Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, cả nước có 29 cảng cá và 75 bến cá nhân dân, với 1.340m cầu bến, hầu hết đã bị xuống cấp nghiêm trọng ( bình quân mỗi tàu thuyền gắn máy chỉ có 0,02 m cầu bến để cập đậu [3]. Các dịch vụ hậu cần nghề cá không được bảo đảm, số tàu thuyền phải nằm bờ nhiều vì không được sửa chữa, hoặc không được cung cấp ngư lưới cụ, sản phẩm khai thác không được bốc dỡ và bảo quản kịp thời làm giảm chất lượng và giá trị của sản phẩm. Nhiệm vụ quản lý cảng cá, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản trước khi đi biển cũng chưa được chú trọng. Vấn đề quản lý cảng cá gắn với bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản thời kỳ này chưa được quan tâm đúng mức. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về số lượng tàu thuyền tham gia khai thác hải sản thì yêu cầu về an toàn sản xuất cho tàu thuyền tham gia hoạt động thủy sản, yêu cầu về cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ cho khai thác hải sản càng trở nên cấp thiết. Nhận thức rõ được tầm quan trong của việc phát triển cơ sở hậu cần phục vụ nghề cá, ngày 07 tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Dự án khôi phục và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Việt Nam. Đến nay ngành thủy sản đã hình thành được 66 cảng cá và 137 bến cá [3]. Việc hoạt động của các cảng cá này đang đóng góp tích cực vào việc lưu thông hàng hóa và thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển phát triển. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực hậu cần nghề cá mà trực tiếp là hoạt động của các cảng cá trong cả nước còn bộc lộ nhiều yếu điểm cần khắc phục, đặc biệt là trong công tác quản lý cảng cá, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động, công tác kiểm soát môi trường. Hiện nay, công tác quản lý cảng cá, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Ban quản lý cảng, hầu hết cảng cá đều dừng lại ở nhiệm vụ thu phí dịch vụ và quản lý cơ sở vật chất nên chưa đạt được mục tiêu đặt ra khi đầu tư xây dựng cảng. Đến tháng 6 năm 2009, cả nước có 130.963 tàu thuyền đang tham gia hoạt động khai thác hải sản [14]. Đây là áp lực tướng đối lớn đối với hậu cần nghề cá, đặc biệt là cảng cá Việt Nam vốn dĩ có cơ sở vật chất nghèo nàn, chiều dài cầu bến hạn chế và đang trong tình trạng xuống cấp. Việc kiểm soát nơi neo đậu của tàu thuyền cũng gặp khó khăn, số lượng tàu thuyền neo đậu ở các bãi ngang, thậm chí neo đậu ngay trong vùng nước cảng cá nhưng không theo quy định vẫn diễn ra gây mất an toàn giao thông, gây khó khăn cho công tác quản lý cảng. Cảng cá hiện nay không có kế hoạch kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắn được xả trực tiếp xuống môi trường nước thuộc khu vực cảng. Vùng nước cảng được người sử dụng nhìn nhận như là nơi thải chất bẩn, nước thải. Năm 2006, Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01 tháng 12 năm 2006 ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão. Tuy nhiên, đây chỉ là quy chế mẫu, mỗi địa phương lại có Quy chế quản lý cảng cá khác khau. Do đó, vấn đề quản lý cảng cá, quản lý hoạt động cảng rất còn chồng chéo, phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Từ thực trạng quản lý cảng cá hiện nay, tôi chọn Đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá” để nghiên cứu, đánh giá. Tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý cảng, xây dựng phương hướng phát triển cảng cá Lạch Bạng nói riêng và cảng cá trên cả nước nói chung. Kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tài liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu

