Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân Xã Ngọc Lũ – Bình Lục – Hà Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nông nghiệp nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển. Các khu vực mậu dịch tự do thương mại sẽ đem lại cơ hội cho việc giảm thuế quan, mở rộng thị trường quốc tế cho ngành hàng lương thực, thực phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chăn nuôi. Trong chăn nuôi thì chăn nuôi lợn khá phổ biến. Chăn nuôi lợn có từ rất lâu và ngày càng phát triển bởi đặc tính riêng biệt của nó như thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật nuôi khá đơn giản. Bên cạnh đó chăn nuôi lợn còn tận dụng được các phụ phẩm, phế phẩm trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của người dân, tận dụng được nguồn lao động của gia đình ở mọi lứa tuổi. Do vậy chăn nuôi lợn nói chung có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước mà còn hướng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng nguồn thu ngoại tệ. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2010-2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định là ngành chăn nuôi chínhtrong những năm gần đây.

doc58 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân Xã Ngọc Lũ – Bình Lục – Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam Mục lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Có nghĩa là HQT Hiệu quả kinh tế CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa TT Truyền thống BCN Bán công nghiệp CN Công nghiệp PTNT Phát triển nông thôn TM – DV Thương mại – dịch vụ TTCN – XD Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng XC Xuất chuồng GTSX Giá trị sản xuất BQ Bình quân QMN Quy mô nhỏ QMV Quy mô vừa QML Quy mô lớn CNLT Chăn nuôi lợn thịt NN Nông nghiệp TSCĐ Tài sản cố định I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hàng ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân đã gắn liền với cây lúa và con lợn. Chăn nuôi lợn không những cung cấp phần lớn lượng thịt trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân, là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt, mà chăn nuôi lợn còn tận dụng được thức ăn thừa trong gia đình và thu hút lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp. Trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chính trong phát triển của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, với đặc điểm đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế, trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng giảm và thu hẹp thì việc phát triển ngành trồng trọt sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy càng phải quan tâm chú trọng đến việc phát triển của ngành chăn nuôi. Hiện nay trong cơ cấu ngành nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ lệ ngành trồng trọt và tăng tỷ lệ ngành chăn nuôi. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nông nghiệp nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển. Các khu vực mậu dịch tự do thương mại sẽ đem lại cơ hội cho việc giảm thuế quan, mở rộng thị trường quốc tế cho ngành hàng lương thực, thực phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chăn nuôi. Trong chăn nuôi thì chăn nuôi lợn khá phổ biến. Chăn nuôi lợn có từ rất lâu và ngày càng phát triển bởi đặc tính riêng biệt của nó như thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật nuôi khá đơn giản. Bên cạnh đó chăn nuôi lợn còn tận dụng được các phụ phẩm, phế phẩm trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của người dân, tận dụng được nguồn lao động của gia đình ở mọi lứa tuổi. Do vậy chăn nuôi lợn nói chung có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước mà còn hướng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng nguồn thu ngoại tệ. