Luận văn Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hóa tại công ty cổ phần LILAMA10

1.1 Đặt vấn đề Phát triển kinh tế theo chiều rộng lẫn chiều sâu là yêu cầu chung của mọi nền kinh tế. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia mà còn là mối quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường cũng buộc các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm với công việc sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là thước đo phản ánh năng lực, trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường và xây dựng thể chế kinh tế thị trường, đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo Đảng ta đã lựa chọn cổ phần hoá như một phương thức có hiệu quả để đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những hướng quan trọng của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Thông qua việc thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sẽ thay đổi tận gốc phương thức quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước trước đây để áp dụng phương thức quản lý mới, tự chủ hơn, linh hoạt và trách nhiệm hơn. Cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn, các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng trưởng khả quan. Chính vì vậy đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá ngoài việc xác lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, so sánh hiệu quả của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hoá, còn vạch ra những nguyên nhân, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp khai thác tiềm lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Công ty CP Lilama 10 thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam được thành lập ngày 28/12/1983, tháng 1/2007 công ty chính thức chuyển hình thức sở hữu từ DN nhà nước sang Công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Là một đơn vị nòng cốt của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, trong những năm vừa qua giá trị sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Chính sách cổ phần hoá đúng đắn đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau cổ phần hoá sẽ đưa ra được các kết luận về hiệu quả của cổ phần hoá và những giải pháp để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Lilama 10”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau khi cổ phần hoá đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cổ phần hoá và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần. - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần LILAMA 10 sau cổ phần hoá. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty: hiệu quả sử dụng vốn, chi phí, lao động thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: đề tài tập trung chủ yếu vào nội dung nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần LILAMA 10 trong giai đoạn trước và sau khi cổ phần hoá - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/01/09 đến ngày 10/05/09

doc86 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hóa tại công ty cổ phần LILAMA10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH -----------( ( (----------- LuËn v¨n Tèt nghiÖp ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 NGƯỜI THỰC HIỆN: Sinh viên: HOÀNG KIM THOA Lớp : KEC – K50 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS KIM THỊ DUNG HÀ NỘI - 2009 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Trước hết, tôi xin gửi tới toàn thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh lời cám ơn chân thành nhất. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Kim Thị Dung người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Để thực hiện tốt đề tài này tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần LILAMA 10. Qua đây, tôi xin chân thành cám ơn toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi có được những kiến thức thực tế cần thiết. Cuối cùng, tôi xin gửi lơi cám ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Hoàng Kim Thoa MỤC LỤC  Trang   Lời cảm ơn i Mục lục ii Danh mục bảng iv Danh mục biểu iv Danh mục sơ đồ v Danh mục chữ viết tắt vi I. MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1 Cơ sở lý luận về cổ phần hoá và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi cổ phần hoá 4 2.1.1 Khái quát về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần 4 2.1.2 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 7 2.1.3 Nội dung đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty cổ phần 17 2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá 28 2.2 Phương pháp nghiên cứu 31 2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 31 2.2.2 Phương pháp phân tích 31 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 3.1 Đặc điểm của công ty Cổ phần LILAMA 10 33 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33 3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 34 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 36 3.1.4 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty 37 3.1.5 Tình hình lao động của công ty 39 3.1.5 Tình hình vốn của công ty 40 3.1.6 Tình hình cơ sở vật chất của công ty 40 3.1.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 41 3.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau khi cổ phần hóa 43 3.2.1 Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty 43 3.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí 47 3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn 51 3.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 60 3.2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định 64 3.3 Ảnh hưởng của cổ phần hoá đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 66 3.