doc83 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ………………………. NGUYỄN VĂN PHÚC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Hải Phòng, tháng năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ………………………. NGUYỄN VĂN PHÚC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA Học viên: Nguyễn Văn Phúc Chuyên ngành: Khai thác thủy sản. Mã số: 60 62 80. LUẬN VĂN THẠC SĨ Cán bộ hướng dẫn : TS. Trần Đức Phú Hải Phòng, tháng năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành là do quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện các chuyến điều tra thực tế tại cảng cá Lạch Bạng – Tỉnh Thanh Hóa. Số liệu được sử dụng trong luận văn này là toàn bộ kết quả điều tra tại cảng cá Lạch Bạng và từ các cơ quan quản lý ngành thủy sản, cơ quan nhà nước của tỉnh Thanh Hóa. Số liệu sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và được sử lý theo các phương pháp khoa học để đảm bảo độ tin cậy. Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu và các tài liệu sử dụng để hoàn thành luận văn này đã được lãnh đạo các cơ quan quản lý ngành thủy sản cũng như các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa cho phép sử dụng. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của lận văn này chưa có ai bảo vệ một học vị nào. Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Tác giả Nguyễn Văn Phúc LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Đức Phú là người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này; TS. Phan Trọng Huyến, TS. Nguyễn Dức Sĩ, TS Hoàng Văn Tính và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy tôi trong quá trình học từ năm 2009 - 2011 Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Ngọc Tuấn, trưởng Phòng Cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn KS. Nguyễn Duy Phúc, chuyên viên Vụ kế hoạch – Tổng Cục thủy sản, Giám đốc cảng cá Lạch Bạng KS. Trần Đình Đạo, Kế toán cảng cá CN. Lê Cao Kích và Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu điều tra tại cảng cá . Trân thành cảm ơn Lạnh đạo Cục Khai Thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Khai thác thủy sản, Phòng Đào tạo sau Đại học, các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Nha Trang và các đồng nghiệp đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệp giúp tôi hoàn thành luận văn này. Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Tác giả Nguyễn Văn Phúc CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA IUU Illegal, unreported and unregulated fishing (Đánh bắt bất hợp pháp không theo quy định, không báo cáo và không quản lý được) QĐ-BTS Quyết định Bộ Thủy sản NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn JFP Jakata Fishing Port (Cảng cá Jakata Indonexia) PFDA Philippine Fisheries Development Authority (Cơ quan phát triển thủy sản Philippin) QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ L Chiều dài tàu cá B Chiều rộng tàu cá T Mớn nước tàu D Tải trọng tàu NĐ-CP Nghị định của Thủ tướng Chính phủ TS Tiến sĩ CN Cử nhân BTO Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao PPP Hợp tác nhà nước – tư nhân MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009 11 Bảng 1.2: Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa 12 Bảng 1.3. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009 15 Bảng 3.1 . Trình độ học vấn và độ tuổi của cán bộ cảng cá Lạch Bạng 31 Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng 32 Bảng 3.3: Cơ sở hậu cần, dịch vụ cảng cá Lạch Bạng 33 Bảng 3.4: Tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng 35 Bảng 3.5: Tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng 35 Bảng 3.6: Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng từ năm 2008-1010 37 Bảng 3.7. Số lượng tàu thuyền qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại 39 cảng cá Lạch Bạng năm 2010 39 Bảng 3.8. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 40 Bảng 3.9: Năng suất bốc dỡ của một tàu cá vào cập bến (Pc) 42 Bảng 3.10: Thời gian bốc xếp của một tàu cá tại cảng (Tbx) 42 Bảng 3.11: Lượng hàng bốc dỡ của một bến/ngày đêm (Png) 43 Bảng 3.12: Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (Pt) 43 Bảng 3.13: Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá (Q) 44 Bảng 3.14: Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác 45 Bảng 3.15: Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng 46 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hóa…………………………….