton; Đánh giá chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài của luận văn là " Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ 1993 đến 2001)", trong quá trình thực hiện luận văn này phải luôn đảm bảo duy trì nguyên tắc: đứng từ góc độ là người Mỹ để nghiên cứu và phân tích chính sách đối ngoại (từ năm 1993 đến năm 2001) Mốc thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài là " Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ 1993 đến 2001)" là kể từ khi Tổng thống Bill Clinton lên nhậm chức. Về không gian, đề tài luận văn nghiên cứu việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ khi nước Mỹ có sự thay đổi quyền lực. Đồng thời, nghiên cứu và phân tích sự triển khai chính sách đối ngoại của Chính quyền Bill Clinton đối với các khu vực trên thế giới như thế nào. Từ đó, đưa ra những nhận xét về chính sách của Bill Clinton trong hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, đây là đề tài luận văn nghiên cứu về chính sách đối ngoại nên trong quá trình nghiên cần khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống G.Bush (cha) để so sánh được sự kế thừa và phát triển chính sách đối ngoại của hai thời Tổng thống có gì giống và khác nhau. 3. Lịch sử vấn đề Có thể nói chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học giả và các nhà nghiên cứu của nước Mỹ, Việt Nam, cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài. Nhứng nhóm công trình nghiên cứu đó có thể chia thành các nhóm sau: Nhóm những công trình nghiên cứu về Hoa Kỳ Cam kết và mở rộng; nhóm những công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh Lạnh. Trong nhóm công trình nghiên cứu về Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton có thể kể một số công trình như: Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ từ G.Bush (cha) đến Bill Clinton của Hà Mỹ Hương. Châu Mỹ ngày nay, số 1/2001 Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ sau chiến tranh Lạnh: từ chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" của Tổng thống G.Bush đến chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Tổng thống Bill Clinton; Hoa kỳ Cam kết và mở rộng của Lê Linh Lan, xuất bản năm 1997, trong cuốn sách này đi sau nghiên cứu và phân tích chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton; tiếp theo là nhóm nhà nghiên cứu nước ngoài về chính sách đối ngoại của Mỹ là: Preparing America's Foreign Policy for the 21th Century của David L. Bore and Edward J. Perkin xuất bản năm 1999. Trong cuốn sách này tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và những sự điều chỉnh để chuẩn bị đối phó với những biến động của thế kỷ XXI. Các nhóm nghiên cứu của những nhà nghiên cứu nước ngoài khác về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton như: Bill Clinton (A Taking Part Book); Victoria Sherrow; Library Binding; Published 1993; The Agenda: Inside the Clinton White House; Bob Woodward, Julie Rubenstein (Editor); Mass Market Paperback; Published 1995; Clinton’world: Remarking America Foreign Policy, William G. Hyland. Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu này có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, nó chỉ ra sự phong phú và đa dạng , những thuận lợi và khó khăn trong việc hoạch định đường lối đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, các công trình nói trên phần lớn đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh chung, chưa thấy có công trình nào của các tác giả Việt Nam, Hoa Kỳ hay nước ngoài đi sâu vào nghiên cứu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ 1993-2001). Trên cơ sở kế thừa những bài viết, công trình đã công bố, tôi đi sâu vào nghiên cứu và phân tích "Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ 1993 đến 2001). Tối cố gắng đi sâu, phân tích, đánh giá chính sách đối ngoại của Bill Clinton dưới hai nhiệm kỳ của ông trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động và thay đổi. Từ đó hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra cho Luận văn. 4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm Lý thuyết của Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do về quan hệ quốc tế. Nhằm đánh giá và phân tích một cách khái quát và toàn diện chính sách đối ngoại của Mỹ dưới sự tác động của các nhân tố trong nước và quốc tế. Ngoài ra, đề tài luận văn "Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ 1993 đến 2001) là một đề tài nghiên cứu mang tính chất lịch sử Quan hệ quốc tế. Do đó, trong việc nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh và dự báo. Tư liệu Các văn bản gốc bao gồm các bài diễn văn, tuyên bố, hiệp định của Mỹ liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ và Chính quyền Clinton. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton nói riêng do các học giả Mỹ, Việt Nam và nước ngoài tiến hành. 5. Đóng góp của luận văn Chính sách đối ngoại của Mỹ được coi là một phần rất quan trong đối với lịch sử của thế giới. Bởi lẽ, Mỹ là một siêu cường trên thế giới, việc hoạch định đường lối đối ngoại của Mỹ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ, sự phát triển của các nước trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton có thể hiểu mục tiêu và chính sách của Mỹ đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, gián tiếp chúng ta có thể thấy được sự phát triển của lịch sử thế giới sẽ phát triển như thế nào?. Thông qua việc phân tích, nghiên cứu đề tài, bước đầu có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét và những thành tựu và hạn chế trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Luận văn sẽ đóng góp thêm vào tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Quan hệ quốc tế hiện đại, hay có thể sử dụng như một chuyên đề về chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh Lạnh. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn “Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ năm 1993 đến năm 2001)” bao gồm 3 chương: Chương 1: Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton Trong chương này, tác giả trình bày khái quát những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Đây chính là nền tảng cho việc triển khai nội dung chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton trong những chương sau. Chương 2: Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton Chương này tập trung vào phân tích sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ ở các khu vực, các quốc gia trên thế giới trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton: nhiệm kỳ thứ nhất (1993 - 1997) với chiến lược "Cam kết và mở rộng" nhiệm kỳ thứ hai (1997- 2001) với chiến lược "An ninh quốc gia cho thế kỷ mới". Chương 3: Đánh giá chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chương 1 và 2, trong chương này, tác giả rút ra những nhận xét, đánh giá về những thành tựu và hạn chế trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, đánh giá sự kế thừa của chính sách này đối với thời Tổng thống tiếp theo của chính quyền Mỹ. CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON 1.1. Nhân tố Quốc tế 1.1.1. Nhân tố Quốc tế những năm 80 Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, cục diện chính trị trên thế giới đã có nhiều thay đổi nhanh chóng theo hướng mới. Các nước lớn đã có những sự điều chỉnh chiến lược để phù hợp với tình hình thế giới, đó là việc đẩy mạnh cải thiện mối quan hệ hợp tác với nhau bằng con đường đối thoại hòa hoãn, điển hình là mối quan hệ tam giác chiến lược Mỹ- Xô - Trung. Về chính trị: Xu hướng hòa dịu trong chiến tranh lạnh đã bắt đầu xuất hiện vào năm 1985, khi Liên Xô có sự thay đổi lãnh đạo. Liên Xô và Mỹ đã chuyển xu hướng từ đối đầu sang xu hướng hòa dịu. Điều này tạo ra thuận lợi tích cực trong quan hệ quốc tế trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Tháng 2/1989 tại ManTa lãnh đạo hai nước Xô- Mỹ đã ký hiệp ước chấm dứt chiến tranh lạnh. Ngày 3/10/1989 bức tường Beclin sụp đổ, báo hiệu chiến tranh Lạnh kết thúc. Ngày 31/12/1991 Liên Xô tuyên bố giải thể, điều này thể hiện chiến tranh Lạnh kết thúc. Sự kiện này là một mốc lịch sử quan trọng trong Quan hệ quốc tế hiện đại, đánh dấu sự kết thúc 40 năm đối đầu căng thẳng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa mà đại diện là hai cường quốc Liên Xô và Mỹ. Do chịu sự chi phối của quan hệ Xô- Mỹ giai đoạn ( 1985 -1991) xu hướng hợp tác giữa các tổ chức, khu vực trên thế giới đã phát triển. Cuối thập niên 80 khối quân sự Vacsava và NATO có sự hợp tác với nhau trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, vũ khí thông thường, hai bên cam kết không tấn công lẫn nhau. Xu hướng hòa dịu còn thể hiện trong việc giả quyết những vấn đề của thế giới thứ 3. Ở khu vực Châu Mỹ La Tinh có sự hợp tác Xô- Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề của Nicaragoa. Ở khu vực Châu Á có sự hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia, Afganistan. Châu Phi có sự hợp tác giải quyết vấn đề Angola. Về Kinh tế: Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ XX, đã lôi cuốn tất cả các quốc gia tham gia vào quá trình này. Xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ nó làm cho tất cả các quốc gia phải tham gia vào xu thế này. Đây chính là nhân tố cơ bản tác động đên việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Bill Clinton. 