Luận văn Công nghệ chế biến thủy sản tại Cafatex

Đồng bằng sông Cửu Long nước ta có tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Mỗi năm ước tính có khoảng hàng ngàn tấn được xuất khẩu khắp các nước trên thế giới, đem lại thu nhập không ít cho đất nước và người dân lao động. Lợi dụng ưu thế tiềm năng đó, nhiều nhà máy thủy hải sản được xây dựng để chế biến nguồn nguyên liệu có sẵn và phần nào tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương. Các công ty được trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ đạt chuẩn quốc gia. Các sản phẩm xuất khẩu như cá fillet, các sản phẩm cua ghẹ, các mặt hàng tôm xuất khẩu như tôm tươi đông Block, tôm đông rời IQF, tôm luộc xuất khẩu, được người tiêu dùng ưa chuộng trong và ngoài nước. Đặc biệt sản phẩm tôm tươi đông Block luôn có thế mạnh, có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng như thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu

pdf65 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4753 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công nghệ chế biến thủy sản tại Cafatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long nước ta có tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Mỗi năm ước tính có khoảng hàng ngàn tấn được xuất khẩu khắp các nước trên thế giới, đem lại thu nhập không ít cho đất nước và người dân lao động. Lợi dụng ưu thế tiềm năng đó, nhiều nhà máy thủy hải sản được xây dựng để chế biến nguồn nguyên liệu có sẵn và phần nào tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương. Các công ty được trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ đạt chuẩn quốc gia. Các sản phẩm xuất khẩu như cá fillet, các sản phẩm cua ghẹ, các mặt hàng tôm xuất khẩu như tôm tươi đông Block, tôm đông rời IQF, tôm luộc xuất khẩu,… được người tiêu dùng ưa chuộng trong và ngoài nước. Đặc biệt sản phẩm tôm tươi đông Block luôn có thế mạnh, có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng như thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu… Với những thành tựu phát triển mạnh của ngành thủy sản trong những năm qua, đòi hỏi chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm hơn nữa về ngành chế biến thủy sản cũng như về công nghệ chế biến. Đặc biệt là ngành công nghệ chế biến các sản phẩm từ tôm để có thể nâng cao hơn nữa về chất lượng, số lượng và đa dạng các dạng sản phẩm từ nguyên liệu tôm phục vụ nhu cầu xuất khẩu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để xây dựng quy trình sản xuất hoàn chỉnh và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản Cafatex là xí nghiệp đông lạnh thủy sản II. Công ty được thành lập vào tháng 5/1978 và trực thuộc liên hiệp công ty thủy sản xuất nhập khẩu Hậu Giang với nhiệm vụ thu mua, chế biến và cung cấp hàng xuất khẩu. Năm 1989 từ một đơn vị báo cáo sở trực thuộc công ty chế biến thủy sản Hậu Giang thành đơn vị độc lập với tư cách pháp nhân đầy đủ. Nhiệm vụ chuyên thu mua, chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Tháng 7/1992, sau khi tỉnh Hậu Giang tách thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng theo quyết định 116/QD UBT 92 của Ủy Ban tỉnh Cần Thơ ký ngày 1/7/1992 đã quyết định thành lập xí nghiệp chế biến thủy sản Cần Thơ trên cơ sở “xí nghiệp thủy sản II” nguyên là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống Seaprodex Việt Nam xuất khẩu. Tháng 3/2004 theo chủ trương chung của Chính phủ, công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên gọi “Công ty cổ phần thủy sản Cafatex” Công ty cổ phần thủy sản Cafatex có: Mã Doanh nghiệp: 229DL 65, DL 365 Tên Tiếng Anh: Cafatex Fishery Joint Stock Company Tên giao dịch: CAFATEX CORPORATION Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Kịch Địa chỉ: Km 2081, Quốc lộ 1, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang Điện thoại cơ quan: (84) 0711 3846134, Fax: (84) 0711 3847775 / 0711 3846728 Loại hình doanh