……28 Hinh 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa 29 Hình 3.3: Phương án cập tàu song song với cầu cảng 36 MỞ ĐẦU Trong những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, cả nước có 29 cảng cá và 75 bến cá nhân dân, với 1.340m cầu bến, hầu hết đã bị xuống cấp nghiêm trọng ( bình quân mỗi tàu thuyền gắn máy chỉ có 0,02 m cầu bến để cập đậu [3]. Các dịch vụ hậu cần nghề cá không được bảo đảm, số tàu thuyền phải nằm bờ nhiều vì không được sửa chữa, hoặc không được cung cấp ngư lưới cụ, sản phẩm khai thác không được bốc dỡ và bảo quản kịp thời làm giảm chất lượng và giá trị của sản phẩm. Nhiệm vụ quản lý cảng cá, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản trước khi đi biển cũng chưa được chú trọng. Vấn đề quản lý cảng cá gắn với bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản thời kỳ này chưa được quan tâm đúng mức. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về số lượng tàu thuyền tham gia khai thác hải sản thì yêu cầu về an toàn sản xuất cho tàu thuyền tham gia hoạt động thủy sản, yêu cầu về cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ cho khai thác hải sản càng trở nên cấp thiết. Nhận thức rõ được tầm quan trong của việc phát triển cơ sở hậu cần phục vụ nghề cá, ngày 07 tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Dự án khôi phục và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Việt Nam. Đến nay ngành thủy sản đã hình thành được 66 cảng cá và 137 bến cá [3]. Việc hoạt động của các cảng cá này đang đóng góp tích cực vào việc lưu thông hàng hóa và thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển phát triển. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực hậu cần nghề cá mà trực tiếp là hoạt động của các cảng cá trong cả nước còn bộc lộ nhiều yếu điểm cần khắc phục, đặc biệt là trong công tác quản lý cảng cá, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động, công tác kiểm soát môi trường. Hiện nay, công tác quản lý cảng cá, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Ban quản lý cảng, hầu hết cảng cá đều dừng lại ở nhiệm vụ thu phí dịch vụ và quản lý cơ sở vật chất nên chưa đạt được mục tiêu đặt ra khi đầu tư xây dựng cảng. Đến tháng 6 năm 2009, cả nước có 130.963 tàu thuyền đang tham gia hoạt động khai thác hải sản [14]. Đây là áp lực tướng đối lớn đối với hậu cần nghề cá, đặc biệt là cảng cá Việt Nam vốn dĩ có cơ sở vật chất nghèo nàn, chiều dài cầu bến hạn chế và đang trong tình trạng xuống cấp. Việc kiểm soát nơi neo đậu của tàu thuyền cũng gặp khó khăn, số lượng tàu thuyền neo đậu ở các bãi ngang, thậm chí neo đậu ngay trong vùng nước cảng cá nhưng không theo quy định vẫn diễn ra gây mất an toàn giao thông, gây khó khăn cho công tác quản lý cảng. Cảng cá hiện nay không có kế hoạch kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắn được xả trực tiếp xuống môi trường nước thuộc khu vực cảng. Vùng nước cảng được người sử dụng nhìn nhận như là nơi thải chất bẩn, nước thải. Năm 2006, Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01 tháng 12 năm 2006 ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão. Tuy nhiên, đây chỉ là quy chế mẫu, mỗi địa phương lại có Quy chế quản lý cảng cá khác khau. Do đó, vấn đề quản lý cảng cá, quản lý hoạt động cảng rất còn chồng chéo, phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Từ thực trạng quản lý cảng cá hiện nay, tôi chọn Đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá” để nghiên cứu, đánh giá. Tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý cảng, xây dựng phương hướng phát triển cảng cá Lạch Bạng nói riêng và cảng cá trên cả nước nói chung. Kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tài liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tổng quan về cảng cá Việt