Luận văn Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt – Anh có yếu tố tính từ

Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày từ bao đời nay. Đây là hiện tượng thú vị, thu hút rất nhiều công trình nghiên cứu. Cho đến nay thành ngữ tiếng Việt đã được khai thác trên nhiều phương diện: cấu trúc, chức năng, ngữ nghĩa, nguồn gốc, so sánh đối chiếu với thành ngữ ở các ngôn ngữ khác Nhưng nghiên cứu thành ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học văn hóa vẫn cần được đi sâu hơn nữa. Ngôn ngữ là một phương diện đặc biệt của văn hóa và thành ngữ đặc biệt phản ánh ảnh hưởng của văn hóa lên ngôn ngữ. Ngôn ngữ phục vụ hoạt động xã hội của con người và thành ngữ gần như là tấm gương của cuộc sống. Có nhiều hình ảnh mang tính văn hóa trong các thành ngữ, tuy chúng không phải hạt nhân của cấu trúc thành ngữ nhưng lại là hạt nhân trong ý nghĩa thành ngữ. “Ngôn ngữ không thể tồn tại mà không là một yếu tố cấu thành của văn hóa. Là một phần của ngôn ngữ, thành ngữ chứa đựng những câu nói, tục ngữ được đặc trưng hóa bởi cụm từ hàm súc, giàu ý nghĩa và hình ảnh ví von liên quan tới địa lí, lịch sử, niềm tin tôn giáo và tập tục xã hội” (Li Ruihua, 1996).

pdf111 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt – Anh có yếu tố tính từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Phương Dung ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA – DÂN TỘC TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH VIỆT – ANH CÓ YẾU TỐ TÍNH TỪ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602211 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN ******* Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trần Hoàng – người đã hết lòng chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Cảm ơn Phòng Sau đại học và Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các bạn hữu đã động viên tôi trong thời gian qua. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010 Học viên Nguyễn Thị Phương Dung MỤC LỤC 5TLỜI CẢM ƠN5T .................................................................................................................................. 2 5TMỤC LỤC5T ....................................................................................................................................... 3 5TMở đầu5T ............................................................................................................................................. 5 5T0.1. Lý do chọn đề tài5T ................................................................................................................... 5 5T0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề5T ..................................................................................................... 5 5T0.3. Mục đích nghiên cứu5T ............................................................................................................. 7 5T0.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5T ........................................................................................... 7 5T0.5. Tư liệu nghiên cứu5T ................................................................................................................. 8 5T0.6. Đóng góp của luận văn5T .......................................................................................................... 8 5T0.7. Phương pháp nghiên cứu5T ....................................................................................................... 9 5T0.8. Bố cục của luận văn5T ............................................................................................................... 9 5TChương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề hữu quan5T .................................................................... 10 5T1.1. Thành ngữ so sánh5T ............................................................................................................... 10 5T1.1.1. Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt5T ............................................................................... 10 5T1.1.1.1. Khái niệm5T .............................................................................................................. 10 5T1.1.1.2. Phân loại5T ................................................................................................................ 