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2010-2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định là ngành chăn nuôi chínhtrong những năm gần đây. Xã Ngọc Lũ hiện nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong đó chăn nuôi giữ một vai trò khá quan trọng với các hộ trên địa bàn bàn xã đặc biệt là chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn phù hợp với điều kiện của đa số các hộ gia đình như có diện tích đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào, tiết kiệm thời gian lúc làm nông nhàn. Chính vì vậy chủ trương những năm tới của xã phải tăng quy mô chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo hướng trang trại. Trong chăn nuôi lợn hiện nay thì chăn nuôi lợn thịt chiếm tỷ lệ cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, cũng như các hộ dân trong địa bàn xã Ngọc Lũ hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân Xã Ngọc Lũ–Bình Lục–Hà Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân chăn nuôi lợn thịt tại xã. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam trong thời gian vừa qua. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân của xã - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các hộ chăn nuôi lợn thịt và các đối tượng có liên quan tới chăn nuôi lợn thịt chính quyền địa phương, các đầu mối thu mua, tiêu thụ trên địa bàn Xã Ngọc Lũ-Bình Lục -Hà Nam 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi Nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt - Phạm vi không gian: xã Ngọc Lũ-Bình Lục -Hà Nam - Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ 2009-2011 Thời gian thực hiện chuyên đề từ ……… 1.4. Phương pháp nghiên cứu 14.1. Phương pháp chọn điểm - Ngọc Lũ là một thị trấn sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa nước và chăn nuôi lợn. Trong những năm qua chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, khai thác được lợi thế so sánh của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình phát triển chăn nuôi của thị trấn vẫn gặp những khó khăn bất cập cần được giải quyết đó là: chăn nuôi lợn vẫn mang tính tận dụng thức ăn và lao động của gia đình, qui mô nhỏ, năng suất lao động thấp sản phẩm chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ, hiệu quả chăn nuôi thấp so với các ngành khác. Vì vậy tôi chọn xã Ngọc Lũ,Bình Lục Hà Nam là địa điểm để đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. - Theo quy mô chăn nuôi của hộ: Chọn 60 hộ làm thí điểm có quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ và chúng tôi chủ yếu căn cứ trên cơ sở, số con nuôi/lứa và số con XC/năm. Cụ thể ở bảng sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Số con/lứa Số con XC/năm Quy mô lớn Con > 100 > 100 Quy mô vừa Con 90 - 100 < 100 Quy mô nhỏ Con < 35 < 50 - Theo hướng sử dụng thức ăn: Có loại hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp khô hoàn toàn và loại hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp khô kết hợp. - Theo loại hình cung cấp giống: Có loại hộ tự gây giống bằng cách nuôi lợn nái sinh sản để cung cấp giống và có loại hộ mua giống. - Theo phương thức chăn nuôi: Có loại hộ chăn nuôi lợn thịt thuần và có loại hộ chăn nuôi lợn thịt kết hợp VAC. - Theo hướng áp dụng kỹ thuật: Có loại hộ chăn nuôi có kỹ thuật và có loại hộ chăn nuôi chưa có kỹ thuật. 1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu * Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập dựa vào tài liệu được công bố trên báo chí, tạp chí, sách chuyên ngành, niên giám thống kê qua các năm, thông tin truy cập trên mạng internet qua các Website... đồng thời số liệu này còn được thu thập từ các phòng ban của địa phương, các báo cáo thống kê công khai hàng năm và các tài liệu liên quan với nguồn thống kê qua 3 năm 2009 - 2011 * Số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập với nội dung phỏng vấn điều tra thông tin thông qua các phiếu điều tra hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã. 1.