Nam Cơ sở hạ tầng: Vào những năm 90 của thế kỷ 20 cảng cá, bến cá của nước ta chủ yếu là các cảng cá nhỏ. Dịch vụ hậu cần nghề cá chủ yếu thuộc các công ty, doanh nghiệp nhà nước. Các công ty này đặt trạm thu mua ở các bến cá để thu mua sản phẩm khai thác đồng thời bán nhiên liệu, lưới sợi cho các tàu đánh cá hoặc mua bán trực tiếp với các tàu thuyền của dân [4]. Đến sau năm 1997, các công ty nhà nước có chủ trưởng giảm biên chế, và dần giải thể do đó chức năng thu mua hải sản, cung cấp vật tư nhiên liệu cho ngư dân chuyển dần sang một số nậu vựa. Theo thống kê, đến cuối năm 1998, ngành thủy sản có 143 bến cá và 52 cảng cá với tổng chiều dài cầu bến là 2.905 m. Số cầu cảng này được xây dựng khá lâu hoặc chưa hoàn chỉnh bị xuống cấp hoặc bị tàn phá trong những năm chiến tranh [4]. Có khoảng 4000 m cầu bến được xây dựng và hoàn thành trong kế hoạch 1996 – 2000. Cơ sở hậu cần cảng cá nhìn chung lạc hậu và thiếu đồng bộ, vệ sinh công nghiệp kém. Đa số các bến cảng, luồng lạch ra vào là nới trú đậu của tàu thuyền chưa được nạo vét, tàu thuyền ra vào rất khó khăn. Số lượng tàu thuyền ra vào nhiều, trong khi đó nơi trú đậu quá thiếu thốn, không đảm bảo dẫn đến sản phẩm khai thác chậm được tiêu thụ [6]. Đến nay, cả nước có 67 cảng cá và 137 bến cá, các cảng cá này phần lớn là các cảng cá được nâng cấp hoặc xây mới trên nền của các cảng cá cũ. Tuy nhiên các cảng cá được đầu tư xây dựng cũng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các yêu cầu của tàu thuyền cũng như các khía cạnh khác của hậu cần nghề cá. Tổ chức quản lý cảng cá. Bộ Thủy sản (cũ) đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS. Các địa phương ven biển đã thành lập các Ban quản lý cảng cá với các quy mô khác nhau và giao cho các đơn vị khác nhau quản lý. Mỗi cảng thành lập một Ban quản lý hoặc mỗi tỉnh thành lập một Ban quản lý cảng cá để quản lý tất cả các cảng cá [16]. Ví dụ: Ban quản lý cảng cá Nghệ An, Ban quản lý các công trình thủy sản Ninh Thuận, Xí nghiệp quản lý cảng cá Kiên Giang, Ban quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão Quảng Ngãi. Các Ban quản lý này trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có trách nhiệm quản lý tất cả các cảng cá trong tỉnh. Ngược lại ở một số tỉnh khác thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại thành lập các Ban quản lý trực tiếp quản lý cảng như: Ban quản lý cảng cá Hà Tĩnh chỉ quản lý một cảng cá Thạch Kim, Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng - Thanh Hóa, Ban quản lý cảng cá Ninh Cơ - Nam Định.v.v. Hầu hết các Ban quản lý cảng cá là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với các tỉnh Quảng Ninh, Tỉnh Bà Rịa- Vũng tàu, tỉnh Phú Yên, tất cả các cảng cá, bến cá được giao cho Ủy ban nhân dân huyện quản lý. Một số cảng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp như cảng cá Cát Lở trực thuộc Tổng Công ty hải sản Biển Đông, Cảng cá Hạ Long ( Tổng Công ty thủy sản Hạ Long) v..v. Các bến cá trong toàn quốc nói chung chưa hình thành các Ban quản lý, các phường xã thường giao khoán cho một vài cá nhân trông coi. Mặc dù các cảng cá, bến cá giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển khai thác, nhất là khai thác xa bờ, nhưng trong bộ máy tổ chức từ Bộ cho đến các Sở NN&PTNT chưa có các phòng chuyên trách theo dõi về lĩnh vực này. Tại các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương, cán bộ làm công tác quản lý cảng được giao kiêm nhiệm quản lý cảng. Việc thiếu thống nhất trong công tác quản lý cảng cá và không có bộ máy quản lý chuyên trách từ Trung ương đến địa phương gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý cảng cá. Vì vậy, các cơ chế chính sách về phát triển hậu cần nghề cá nói chung và đầu tư phát triển cảng cá nói riêng không được ban hành kịp thời và không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn nghề cá. Kiểm soát nguồn lợi và ô nhiễm môi trường. Việc kiểm soát nguồn lợi hải