10 5T1.1.1.3. Đặc điểm thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ5T ..................................................... 11 5T1.1.2. Thành ngữ so sánh trong tiếng Anh (simile)5T .................................................................. 13 5T1.1.2.1. Khái niệm5T .............................................................................................................. 13 5T1.1.2.2. Phân loại5T ................................................................................................................ 14 5T1.1.2.3. Đặc điểm thành ngữ so sánh với “AS” (As- simile)5T ................................................ 15 5T1.2. Tính chất văn hóa - dân tộc trong thành ngữ so sánh5T ............................................................ 17 5T1.2.1. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa5T ............................................................................... 17 5T1.2.2. Ngữ nghĩa văn hóa của từ5T ............................................................................................. 17 5T1.2.3. Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh5T.................................................... 19 5T1.3. Cơ sở đối chiếu thành ngữ so sánh giữa hai ngôn ngữ5T .......................................................... 21 5T1.4. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh Việt - Anh chứa tính từ5T............................................ 22 5T1.4.1. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh tiếng Việt5T ......................................................... 24 5T1.4.2. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh tiếng Anh5T ......................................................... 26 5T1.4.3. Nhận xét5T ....................................................................................................................... 29 5T1.5. Đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh Việt – Anh chứa tính từ5T .................................... 30 5T1.5.1. Đối tượng so sánh tiếng Việt5T ......................................................................................... 30 5T1.5.1.1. Đối tượng so sánh là danh từ (hoặc cụm danh từ)5T ................................................... 30 5T1.5.1.2. Đối tượng so sánh là động từ (hoặc cụm động từ)5T .................................................. 33 5T1.5.1.3. Đối tượng so sánh là cụm Chủ- Vị5T ......................................................................... 34 5T1.5.2. Đối tượng so sánh tiếng Anh5T ......................................................................................... 35 5T1.5.2.1. Đối tượng so sánh là động vật5T ................................................................................ 35 5T1.5.2.2. Đối tượng so sánh là con người và các bộ phận cơ thể người5T ................................. 36 5T1.5.2.3. Đối tượng so sánh là thực vật5T ................................................................................. 37 5T1.5.2.4. Đối tượng so sánh là vật tạo tác5T .............................................................................. 38 5T1.5.2.5. Đối tượng so sánh là thực phẩm5T ............................................................................. 39 5T1.5.2.6. Đối tượng so sánh là sự vật, hiện tượng tự nhiên5T .................................................... 39 5T1.5.3. Nhận xét5T ....................................................................................................................... 40 5TChương 2: Sự thể hiện đặc trưng văn hoá - dân tộc trong thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ5T ........ 43 5T2.1. Đặc trưng văn hoá - dân tộc thể hiện qua đối tượng so sánh5T ................................................. 43 5T2.1.1. Đối tượng so sánh chứa yếu tố con người và bộ phận cơ thể người5T ............................... 43 5T2.1.2. Đối tượng so sánh chứa yếu tố động vật5T ........................................................................ 47 5T2.1.3. Đối tượng so sánh chứa yếu tố thực vật5T ......................................................................... 55 5T2.1.4. Đối tượng so sánh chứa yếu tố thực phẩm5T ..................................................................... 