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi thu thập được số liệu chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá, điều tra bổ sung. Sau đó sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu theo những nội dung đã được xác định. Trong quá trình đó, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thống kê để hệ thống hoá số liệu thu thập theo những tiêu thức cần thiết, phù hợp logic với mục tiêu nghiên cứu. 1.443. Phương pháp phân tích số liệu * Phương pháp thống kê mô tả Thống kê, mô tả lại các hoạt động trong quá trình chăn nuôi lợn của nông hộ: Tình hình sản xuất của hộ, chi phí đầu tư cho 1 lứa lợn thịt, số đầu lợn/ 1 lứa, số lượng, giá giống, tổng sản lượng xuất chuồng/lứa, giá bán, tính các kết quả, …thông qua đó để phân tích chi phí giữa các quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, giống lợn trong chăn nuôi lợn nhằm thấy được ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của hộ. * Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Trên cơ sở tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu như cán bộ lãnh đạo địa phương có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, các hộ chăn nuôi tiên tiến... Để đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt. * Phương pháp thống kê so sánh So sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt theo các tiêu chí như hiệu quả kinh tế theo quy mô khác nhau, phương thức chăn nuôi khác nhau, so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hộ chăn nuôi lợn thịt với các hộ chăn nuôi lợn nái, gia cầm. * Phương pháp phân tích lợi ích chi phí Là phương pháp khi ta bở qua hiệu quả kinh tế này nhưng ta lại được lợi ích hiệu quả kinh tế khác mà ta đạt được.. 1.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Để đánh giá được hiệu quả kinh tế cần xác định được Q và C. Trong đó Q có thể là: GO, VA, MI hay Pr và C có thể là: TC, IC, chi phí LĐ hay một yếu tố nào đó. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến tính hiệu quả kinh tế. 1.5.1. Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ - Diện tích canh tác bình quân/hộ - Chỉ tiêu về mức độ kỹ thuật và đầu tư vốn - Trình độ văn hóa của chủ hộ - Lao động bình quân/hộ 1.5.2. Chỉ tiêu phản ánh quy mô chăn nuôi - Tổng số vốn dành cho chăn nuôi lợn thịt - Diện tích chuồng lợn bình quân/hộ - Số đầu lợn/lứa/năm - Bình quân lượng thịt lợn hơi xuất chuồng/hộ/năm 1.5.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả - Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của sản phẩm chính và sản phẩm phụ (phân bón,...) của chăn nuôi lợn thịt tính cho 100kg tăng trọng. GO = Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i (thịt lợn) Pi là đơn giá sản phẩm loại i (thịt lợn, phân bón) - Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như: Giống, thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh… và các khoản chi phí vật chất khác không kể khấu hao TSCĐ cho 100kg tăng trọng. - Giá trị tăng thêm (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA= GO – IC Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, một con gia súc hoặc trên một công lao động . MI = VA – (A + T + L) Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp A là khấu hao tài sản cố định T là các khoản thuế phải nộp L là tiền công lao động thuê ngoài (nếu có) - Lợi nhuận sản xuất (Pr): là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Pr = MI – L*Pi Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp L là lao động gia đình Pi là chi phí cơ hội của lao động gia đình. - Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian + GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian + VA/IC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian + MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp treemn 1 đồng chi phí trung gian + Pr/IC: Là lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian - Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động + GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động + VA/L: Là giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động + MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động + Pr/L: Là lợi nhuận trên 1 ngày công lao động PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý và địa hình Xã ngọc lũ là một xã thuần nông nằm cách trung tâm Huyện Bình Lục 15km về phía Nam . Địa giới hành chính của xã bao gồm: Phía tây giáp xã Hưng Công của Huyện Bình Lục Phía Nam giáp xã An nội và một phần xã Bồ Đề Phía Đông giáp xã Bồ Đề Phía Bắc giáp xã nhân chính và nhân nghĩa của Huyện Lý nhân . *Đặc điểm khí hậu thủy văn Xã ngọc lũ là xã thuộc khu vực đồng chiêm trũng trước đây, nằm trong vùng khí hậu Đông Nam Bắc bộ, nóng ẩm mưa nhiều..Do vậy gặp nhiều bất tiện của thời tiết, đây là điều băn khoan bấy lâu nay của xã. 