Luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi

Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án và tổ chức triển khai thực hiện trên các lĩnh vực trong nhiều năm qua, đã góp phần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, tạo cơ sở cho sự phát triển. Ngân sách nhà nước đầu tư khá lớn cho khu vực miền núi. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội tại miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn, bất cập. Đối với tỉnh Lai Châu, nhiều năm qua Đảng bộ, chính quyền các cấp cũng rất quan tâm đến đầu tư cho miền núi và chắc chắn trong nhiều năm đến sẽ có sự đầu tư lớn cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi.

doc49 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TÓM TẮT Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI Học viên: Lai châu, 2014 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án và tổ chức triển khai thực hiện trên các lĩnh vực trong nhiều năm qua, đã góp phần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, tạo cơ sở cho sự phát triển. Ngân sách nhà nước đầu tư khá lớn cho khu vực miền núi. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội tại miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn, bất cập. Đối với tỉnh Lai Châu, nhiều năm qua Đảng bộ, chính quyền các cấp cũng rất quan tâm đến đầu tư cho miền núi và chắc chắn trong nhiều năm đến sẽ có sự đầu tư lớn cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi. Một thực tiễn rất đáng quan tâm là: có nhiều chương trình, dự án triển khai thực hiện ở miền núi với tổng số vốn đầu tư lớn, nhưng sau khi kết thúc, tính ổn định, phát huy không được giữ vững hoặc hiệu quả thấp. Do vậy, cần phải có sự đánh giá khoa học, khách quan về hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư cho miền núi, đánh giá việc tổ chức thực hiện sao cho đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của chương trình, dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn miền núi. Tình hình thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi Lai Châu có nhiều kết quả, nhưng chuyển biến chưa mạnh, chưa đáp ứng mong đợi của nhân dân và yêu cầu của quản lý. Cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã có, nhưng trong giai đoạn hiện nay cần tập trung nhiều hơn nữa cho miền núi, nhất là việc nghiên cứu, triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP để giảm nghèo nhanh và bền vững. Vấn đề này cần phải có nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ khoa học để đề xuất một số giải pháp đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển miền núi trong sự phát triển chung của tỉnh. Từ trước đến nay, hàng năm các cơ quan nhà nước đều có các báo cáo đánh giá chung tình hình thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi Lai Châu và đề ra nhiệm vụ thực hiện cho năm sau. Những báo cáo này phần nào đã phản ảnh thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chưa có điều kiện để thực hiện dưới góc độ một đề tài khoa học. Để đánh giá đúng thực trạng tình hình triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chúng ta cần phải dựa trên các phương pháp khoa học, khách quan để xem xét về những vấn đề liên quan, đề xuất những giải pháp khả thi để tổ chức thực hiện hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi trong thời gian đến một cách nhanh và bền vững. Với những lý do chính yếu nêu trên nói lên sự cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài này. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là: Đánh giá thực trạng tình hình tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2006 - 2010. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư ở miền núi. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015. Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Lai Châu, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư ở miền núi. Xác định một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu. 3. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận, đề tài dựa trên phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp luận chủ yếu của đề tài là lý luận Mác-xít được sử dụng trong toàn bộ nội dung của đề tài. Chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và chúng luôn vận động, biến đổi, phát triển không ngừng. Trên cơ sở quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển để xem xét và phân tích nội dung nghiên cứu của đề tài. Vận dụng các quan điểm này để làm cơ sở cho việc xem xét các sự kiện xã hội và quá trình phát triển của xã hội, mà cụ thể là kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Lai Châu. Trên cơ sở phương pháp luận chung đó, đề tài chủ yếu vận dụng hướng tiếp cận của Lý thuyết cấu trúc - chức năng, Lý thuyết phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực hiện đề tài. Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài được trình bày ở mục 1.1 Chương 1 báo cáo này. Các phương pháp cụ thể tiến hành nghiên cứu cụ thể là: Thu thập, phân tích tài liệu: Thu thập số liệu thống kê, các tài liệu liên quan đã có từ các cơ quan Trung ương, ở tỉnh, 06 huyện miền núi trong tỉnh. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Ankét): Sử dụng bảng hỏi được thiết kế phù hợp cho nội dung cần nghiên cứu (xem Phiếu khảo sát - Phụ lục 01). Số lượng mẫu là 1.000 phiếu, được điều tra tại tất cả 06 huyện miền núi trong tỉnh. Việc xử lý và phân tích số liệu phiếu điều tra được thực hiện bởi sự trợ giúp của máy vi tính, bằng phần mềm SPSS-11.5. Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung: Thực hiện với các đối tượng chủ yếu là cán bộ các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, đoàn thể cấp xã, cấp huyện, tỉnh và một số công dân tại các huyện miền núi. Phương pháp quan sát, được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. 4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài Như tên gọi của đề tài được giao nhiệm vụ là:“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu”, và được giới hạn trong mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên. Thời gian và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu “đánh giá thực trạng” ở đây cũng chỉ đi sâu vào một số lĩnh vực mà đề tài đặt ra. Các giải pháp đề xuất cũng trong khuôn khổ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 5. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bám sát mục tiêu, nhận diện được những thành công, bất cập trong một số chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015. Vì vậy, đây là luận cứ khoa học phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của tỉnh và trong việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội miền núi nhanh và bền vững của Đảng và Nhà nước. Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi nhanh và bền vững. Vì vậy, đề tài có giá trị thực tiễn, giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội miền núi. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài được thể hiện trong ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2. Đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Lai Châu. Chương 3. Các giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ 1.1. Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài Trong phạm vi của đề tài, các tác giả tập trung tìm hiểu, vận dụng một số lý thuyết: “Cấu trúc - chức năng”, “Lý thuyết phát triển”, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta có liên quan để nghiên cứu đề tài. 1.1.1. Vận dụng Lý thuyết cấu trúc - chức năng Lý thuyết cấu trúc - chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà Xã hội học nổi tiếng như: H. Spencer, E. Durkheim, T. Parsons, là một trong những lý thuyết quan trọng được sử dụng rộng rãi trong các phân tích xã hội học. Lý thuyết này nhấn mạnh đến những đóng góp chức năng của mỗi bộ phận trong xã hội để duy trì cấu trúc cũ, giúp ta vận dụng xem xét cấu trúc kinh tế - xã hội một vùng, một khu vực nhất định (mà ở đây là khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi). Vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng giúp ta nhìn nhận: Xã hội là một hệ thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự ổn định bền vững của tổng thể. Để giải thích tồn tại của một thiết chế xã hội, chúng ta phải tìm hiểu hệ thống xã hội, như một tổng thể, đòi hỏi những nhu cầu của nó phải được thoả mãn như thế nào. Bởi vì chỉ trong một trạng thái như vậy thì mới bảo đảm cho các chức năng hoạt động mà xã hội luôn trong trạng thái cân bằng. Do vậy, khi xem xét về thực trạng và giải pháp triển kinh tế - xã hội miền núi, chúng ta cần thấy được các chức năng mới xuất hiện và có những chức năng cũ sẽ bị triệt tiêu vì không có cơ sở để tồn tại dẫn đến sự biến đổi về kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư khu vực miền núi. Vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng phân tích nội dung đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu ”; nhằm thấy được cơ cấu mới của cơ cấu xã hội cũng như chức năng bộ phận của cơ cấu ấy trong phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Sự tác động của các bộ phận mới với các chức năng mới sẽ tạo cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của xã hội và dẫn đến sự biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư, trong đó cộng đồng dân cư khu vực nghiên cứu cũng nằm trong mối quan hệ chung đó. 1.1.2. Vận dụng Lý thuyết phát triển Lý thuyết