56 5T2.1.5. Đối tượng so sánh là vật tạo tác5T .................................................................................... 59 5T2.2. Đặc trưng văn hóa – dân tộc thể hiện qua đối chiếu đối tượng so sánh5T ................................. 61 5T2.2.1. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ tính cách, ứng xử5T .................. 62 5T2.2.2. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ trạng thái tâm-sinh lí con người5T ............................................................................................................................................... 65 5T2.2.3. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ hình dạng, kích thước, số lượng5T ............................................................................................................................................... 70 5T2.2.4. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ màu, mùi, vị5T.......................... 71 5T2.2.5. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ đặc trưng, tính chất sự vật5T ..... 74 5T2.3. Tiểu kết5T ............................................................................................................................... 78 5TKết luận5T .......................................................................................................................................... 79 5T ÀI LIỆU THAM KHẢO5T .............................................................................................................. 81 5TPHỤ LỤC5T ...................................................................................................................................... 87 Mở đầu 0.1. Lý do chọn đề tài Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày từ bao đời nay. Đây là hiện tượng thú vị, thu hút rất nhiều công trình nghiên cứu. Cho đến nay thành ngữ tiếng Việt đã được khai thác trên nhiều phương diện: cấu trúc, chức năng, ngữ nghĩa, nguồn gốc, so sánh đối chiếu với thành ngữ ở các ngôn ngữ khác Nhưng nghiên cứu thành ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học văn hóa vẫn cần được đi sâu hơn nữa. Ngôn ngữ là một phương diện đặc biệt của văn hóa và thành ngữ đặc biệt phản ánh ảnh hưởng của văn hóa lên ngôn ngữ. Ngôn ngữ phục vụ hoạt động xã hội của con người và thành ngữ gần như là tấm gương của cuộc sống. Có nhiều hình ảnh mang tính văn hóa trong các thành ngữ, tuy chúng không phải hạt nhân của cấu trúc thành ngữ nhưng lại là hạt nhân trong ý nghĩa thành ngữ. “Ngôn ngữ không thể tồn tại mà không là một yếu tố cấu thành của văn hóa. Là một phần của ngôn ngữ, thành ngữ chứa đựng những câu nói, tục ngữ được đặc trưng hóa bởi cụm từ hàm súc, giàu ý nghĩa và hình ảnh ví von liên quan tới địa lí, lịch sử, niềm tin tôn giáo và tập tục xã hội” (Li Ruihua, 1996). Do vậy việc đối chiếu thành ngữ giữa hai ngôn ngữ để chỉ ra đặc trưng văn hóa - dân tộc bên cạnh cái phổ quát trong thời kỳ hội nhập toàn cầu như hiện nay là một vấn đề cần thiết, mang nhiều ý nghĩa. Qua đó mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, tâm lý, văn hóa dân tộc cũng sẽ được nhìn nhận một cách có căn cứ. Từ khi ra đời cho tới nay, ngôn ngữ học văn hóa đã thu hút nhiều sách, luận án, luận văn nghiên cứu về nó, hứa hẹn một lĩnh vực nghiên cứu đầy hấp dẫn. Bản thân người viết cũng thực sự thích thú lĩnh vực nghiên cứu này. Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết luôn mong sẽ đóng góp thêm cứ liệu cho ngôn ngữ học văn hóa nói riêng và ngôn ngữ nói chung. Đối chiếu thành ngữ Anh-Việt dưới góc độ đặc trưng văn hóa- dân tộc không phải là vấn đề mới, cũng đã có khá nhiều luận án, luận văn, sách vở nghiên cứu đề tài này. Nhưng ở đây chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là một vấn đề vẫn còn chưa được đi sâu nghiên cứu. 0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ những năm 90 của thế kỷ XX, ở Việt Nam người ta đã quan tâm tới văn hóa học và mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ. Năm 1992, hội thảo quốc gia “Việt Nam- những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa” đã được tổ chức. Trần Ngọc Thêm đã xây dựng thành công môn học “Cơ sở văn hóa Việt Nam” trong chương trình giảng dạy đại học. Trên cơ sở đó, Trần Ngọc Thêm đã đề xuất việc thành lập môn học mới “Ngôn ngữ học văn hóa”. Về các công trình nghiên cứu chuyên sâu ngôn ngữ và văn hóa, có thể nói tới quyển “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) của Nguyễn Đức Tồn [71] và quyển “Một số vấn đề giao tiếp giao văn hóa” của Nguyễn Quang [55]. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Tồn đi theo hướng lý thuyết tâm lý ngôn ngữ học tộc người, làm rõ đặc trưng văn hóa- dân tộc của sự phạm trù hóa và định danh thế giới khách quan, của ngữ nghĩa và tư duy ngôn ngữ ở người Việt trong sự so sánh với các dân tộc khác như Nga Công trình của Nguyễn Quang xuất phát từ các mô hình tư duy văn hóa của Kaplan, tác giả xem xét hoạt động giao tiếp trên sự kết hợp thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ và kết quả nghiên cứu của các bộ môn quan yếu để có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về giao tiếp giao văn hóa. Trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các luận án, luận văn theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ trên bình diện văn hóa. Có những luận án, luận văn đáng chú ý sau đây: - Luận án phó tiến sĩ “Đối chiếu thành ngữ Nga- Việt trên bình diện giao tiếp” của Nguyễn Xuân Hòa [35] - Luận án tiến sĩ “Phương thức dịch các thành ngữ nhận xét đánh giá con người giữa các ngôn ngữ Việt- Anh- Nga” của Trần Thị Lan [49] - Luận án tiến sĩ “Điển cố với các đặc trưng ngôn ngữ và nội hàm văn hóa của chúng (trên cứ liệu điển cố Nga, Anh, Việt) của Nguyễn Văn Chiến [10] - Luận án tiến sĩ “Khảo sát các lỗi giao thoa ngôn ngữ -văn hóa trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh” của Phạm Đăng Bình [6] - Luận án tiến sĩ “Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hóa của nhóm từ chỉ động thực vật tiếng việt (so sánh với tiếng Anh) của Nguyễn Thanh Tùng [73] - Luận văn thạc sĩ “Đặc điểm hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh) của Lâm Bá Sĩ [60] - Luận văn thạc sĩ “Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (So sánh với thành ngữ tiếngAnh) của Nguyễn Thị Bảo [4] - Luận văn thạc sĩ “Đặc trưng ngôn ngữ- văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (So sánh với tiếng Anh) của Nguyễn Thị Phương [54]. Theo sự tổng kết của Nguyễn Thiện Giáp [22], đặc trưng văn hóa- dân tộc của tiếng Việt đã được nghiên cứu ở các khía cạnh sau: 1. Cách phản ánh, cách phân cắt thực tại của tiếng Việt khác với các ngôn ngữ khác. 2. Cách gọi tên sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt. 3. Đặc trưng văn hóa- dân tộc ở thành ngữ tiếng Việt. 4. Đặc trưng văn hóa dân tộc của tiếng Việt thể hiện ở hiện tượng biến đổi nghĩa và cơ cấu ý nghĩa của từ. 5. Đặc trưng văn hóa-dân tộc của tiếng Việt thể hiện ở hiện tượng kiêng kị và biểu trưng. Trong đó ông đánh giá “Hơn lĩnh vực ngôn ngữ nào khác, các thành ngữ tiếng Việt thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam” [22, tr 378]. Có rất nhiều bài viết nghiên cứu về thành ngữ trong các tạp chí chuyên ngành đi theo hướng đi này. Có thể nhắc tới như: “Bình diện văn hoá- ngôn ngữ của nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt” (Như Ý, [81, tr 80-82]); “Vai trò của tri thức nền trong việc nghiên cứu đối chiếu thành ngữ” (Nguyễn Xuân Hoà, [34, tr 30-33]); “Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt” (Nguyễn Thúy Khanh, [44, tr 3]); “Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ của dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt” (Phan Văn Quế, [56, tr 14-16]); “Hình ảnh gấu trong thành ngữ (trên cứ liệu tiếng Việt- Nga- Anh- Pháp và một số tiếng Châu Âu khác) (Huỳnh Công Minh Hùng, [39, tr 3-5]); “Thành ngữ chỉ “tay” và “chân” với đặc trưng văn hoá dân tộc” (Nguyễn Thị Thu, [67, tr 22-26]) Như vậy, chúng ta có thể thấy số lượng công trình nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là thành ngữ trên phương diện văn hoá - dân tộc khá phong phú. Riêng về thành ngữ so sánh, đặc biệt là thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ, vẫn chưa thấy một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về khía cạnh đặc trưng văn hoá dân tộc. Trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình đi trước, luận văn này tiến hành thống kê, phân loại, miêu tả thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ trong tiếng Việt và dựa vào