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty sau khi cổ phần hoá 68 3.4.1 Thuận lợi 68 3.4.2 Khó khăn 68 3.5 Định hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty 69 3.6 Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 69 3.6.1 Giải pháp về vốn và tài chính 70 3.6.2 Giải pháp về lao động 73 3.6.3 Tối thiểu hoá các chi phí nhằm tăng lợi nhuận 75 3.6.4 Giải pháp đối với HĐQT 76 IV. KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 DANH MỤC BẢNG  Trang   Bảng 3.1: Kết cấu lao động của công ty năm 2008 39 Bảng 3.2: Cơ cấu cổ phần trước khi niêm yết 40 Bảng 3.3: Danh sách một số cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ 40 Bảng 3.4 : Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 41 Bảng 3.5: Kết cấu tài sản cố định của công ty 2006 – 2007 42 Bảng 3.6: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 44 Bảng 3.7: Phân tích biến động các chỉ tiêu chung của công ty 45 Bảng 3.8: Tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí 48 Bảng 3.9: Phân tích biến động một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng một số bộ phận CP SXKD 48 Bảng 3.10: Phân tích cơ cấu nguồn vốn 52 Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn SXKD 54 Bảng 3.12: Phân tích biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD 54 Bảng 3.13: Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty 56 Bảng 3.14: Bảng phân tích biên động các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VLĐ 57 Bảng 3.15: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 58 Bảng 3.16: Bảng phân tích biên động các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VCĐ 59 Bảng 3.17: Quỹ lương phân bổ trong 2 năm 2006 và 2007 61 Bảng 3.18: Doanh thu và tiền lương bình quân năm 2006 và 2007 61 Bảng 3.19: Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 62 Bảng 3.20:Phân tích biến động các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 63 Bảng 3.21: Tình hình tài sản cố định của công ty năm 2008 65 Bảng 3.22: Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty 66 Bảng 3.23: Chiến lược phát triển đến năm 2010 69 DANH MỤC SƠ ĐỒ  Trang   Sơ đồ 2.1: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD 8 Sơ đồ 2.2: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD 11 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty 38 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SXKD : Sản xuất kinh doanh CPH : Cổ phần hoá CSH : Chủ sở hữu CP : Chi phí BQ : Bình quân CTCP : Công ty cổ phần DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DN : Doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định HĐQT : Hội đồng quản trị VCĐ : Vốn cố định VLĐ : Vốn lưu động GTSX :Giá trị sản xuất NSLĐ : Năng suất lao động I. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Phát triển kinh tế theo chiều rộng lẫn chiều sâu là yêu cầu chung của mọi nền kinh tế. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia mà còn là mối quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường cũng buộc các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm với công việc sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là thước đo phản ánh năng lực, trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường và xây dựng thể chế kinh tế thị trường, đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo Đảng ta đã lựa chọn cổ phần hoá như một phương thức có hiệu quả để đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những hướng quan trọng của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Thông qua việc thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sẽ thay đổi tận gốc phương thức quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước trước đây để áp dụng phương thức quản lý mới, tự chủ hơn, linh hoạt và trách nhiệm hơn. Cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn, các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng trưởng khả quan. Chính vì vậy đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá ngoài việc xác lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, so sánh hiệu quả của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hoá, còn vạch ra những nguyên nhân, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp khai thác tiềm lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Công ty CP Lilama 10 thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam được thành lập ngày 28/12/1983, tháng 1/2007 công ty chính thức chuyển hình thức sở hữu từ DN nhà nước sang Công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Là một đơn vị nòng cốt của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, trong những năm vừa qua giá trị sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Chính sách cổ phần hoá đúng đắn đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau cổ phần hoá sẽ đưa ra được các kết luận về hiệu quả của cổ phần hoá và những giải pháp để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Lilama 10”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau khi cổ phần hoá đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cổ phần hoá và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần. - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần LILAMA 10 sau cổ phần hoá. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty: hiệu quả sử dụng vốn, chi phí, lao động…thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: đề tài tập trung chủ yếu vào nội dung nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần LILAMA 10 trong giai đoạn trước và sau khi cổ phần hoá - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/01/09 đến ngày 10/05/09 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về cổ phần hoá và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi cổ phần hoá 2.1.1 Khái quát về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần 2.1.1.1 Khái niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp Cổ phần hoá DNNN chính là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thông qua quá trình chào bán các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu DN cho các cổ đông. Hay có thể hiểu là thông qua quá trình CPH DNNN mà DN trước đây thuộc sở hữu 100% của Nhà nước được chuyển sang một loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó Nhà nước có thể là một cổ đông. Có thể nói, quan niệm về CPH DNNN đã được thể hiện chính thức, đầu tiên trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng “Đổi mới tổ chức quản lý DNNN, phát huy cao độ quyền tự chủ của DN trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt chủ chương CPH một bộ phận DNNN để huy động thêm vốn, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản thuộc sở hữu Nhà nước ngày càng tăng lên”. Có thể khái quát về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông. Đi đôi với việc chuyển đổi sở hữu là việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, được điều chỉnh trong luật doanh nghiệp. Về hình thức, đó là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần (vốn của mình trong doanh nghiệp) cho các cá nhân tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp, hoặc trực tiếp tự doanh nghiệp theo cách bán giá thông thường hay bằng phương thức đấu giá hoặc qua thị trường chứng khoán. Về bản chất đó là phương thức thực hiện xã hội hoá đồng vốn thuộc sở hữu nhà nước, chuyển từ doanh nghiệp một chủ sở hữu sang đa sở hữu, tạo nên mô hình doanh nghiệp hoạt động phù hợp kinh tế thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hoá sản xuất dẫn đến sự tập trung lớn về vốn xã hội là điều mà một cá nhân không thể đáp ứng được. 2.1.1.2 Tính cấp thiết của việc cổ phần hoá DNNN Mục đích của việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo tích luỹ cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người lao động nhưng trong thực tế các doanh nghiệp nhà nước không đáp ứng được những mục tiêu này. Do doanh nghiệp nhà nước thường có xu hướng tập trung vào những ngành cần vốn lớn sử dụng ít lao động, cộng thêm với trình độ của đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, nên doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả không đảm bảo được các mục tiêu nhà nước đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước khi thành lập. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng kém hiệu quả của doanh nghiệp là do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, coi kinh tế quốc doanh dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, xem nhẹ quy luật kinh tế khách quan của thị trường nên hạch toán doanh nghiệp mang tính hình thức, đội ngũ cán bộ quan liêu duy ý chí, yếu kém của đội ngũ công nhân và trình độ sử dụng công nghệ. Trình độ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Nhà nước không nắm được thực trạng tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước chưa xác định rõ quyền lợi trách nhiệm của người lao động cho nên người lao động không có trách nhiệm, không quan tâm đến quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tình trạng tham nhũng tiêu cực trong doanh nghiệp trở nên phổ biến. Vì thế việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí nguồn lực quốc gia sang hình thức công ty cổ phần hay tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước là cần thiết để nâng cao hhiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Sau khi CPH các công ty cổ phần đã huy động được lượng vốn rất quan trọng từ các cán bộ công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp. Thông qua việc kinh doanh có hiệu quả công ty lại có điều kiện gọi thêm vốn cổ phần để mở rộng quy mô hoạt động. Hoạt động của các công ty chịu sự tác động trực tiếp của cơ chế thị trường, thủ tiêu hoàn toàn tư tưởng dựa dẫm vào sự bao cấp của nhà nước. Hạn chế đáng kể lãng phí, thất thoát vốn, giảm các chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 2.1.1.3 Quy trình cổ phần hoá DNNN Việc cho phép thành lập công ty cổ phần phải do cơ quan có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước đồng ý và được sự đồng ý của cơ quan chủ quản và ban chỉ đạo cổ phần hoá cho phép tiến hành cổ phần hoá. Sau khi hoàn thành các thủ tục trên thì doanh nghiệp có quyết định cổ phần hoá sẽ phải tiến hành định giá doanh nghiệp, tiến hành kiểm toán để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp rồi mới làm đơn xin phép thành lập công ty cổ phần. Các sáng lập viên phải gửi tất cả số tiền đã góp của người đăng ký mua cổ phiếu vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng trong nước kèm theo danh sách những người đăng ký mua số cổ phiếu và số tiền mỗi người đã góp. Số tiền gửi chỉ được lấy ra khi công ty đã được cấp giấy nhứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sau một năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập công ty nhưng không thành lập được. Các sáng lập viên triệu tập đại hội đồng cổ đông thành lập để thông qua điều lệ công ty và các thủ tục cần thiết khác. Công ty cổ phần có thể được uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương nơi công ty cổ phần đặt trụ sở chính cho phép phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. 2.1.1.4 Khái quát về công ty cổ phần Theo Luật doanh nghiệp, CTCP là doanh nghiệp trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ một số trường hợp. - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. - CTCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. CTCP là loại hình doanh nghiệp có khả năng tích tụ vốn và tập trung vốn đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cơ chế đặc thù của công ty cổ phần là san sẻ rủi ro, mạo hiểm tạo ra sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Hình thức tổ chức của loại hình công ty này gắn các quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và quan hệ quản lý trong một chủ thể thống nhất, thực hiện việc chuyển đổi từ một chủ sở hữu sang nhiều chủ sở hữu. Các chủ sở hữu được hình thành từ phần đóng góp của mình vào doanh nghiệp dưới hình thức công ty cổ phần. Đặc điểm nổi bật của công ty cổ phần là quyền sở hữu được tách khỏi chức năng kinh doanh do đó nó tạo ra động lực thúc đẩy SXKD phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường CTCP là một hình thức tổ chức doanh nghiệp phổ biến, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo ra kênh huy động vốn quan trọng thông qua thị trường chứng khoán. 2.1.2 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường. Hoạt động kinh doanh có đặc điểm: + Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. + Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển. + Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động... + Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân thành hai loại: nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan) và nhân tố bên trong (nhân tố chủ quan) - Nhân tố bên ngoài là loại nhân tố thường phát sinh và tác động không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể chịu tác động bởi các nhân tố khách quan như: sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp chế độ chính sách kinh tế của nhà nước, môi trường vị trí kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng. các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá, chi phí, giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, tiền lương…  Sơ đồ 2.1: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD + Môi trường chính trị, văn hoá- xã hội Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động SXKD của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKD với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn. Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân... Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hoá- xã hội quy định. + Môi truờng pháp lý Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất... Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đó là các quy định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi h
Luận văn liên quan