Luận văn Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Trong sản xuất đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được. Trong đời sống xã hội đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận, bởi trái đất của chúng ta rất lớn nhưng cũng chỉ là hữu hạn. Lãnh thổ - đất đai của mọi quốc gia cũng chỉ là hữu hạn. Vì đất đai chỉ là hữu hạn cho nên điều quan trọng nhất là con người sử dụng tài sản nguồn lực này sao cho khoa học, hợp lý mang lại hiệu quả tốt nhất phục vụ cho chính con người, nhưng vẫn phải bảo vệ được môi trường tự nhiên, sinh thái, điều đó vừa là mục đích vừa là yêu cầu cần quan tâm của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới này. Đối với Việt Nam, là quốc gia đất chật, người đông, đời sống của đại bộ phận nhân dân dựa vào SXNN, thì đất đai lại càng quý giá hơn. Việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các loại quỹ đất hiện có là việc làm hết sức có ý nghĩa, bởi Việt Nam đi lên xây dựng CNXH từ một nước NN, lạc hậu nghèo nàn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tiềm năng chính của Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động và đất đai.

doc108 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dån ®iÒn ®æi thöa ®Êt n«ng nghiÖp ë tØnh vÜnh phóc hiÖn nay LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ Hµ Néi - 2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP 9 Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp đối với quá trình sản xuất. 9 Sự cần thiết phải dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. 18 Cơ sở lý luận và vai trò của dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. 29 Chương 2: THỰC TRẠNG DỒN ĐIỀN, ĐỎI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VĨNH PHÚC NHƯNG NĂM QUA 35 2.1. Đặc điểm tự nhiên; kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 35 2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và kết quả sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc những năm qua 43 2.3. Những chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước và một số kết quả thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trong thời gian qua 56 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT VIỆC DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VĨNH PHÚC 74 3.1. Những quan điểm cơ bản 74 3.2. Yêu cầu cần đạt được của việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp 78 3.3. Những giải pháp chính để dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc 82 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC 102 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH : Chủ nghĩa xã hội DĐ,ĐT : Dồn điền, đổi thửa HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã NN : Nông nghiệp TLSX : Tư liệu sản xuất UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Vĩnh Phúc từ 2002-2008 38 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm kể từ sau tái lập tỉnh 1997 38 Bảng 2.3: Tổng hợp tốc độ tăng GDP, thu chi ngân sách, thu nhập bình quân đầu người một số năm sau tái lập tỉnh 1997 39 Bảng: 2.4: Giá trị công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế từ 2004-2008 trên địa bàn Vĩnh Phúc 39 Bảng 2.5: Tổng hợp số thu ngân sách 5 năm (2004-2008) từ nguồn thu thuế xuất, nhập khẩu trên địa bàn Vĩnh Phúc 42 Bảng 2.6: Tổng hợp diện, tích cơ cấu loại các đất trên địa bàn Vĩnh Phúc 46 Bảng 2.7: Thống kê biến động đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 1998 2008 47 Bảng 2.8: Tổng hợp phân bố đất sản xuất nông nghiệp các huyện, thị trong tỉnh Vĩnh Phúc 48 Bảng 2.9: Giá trị sản xuất nội ngành nông nghiệp theo giá thực tế qua các năm ở tỉnh Vĩnh Phúc 49 Bảng 2.10: Cơ cấu giả trị sản xuất nội ngành nông nghiệp theo giá thực tế qua các năm 49 Bảng 2.11: Tốc độ phát triển nội ngành nông nghiệp qua các năm 50 Bảng 2.12: Tổng hợp diện tích gieo trồng hàng năm từ 2004-2008 51 Bảng 2.13: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa một số năm từ khi tái lập tỉnh 51 Bảng 2.14: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô một số năm