nghiệp: Cổ phần Loại hình kinh doanh: Chế biến và xuất khẩu Tài khoản: 011.1.00.000046.5 tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ Mã số thuế: 1800158710 Email: mkcafatex@hcm.vnn.vn Website: www.cafatex-vietnam.com Vốn điều lệ của công ty: 49.404.225.769VND Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 3 Trong đó: + Vốn cổ đông bên ngoài: 7.998.641.292 VND + Vốn cổ đông công ty: 27.087.725.000 VND + Vốn nhà nước: 14.327.399.473 VND 1.1.2. Quy mô sản xuất Do nhu cầu thị trường ngày càng lớn cùng với sự phát triển của ngành thủy sản và để đứng vững trên thị trường trong nước và ngoài nước, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì từ đầu năm 1995 công ty đã đầu tư trên 1 triệu đôla để mua trang thiết bị hiện đại và xây dựng sửa chữa nhà xưởng. Nhờ tiếp xúc công nghệ và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng vì thế công ty đẩy mạnh nâng cao chất lượng ngày một cao hơn, mặt hàng đa dạng hơn. Từ đó, xí nghiệp đã mở rộng thị trường tiêu thụ ra nhiều nước và nhãn hiệu Cafatex - Việt Nam đã trở thành nhu cầu thường xuyên tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, Hong Kong…Bên cạnh đó các quy trình công nghệ cũng đã từng bước hoàn thiện sản xuất ổn định về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm thậm chí mẫu mã cũng được cải tiến. Ngoài ra công ty còn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn như HACCP, SSOP, GMP, ISO… vào trong sản xuất để đảm bảo an toàn thực phẩm từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, công ty cũng gặp khá nhiều khó khăn như vụ bán phá giá vào thị trường và ảnh hưởng việc suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm. Tuy vậy thương hiệu của công ty vẫn giữ vị trí quan trọng trên thị trường thế giới hơn 10 năm qua. + Tổng doanh thu 2004 là: 107 triệu USD + Tổng doanh thu 2005 là: 73 triệu USD + Tổng doanh thu 2006 là: 64 triệu USD 1.1.3. Các sản phẩm đang sản xuất và xuất khẩu của công ty 1.1.3.1. Các dạng sản phẩm chính Một số mặt hàng hiện nay công ty đang sản xuất đó là tôm và cá (chủ yếu là cá tra và cá basa) và được chia ra rất nhiều dòng sản phẩm như: ● Tôm gồm có các dòng sản phẩm như: + Tôm đông IQF gồm các loại sau PD, HL, PTO + Tôm đông Block gồm HOSO, PD, PTO, HLSO + Tôm luộc IQF (PD, PTO) Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 4 + Tôm Nobashi + Tôm Ebifry + Tôm Sushi (HLSO, PD) + Tôm sú đông semi Block + Tôm Tempura (tôm chiên)  Các thuật ngữ dùng để phân biệt tôm trong sản xuất + HOSO: Tôm nguyên con + HLSO: Tôm bị lặt đầu, còn vỏ + PTO: Tôm thịt lột vỏ, rút tim chỉ chừa đốt vỏ cuối cùng ở đuôi + PD: Tôm thịt được lột vỏ, rút tim hoàn toàn + BM: Tôm bị gãy, dập nát trong quá trình chế biến * Một số sản phẩm tôm chế biến tại công ty Tôm sú PD đông IQF Tôm sú vỏ đông IQF (HLSO) Tôm sú vỏ đông Block Tôm sú PTO đông Block Tôm Sushi (HLSO) Tôm Nobashi Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 5 Tôm luộc IQF Tôm Tempura Hình 1.1. Các sản phẩm tôm đang chế biến tại công ty Cafatex ● Cá tra và cá basa gồm các sản phẩm như: Cá tra, cá basa đông Block, IQF Cá tra, cá basa fillet cắt miếng xiên que Cá tra, cá basa áo bột bánh mì. * Một số sản phẩm cá tra, cá basa chế biến tại công ty Cá tra, cá basa đông Block Cá tra, cá basa đông IQF Cá tra, cá basa áo bột bánh mì Cá tra, cá basa fillet cắt miếng xiên que Hình 1.2. Các sản cá tra, cá basa đang chế biến tại công ty Hiện nay các sản phẩm mang nhãn hiệu Cafatex đang được thị trường thế giới chấp nhận và đang phát triển rộng ở các nước châu Âu, Á, Mỹ, Nhật…Đó là nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện đại vào trong sản xuất cũng như cuộc chuyển đổi bao bì, đóng gói từ dạng thường sang dạng cao cấp với mẫu mã đa dạng hơn. Ngoài ra công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tiếp thị phong phú, linh hoạt kết hợp với hoàn thiện công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng, phương thức mua bán…nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu trong và ngoài nước. Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 6 1.1.3.2. Thị trường xuất khẩu Các mặt hàng mà công ty hiện đang sản xuất chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, các nước Bắc Mỹ, Tây Âu… Thị trường Bắc Mỹ gồm các sản phẩm như: tôm đông Block (PD, HLSO, PTO, EZP…), tôm semi IQF, cá tra, cá basa đông Block. Thị trường Nhật gồm các sản phẩm: các sản phẩm tôm đông Block, tôm Sushi, tôm Nobashi, tôm Ebifry, tôm Tempura. Thị trường Châu Âu (EU): sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm tôm đông Block, tôm Ebifry, tôm IQF, tôm luộc. Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 7 1.2. TỔ CHỨC NHÀ MÁY 1.2.1. Sơ đồ tổ chức Hình 1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức hành chính công ty Cafatex Phòng bán hàng Chi nhánh thành phố hồ chí minh Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm tra Phó tổng giám đốc Tổng giám đốc Ban dự án Trợ lí tổng giám đốc Ban iso- marketing Ban nguyên liệu Phòng xuất nhập khẩu trong đó có kho thành phẩm Phòng công nghệ kiểm nghiệm - Kiểm cảm quan - Kiểm sinh hóa - Quản lí chất lượng Phòng tổng vụ - Đội xe - Đội bảo vệ PCCC - Đội vệ sinh thu gom - Trạm y tế - Bộ phận bảo hộ lao động - Nhà ăn - Ban dự án Phòng cơ điện lạnh - Tổ vận hành - Tổ điện tử, điện lạnh - Tổ sửa chửa thiết bị Phòng tài chính kế toán - Kho vật tư NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CÁ Xưởng sơ chế tôm Xưởng điều phối tinh chế tôm Xưởng tôm Nhật Bản Xưởng tôm Bắc Mỹ châu Âu Xưởng cá 1 Xưởng cá 2 Xưởng cá 3 Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 8 1.2.2. Thuyết minh sơ đồ 1.2.2.1. Ban tổng giám đốc Tổng giám đốc định hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị, tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế. Đề ra các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc có quyền điều hành và quản lý toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty theo chế độ của thủ trưởng. Tổng giám đốc có quyền tuyển dụng và bố trí lao động cũng như việc đề bạt, khen thưởng, kỹ luật trong doanh nghiệp. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên của mình. Phó tổng giám đốc: chịu sự chỉ huy trực tiếp của tổng giám đốc trong phạm vi được giao. Mặt khác phó tổng giám đốc có thể thay mặt tổng giám đốc để giải quyết các công việc có tính thường xuyên của đơn vị khi tổng giám đốc vắng mặt. 1.2.2.2. Hệ thống các phòng ban và các xưởng sản xuất ● Phòng tổng vụ Quản lý, tuyển dụng, bố trí lao động và bảo vệ lao động. Nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi công ích nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Thực hiện công tác quản lý hành chính, bảo vệ tài sản và an ninh trât tự an toàn cho sản xuất. ● Phòng tài chính - kế toán Thực hiện công tác hoạch toán kế toán, thống kê toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật. Phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tham mưu về tài chính cho tổng giám đốc. ● Phòng xuất nhập khẩu Thực hiện tổ chức sản xuất, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của công ty. Quản lý điều phối công tác vận chuyển đường bộ, quan hệ với các hãng tàu vận chuyển bằng đường biển phục vụ công tác xuất khẩu hàng hóa cho công ty. Tổ chức tiếp nhận, quản lý thiết bị kho đông lạnh thành phẩm đảm bảo chất lượng và số lượng. Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 9 Tham gia theo dõi và quản lý thiết bị kho đông lạnh, luôn bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hàng hóa và thực hiện báo cáo định kỳ các nghiệp vụ phát sinh theo quy định của công ty. ● Phòng bán hàng Tiếp thị, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại thay cho tổng giám đốc. Phát triển thị trường sản phẩm cho công ty. ● Phòng công nghệ - kiểm nghiệm Nghiên cứu xây dựng, hợp lý hóa, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hiện có. Đảm bảo sản phẩm sản xuất ra luôn được cải tiến bảo đảm được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Tiếp nhận công nghệ mới, chuyên giao thiết lặp và bố trí quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mới cho công ty. Hướng dẫn quản lý và giám sát nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất đã được ban tổng giám đốc phê duyệt. Thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các quy trình quản lý chất lượng mà công ty đang áp dụng. Chịu trách nhiệm tổ chức, huấn luyện, đào tạo kỹ thuật và quản trị kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật và công nhân tại các xưởng sản xuất. Cập nhật tất cả những tư liệu kỹ thuật, quản lý và bảo mật kỹ thuật và công nghệ sản xuất của công ty. ● Phòng cơ - điện lạnh Quản lý sử dụng trang thiết bị, máy móc, cơ điện nước của nhà máy đúng với quy trình vận hành, bảo trì của từng loại máy móc, thiết bị đã được huấn luyện, hướng dẫn đảm bảo thao tác đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức quản lý, sử dụng các loại thiết bị, vật tư, công cụ được trang bị để sữa chữa, bảo trì một cách chặt chẽ theo quy định chế độ hiện hành của công ty. Tổ chức vận hành các máy móc, thiết bị sản xuất phục vụ cho sản xuất luôn đảm bảo liên tục trong sản xuất. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc. Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy an toàn cho sản xuất, cho con người, cho tài sản của công ty. Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 10 Tổ chức nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình vận hành và bảo trì nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc, thiết bị. Thực hiện báo cáo định kỳ và các công việc phát sinh cho tổng giám đốc. ● Ban ISO-Marketing Hợp tác phát triển hệ thống tiêu thụ ở các thị trường trong và ngoài nước và thiết lập mối quan hệ với thị trường tiêu thụ. Tổ chức triển khai tham gia các hội chợ quốc tế cũng như các hội chợ trong nước. Thiết kế các mẫu bao bì, catalogue cho công ty. Trực tiếp quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến các vụ tranh chấp của công ty đồng thời quản lý hồ sơ chất lượng theo quy định quản lý hồ sơ chất lượng ISO 9001: 2000. Thực hiện báo cáo định kỳ công tác của ban và các nghiệp vụ phát sinh theo quy định của công ty. ● Ban nguyên liệu Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát thực tế tình hình nguyên liệu đáp ưng nhu cầu nguyên liệu cho công ty. Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật, công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên liệu của công ty. Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Giao hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý hàng hóa gởi các kho thuộc thành phố Hồ Chí Minh. ● Nhà máy chế biến tôm Nhận lệnh và thông tin sản xuất từ phòng bán hàng đã được tổng giám đốc phê duyệt. Tổ chức nhân sự và điều hành trong quá trình sản xuất. ● Nhà máy chế biến cá Tây Đô Nhận lệnh và thông tin sản xuất từ phòng bán hàng đã được tổng giám đốc phê duyệt. Tổ chức nhân sự và điều hành trong quá trình sản xuất. Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 11 Baûo veä Đoäi xe con Kho N ha øan c oân g ng hi eäp Kho B X u oûn g T em pu ra Xuôûng dieàu phoái- tinh cheá Xuôûng So cheá Xuôûng Nobashi Xuôûng phaân côõ BHLĐ X u ôûn g L uo äc Kho A Kho C BHLĐ BHLĐ X. Block- IQF Đoùng goùi Thaùp nuôùc Phoøng Huaán luyeän P.CN- KN P.Khaùch Phoøng XNK P. V i s in h BHLĐ Xuôûng Sushi X u ôûn g E bi - f ry TN NL Khu xöû lyù nuôùc caáp Khu xöû lyù nuôùc thaûi Xuôûng Caù Kho Laïnh P.Raõ doângĐaù caây P. T Vuï P.Y Teá P. Giaët X u ôûn g C aù T aây Đ oâ M aùy p ha ùtd ie än T ra ïm h aï th eá H oùa C ha át Ph uï gi a K ho B B Sông Ba Láng Quoác loä 1A Haønh chính C oån g ph uï C oån g ch ín h Nhaø xe NV NX CN Ñi Soùc TraêngÑi Caàn Thô Kho D 1.3. THIẾT KẾ NHÀ MÁY 1.3.1. Tổng mặt bằng công ty Hình 1.4. Sơ đồ tổng mặt bằng nhà máy