Luận văn Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố Pleiku

Thực tập cuối khóa là một trong những nội dung quan trọng trong khóa học đào tạo cử nhân hành chính của Học viện Hành chính. Thông qua đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên tìm hiểu tổ chức, hoạt động của Bộ máy Nhà nước và thể chế hành chính Nhà nước; nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cẩu tổ chức của cơ quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong cơ quan nơi thực tập. Trên cơ sở đó có thể tìm hiểu, hiểu biết hơn nữa về nền hành chính nói chung hiện nay và công tác hành chính của cơ quan thực tập nói riêng. Đồng thời đây cũng là dịp để sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính, bổ sung và nâng cao kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập ở Học viện. Có thể nói đợt thực tập này sẽ trang bị cho sinh viên những bài học thực tiễn cộng với những kiến thức đã học nhằm nâng cao hơn nữa kinh nghiệm tránh bị động khi tiếp xúc với công việc thực tế sau này. 2. Nội dung thực tập: Theo Quy chế thực tập đối với sinh viện Đại học Hành chính hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 1918/QĐ-HCQG ngày 30/12/2005 của Giám đốc Học Viện Hành Chính Quốc Gia), sinh viên các lớp Đại học Hành chính KS6 niên khóa 2005-2009 đã tiến hành đợt thực tập cuối khóa tại các cơ quan Hành chính Nhà nước từ ngày 16/3/2009 đến 15/5/2009 với nội dung thực tập cụ thể sau đây: - Thực tập cần nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ của cơ quan thực tập; - Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước; - Nắm được thủ tục hành chính, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan; - Thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước với yêu cầu cụ thể mà cơ quan thực tập giao cho.

doc43 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND thành phố Pleiku PHẦN I: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP Mục đích của đợt thực tập: Thực tập cuối khóa là một trong những nội dung quan trọng trong khóa học đào tạo cử nhân hành chính của Học viện Hành chính. Thông qua đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên tìm hiểu tổ chức, hoạt động của Bộ máy Nhà nước và thể chế hành chính Nhà nước; nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cẩu tổ chức của cơ quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong cơ quan nơi thực tập. Trên cơ sở đó có thể tìm hiểu, hiểu biết hơn nữa về nền hành chính nói chung hiện nay và công tác hành chính của cơ quan thực tập nói riêng. Đồng thời đây cũng là dịp để sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính, bổ sung và nâng cao kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập ở Học viện. Có thể nói đợt thực tập này sẽ trang bị cho sinh viên những bài học thực tiễn cộng với những kiến thức đã học nhằm nâng cao hơn nữa kinh nghiệm tránh bị động khi tiếp xúc với công việc thực tế sau này. Nội dung thực tập: Theo Quy chế thực tập đối với sinh viện Đại học Hành chính hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 1918/QĐ-HCQG ngày 30/12/2005 của Giám đốc Học Viện Hành Chính Quốc Gia), sinh viên các lớp Đại học Hành chính KS6 niên khóa 2005-2009 đã tiến hành đợt thực tập cuối khóa tại các cơ quan Hành chính Nhà nước từ ngày 16/3/2009 đến 15/5/2009 với nội dung thực tập cụ thể sau đây: Thực tập cần nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ của cơ quan thực tập; Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước; Nắm được thủ tục hành chính, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan; Thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước với yêu cầu cụ thể mà cơ quan thực tập giao cho. Báo cáo tình hình thực tập: Em xin báo cáo tình hình thực tập thời gian qua như sau: Nơi thực tập: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai; Thời gian thực tập: từ 16/3/2009 đến 15/5/2009; Quá trình thực tập cụ thể: Tuần 1 (từ 16/3 đến 20/3): + Trình kế hoạch thực tập cho lãnh đạo văn phòng UBND thành phố Pleiku; + Lựa chọn đề tài báo cáo thực tập về vấn đề “soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng”. Tuần 2 (từ 23/3 đến 27/3): + Soạn thảo đề cương báo cáo thực tập gửi cho thầy theo thời gian quy định; + Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ làm việc của UBND Pleiku, của Văn phòng UBND thành phố Pleiku. Tuần 