Luận văn Đặc điểm trường ca thanh thảo

Trên thế giới này, chắc chắn không có dân tộc nào mà trong những trang sử hiện đại lại luôn khét mùi thuốc súng như dân tộc Việt Nam. Cũng không có dân tộc nào mà trong kí ức của nhiều thế hệ liền nhau lại phải chịu cảnh chia lìa, li tán vì bom đạn như Tổ quốc ta. Những mất mát để đổi lấy hai chữ Hòa Bình thật không có sách vở nào kể cho hết. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mãi mãi còn hằn sâu trong tâm thức của những người con mang dòng máu Việt. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vang vọng về nó còn vẹn nguyên trong nhiều trang viết của những nghệ sĩ- chiến sĩ. Với sự nhạy cảm vốn có của lực lượng cầm bút, lại đã từng chứng kiến biến cố vĩ đại của lịch sử dân tộc, mỗi tác phẩm ra đời trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại đã phản ánh nhiều mặt cả về thực tế lẫn nhận thức về dân tộc và nhân dân trong cơn bão táp cách mạng để rồi viết nên những trăn trở, suy tư và tiếng nói trách nhiệm với mỗi vấn đề quá khứ và hiện tại để xây đắp tương lai tốt đẹp hơn

pdf102 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm trường ca thanh thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG LỆ THỦY ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA THANH THẢO LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh- 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG LỆ THỦY ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA THANH THẢO Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh- 2011 DẪN NHẬP 1.Lí do chọn đề tài Trên thế giới này, chắc chắn không có dân tộc nào mà trong những trang sử hiện đại lại luôn khét mùi thuốc súng như dân tộc Việt Nam. Cũng không có dân tộc nào mà trong kí ức của nhiều thế hệ liền nhau lại phải chịu cảnh chia lìa, li tán vì bom đạn như Tổ quốc ta. Những mất mát để đổi lấy hai chữ Hòa Bình thật không có sách vở nào kể cho hết. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mãi mãi còn hằn sâu trong tâm thức của những người con mang dòng máu Việt. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vang vọng về nó còn vẹn nguyên trong nhiều trang viết của những nghệ sĩ- chiến sĩ. Với sự nhạy cảm vốn có của lực lượng cầm bút, lại đã từng chứng kiến biến cố vĩ đại của lịch sử dân tộc, mỗi tác phẩm ra đời trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại đã phản ánh nhiều mặt cả về thực tế lẫn nhận thức về dân tộc và nhân dân trong cơn bão táp cách mạng để rồi viết nên những trăn trở, suy tư và tiếng nói trách nhiệm với mỗi vấn đề quá khứ và hiện tại để xây đắp tương lai tốt đẹp hơn. Văn học Việt Nam hiện đại ghi nhận sự đóng góp tích cực của nhiều thể loại. Tận dụng những ưu thế của mình, mỗi thể loại đều đã có những tên tuổi được khẳng định trên văn đàn và trong lòng bạn đọc. Trường ca hiện đại cũng không nằm ngoài sự nỗ lực đó. Với dung lượng khá đồ sộ cùng sự đa dạng về cấu trúc, trường ca hiện đại có khả năng truyền chở những nội dung hoành tráng và cảm hứng mãnh liệt mà vẫn đậm chất trữ tình, giàu triết lí nên đã được nhiều nhà thơ lựa chọn thử sức. Nếu như trong chiến tranh ta biết đến những cây bút trường ca có vai trò mở đường như Tố Hữu, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, thì giờ đây, trong nền văn học hậu chiến lại ghi nhận nhiều nhà thơ viết trường ca có tuổi đời còn khá trẻ như Hữu Thỉnh, Thu Bồn, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo Lực lượng sáng tác này đã có công tiếp tục đắp xây những giá trị của một thể loại còn khá mới