Cafatex Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 12 1.3.2. Ưu - nhược điểm của thiết kế nhà máy và bố trí dây chuyền sản xuất 1.3.2.1. Ưu điểm i. Ưu điểm về thiết kế bên ngoài ● Diện tích: Diện tích nhà máy khá lớn đủ để bố trí các công trình hiện hữu, đồng thời có chứa một phần diện tích để mở rộng trong tương lai. ● Giới hạn nhà máy: Toàn bộ nhà máy có tường bao quanh cách ly với bên ngoài, đồng thời có một phần diện tích trồng cây xanh để hạn chế khói bụi, cháy nổ, xảy ra đồng thời làm tăng thêm vẻ mỹ quan cho nhà máy. ● Bố trí nhà máy: Nhà máy bố trí chính diện quay ra hướng quốc lộ nơi dân cư dễ thuận tiện cho việc giao lưu và đảm bảo vẻ mỹ quan cho địa phương. ● Về mặt công nghệ: Các xưởng như tiếp nhận nguyên liệu, xưởng sản xuất khâu bao bì, kho thành phẩm được bố trí gần nhau để thuận tiện cho việc sản xuất, rút ngắn khoảng cách cho sản xuất và giảm thiết bị vận chuyển đồng thời đảm bảo vẻ mỹ quan cho nhà máy. ● Giao thông: Đường giao thông trong nhà máy là đường một chiều, mặt bằng được tráng nhựa để hạn chế bụi bẩn và đảm bảo nước thoát một cách dễ dàng khi mưa kéo dài đồng thời có chỗ cho xe đậu một cách dễ dàng. ● Hệ thống cung cấp nước: Nước cung cấp cho sản xuất là nước sạch an toàn và đạt tiêu chuẩn 1329/2002 của bộ y tế qui định theo chỉ thị 95/93/EC.Và sử dụng nguồn nước sạch đã qua xử lí phục vụ cho việc làm vệ sinh, phòng cháy và chữa cháy. Có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xử lý nước thải trước khi thải ra sông đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. ● Hệ thống cung cấp điện: Nguồn điện mà nhà máy sử dụng cung cấp cho sản xuất sinh hoạt và bảo vệ được lấy từ nguồn điện quốc gia trong trạm biến áp của nhà máy. Ngoài ra để đáp ứng nguồn điện một cách liên tục không bị gián đoạn trong trường hợp mất điện nhà máy còn bố trí thêm máy phát điện. ii. Ưu điểm về thiết kế bên trong ● Nền: Nền ở khu sản xuất có tính chất ít thấm nước, nhẵn dễ cọ rữa, dễ khử trùng. Nền có một độ dốc nhất định để cho chất lỏng dễ thoát vào các đường dẫn đến khu vực xử lý nước thải một cách dễ dàng. Chổ gốc nối giữa các tường và nền có độ dốc lớn để đảm bảo nước thoát một cách dễ dàng và thuận tiện cho việc làm vệ sinh. ● Tường: Để phân chia các khâu trong nhà máy, tường được thiết kế cao khoảng 1,2m và có quét sơn chống thấm để tiện cho việc làm vệ sinh phần còn lại được làm bằng kính nguyên tấm. Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 13 ● Trần: Trần được làm bằng vật liệu nhựa, không thấm nước màu sáng và cách nền khoảng 4m. ● Cửa ra vào: Được làm bằng kính nguyên tấm, khung làm bằng kim loại và có quét sơn chống thấm, cửa luôn được đóng kín không có khe hở, để ngăn cản sự xâm nhập của khói bụi và côn trùng. Tất cả cửa ra vào đều có màng nhựa để ngăn cản sự xâm nhập của côn trùng và cách ly bên trong và bên ngoài phân xưởng trong nhà máy. ● Phòng thay bảo hộ lao động: Được bố trí bên trong cửa ra vào và có đèn cực tím để bắt côn trùng. Có móc treo bảo hộ lao động, quần áo và đồ dùng cá nhân. Có gương soi từ đầu đến chân để phục vụ cho việc thay bảo hộ lao động được hoàn chỉnh. Có nhân viên phục vụ để làm tóc và làm vệ sinh sạch sẽ khu vực thay bảo hộ lao động. ● Nhà vệ sinh: Được đặt ở phía ngoài khu vực sản xuất và cách xa nhà ăn. Nhà vệ sinh nền và tường được dán bằng gạch men và sứ màu sáng để dễ phát hiện có vết bẩn và làm vệ sinh sạch sẽ. Luôn có đầy đủ giấy vệ sinh, xà phòng, nước để phục vụ sau khi vệ sinh. ● Cầu thang, bậc thềm: Được làm bằng gạch men đảm bảo không thấm nước dễ cọ rữa và làm vệ sinh. ● Kho hóa chất: Nhà máy có kho hóa chất riêng biệt, kín nhưng thông gió, cửa khóa cẩn thận do người có trách nhiệm đảm nhận. Các hóa chất chứa trong bao bì được kê lên kệ cao. Các hóa chất tẩy rửa và khử trùng được chứa trong thùng chuyên dùng kín. ● Kho lạnh: Các cấu trúc bên trong kho được làm bằng vật liệu nhẵn không thấm nước đủ khả
Luận văn liên quan