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của Xã Là xã thuộc vùng đồng bằng Bình Lục nhưng địa hình của xã Ngọc lũ lại không bằng phẳng, địa hình khá phức tạp, đất đai của xã gồm 3 loại chủ yếu: Đất phù sa ven sông Chu, đất cát pha và đất thịt. Diện tích đất tự nhiên của xã là 542,88 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 78.69%. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất canh tác chiếm tới 76.3% mà chủ yếu là đất lúa màu. Đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, bên cạnh đó thì đất dùng cho chăn nuôi từ năm 2009 từ 78.57 ha (chiếm 68,39%) đến năm 2011 có xu hướng tăng lên 80.24 ha(chiếm 69,35%). Có điều này bởi Ngọc lũ là một xã không chỉ thuần nông mà còn thuần lúa, bên cạnh đó trong những năm gần đây người dân không còn hào hứng với việc chăn nuôi. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu xã không có giải pháp chuyển dịch nhanh và mạnh về cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đặc biệt là trong cơ cấu ngành, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống thì đời sống và thu nhập của người dân trong xã và tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã sẽ tụt hậu ngày càng xa so với các xã khác trong huyện. Để nắm rõ hơn về tình hình đất đai và sử dụng đất đai của xã Ngọc lũ chúng ta xem bảng 2.1 Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 10/09 11/10 BQ I. Tổng diện tích đất tự nhiên 542.88 100 542.88 100 542.88 100 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 427.2 79.89 427.2 79.89 427.2 78.69 100 100 100 - Đất canh tác 418.92 73.2 415.92 76.6 414.02 76.3 99,28 99,54 100,26 + Đất lúa – màu 413.34 77.3 410.5 75.61 409.05 75.35 99,31 99,64 100,33 + Cây hàng năm 3.25 0.6 3.47 0.64 3.05 0.56 106,76 87,89 82,33 + Đất vườn tạp 2.32 0.427 1.96 0.36 1.89 0.354 84,48 96,42 114,14 - Đất cây lâu năm 1.538 0.283 1.567 0.29 1.63 0.3 101,88 104,02 102,10 - Đất NTTS 6.742 1.242 10.98 2.02 11.52 0.122 162,85 104,91 64,42 2. Đất chuyên dùng 114.88 21.16 114.86 21.16 115.7 21.18 99,98 100,73 100,75 Đất dùng cho chăn nuôi 78.57 68,39 78.51 68,35 80.24 69,35 99,92 102,20 102,28 3. Đất khu dân cư 0.562 0.103 0.545 0.1 0.53 0.098 96,97 97,24 100,27 4. Đất chưa sử dụng 0.283 0.052 0.27 0.05 0.15 0.03 95,40 55,55 58,23 II. Các chỉ tiêu BQ 1. Đất NN/khẩu 0,0536 0,0531 0.0527 2. Đất NN/hộ NN 0,2020 0,2161 0.1965 3. Đất canh tác/khẩu 0,0525 0,0517 0.051 4. Đất canh tác/hộ NN 0,2142 0,1938 0.198 2.1.2.2.Tình hình dân số và lao động của Xã Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thì dân số và lao động của xã cũng có sự thay đổi qua các năm. Qua số liệu điều tra cho thấy số hộ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và hộ dịch vụ đều tăng. Cụ thể, trên toàn xã số hộ nông nghiệp tăng từ 1959 hộ năm 2009 lên 1995 hộ năm 2011, số hộ TTCN – XD tăng từ 19 hộ năm 2009 lên 28 hộ năm 2011, năm 2009 số hộ dịch vụ là 140 hộ thì tới năm 2011 tăng lên là 151 hộ, đây là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, tuy nhiên sự tăng lên trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn rất chậm và số hộ tham gia lĩnh vực này còn khá ít. Cùng với sự tăng lên vế số hộ nông nghiệp, TTCN – XD và dịch vụ là sự tăng lên trong cơ cấu lao động mặc dù mức tăng còn hơi chậm. Số Lao động nông nghiệp tăng từ 3505 người năm 2009 lên 3630 người năm 2011 (tăng 125người), số lao động phi nông nghiệp năm 2009 là 373 người, tới năm 2011 tăng lên là 410 người, mức tăng bình quân là 7,18% mỗi năm. Trong những năm trở lại đây cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng cơ cấu kinh tế xã vẫn còn khá cao, cơ cấu đó có giảm qua các năm tuy nhiên mức giảm đó còn khá chậm. Chính vì vậy mà hiện nay lao động nông nghiệp bình quân là 2,37 lao động/hộ. Tỉ lệ bình quân tăng qua các năm do do số lao động tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp/hộ tăng lên (bảng 2.2) Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2010/2009 2011/2010 BQ I. Tổng số hộ hộ 2144 100 2146 100 2174 100 101,51 101,3 99,79 1. Hộ nông nghiệp hộ 1955 92,47 1976 92,08 1995 91,76 101,07 100,9 99,83 2. Hộ TTCN-XD hộ 19 100 25 100 28 100 131.57 112 55,12 3. Hộ dịch vụ hộ 140 6,62 145 6,75 151 6,95 103.57 104,13 100,55 II. Tổng số dân người 7968 - 8043 - 8091 - 100.94 100.59 99,65 III. Tổng số lao động người 3876 100 3966 100 4040 100 102.32 10.87 99,56 1. Lao động nông nghiệp người 3505 90,37 3581 44.52 3630 44.84 102.22 101.37 9,17 2.Lao động phi nông nghiệp người 373 9,62 385 9,70 410 10,15 103,21 106,49 103,18 IV. Một số chỉ tiêu BQ 1. BQ khẩu/hộ người/hộ 3,73 - 3,74 - 3,72 - 2. BQ LĐ NN/hộ NN người/hộ 1,79 - 1,81 - 1,82 - Từ thực tế dân số và lao động của xã cho thấy Ngọc lũ có tiềm năng về đất đai và lao động. Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn rất chậm, lao động lạo chưa được đào tạo. Điều này gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, khó đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu trên toàn huyện 2.1.2.3. Tình hình Cơ sở hạ tầng của Xã Hiện nay đa số các vùng nông thôn nước ta đều có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa để bắt kịp xu thế công nghiệp hóa của đất nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong nông nghiệp thì chú trọng tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt, song về quy mô vẫn tăng về giá trị tuyệt đối đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế. Xã ngọc lũ cũng có định hướng phát triển kinh tế theo xu hướng chung của cả nước, tuy nhiên mức độ chuyển dịch giữa các ngành của xã trong những năm vừa qua còn khá chậm (bảng 2.3). Năm 2009 tỷ trọng ngành nông nghiệp đạt 10,464% đến năm 2011 tỷ trọng ngành này giảm xuống còn 10,346 % (giảm 0,118 %). Tỷ trọng ngành TTCN – XD chiếm 4,922 % năm 2009 và tăng lên 5,82 % năm 2011 (tăng 0,898 %), mức tăng bình quân là 90,0725 %. Tỷ trọng ngành TM – DV tăng từ 7,79 % năm 2009 giảm 6,821 % năm 2011 (xuống 0,969%), mức tăng bình quân hàng năm là 86,331% Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì tỷ trọng của ngành trồng trọt qua 3 năm 2009-2011 có xu hướng không ổn định của từng năm mà tăng rồi lại giảm xuống ,do ảnh hưởng về tình hình chăn nuôi lợn của xã nhà , tỷ trọng ngành trồng trọt 15,707 % năm 2009 tỷ trọng của năm 2011 chiếm 12,677% , mức tăng bình quân hàng năm là 89,658 % . Điều này là do ngọc lũ là một xã thuần nông, với tiềm năng đất đai và lao động hiện có xã đã xác định lúa là cây trồng chính. Do đó muốn phát triển ngành trồng trọt không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ mà trọng tâm là sản xuất vụ đông. Trong những năm vừa qua phong trào làm vụ đông của xã chưa mạnh, do đó bình quân thu nhập đầu người từ ngành trồng trọt của xã còn thấp, hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 2,14 lần, thấp nhất huyện. Tuy nhiên giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn tăng do việc tăng năng suất lúa ở các năm nhờ địa phương đã thực hiện tốt công tác chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng các giống cây trồng mới, tiến bộ vào sản xuất. Trong khi tỷ trọng của ngành trồng trọt có xu hướng không ổn định của từng năm qua các năm thì tỷ trọng của ngành chăn nuôi lại có xu hướng giảm, năm 2009 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 71,579 % trong tổng giá trị ngành nông nghiệp, tới năm 2011 giảm xuống còn 63,472 % (giảm 8,107%). Điều này là do xã ngọc lũ là một xã thuần nông, chăn nuôi cũng là một ngành quan trọng được người dân chú ý tới trong quá trình sản xuất, tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây do dịch bệnh xảy ra nhiều (năm 2009 dịch tai xanh ở lợn, ..), kèm theo đó là các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi tăng giá, đa số người chăn nuôi không được tập huấn về kỹ thuật đầy đủ mà chủ yếu chăn nuôi theo phương thức truyền thống, chăn nuôi nhỏ lẻ tận dụng nên khi gặp rủi ro họ thường có tâm lý chán nản, bỏ chuồng, bỏ chăn nuôi, chỉ còn lại những hộ chăn nuô
Luận văn liên quan