phát triển được nhiều nhà khoa học quan tâm và vận dụng nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội. Nhưng có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói đến thuật ngữ “phát triển”. Có quan điểm coi phát triển và tăng trưởng có cùng nội dung. Chúng ta không thể hiểu phát triển như là một hiện tượng kinh tế mà phải được xem như là toàn bộ quá trình bao gồm các đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội và văn hoá. Trên quan điểm về kinh tế - xã hội, phát triển giúp cho con người hướng tới một cuộc sống đầy đủ hơn, giàu có hơn. Lý thuyết về sự phát triển hiện nay đang có xu hướng giảm bớt những vấn đề thuần tuý có tính kinh tế. Lý thuyết phát triển ngày nay chú ý nhiều hơn các vấn đề phi kinh tế trong quá trình phát triển, về lĩnh vực văn hoá, xã hội... Do đó, phát triển xã hội không còn đồng nhất với tăng trưởng kinh tế mà là sự phát triển một cách tổng thể. Với yêu cầu như vậy, khi vận dụng Lý thuyết phát triển vào nghiên cứu đề tài đòi hỏi chúng ta phải xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu trên cơ sở của lý thuyết phát triển hiện đại. 1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới phát triển đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010; Cùng với những chủ trương, đường lối phát triển chung của đất nước, công tác Dân tộc và miền núi luôn được Đảng và Nhà nước xác định có vị trí chiến lược quan trọng. Kế thừa và phát huy kết quả sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình miền núi và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước chuyển biến quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền núi và đã có rất nhiều chủ trương lớn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát triển kinh tế-xã hội trong nhiều năm qua. Những năm gần đây, trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm và có chủ trương đầu tư ngày càng nhiều cho miền núi. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, với quan điểm xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng dịa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) xác định:... Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lượng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số.Chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã xác định nhiệm vụ trong 5 năm tới đối với vùng trung du, miền núi. Phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các vùng, đô thị và nông thôn. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng theo quy hoạch, khắc phục tình trạng đầu tư trùng lặp, thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng; ...Tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển các vùng còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có nhiều chủ trương để phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Tỉnh ủy khóa XVII đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU Về phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 2006-2010; Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17/2007/NQ-HĐND ngày 16/7/2007 nhằm cụ thể hoá Nghị quyết trên và Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng , ban hành Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 Về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi của tỉnh đến năm 2010để triển khai thực hiện. 1.2. Điều kiện tự nhiên và dân cư 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.2. Dân cư - Dân tộc II. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI 1.1. Khái quát chung về thực trạng kinh tế - xã hội Nhìn chung, kinh tế các huyện miền núi đang trong quá trình thoát ra tình trạng tự cấp tự túc, từng bước tiếp cận thị trường. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 chậm, tăng 13,66%, trong đó N-L-TS tăng 10,25%; CN-XDCB tăng 22,39%; Dịch vụ tăng 18,97%. Tổng giá trị sản xuất toàn vùng (theo giá 1994) năm 2006 đạt 688.904 triệu đồng, năm 2010 ước đạt 1.068.552 triệu đồng. Về cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành N-L-TS giảm dần. Tỷ trọng CN-TTCN tăng chậm. Dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhưng cáo xu hướng tăng dần. Tổng thu ngân sách của vùng ngày một gia tăng, năm 2010 đạt 27,831 tỷ đồng, tuy nhiên còn rất nhỏ. Mức thu này chưa thể có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của các huyện trong vùng mà chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ ngân sách của cấp trên. Thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, năm 2006 là 3.052 ngàn đồng, đến năm 2009 là 4.384 ngàn đồng; Lương thực bình quân đầu người năm 2006 là 296 kg/người/năm, đến năm 2010 là 327 kg/người/năm. Đầu tư xây dựng cơ bản của khu vực miền núi được chú trọng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá, nhất là hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hệ thống cấp nước sinh hoạt, kè chống xói lở bờ sông... Đến nay, 100% các huyện trong vùng có điện lưới quốc gia và mạng lưới bưu chính viễn thông. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, nhất là giáo dục, y tế, văn hoá thông tin có những bước tiến triển mới, gắn kết hơn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh và trong nội bộ vùng. Công tác xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh, tỷ lệ nghèo năm 2010 là 35,23%, chất lượng cuộc sống có mặt được nâng lên. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện đáng kể. Thế trận quốc phòng - an ninh được giữ vững. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội các huyện miền núi vẫn còn chậm phát triển và nhiều khó khăn.Tính tự phát, manh mún trong sản xuất còn phổ biến. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thế mạnh kinh tế rừng chưa được phát huy đúng mức; công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng còn nhiều yếu kém, một số nơi rừng bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hệ thống dịch vụ còn sơ khai. Tiềm năng du lịch chưa được khai thác. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém. Các vấn đề thiết yếu như: nhà ở, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nước sinh hoạt chưa được giải quyết căn bản. Đời sống của nhân dân trong vùng còn thấp xa so với các vùng khác trong tỉnh. Trình độ dân trí thấp, điều kiện phát triển giáo dục, y tế khó khăn, học sinh bỏ học còn nhiều; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao. Đồng bào dân tộc vẫn còn tồn tại một số tập tục lạc hậu. 1.2. Thực trạng về các ngành kinh tế 1.2.1. Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản + Sản xuất Nông nghiệp - Về trồng trọt: Cây lúa: Từ năm 2001 đến nay, tuy diện tích có tăng có giảm, nhưng năng suất bình quân trong vùng tăng đều: từ 26,6 tạ/ha (2001), 31,2 tạ/ha (2005) lên 40,2 (2010) làm cho sản lượng tăng lên. Cây ngô: Sản xuất ngô có nhiều tiến bộ cả về mở rộng diện tích thâm canh tăng năng suất. Diện tích ngô lai đang thay thế dần các giống ngô cũ năng suất thấp. Phương thức trồng ngô thâm canh cũng đang thay thế dần trồng ngô quảng canh. Năng suất bình quân trong vùng tăng từ: 18,8 tạ/ha (2001), 21,8 tạ/ha (2005) lên 28,7 tạ/ha (2010). Cây sắn: Cùng với sự phát triển của hai nhà máy chế biến tinh bột sắn của tỉnh kéo theo vùng nguyên liệu phát triển không ngừng. Năng suất bình quân trong vùng tăng từ: 85,8 tạ/ha (2001), 107,9 tạ/ha (2005) lên 134,1 tạ/ha (2010). Việc phát triển cây sắn hiện nay cần có giải pháp quy hoạch hợp lý và canh tác khoa học để không dẫn đến phá rừng và huỷ hoại môi trường. Ngoài ra, trong vùng còn có khoai lang, rau đậu các loại: Diện tích có lúc giảm lúc tăng, nhưng sản lượng và năng suất các năm đều tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Cây công nghiệp ngắn ngày: Trong vùng có trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, lạc, vừng Diện tích mía có tăng có giảm qua các năm, năng suất bình quân trong vùng không ổn định từ: 372,2 tấn/ha (2001), 449,9 tấn/ha (2005) giảm còn 336,6 tấn/ha (2010). Diện tích và sản lượng cây lạc tuy có tăng có giảm, nhưng năng suất lại ngày càng tăng. Năm 2001 diện tích 1.340 ha, sản lượng 1.643 tấn, năng suất chỉ đạt 12,3 tạ/ha. Đế năm 2008 diện tích giảm xuống còn 872 ha, nhưng nhờ năng suất tăng lên 15,7 tạ/ha nên sản lượng đạt 1.358 tấn. Diện tích trồng cây vừng tuy có tăng có giảm, nhưng năng suất và sản lượng hàng năm đều tăng. Năm 2001 diện tích 29,0 ha đến 2002 diện tích tăng lên 74,0 ha, nhưng năm 2008 diện tích lại giảm xuống còn 63,0 ha. Năng suất tăng từ 1,7 tạ/ha năm 2001 lên 3,9 tạ/ha năm 2008. Sản lượng tăng từ 5,0 tấn năm 2001 lên 24,3 tấn năm 2008. Cây công nghiệp dài ngày: Cây quế (Diện tích 2.521 ha, sản lượng 2.255 tấn); Cây cau (Diện tích 620 ha, sản lượng 6.875 tấn); Cây chè (Diện tích 140 ha, sản lượng 252 tấn); Cây ăn quả: Diện tích 663 ha, sản lượng 3.434 tấn. Trồng phân tán trong vườn các hộ gia đình. - Về chăn nuôi: + Đàn trâu, bò: Hình thức chăn nuôi hiện nay vẫn là chăn nuôi quảng canh, chưa phát triển thành các trang trại chăn nuôi tập trung trong khi vùng có các điều kiện để phát triển. Số lượng đàn trâu, bò có xu hướng ngày càng gia tăng. - Đàn lợn: Số lượng đàn lợn tương đối ổn định, tuy có năm tăng, năm giảm. + Đàn gia cầm: Sản lượng thịt gia cầm trong 5 năm trở lại đây có xu hướng gia tăng, năm 2004 sản lượng thịt gia cầm 290 tấn đến năm 2008 tăng lên 560 tấn. Nhìn chung, chăn nuôi chậm phát triển so với trồng trọt, chủ yếu hướng tự cung, tự cấp, chưa định hướng
Luận văn liên quan