sản hiện nay chủ yếu dựa vào các tàu kiểm ngư của các tỉnh. Tuy nhiên, số lượng tàu kiểm ngư rất hạn chế, thêm vào đó là việc thiếu kinh phí hoạt động do đó các tàu này chỉ hoạt động cầm chừng dẫn đến việc khai thác hải sản hầu như không được kiểm soát. Kiểm soát nguồn lợi ở cảng cá, bến cá về thành phần loài, sản lượng, kích cỡ, đặc biệt là các loài hải sản trong danh mục cấm khai thác và các loài quý hiếm cần được bảo vệ vẫn chưa được thực hiện. Các cảng cá không kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắn được xả trực tiếp xuống môi trường nước thuộc khu vực cảng như nước rửa cá, nilon, dầu thải và các chất thải khác. Công tác phối hợp quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực cảng cá, bến cá giữa Ban quản lý cảng cá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh chưa được chặt chẽ. Thêm vào đó là sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động cảng cá, bến cá làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực cảng cá trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cảng đang ở mức báo động. Một số cảng có nhà máy sử lý nước thải nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế do công suất nhỏ như cảng Tắc Cậu (Kiên Giang), Cảng cá Cát Bà (Hải Phòng), cảng cá Phan Thiết (Bình Thuận) [3] Bố trí cảng cá và cao trình cầu cảng ở một số cảng cá không hợp lý cũng là nguyên nhân gây khó khăn và kéo dài việc bốc dỡ vận chuyển cá, ở mức độ nào đó việc này cũng có ảnh hưởng đến yếu tố môi trường. Đối với hệ thống bến cá thì vấn đề ô nhiễm môi trường là đáng kể, tập trung chủ yếu do hạ tầng kém sinh ra, nhiều bến cá lầy bùn, thiếu nước sạch. Suy thoái về môi trường đang làm ảnh hưởng trầm trọng tới môi sinh [18], cần phải tính đến giải pháp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép. Đối với hệ thống đang bị quá tải cần tính đến giải pháp nâng cấp cho phù hợp với lưu lượng và tải lượng nước thải thực tế tại cảng. Nhiệm vụ giám sát môi trường khu vực cảng cá trở nên cấp bách, cần phải có sự phối hợp giữa các Ban, Ngành, các tổ chức môi trường tham gia giám sát và quản lý để kịp thời xử lý các tình huống cấp bách về môi trường tại khu vực cảng cá . Phối hợp trong công tác quản lý cảng: Việc phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý cảng cá, quản lý tàu thuyền trong khu vực cảng, giám sát nguồn lợi, quản lý môi trường, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm an ninh, trật tự trong cảng còn nhiều bất cập. Thiếu quy chế phối hợp và công tác quản lý còn chồng chéo nhau giữa lực lượng biên phòng và kiểm ngư, cảnh sát biển, các cơ quan Ban ngành của tỉnh. Các đơn vị như Chi Cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Tài nguyên và Môi trường vv. muốn vào trong cảng để triển khai công tác đăng ký, đăng kiểm, giám sát nguồn lợi, kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng môi trường cũng gặp nhiều khó khăn do việc phối hợp với Ban quản lý cảng cá, bến cá chưa tốt dẫn đến chậm trễ trong triển khai các hoạt động này. Công tác tổ chức tập huấn về quản lý, sử dụng cảng cá: Công tác tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý cảng cá, bến cá và người sử dụng cảng (thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên, các hộ kinh doanh) chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Ngư dân không được tuyên truyền về các cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các quy định về bảo vệ môi trường và an ninh, an toàn tại cảng cá. 1.2. Chức năng và vai trò của cảng cá 1.2.1. Chức năng của cảng cá Cho đến nay, khái niệm về chức năng của cảng cá cũng chưa được xác định một cách rõ ràng [18]. Khi nói đến cảng cá, người ta ngầm hiểu đó là nơi cho tàu thuyền vào neo đậu bốc dỡ hàng thủy sản. Nhưng về thực chất, cảng cá còn nhiều các chức năng khác gắn liền với hoạt động của nó. Thực chất, cảng cá mang tính chất là một cảng chuyên dụng và có thể mở rộng để trở thành một trung tâm nghề cá