đó để so sánh, đối chiếu với thành ngữ so sánh tiếng Anh chứa “as”, qua đó tìm hiểu đặc trưng văn hoá-dân tộc ở hai ngôn ngữ. 0.3. Mục đích nghiên cứu Người viết thực hiện đề tài: “Đặc trưng văn hoá- dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt- Anh có yếu tố tính từ” nhằm mục đích chính là tìm ra nét đặc trưng văn hoá-dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt chứa yếu tố tính từ qua sự đối chiếu so sánh với thành ngữ Anh. Để đạt được mục đích đó, chúng tôi đặt ra các mục tiêu cụ thể sau: - Tập hợp, thống kê, miêu tả thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ trong hai ngôn ngữ Việt và Anh, - Tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá thông qua cứ liệu thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ, - Tìm ra đặc trưng văn hoá- dân tộc cũng như cái phổ quát chung trong tiếng Việt và tiếng Anh thông qua đối chiếu thành ngữ so sánh Việt- Anh chứa yếu tố tính từ. 0.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt trong sự so sánh với thành ngữ tiếng Anh trên phương diện văn hóa- dân tộc. Nhưng bản thân thành ngữ là một vấn đề rất rộng. Chính vì vậy chúng tôi giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu hẹp hơn: thành ngữ so sánh có chứa yếu tố tính từ trong tiếng Việt và tiếng Anh. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các thành ngữ so sánh có chứa yếu tố tính từ rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt và người Anh. Chúng tôi chỉ xét những thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ xuất hiện trong cấu trúc bề mặt của thành ngữ, chẳng hạn: “đắt như tôm tươi”, “đỏ như tôm luộc”, “chua như giấm”.v.v.. Với các thành ngữ so sánh ngầm chứa các yếu tố tính từ (yếu tố tính từ không xuất hiện trực tiếp trong bề mặt thành ngữ, chúng chỉ được hiểu ngầm) như: “Như cá nằm trên thớt” (nguy hiểm), “như diều gặp gió” (thuận lợi) tạm thời chúng tôi sẽ không khảo sát tới vì tính mơ hồ trong phân định ngữ nghĩa của chúng. Việc đối chiếu, so sánh thành ngữ giữa hai ngôn ngữ Việt- Anh trong luận văn này được tiến hành trên bình diện văn hoá dân tộc. 0.5. Tư liệu nghiên cứu Để thống kê, tập hợp các thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi đã dựa vào từ điển, sách của các tác giả uy tín. Về tư liệu thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi chọn: “Thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang, “Thành ngữ học tiếng Việt” của Hoàng Văn Hành, “Từ điển thành ngữ tiếng Việt” (2002) và “Đại từ điển tiếng Việt” (1999) do Nguyễn Như Ý chủ biên, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân. Về thành ngữ tiếng Anh, chúng tôi chọn các từ điển và phần mềm uy tín như: “3TOxford Advanced Learner’s Dictionary” và phần mềm tương ứng, phần mềm Từ điển Lạc Việt, “3TOxford Dictionary of English Idioms” (1993, Oxford University Press), “Oxford Learner’s Dictionary of English Idioms” (1994, Oxford University Press). Dựa trên các nguồn ngữ liệu này, chúng tôi thống kê được 416 thành ngữ so sánh Việt và 335 thành ngữ so sánh Anh chứa yếu tố tính từ. Nếu trong tiếng Anh, tính từ là khái niệm rất rõ ràng về chức năng, hình thức, vị trí trong câu, thì trong tiếng Việt, đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Việc nhận diện tính từ và động từ còn gặp nhiều khó khăn. Có nhiều từ nằm giữa ranh giới tính từ và động từ, chưa có sự giải quyết nào thỏa đáng. Trong luận văn này, để xác định tính từ khi tập hợp thành ngữ so sánh chứa tính từ tiếng Việt, chúng tôi dựa vào “Đại từ điển tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý. 0.6. Đóng góp của luận văn *Về ý nghĩa khoa học: Luận văn này: - Tiếp tục hướng nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trên bình diện văn hoá dân tộc, góp phần hoàn thiện bộ môn thành ngữ; - Khẳng định mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa; - Góp phần bổ sung cứ liệu cho lý thuyết ngôn ngữ học văn hóa và ngôn ngữ học đối chiếu; - Chỉ ra đặc trưng dân tộc trong tư duy so sánh. *Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn này có thể: - Góp phần định hướng việc dịch thành ngữ Việt-Anh; - Góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Việt cho người Anh và ngược lại; - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thành ngữ tiếng Việ
Luận văn liên quan