mẻ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Lấy trường ca và những vấn đề liên quan làm đối tượng nghiên cứu đến nay thiết nghĩ còn cần thiết. Tìm hiểu đề tài này là cần thiết để tiếp tục nhận thức về một vấn đề của văn học hiện đại. Nhắc đến những nhà thơ viết trường ca thành công trong thời kì hậu chiến đến nay phải kể đến Thanh Thảo- người đã từng được nhận xét là “ông vua của trường ca”. Thanh Thảo bắt đầu có trường ca từ năm 1977 và đến năm 2009 với trường ca Metro đã ra mắt bạn đọc chín bản trường ca hoàn chỉnh, giờ đây vẫn còn nhiều hứa hẹn. Là một cây bút viết trường ca đã được thời gian và bạn đọc khẳng định, tác phẩm của ông ở thể loại này rất đáng được nghiên cứu một cách có hệ thống. Mặt khác, tìm hiểu trường ca Thanh Thảo để thấy được một hồn thơ biết sống và nghĩ nghiêm túc với lịch sử, với thời cuộc và với nhân cách làm người. Ngày nay, trong chương trình đào tạo môn Ngữ văn, nhiều trường ca đã được đưa vào để giáo viên, sinh viên, học sinh nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Tìm hiểu “Đặc điểm trường ca Thanh Thảo” sẽ góp phần đưa một cái nhìn tổng quát về thế giới nghệ thuật trường ca Thanh Thảo, có ích cho việc tham khảo giảng dạy và học tập ở trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Đặc điểm trường ca Thanh Thảo” để nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu những đóng góp có liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu đi trước. Từ đó có cái nhìn toàn vẹn hơn về một cây bút đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn hiện đại. 2.Mục đích nghiên cứu Trong sự cố gắng nghiên cứu về “Đặc điểm trường ca Thanh Thảo”, mục đích của chúng tôi ở đề tài này là nhằm nêu lên một số đặc điểm nổi bật nhất trong trường ca của ông để thấy được những đóng góp riêng của tác giả trong một thể loại còn là một thách thức với nhiều người cầm bút mà không phải ai cũng dám đặt chân vào. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Với mục đích khoa học đã đề ra, luận văn này chỉ tập trung xem xét và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản có liên quan đến đề tài: “Đặc điểm trường ca Thanh Thảo”, cụ thể là ở các khía cạnh cảm hứng sáng tác, nhân vật trung tâm, đặc sắc nghệ thuật (ở phương diện kết cấu, hình ảnh biểu tượng, giọng điệu) để phần nào thấy được cá tính nghệ thuật của một cây bút viết trường ca hiện đại. 3.2. Phạm vi Với đề tài này, chúng tôi nhận thức được rằng, sẽ không có tham vọng để đi vào tìm hiểu kĩ càng và đầy đủ tất cả các đặc điểm của trường ca Thanh Thảo, điều đó có thể đem lại cái nhìn đầy đủ nhưng quá đi vào chi tiết tỉ mỉ e rằng sẽ không tránh khỏi sự chẻ nhỏ đối tượng nghiên cứu, khó đem lại cái nhìn khái quát cho một vấn đề chung, bởi vậy, trên cơ sở nghiên cứu các sáng tác trường ca của Thanh Thảo từ năm 1977 đến năm 2009 gồm các trường ca sau đây: Những người đi tới biển Trẻ con ở Sơn Mỹ Những nghĩa sĩ Cần Giuộc Bùng nổ của mùa xuân Đêm trên cát Khối vuông Rubich Trò chuyện với nhân vật của mình Cỏ vẫn mọc Metro luận văn chỉ đi vào tìm hiểu một vài đặc điểm tiêu biểu trong trường ca Thanh Thảo như đã nêu ở phần đối tượng nghiên cứu. 