từ khi tái lập tỉnh 52 Bảng 2.15: Số lượng gia súc, gia cầm toàn tỉnh qua các năm 53 Bảng 2.16: Sản lượng sản phẩm chăn nuôi cung cấp cho thị trường 53 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Trong sản xuất đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được. Trong đời sống xã hội đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận, bởi trái đất của chúng ta rất lớn nhưng cũng chỉ là hữu hạn. Lãnh thổ - đất đai của mọi quốc gia cũng chỉ là hữu hạn. Vì đất đai chỉ là hữu hạn cho nên điều quan trọng nhất là con người sử dụng tài sản nguồn lực này sao cho khoa học, hợp lý mang lại hiệu quả tốt nhất phục vụ cho chính con người, nhưng vẫn phải bảo vệ được môi trường tự nhiên, sinh thái, điều đó vừa là mục đích vừa là yêu cầu cần quan tâm của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới này. Đối với Việt Nam, là quốc gia đất chật, người đông, đời sống của đại bộ phận nhân dân dựa vào SXNN, thì đất đai lại càng quý giá hơn. Việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các loại quỹ đất hiện có là việc làm hết sức có ý nghĩa, bởi Việt Nam đi lên xây dựng CNXH từ một nước NN, lạc hậu nghèo nàn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tiềm năng chính của Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động và đất đai. Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH, trong đó CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện CNH, HĐH chúng ta phải giành đất SXNN cho công nghiệp- thương mại - dịch vụ phát triển. Do đó quỹ đất SXNN sẽ ngày càng bị thu hẹp, điều này trên thực tế đã và đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Mặt khác, để phát triển SXNN thì phải tập trung ruộng đất (dồn điền đổi thửa) để sản xuất lớn nhằm phát huy hiệu quả quỹ đất NN trong điều kiện hiện nay. Hơn nữa, bản thân NN cũng phải hoà nhập cùng sự nghiệp CNH, HĐH. Do đó nhiệm vụ quan trọng của cả nước cần phải có chiến lược và những giải pháp thiết thực nhằm khai thác, sử dụng quỹ đất NN còn lại sao cho có hiệu quả nhất là điều đang được cả nước quan tâm chú ý. Trong những giải pháp đó có giải pháp cần đẩy nhanh việc dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) ruộng đất để phát triển SXNN theo hướng hàng hoá, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân là hết sức cần thiết. Vĩnh Phúc là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau 16 năm thực hiện việc giao đất NN cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo tinh thần Nghị định 64/NĐ-CP, ngày 27.9.1993 của Chính phủ và Quyết định số 450 – QĐ/UB, ngày 19/5/1992 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) bước đầu đã tạo tiền đề cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong SXNN nói riêng . Thông qua việc giao đất đến hộ gia đình đã làm cho đất đai gắn kết với lao động, năng lực và sức sản xuất được giải phóng, SXNN phát triển một cách nhanh chóng. Vì vậy, trong một thời gian ngắn, sau khi đất sản xuất được giao đến hộ gia đình, năng suất và sản lượng các loại cây trồng hàng năm của tỉnh Vĩnh phúc tăng liên tục. Theo số liệu của Cục Thống kê Vĩnh phúc cho thấy: “Sản lượng lương thực của tỉnh năm 1992 khi chưa thực hiện Nghị định 64/CP đạt 288.942 tấn, nhưng chỉ sau một năm giao ruộng đến hộ thì sản lượng lương thực của tỉnh năm 1994 đã đạt 294.472 tấn, năm 1995 đạt 329.782 tấn, tăng 40.840 tấn so với năm 1992” [9, tr.99]. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng, kinh tế khu vực nông thôn dần được hoàn thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, đời sống của nhân dân ngày càng ổn định và được cải thiện. Có được những thành tựu đó là nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc giao đất sản xuất đến hộ gia đình cá nhân ổn định lâu dài và chủ trương này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và đi vào cuộc sống một cách thiết thực. Vì vậy có thể khẳng định đường lối chính sách đổi mới của đảng và nhà nước trong việc giao đất SXNN đến hộ gia đình, cá nhân là hết sức phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam từ năm 1993 nói chung, cũng như tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đổi mới và phát triển thì việc giao đất cho hộ nông dân theo tinh thần Nghị định 64/NĐ- CP của Chính Phủ trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình CNH, HĐH đất nước nói chung và NN, nông thôn nói riêng. Thực tế hiện nay ruộng đất còn quá manh mún, nhỏ lẻ, phân tán tồn tại đã khá lâu. Nguyên nhân chính là do trước đây nhận thức của việc chia ruộng mang hình thức cào bằng. Hộ nông dân có ruộng được chia ở nhiều xứ đồng, hộ nào cũng có ruộng theo kiểu có tốt - có xấu, có gần - có xa, có cao - có thấp, dẫn đến việc canh tác trong mỗi hộ và từng địa bàn bị phân tán, khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khó thực hiện cơ giới hoá vào sản xuất. Hơn nữa do ruộng đất manh mún, nông dân vẫn còn tư tưởng tiểu nông, sản xuất mang tính tự do, thiếu sự gắn kết với nhau trong quá trình sản xuất nên sản phẩm sản xuất ra không trở thành hàng hoá, chất lượng kém, số lượng không đủ lớn, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Những yếu kém, tồn tại trên đã làm cho hiệu quả sử dụng đất không cao, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất, cản trở sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều đó cần phải được xem xét một cách nghiêm túc, khách quan, kịp thời cả về phương diện lý luận và trong thực tiễn. Là một trong 8 tỉnh được Trung ương xác định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, kể từ khi tái lập (01-01-1997) đến nay Vĩnh Phúc chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp làm động lực thúc đẩy và lôi kéo các lĩnh vực kinh tế xã hội khác phát triển theo. Qua hơn 10 năm thực hiện chủ trương đúng đắn đó, đến nay Vĩnh Phúc được Trung ương đánh giá là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh nhất ở phía Bắc. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 14 nhiệm kỳ 2005-2010 Đảng bộ Vĩnh phúc tiếp tục đặt ra nhiệm vụ cho tỉnh phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm hai mươi của thế kỷ XXI. Để thực hiện chủ trương và mục tiêu đó thì quỹ đất SXNN sẽ ngày càng giảm và trên thực tế đất SXNN đã liên tục giảm trong những năm vừa qua. Trong quá trình phấn đấu để trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2015 thì lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng phải hoà đồng với sự nghiệp đó. Để đảm bảo đời sống cho các hộ nông dân trong điều kiện quỹ đất SXNN ngày càng giảm thì việc nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng quỹ đất NN hiện có ở Vĩnh Phúc sẽ là hướng phát triển chính. Thông qua đó nhằm khắc phục những khó khăn nảy sinh trong quản lý sử dụng đất NN thì cần thiết phải tập trung quỹ đất, đưa NN phát triển theo hướng sản xuất lớn. Vì vậy để DĐ,ĐT đất NN ở Vĩnh Phúc hiện nay được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu Trước những bất cập nảy sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất NN như hiện nay trên cả nước đã và đang kìm hãm sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp. Để tháo gỡ những tồn tại trên, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này như: - Nguyễn Xuân Nguyên (1995), Khuynh hướng phân hoá hộ nông dân trong phát triển hàng hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp, nông thôn trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam (1998), Phát triển nông thôn theo hướng CNH- HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Hồng Vinh (chủ biên), (1998), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Phương Thị Tiến (1999), Đổi mới Quản lý kinh tế Nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - PGS,TS Nguyễn Đình Kháng – TS Nguyễn Văn Phúc (2000), Một số vấn đề lý luận của Các Mác và Lênin về địa tô ruộng đất, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Trần Tử Cường (2006), Tăng cường vai trò quản lý đất đai của nhà nước trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố Hà Nội, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học KTQD Hà Nội. - PGS- TS Nguyễn Đình Kháng (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. - GS- TS Phùng Hữu Phú - Tiến sỹ Nguyễn Viết Thông – TS Bùi Văn Hưng (2008), Vấn đề nông nghiệp – nông dân- nông thôn- kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các công trình nêu trên nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau về đất đai, quản lý đất đai, xu hướng biến động của các quan hệ ruộng đất trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính sách về ruộng đất và quyền lợi của người dân…Đồng thời các công trình nêu trên cũng đề xuất phương hướng và giải pháp để giải quyết các quan hệ ruộng đất trong SXNN nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên bàn về vấn đề DĐ,ĐT đất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc chưa có đề tài, công trình nào. Việc nghiên cứu vấn đề DĐ,ĐT được nghiên cứu dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị là cách tiếp cận mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn về vị trí, vai trò của đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và SXNN nói riêng, kết hợp với tình hình phân bố sử dụng, các quỹ đất trong SXNN ở Vĩnh Phúc. Đề tài sẽ đánh giá khách quan, khoa học xu hướng vận động quan hệ ruộng đất ở Vĩnh Phúc từ khi thực hiện giao đất cho hộ nông dân đến nay. Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh của kinh tế nông nghiệp Vĩnh Phúc, luận văn có mục đích đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh việc DĐ,ĐT ruộng đất phục vụ cho phát triển SXNN hàng hoá theo hướng CNH, HĐH ở Vĩnh Phúc. 3.2. Nhiệm vụ - Khái quát và hệ thống những quan điểm lý luận cơ bản về dồn điền, đổi thửa ruộng đất; khẳng định tính tất yếu khách quan và xu thế không thể khác của việc tích tụ ruộng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hay nói cách khác đó chính là việc DĐ,ĐT. Đồng thời đề tài sẽ đánh giá vai trò, vị trí, các nhân tố ảnh hưởng của DĐ,ĐT trong SXNN hàng hoá. - Đánh giá, phân tích thực trạng về quản lý sử dụng ruộng đất hiện nay ở Vĩnh Phúc, chỉ ra những tiềm năng lợi thế cũng như những tồn tại hạn chế và sự cần thiết phải đẩy nhanh việc DĐ,ĐT ruộng đất ở Vĩnh phúc nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai. - Thông qua các vấn đề đã được luận giải, đề tài sẽ xác định phương hướng, giải pháp, bước đi của việc DĐ,ĐT ruộng đất. Đồng thời DĐ,ĐT phải gắn giữa việc đầu tư với phân vùng sản xuất, lựa chọn mô hình sản xuất hàng hoá phù hợp với tập quán, truyền thống canh tác, đất đai và lợi thế của từng địa bàn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng Đề tài hướng vào việc nghiên cứu việc giao đất, sử dụng các loại quỹ đất SXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ cấu phân bố đất đai, xu thế vận động biến đổi của quỹ đất SXNN sau khi đã giao đất theo Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ từ 15.10.1993 đến nay và sự cần thiết phải DĐ,ĐT ruộng đất. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, văn bản pháp luật đất đai, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các chính sách giải pháp của HĐND – UBND tỉnh, ngành Tài nguyên & Môi trường, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời luận văn có sự tham khảo, lựa chọn, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, các bài viết trên tạp chí, báo, tài liệu có liên quan của các tác giả, các nhà khoa học. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cơ bản của kinh tế chính trị. Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, một số số liệu và bảng tổng hợp số liệu để minh hoạ. 6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Những đóng góp mới về khoa học - Hệ thống hoá và luận giải sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn, sự cần thiết của việc DĐ,ĐT đất nông nghiệp trong quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Đánh giá thực trạng quá trình dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua dưới góc độ kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân. - Trình bày quan điểm và những giải pháp cơ bản để thực hiện DĐ,ĐT đất NN ở Vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giúp cho cán bộ quản lý phương pháp, cách nhìn toàn diện và hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng đất SXNN - Giúp cho các địa phương trong tỉnh có những giải pháp tác động, thúc đẩy nhanh việc DĐ,ĐT ruộng đất theo hướng phát triển SXNN hàng hoá, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. - Đưa ra kế hoạch tổ chức, thực hiện việc DĐ,ĐT ruộng đất trong SXNN hàng hoá theo hướng CNH- HĐH ở Vĩnh Phúc. - Thực hiện hoàn thiện việc DĐ,ĐT là tiền đề cho việc lựa chọn đầu tư có trọng điểm SXNN hàng hoá, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương 9 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp Đất đai nói chung là tài sản vô cùng quý giá, là nguồn lực cực kỳ quan trọng của mỗi quốc gia. Đối với mỗi quốc gia đất đai là lãnh thổ chủ quyền được xác định bằng đường biên giới. Đối với sản xuất, đất đai không chỉ là mặt bằng để xây dựng nhà xưởng, máy móc, là địa bàn tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong SXNN thì đất đai còn là môi trường sống của cây trồng, vật nuôi, đặc biệt hơn trong SXNN đất đai còn là TLSX không gì thay thế được, đồng thời đất đai còn là đối tượng của lao động. Và ngày nay trong nền kinh tế thị trường thì đất đai được xem như một yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Còn đối với con người, thì đất đai không chỉ là nơi sinh tồn mà còn là nơi diễn ra mọi hoạt động của các cộng đồng dân cư. Theo Luật đất đai 1993 được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 3 ngày 14.7.1993 đã ghi rõ: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay [28]. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đai được phân thành các loại như sau: - Đất nông nghiệp; - Đất Lâm nghiệp; - Đất khu dân cư nông thôn; - Đất đô thị; - Đất chuyên dùng; - Đất chưa sử dụng. Và theo điều 42 của Luật đất đai năm 1993 quy định: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp” [28]. Như vậy theo Luật đất đai thì đất NN là đất chủ yếu dùng để SXNN như trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Trên thực tế, lịch sử phát sinh và phát triển của xã hội loài người thì từ buổi sơ khai loài người sinh tồn được chủ yếu dựa vào săn bắn, hái lượm. Sau này dần dần con người trên trái đất mới biết trồng, cấy, biết thuần phục các con vật nuôi từ đó hình thành nên nghề trồng trọt, chăn nuôi để phục vụ chính cho sự sinh tồn của con người. Đất đai ban đầu chủ yếu là đất NN, về sau này khi các ngành khoa học ra đời và phát triển đã thúc đẩy SXNN phát triển theo từ đó trong xã hội hình thành các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Khi trình độ kinh tế, xã hội phát triển cùng với áp lực dân số ngày càng gia tăng thì các nhu cầu chung của xã hội về đất đai phi nông nghiệp ngày càng lớn, do đó đất NN ngày càng bị thu hẹp. Mặc dù con người bằng nhiều cách đã khai phá, chinh phục thiên nhiên, khai thác có hiệu quả hơn đất đai như thâm canh, tăng vụ, áp dụng các biện pháp canh tác tiến bộ, sử dụng các giống, cây, con có chất lượng tốt và năng suất cao. Nhưng càng về sau đất đai giành cho SXNN ngày một ít đi. Và ngày nay nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu đất sản xuất, nguy cơ thiếu lương thực,v.v… 1.1.2 Đặc điểm của đất nông nghiệp Cũng như các loại đất khác nói chung và đất NN nói riêng chúng đều là sản phẩm của tự nhiên. Ban đầu chúng chỉ là sản phẩm sơ khai, trải qua quá trình chinh phục con người đã tác động vào đất đai thông qua lao động nhằm mục đích phục vụ lợi ích của con người. Theo thời gian sức lao động của con người đã được kết tinh vào đất đai trong quá trình cải tạo, khai thác, sử dụng do đó đất đai có giá trị và giá trị sử dụng. Bởi vậy đất NN có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Đất NN là sản phẩm của tự nhiên có sự kết tinh giá trị sức lao động của con người vào trong đó. Đất NN nói riêng, đất đai nói chung được hình t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbia ngoai.doc
  • docluan van.doc
  • docluanvan (1).doc
  • docluanvan (2).doc
Luận văn liên quan