3,4 (từ 30/3 đến 10/4): + Tìm hiểu quy trình công vụ và các thủ tục hành chính của cơ quan; + Được giao phân loại giấy tờ, công văn chuyển đến các cơ quan; công dân khiếu nại, tố cáo tại bộ phận Tổng hợp để gửi cho văn thư. + Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài để chuẩn bị cho báo cáo thực tập. Tuần 5,6 (từ 13/4 đến 24/4): + Tiếp tục thực hành các kỹ năng hành chính tại bộ phận Tổng hợp của Văn phòng; + Tiếp cận với công tác soạn thảo văn bản của Văn phòng và quá trình quản lý văn bản tại bộ phận Văn thư, bộ phận Tổng hợp. + Viết bản thảo báo cáo thực tập. Tuần 7 (từ 27/4 đến 1/5): + Tiếp tục thực hành các kỹ năng hành chính tại bộ phận Tổng hợp của Văn phòng; + Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa báo cáo thực tập; Tuần 8,9 ( từ 4/5đến 15/5): + Trình báo cáo thực tập lên lãnh đạo Văn phòng xét duyệt và ký xác nhận; + Hoàn thành báo cáo thực tập. PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN VÀ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PLEIKU Giới thiệu chung về thành phố Pleiku Đặc điểm tình hình chung: Thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai được Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1999 /NĐ-CP ngày 24/4/1999 về thành lập thành phố Pleiku. Thành phố Pleiku là đô thị phía Bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai. Dân số 236.982 người(Tháng 5-2008), bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa số (87,5%), còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Gia Rai và Ba Na (12,5%). Số người trong độ tuổi lao động khoảng 76.262 người chiếm 38% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhanh, đến năm 2004 đạt 1,14%. Kết quả trên đã góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Thành phố có 14 phường (trong đó phường Thắng Lợi, mới được thành lập vào cuối năm 2006, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của xã Chư Á; phường Phù Đổng, phường Chi Lăng, phường Đống Đa, được thành lập vào đầu năm 2008, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của phường Hội Phú, phường Thống Nhất, xã Ia Kênh, xã Chư H'đrong), và 9 xã. Diện tích đất nội thành là 5.368,61 ha với dân số khoảng 175.820 người (10 phường). Hệ thống giao thông, lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc đã thông suốt từ thành phố đến 19 xã, phường. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Pleiku: Trong giai đoạn 1999 – 2006, qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển đô thị, thành phố Pleiku đã và đang gặt hái được nhiều thành công trên bước đường đổi mới, bộ mặt thành phố đang từng ngày thay đổi, khang trang và hiện đại hơn. Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 8 năm đạt hơn 2.302 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Thành phố đầu tư hơn 213 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2006 đạt là 16,5 %, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng trong cơ cấu chung của GDP. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,5 triệu đồng người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1.395 hộ, chiếm 3,1% (theo tiêu chí mới), trong đó có 546 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (39,1%). Hiện có trên 86% số hộ dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt, 99,99% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia. Vệ sinh môi trường được chú trọng đầu tư đồng bộ với sự phát triển hạ tầng đô thị. Hệ thống thông tin liên lạc được mở rộng đầu tư nâng cấp, đến nay đã phủ sóng thông tin toàn bộ 20/20 xã, phường. Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao được tập trung đầu tư, các vấn đề xã hội có điều kiện phát triển tốt hơn. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại; đến nay có hơn 80% nhà kiên cố và bán kiên cố. Trung tâm thương mại của thành phố và hệ thống các chợ khu vực đã được đầu tư làm mới, ngày càng đi vào hoạt động ổn định. Đặc biệt vừa qua ngày 25/2/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận TP Pleiku là đô thị loại II, đây cũng sẽ là một bước tiến mới thay đổi vị thế của TP Pleiku trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng, tỉnh Gia Lai phát triển bền vững nói chung. Hiện nay nền kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hoá, toàn cầu hoá, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đan xen phức tạp gắn với quá trình tự do hoá về thương mại, đầu tư và lao động. Trật tự kinh tế thế giới hình thành theo hướng đa trung tâm, hợp tác gắn liền với cạnh tranh, hội nhập kinh tế đi đôi với bảo vệ lợi ích quốc gia. Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện chính trị, kinh tế quan trọng của đất nước, mở ra cánh cửa lớn với nền kinh tế toàn cầu, xu thế hội nhập sẽ là yếu tố tác động mạnh mẽ đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung, tỉnh Gia Lai và thành phố Pleiku nói riêng. Điều đó mang đến cho Pleiku nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thử thách to lớn, chính vì vậy bên cạnh nỗ lực của chính quyền và nhân dân, thành phố Pleiku rất cần có sự góp sức của các thành phần kinh tế, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh để thành phố ngày càng phát triển hơn nữa trên vị thế mới là Đô thị loại II. Quy chế làm việc của UBND và Văn phòng UBND thành phố Pleiku Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND TP Pleiku Chức năng của UBND TP Pleiku: UBND thành phố Pleiku do HĐND thành phố bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND thành phố, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của HĐND thành phố, Thành ủy pleiku và UBND tỉnh Gia Lai, chấp hành nghiêm túc và thực hiện kịp thời, có hiệu quả các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Thành ủy, Ban thường vụ Thành ủy. Có trách nhiệm báo cáo toàn bộ hoạt động của mình với HĐND thành phố, UBND tỉnh Gia Lai, Thành ủy. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tất cả các lĩnh vực trên địa bàn thành phố. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND TP Pleiku: Nhiệm, vụ và quyền hạn của UBND thành phố Pleiku được quy định cụ thể và rõ ràng trong Luật của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về tổ chức HĐND và UBND. UBND thành phố thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề được xác định trong các lĩnh vực cụ thể: kinh tế; nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng, giao thông vận tải; thương mại, dịch vụ và du lịch; giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao;khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; trong việc thi hành pháp luật; trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính. Cách thức giải quyết công việc của UBND thành phố: Thảo luận tập thể và Quyết nghị từng vấn đề tại phiên họp UBND TP; Đổi một số vấn đề cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, Văn phòng HĐND và UBND (sau đây gọi là Văn phòng) gửi toàn bộ hồ sơ và Phiếu lấy ý kiến đến từng thành viên của UBND thành phố để xin ý kiến. Hồ sơ gửi lấy ý kiến thành viên UBND thành phố giải quyết công việc bao gồm: + Nội dung Tờ trình, đề án, văn bản gồm: sự cần thiết, luận cứ ban hành đề án, văn bản; những nội dung chính của đề án, văn bản và những ý kiến còn khác nhau. Tờ trình phải do người có thẩm quyền ký và đóng dấu đúng quy định. +Dự thảo đề án, văn bản. +Văn bản thẩm định của phòng Tư pháp thành phố (đối với văn bản quy phạm pháp luật). + Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan và giải trình tiếp thu của cơ quan chủ trì soạn thảo đề án, văn bản. + Văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan. + Các tài liệu cần thiết khác (nếu có). Các quyết nghị tập thể của UBND thành phố được thông qua khi có quá nữa số thành viên UBND thành phố đồng ý. Trường hợp xin ý kiến các thành viên UBND thành phố bằng hình thức Phiếu lấy ý kiến thì: + Nếu vấn đề được quá nửa thành viên UBND thành phố đồng ý thì Văn phòng Chủ tịch UBND thành phố quyết định và báo cáo trong phiên họp UBND thành phố gần nhất. + Nếu vấn đề không được quá nửa số thành viên UBND thành phố đồng ý thì Văn phòng báo cáo Chủ tịch UBND thành phố quyết định việc đưa ra thảo luận tại phiên họp UBND thành phố. Cơ cấu tổ chức của UBND TP Pleiku: UBND thành phố Pleiku tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy trách nhiệm cá nhân của từng thành viên UBND thành phố, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. UBND thành phố phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biều hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ, viên chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương, chủ động; sáng tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Xây dựng và phát triển thành phố về nhiều mặt nhằm phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân. Cơ cấu tổ chức của UBND thành phố Pleiku gồm 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch và các phòng ban chuyên môn trực thuộc (14 phòng ban): Văn phòng, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Quản lý Đô thị, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Kinh tế, Phòng Tư pháp, Phòng Thống kê, Phòng Y tế, Ban Dân tộc Tôn giáo, Phòng Dân số và Trẻ em, Phòng Thanh tra. UBND thành phố Pleiku làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể UBND; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND thành phố. Do đó, với cơ cấu tổ chức của mình UBND thành phố cố gắng phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi phòng, ban trong UBND nhằm giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, đúng thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Thành ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố và sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND thành phố Pleiku CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH VĂN XÃ PHÓ CHỦ TỊCH NÔNG NGHIỆP PHÓ CHỦ TỊCH CÔNG NGHIỆP Phòng Y tế UBDS GD&TE BAN DÂN TỘC TÔN GIÁO QLĐT KINH TẾ TN&MT THỐNG KÊ VĂN PHÒNG TC-KT PHÒNGNỘI VỤ PHÒNGLĐ-TB-XH PHÒNGTHANH TRA PHÒNGTƯ PHÁP Chú thích sơ đồ: Phó Chủ tịch văn xã, Phó Chủ tịch Nông nghiệp, Phó Chủ tịch Công nghiệp, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội, Phòng Thanh tra, Phòng Tư pháp giúp việc cho Chủ tịch. Các phòng ban giúp việc cho các Phó Chủ tịch Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND thành phố Pleiku. Chức năng của Văn phòng UBND thành phố Pleiku: Văn phòng HĐND - UBND thành phố Pleiku là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố, là bộ máy tham mưu giúp việc và phục vụ trực tiếp cho hoạt động hàng ngày về điều kiện cơ sở vật chất cho nhiệm vụ công tác của HĐND&UBND. Văn phòng HĐND - UBND thành phố là cơ quan tham mưu, tổng hợp và phối hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của HĐND, TT.HĐND và UBND thành phố; bố trí công chức làm việc theo chế độ chuyên viên giúp TT.HĐND và UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, thi đua khen thưởng, dân tộc tôn giáo, an ninh quốc phòng. Văn phòng HĐND-UBND có tư cách pháp nhân, trụ sở làm việc và con dấu riêng. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng UBND thành phố Pleiku: Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của HĐND&UBND, Chủ tịch UBND thành phố đảm bảo chủ trương, đường lối của Đảng và các quy định pháp luật của Nhà nước. Xây dựng các chương trình làm việc của HĐND thành phố, UBND và Chủ tịch UBND thành phố, giúp lãnh đạo theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc HĐND, UBND thành phố và UBND các xã, phường thực hiện chương trình công tác đó. Theo dõi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong việc chuẩn bị các đề án (bao gồm các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các dự án Kinh tế - Xã hội, Văn hóa, Y tế, Giáo dục, An ninh – Quốc phòng và các dự án khác) và tham gia ý kiến về nội dung, hình thức và thể thức trong quy trình soạn thảo các đề án đó. Thẩm tra các đề án của cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND cấp xã, phường trình UBND thành phố quyết định hoặc để UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định. Trong trường hợp đề án chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, thể thức và trình tự theo quy định của pháp luật,quy chế của UBND thành phố quy định, Văn phòng đề nghị các cơ quan chủ đề án bổ sung, hoàn chỉnh. Nếu đề nghị không được cơ quan chủ đề án nhất trí thì Văn phòng báo cáo Chủ tịch UBND thành phố quyết định. Tổ chức thực hiện mối quan hệ làm việc giữa UBND, Chủ tịch UBND với HĐND, các ban của HĐND thành phố, với UBMTTQ và các Đoàn thể,các cơ quan trực thuộc UBND thành phố, các cơ quan của cấp trên đóng trên địa bàn thành phố. Phối hợp với Thanh tra thành phố giúp TT.HĐND-UBND thành phố trong việc tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. Tổ chức việc công bố, truyền đạt các quy định của Pháp luật, Nghị quyết của HĐND, Quyết định, Chỉ thị của UBND thành phố và của cấp trên đến các ngành, các cấp và Chủ tịch UBND thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp trong thành phố thực hiện Nghị định, Quyết định, Chỉ thị đó. Tổ chức phục vụ hoạt