1.1.2. Nhân tố Quốc tế những năm 90 Về Chính trị: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ vươn lên trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới và xác lập vị trí thế giới một cực trong quan hệ Quốc tế. Sau chiến tranh Lạnh, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nền hòa bình được củng cố. Tuy nhiên, các vấn đề quốc tế và khu vực trước đây bị chi phối bởi trật tự hai cực Xô- Mỹ, đến giai đoạn này được phát triển với quy mô ngày càng mạnh mẽ: đó là sự nổi lên của Chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chiến tranh cục bộ, khu vực ngày càng phát triển: Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 1(1990-1991), cuộc nội chiến ở Nam Tư cũ (1988- 1995). Các mâu thuẫn về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, lãnh thổ bùng phát thành những xung đột gay gắt và khó giải quyết. Các cuộc xung đột về quân sự, nội chiến đẫm máu xẩy ra ở nhiều nơi như Bosnia, chiến tranh Vùng Vịnh lần 1, Kosovo. Sự nổi lên của các cường quốc thế giới thứ 3 như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và các nước thế giới thứ 3, làm cho bản đồ chính trị thế giới có nhiều thay đổi. Sự tan rã của Liên Bang Xô Viết, Nam Tư, Tiệp Khắc, và sự suy yếu của nước Nga đã làm cho bản đồ chính trị thế giới bị thay đổi, và cán cân quyền lực nghiêng về có lợi cho Mỹ. Về cơ bản, môi trường quốc tế trở lên thuận lợi hơn cho việc thực hiện mục tiêu bá chủ thế giới của Mỹ. Với ưu thế vượt trội về so sánh lực lượng và được sự khích lệ trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), Mỹ hy vọng có thể áp đặt ý chí kiểu Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Sau chiến tranh Lạnh, nước Nga (Liên Xô) cũ đang trong giai đoạn chuyển đổi khó khăn, phải mất nhiều năm nữa mới có thể trở thành thách thức đối với Mỹ. Trung Quốc tuy đang trên đà phát triển kinh tế mạnh mẽ nhưng xét về sức mạnh tổng hợp phải nhiều thập kỷ nữa mới có thể đuổi kịp Mỹ. Nhật Bản tuy là một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới nhưng vẫn là “cương quốc một chân”. Liên minh Châu Âu (EU) là một trung tâm kinh tế lớn đang phát triển, nhưng việc trở thành một thực thể chính trị thống nhất còn gặp không ít khó khăn. Từ những nhận định về tình hình thế giới như trên, Hoa Kỳ phải đưa ra những chiến lược cụ thể chớp lấy thời cơ để nhanh chóng thực hiện được mục tiêu lãnh đạo thế giới sau chiến tranh Lạnh. Những vấn đề toàn cầu như: ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, nghèo đói, các căn bệnh đại dịch HIV/ AIDS ngay càng gia tăng. Các thế lực tôn giáo phát triển mạnh, đặc biệt là lực lượng Hồi giáo. Đạo hồi có mặt ở nhiều nước trên thế giới với hơn 1 tỷ tín đồ, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng và sự phát triển của thế giới. Sau chiến tranh Lạnh, phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới trở lên cơ động và linh hoạt hơn. Bắt nguồn từ những biến đổi về tương quan so sánh lực lượng giữa CNTB và CNXH. Quan niệm “bạn- thù” trở nên rạch ròi hơn, lợi ích quốc gia, dân tộc nghiêm ngặt hơn lợi ích hệ tư tưởng. Lợi ích quốc gia, dân tộc trước hết là lợi ích kinh tế, chính trị. Đây là lợi ích quan trọng nhất, nó chi phối quan hệ quốc tế, trật tự thế giới mới. Về Kinh tế: Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ vẫn duy trì vị trí Siêu cường kinh tế duy nhất trên thế giới. Năm 1991 GDP của Mỹ chiếm 33% GDP toàn cầu; Tuy nhiên, Mỹ phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ về kinh tế của các nước đồng minh của mình là Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc mới nổi trong thế giới thứ 3: Trung Quốc, Ấn Độ. Các nước công nghiệp mới NICS ở Đông Á và Mỹ La Tinh: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mexico, ChiLe, Aghentina; Xu thế toàn cầu hóa Kinh tế quốc tế phát triển hết sức mạnh mẽ trên toàn cầu và khu vực. Ngày 1/1/1995 Khu vực chung về thuế quan và mậu dịch chức Mậu dịch và thuế quan chung (GATT) chính thức đổi tên thành Tổ chức thương mại thế giới wto. Năm 1989 ra đời khu vưc mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA đến năm 1992 thúc đầy liên kết khu vực nội khối giữ Mỹ - Mexico- Canada. Ngày 1/1/1993 Cộng đồng Châu Âu EC chính thức đổi tên thành Liên minh Châu Âu EU; Xu hướng hình thành các trung tâm kinh tế trên thế giới của các nước phát triển và đang phát triển diễn ra mạnh mẽ: Các nước phát triển vẫn duy trì 3 trung tâm kinh tế Mỹ - EU- Nhật Bản. Ngoài ra, còn có nhiều trung tâm kinh tế liên kết giữa các nước phát triển và đang phát triển như: Diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn kinh tế Á- Âu (ASEM); Cuộc
Luận văn liên quan