hay một trung tâm kinh tế biển. Ở đó có các hoạt động như quản lý tàu thuyền, bốc dỡ, xử lý, chế biến và mua bán hải sản và cung cấp hậu cần như lương thực, thực phẩm, ngư cụ, nhiên liệu và các nguyên vật liệu khác cho tàu cá nhằm phục vụ cho công tác đánh bắt cá trên biển đồng thời thực hiện nhiệm vụ bảo quản vận chuyển cá và tiến hành sửa chữa, đóng mới tàu thuyền cùng các dịch vụ khác [2]. Do đó, ngoài chức năng bốc dỡ các sản phẩm khai thác, cảng cá còn có chức năng như: Chức năng quản lý chung: là nơi thực hiện các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực quản lý cảng cá và bảo vệ nguồn lợi, phát triển kinh tế các vùng ven biển. Chức năng vận hành: cảng cá thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho tàu thuyền, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm khai thác và các dịch vụ phụ trợ. Chức năng tiếp nhận và phân phối: Cảng cá là một mắt xích trong chuỗi lưu thông của hàng hóa, từ tàu khai thác đến tay người tiêu dùng. Chức năng kho: Kho bảo quản lạnh tại cảng cá được trang bị đầy đủ và hiện đại phục vụ lưu kho các sản phẩm khai thác sẽ làm tăng giá trị sản phẩm. Chức năng phát triển: Tổ chức vận hành cảng cá, trợ giúp các tổ chức cá nhân kinh doanh trong cảng, làm cho hàng hóa lưu thông thuận lợi, giải quyết công an việc làm là góp phần phát triển cảng cá và kinh tế của khu vực xung quanh. 1.2.2. Vai trò của cảng cá Vai trò của cảng cá không chỉ dừng lại ở việc bốc dỡ hàng hóa và cung cấp nhu yếu phẩm cho tàu thuyền khai thác hải sản mà cảng cá còn có vai trò to lớn trong việc lưu thông hàng hóa thủy sản, thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực nghèo ven biển và khai thác xa bờ.vv. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào về vai trò của cảng cá đối với xã hội. Tuy nhiên, về mặt chủ quan có thể tổng hợp vai trò của cảng cá đối với các mặt của xã hội như sau: 1.2.2.1. Đối với kinh tế xã hội Việc xây dựng cảng cá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực nghèo ven biển. Ngoài hiệu quả về cung cấp dịch vụ hậu cần cho tàu thuyền khai thác hải sản, hiệu quả kinh doanh, cảng cá còn mang lại nhiều lợi ích khác cho xã hội khu vực xung quanh cảng cá. Sự xuất hiện của cảng cá, trước tiên sẽ thúc đẩy ngành thủy sản của địa phương đó phát triển nhanh, mạnh cả về đánh bắt và chế biến hải sản cung cấp cho xã hội nguồn thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu [2]. Hiệu quả kinh tế xã hội của cảng cá là rất lớn và được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, đến nay cũng chưa có những đánh giá đầy đủ và chính xác về các hiệu quả kinh tế xã hội cảng cá mạng lại. 1.2.2.2. Giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng giá trị của hàng hóa Việc tổ chức sản xuất tại cảng cá, trong đó thời gian bốc dỡ sản phẩm thủy sản, bảo quản và vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng giá trị của sản phẩm khai thác. Theo các nghiên cứu thì trong khoảng nhiệt đồ từ 00 – 100 C chỉ cần một sự biến động rất nhỏ về nhiệt độ cũng có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn làm giảm chất lượng sản phẩm khai thác. Nếu thời gian bảo quản sản phẩm duy trì ở nhiệt độ 00 C thì thời gian bảo quản sản phẩm có thể lưu giữ từ 11 đến 12 ngày, ở nhiệt độ 100 C thì thời gian bảo quản chỉ còn 20 đến 30 giờ. Rõ ràng là yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian bảo quản và chất lượng của sản phẩm. Ngoài việc chậm trễ trước khi ướp lạnh sản phẩm thì việc các sản phẩm để ngoài nắng gió càng làm rút ngắn thời gian bảo quản. Trước áp lực tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản, xu hướng thiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế bảo quản các sản phẩm khai thác của các tàu đánh cá Việt Nam cũng như việc bảo quản các sản phẩm khai thác sau khi bốc dỡ tại cảng cá còn rất nhiều yếu kém. Thực tế giá trị thất thoát sau thu hoạch còn rất lớn, khoảng 30% giá trị hằng n
Luận văn liên quan