động của các kỳ họp HĐND, phiên họp UBND thành phố, các cuộc họp và làm việc của TT.HĐND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố với các cơ quan, các ban của HĐND và cơ quan chuyên môn thuộc thành phố, các Đoàn thể với Chủ tịch HĐND-UBND cấp xã, phường với đại biểu HĐND tỉnh. Giúp TT.HĐND dự thảo Nghị quyết kỳ họp của HĐND thành phố, quản lý, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu các kỳ họp HĐND, phiên họp của TT.HĐND-UBND các ban của HĐND và Chủ tịch UBND thành phố. Giúp UBND thành phố tổ chức quản lý Nhà nước đảm bảo các điều kiện phục vụ, lễ tân cho lãnh đạo thành phố đón tiếp các đoàn trong và ngoài tỉnh đến thăm, làm việc tại thành phố theo quy định của Nhà nước. Quản lý, tổ chức biên chế, cán bộ công chức Hành chính, tài sản của Văn phòng HĐND-UBND thành phố theo quy định của Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ, công tác khác được UBND và Chủ tịch UBND thành phố phân công theo sự cần thiết hoặc do UBND, Chủ tịch UBND thành phố ủy nhiệm. Ngoài ra, Văn phòng HĐND-UBND thành phố còn có trách nhiệm giúp đỡ Văn phòng HĐND-UBND các xã, phường về chuyên môn, nghiệp vụ công tác văn phòng. Cơ cấu tổ chức, biên chế và chế độ làm việc của Văn phòng UBND thành phố Pleiku: Văn phòng HĐND-UBND thành phố tổ chức và làm việc theo chế độ Thủ trưởng, có Chánh Văn phòng và 2 Phó Văn phòng (phụ trách lĩnh vực Văn hóa – Xã hội và phụ trách lĩnh vực kinh tế) giúp việc cho Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về việc thực hiện nhiệm vụ của văn phòng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Văn phòng do Chủ tịch UBND thành phố quyết định sau khi thống nhất với TT.HĐND thành phố. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Văn phòng do chủ tịch UBND thành phố quyết định theo sự đề nghị của Chánh Văn phòng và sau khi đã thống nhất. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Văn phòng phân công nhiệm vụ thành các bộ phận sau: Tổng hợp, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Văn thư - Lưu trữ, Kế toán – Tài vụ Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Văn phòng HĐND-UBND thành phố Chánh Văn phòng Phó Văn phòng Kinh tế Phó Văn phòng Văn hóa – Xã hội Bộ phận Phục vụ Bộ phận Văn thư Bộ phận Kế toán Bộ phận Tổng hợp Biên chế của Văn phòng HĐND-UBND thành phố thuộc biên chế của Nhà nước do UBND thành phố giao chỉ tiêu hàng năm trên cơ sở đề nghị của Chánh Văn phòng HĐND-UBND thành phố. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ mỗi giai đoạn, dựa vào số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ và công chức do UBND thành phố giao chỉ tiêu biên chế hàng năm, Chánh Văn phòng có thể đề nghị UBND thành phố đổi cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng cho phù hợp. * Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng UBND thành phố Pleiku: Ngoài việc thực hiện các quy định tại trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên UBND thành phố, UBND thành phố giao cho Chánh Văn phòng HĐND - UBND thành phố (sau đây gọi tắt là Chánh Văn phòng) còn có nhiệm vụ sau: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động, báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố và các báo cáo khác của UBND thành phố theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố. Giúp UBND thành phố và Chủ tịch UBND thành phố kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, UBND các xã, phường thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của UBND thành phố. Xây dựng, trình UBND thành phố thông qua và giúp UBND thành phố kiểm tra, đôn đốc, tổng kết việc thực hiện Quy chế làm việc của UBND. Theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động chung của UBND, tổ chức việc thu thập và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch , Phó Chủ tịch UBND thành phố. Tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố tổ chức thực hiện Quyết định 181/2003/QD-TTg ngày 24/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của UBND thành phố. Bảo đảm các điều kiện làm việc và tổ chức phục vụ các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, UBND và Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND thành phố. Quản lý thống nhất việc ban hành, công bố văn bản của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND thành phố. Giải quyết một số công việc
Luận văn liên quan