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thanh Thảo là một cây bút viết trường ca dài hơi ngay từ sau kháng chiến chống Mỹ đến tận những năm gần đây. Trong tương lai, nhà thơ vẫn đang khẳng định là cây bút có nhiều triển vọng. Cho đến nay, “hiện tượng Thanh Thảo” cũng đã gây sự chú ý cho các nhà nghiên cứu ở một số phương diện. Vì thế, luận văn mong muốn góp thêm một ý kiến nhỏ trong việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật trường ca Thanh Thảo. Trên cơ sở kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu, chúng tôi mong sẽ cung cấp cho các vị đồng nghiệp, sinh viên, học sinh và những người quan tâm có thêm tài liệu tham khảo, có cái nhìn tổng hợp về những giá trị của trường ca Thanh Thảo, phục vụ công việc giảng dạy và học tập. 5.Lịch sử vấn đề Xuất hiện chậm hơn so với thế giới, ở nước ta, mãi tới thập niên 30 của thế kỉ XX trường ca hiện đại mới có mặt. Dù thế nhưng phải đến những năm 80 cùng thế kỉ, thể loại trường ca mới được các nhà nghiên cứu quan tâm bàn đến. Đến nay có thể chia những công trình, bài nghiên cứu về trường ca thành hai nhóm. Nhóm nghiên cứu về thể loại và nhóm nghiên cứu về tác giả- tác phẩm trường ca. Cụ thể là: Nhóm nghiên cứu chung về thể loại: Đề cập đầu tiên về thể loại trường ca hiện đại là nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân từ năm 1975. Với bài viết “Mấy suy nghĩ về thể loại trường ca”[1] ông đã đề nghị cách gọi cho những tác phẩm thơ dài là "trường ca". Năm 1980 tạp chí Văn nghệ Quân đội đã mở mục “Về thể loại trường ca” đã thu hút nhiều ý kiến trao đổi với các bài: “Trường ca – cảm hứng, bản lĩnh, sức vóc của người viết”[81] của Nguyễn Trọng Tạo, “Về mấy đặc điểm của trường ca”[115] của Vương Trọng, “Vài ý nghĩ nhỏ”[28] của Trần Mạnh Hảo, “Trường ca và người viết trường ca”[13] của Phạm Ngọc Cảnh, “Trường ca, một kiến trúc tổng hợp của thơ ca”[10] của Thu Bồn, “Vài suy nghĩ về thể loại trường ca”[104] của Hữu Thỉnh. Năm 1981, trên tạp chí này cũng đăng một số ý kiến về trường ca: Từ Sơn với bài “Về khái niệm trường ca”[71], Lại Nguyên Ân với ý kiến “Bàn góp về trường ca”[3], Hoài Thanh có bài “Thơ và chuyện trong thơ”[87], Trần Ngọc Vượng “Về thể loại trường ca và tính chất của nó”[119], Hồng Diệu với “Thêm vài ý nghĩ”[17]. Có thể nói trong hai năm này, khái niệm trường ca đã gây sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhưng các bài viết phần lớn mới chỉ quan tâm tranh luận về vấn đề tên gọi thể loại và phân biệt nó với truyện thơ . Tiếp sau các ý kiến đó, năm 1982 trên Tạp chí văn học, Mã Giang Lân có bài “Trường ca, vấn đề thể loại”[45], Vũ Đức Phúc với “Chung quanh vấn đề trường ca”[67], Lại Nguyên Ân tiếp ý kiến qua bài “Thể trường ca trong thơ gần đây”[4]. Đỗ Văn Khang đã lấy ý kiến của Hê-ghen làm cơ sở lí luận cho mình khi bàn về trường ca hiện đại Việt Nam qua bài “Từ ý kiến về trường ca sử thi của Hê-ghen đến “trường ca” hiện đại ở ta”[44]. Năm 1983 Phạm Huy Thông, trong bản báo cáo khoa học về "Trường ca"[105] trong đó đề cao độ dài trường ca cho việc truyền chở cảm xúc nhà thơ. Năm1984, Hoàng Ngọc Hiến đã nêu những nhận định về đặc trưng thể loại trường ca của Biêlinxki trong bài viết “Về đặc trưng của trường ca”[30] trong đó khẳng định vấn đề trung tâm của thi pháp trường ca là "nội dung lớn và dung lượng lớn”, “tương quan giữa nguyên tắc trữ tình và nguyên tắc tự sự", "trong trường ca hiện đại, xu thế trữ tình lấn át tự sự". Năm 1988 Mã Giang Lân viết tiếp bài “Thử phân định giữa ranh giới trường ca và thơ dài”[46] nêu lên những điểm giống và khác nhau giữa hai thể loại vốn có điểm giao thoa này; trong đó ông chỉ ra sự phân biệt chủ yếu kết cấu và nhân vật. Như vậy, từ năm 1982 đến năm 1988, các nhà nghiên cứu bước đầu đã thuyết phục giới chuyên môn ở một số vấn đề thi pháp trường ca như yếu tố nội dung, nhân vật, cảm xúc; khẳng định giá trị của các sáng tác trong đời sống văn học đương thời (Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Anh Ngọc, Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh...). Đến năm 1999 trong cuốn “Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam” [78], Vũ Văn Sỹ đã dành cả một chương để bàn về trường ca ở nội dung “Trường ca, sự mở rộng chức năng yếu tố tự sự trong thơ trữ tình”. Tác giả đã có những đóng góp nhất định trong sự lí giải quá trình mở rộng chức năng của trường ca hiện đại; sự phân loại nhân vật trường ca theo các tiêu chí hình thức và nội dung khác nhau đem lại cái nhìn tổng quát về lí luận ở thể loại trong nền văn học hiện đại nước ta. Năm 2002, Đào Thị Bình có bài “Góp phần tìm hiểu trường ca viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”[8]. Đây là một bài viết có những ý kiến sắc sảo, tổng kết về trường ca kháng chiến chống Mỹ. Đến năm 2008 với bài nghiên cứu “Trường ca với tư cách là một thể loại mới”[16], tác giả Nguyễn Văn Dân nhận định trường ca Việt hiện đại có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1932- 1975 là giai đoạn ra đời của trường ca, nó vẫn mang nặng tính sử thi của anh hùng ca. Giai đoạn sau 1975 xuất hiện xu hướng thiên về tính trữ tình, mang đậm dấu ấn cái tôi cá nhân. Tác giả nhận xét về đặc trưng của trường ca Việt Nam hiện đại “1Tlà sự nổi trội của tính trữ tình so với tính tự sự, nhưng tính tự sự vẫn không mất hẳn, mà nó vẫn tồn tại như một khung quy chiếu cần thiết để làm nên “1T3tầm cỡ nội dung hoành tráng1T3” mang tính sử thi cho một tác phẩm được gọi là trường ca.” Đến nay, nhiều luận văn, luận án ở các trường đại học và viện nghiên cứu chuyên ngành tiếp tục đi sâu hơn trong việc làm rõ đặc trưng thi pháp thể loại. Nhìn chung, lịch sử vấn đề thể loại không phải hoàn toàn thống nhất các ý kiến nhưng đã đưa được những vấn đề gây tranh luận để hiểu rõ hơn về thể loại. Các bài viết này vẫn còn là những gợi ý nền tảng cho việc nghiên cứu về trường ca nói chung và trường ca Thanh Thảo nói riêng. Nhóm nghiên cứu về tác giả Thanh Thảo Thanh Thảo có trường ca ra mắt bạn đọc lần đầu vào năm 1977 với tác phẩm Những người đi tới biển. Từ đó đến nay, nhà thơ vẫn không ngừng cho ra đời những bản trường ca có giá trị nghệ thuật. Tác phẩm của ông đã có sự thu hút quan tâm của các nhà nghiên cứu. Năm 1980, Thiếu Mai có bài đăng trên Tạp chí Văn học (số 2), với nhan đề “Thanh Thảo, thơ và trường ca” đã đưa ra những nhận định về một cây bút còn rất trẻ. Tác giả đã cho rằng: “Ngòi bút Thanh Thảo tinh tế mà thanh thoát, phong phú mà nhẹ nhõm () lời thơ đẹp, không dễ dãi, buông thả () bao giờ cũng vượt qua những hiện tượng bên ngoài, để tìm đến cái bản chất đích thực, cái lõi của sự vật” [54, tr.153]. Tác giả nhận thấy rằng: “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng. Đọc anh, dù một lần, thấy ngay dáng ấy () Thơ Thanh Thảo là nhà thơ của tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ () đầy đặn cả hai mặt cảm xúc và suy nghĩ”[54, tr.152]. Ở phần sau của bài viết, tác giả dành nhiều trang để khái quát những giá trị của trường ca Những người đi tới biển. Những nghiên cứu của Thiếu Mai giúp người đi sau có những gợi ý trong việc đi vào tìm hiểu kết cấu và giọng điệu của trường ca Thanh Thảo. Nguyễn Đức Quyền từ năm 1980 trong tập tiểu luận Những vẻ đẹp thơ (năm 2002 tái bản lần thứ nhất trong cuốn Nét đẹp thơ) đã có những nét phác họa về thơ Thanh Thảo: “Thơ chống Mỹ đến Thanh Thảo đã lắng vào chiều sâu. Cái xô bồ của chiến tranh, cái tàn bạo của giặc Mỹ, cái gian khổ của người lính được Thanh Thảo nhìn với cái nhìn trầm tĩnh lạ thường” [69, tr.172]. “Thơ Thanh Thảo không dừng lại ở những nét hiện thực dù là những nét hiện thực phong phú, kì thú hơn bất cứ nhà thơ nào viết về chiến tranh mà anh dẫn người đọc đến những suy tưởng, đến chiều sâu triết lí” [69, tr.172] Cùng năm đó, Lại Nguyên Ân trong Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo đã đưa ra ý kiến nhận xét về hình ảnh người lính trong thơ Thanh Thảo: “Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ. Nhưng nét vô danh, bình thường này được nhấn đi nhấn lại nhiều lần đến thế thì quả không phải là sự vô tình; nó như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ “tuyên ngôn” [4, tr.49]. Ở góc độ khái quát, tác giả bài viết cũng nhận định: “Thơ anh đậm sắc thái bi hùng, trữ tình trong thơ anh không tách biệt mà hòa hợp ở mức khá cao với tính sử thi” [4, tr.55]. Trần Đình Sử và Trần Đăng Xuyền trong bài Suy nghĩ mới về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo năm 1982 nhận xét: “Thể loại trường ca nở rộ trong thời gian vừa qua là một đóng góp quan trọng của “những cây bút trẻ xuất hiện trong thời chống Mỹ” trong đó “Thanh Thảo là một trong những tác giả tiêu biểu” [74, tr.252]. “Những tập thơ của Thanh Thảo đã góp phần làm sâu sắc thêm quan niệm nghệ thuật về nhân dân trong văn học” [74, tr.252- 253] Đến năm 1985, trên Tạp chí Văn học số 5-6, Bích Thu cũng có bài viết về Thanh Thảo: Thanh Thảo, một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975. Bài viết đánh giá: Thơ anh “là tiếng nói thâm trầm, thấm thía về hiện thực chiến tranh, về trách nhiệm và số phận của thế hệ mình trước Tổ quốc, nhân dân”, “đi sâu phát hiện khám phá ra chân dung tinh thần của một thế hệ người lính trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt mà hào hùng của dân tộc” [110, tr.67] . Nhận xét về trường ca của ông, tác giả bài viết cho rằng: “mỗi trường ca đều lí giải được những vấn đề sinh tử của một giai đoạn lịch sử đã qua đồng thời đặt được những vấn đề sinh tử trong một giai đoạn lịch sử đã qua đồng thời đặt được những vấn đề gắn với đời sống hôm nay” [110, tr.70-71]. “Tác phẩm hấp dẫn người đọc ở ý tứ sâu xa và ở cấu trúc trữ tình- triết lí rất mực tâm trạng” [110, tr.70]. Tác giả bài viết khẳng định: “Thanh Thảoxứng đáng là một gương mặt thơ tiêu biểu”. Những nhận xét của Bích Thu giúp chúng tôi có cái nhìn chung về thơ và trường ca Thanh Thảo. Năm 1990, Đông Hải với Khối vuông rubich và hình tượng tư duy thơ của Thanh Thảo nhận định: “Thi sĩ là người xác lập những vòng tròn chuyển động bằng hình tượng tư duy muôn màu, muôn vẻ. Và Thanh Thảo đã thành công qua khả năng tạo nên những“vòng quay” sáng tạo bằng một cấu trúc thơ mới mẻ, đa dạng để tự khẳng định mình, khẳng định cuộc sống” [26, tr.102-105] Ở Văn chương, cảm và luận (1998), Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Thanh Thảo là nhà thơ trẻ đã tạo được sự ứng xử đúng mực sau “mối tình đầu” của thơ chống Mỹ. Thơ Thanh Thảo không lạnh, thậm chí nóng bỏng, là giọt cồn ở nồng độ cao. Thơ anh là “những tia chớp từ trời cao làm hiện lung linh tất cả sự vật chung quanh ta” [83, tr.75] Nguyễn Thụy Kha nhận xét trường ca viết về chiến tranh của Thanh Thảo: “Với cảm hứng giao hưởng khoáng đạt, Thanh Thảo đã vẫy vùng ở thể loại đầy tính phức điệu này để viết nên sự thật về cuộc chiến tranh” [43, tr.78]. “Viết về những khúc ca lính Việt, Thanh Thảo đã “thực sự cắm được cái mốc trên chặng đường tìm kiếm đầy gian truân này” [43, tr.78] Tác giả Bùi Công Hùng trong Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại (2000) đã nhận xét về “tính giao hưởng, tính phức điệu” trong thơ Thanh Thảo. Ông cho rằng: “Thanh Thảo trong Những người đi tới biển bằng tính giao hưởng, phức điệu đã bộc lộ sự sung sức của tâm hồn, của kĩ năng thơ trên nhiều bậc thang khác nhau của sự biểu hiện, đồng thời nêu bật sự phong phú, đa dạng trong nội tâm, trong đời sống của con người Việt Nam hiện đại” [42, tr.92] Với bài nghiên cứu “Trường hợp Thanh Thảo” của tác giả Chu Văn Sơn được in trong “Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” (Nxb Giáo dục, 2006) đã có công đưa ra những luận điểm rất thuyết phục khi bàn về các sáng tác của Thanh Thảo. Ở phần nhận định về nội dung, tác giả cho rằng tác phẩm của nhà thơ này “Lấp lánh chất người”. Thanh Thảo hay viết về “những nghĩa quân, những ngọn nghĩa kì, những nhà thơ tiết nghĩa”. Về nghệ thuật, Chu Văn Sơn cô đọng trong phạm trù “lửa và nước” trong cách triển khai chủ đề của Thanh Thảo Về cấu trúc, nhà thơ thường xây dựng cấu trúc tác phẩm một cách hỗn loạn xung quanh trục trật tự theo kiểu “rubich- thơ” hoặc “giao hưởng thơ”. Bài viết này có cái nhìn độc đáo về tác phẩm của Thanh Thảo, gợi ý cho hướng nghiên cứu phục vụ đề tài. Trong cuốn Trò chuyện với 100 nhà văn (2006), nhận xét về thơ Thanh Thảo như sau: “Thơ Thanh Thảo gần như dành cho người đọc, người xem hơn là cho người nghe” [63, tr.350] “Thơ Thanh Thảo thật tới mức khô quánh và dữ dội, có khi khách quan tới mức lạnh lùng (.), đọc thơ Thanh Thảo như đứng trước tháp Chàm” [63, tr.350] Đến năm 2007, Nguyễn Việt Chiến trong Thanh Thảo còn những bài thơ lẻ đã ghi nhận đóng góp của Thanh Thảo: “Thanh Thảo vẫn là một tài năng thơ đích thực với một trái tim luôn nồng nhiệt, chân thành và bất bình trước mọi trả giá, bất công và bạo lực” [14, tr.75]. Nhận xét về những cách tân nghệ thuật như sau: “Ông là một tài năng không chịu đựng nỗi những con đường mòn cũ, quen thuộc trong thi ca. Bởi tính năng sáng tạo của con người thơ ông luôn bật lên những ý tưởng, những khao khát khám phá” [14, tr.81] Nguyễn Đỗ trong lời giới thiệu tập thơ song ngữ Việt- Anh Thanh Thảo 123 (2007) nhận xét thơ anh là “tiếng nói đại diện cho cả một thế hệ nhận thức được sớm tính đa mặt (polyhedral) của chiến tranh, cụ thể là chiến tranh chống Mỹ, tiếng nói đa thanh (polyphonic) của số phận con người trong bất kì cuộc chiến nào.” [100, tr.7] Nguyễn Trọng Tạo đến năm 2009 một lần nữa nhận xét: “Thanh Thảo là một tài thơ của thế hệ tôi. Anh sớm thoát khỏi giọng điệu tiền chiến và tự thoát khỏi giọng thơ chống Mỹ của chính mình để tìm đến một tư duy cách tân với bút pháp đồng hiện của tiểu thuyết hay giao hưởng phương Tây mà rõ nhất là Khối vuông rubich giữa những năm 80 của thế kỉ trước”[63, tr.384] “càng đi vào cách tân, thơ anh càng mất dần đi những ấm nồng cảm xúc, thậm chí đôi khi có cảm giác lạnh. Nhưng cũng có thể cảm giác lạnh ấy là cảm giác lạnh của giọt cồn 90 độ rơi vào da thịt” [63, tr.384] Như vậy, các bài nghiên cứu đã khảo sát ở trên đã đề cập ít nhiều ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong thơ và trường ca Thanh Thảo. Khía cạnh nội dung, các tác giả đều ghi nhận đóng góp đặc sắc của nhà thơ khi góp tiếng nói thâm trầm về chân dung thế hệ. Góc độ nghệ thuật gây chú ý là một hồn thơ giàu suy tưởng, trí tuệ. Trên hết, Thanh Thảo luôn khát khao khám phá, tìm tòi để cách tân trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, các bài viết đều đưa ra nhận xét trên căn cứ khảo sát một hoặc một số trường ca. Trường ca Thanh Thảo đến nay đã có 9
Luận văn liên quan