Luận văn Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc

Đối với tất cả các quốc gia, ñể thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thì vấn ñề việc làm luôn là một trong những mối quan tâm hàng ñầu. Việc làm không chỉ là vấn ñề kinh tế mà còn là vấn ñề xãhội có tính chất toàn cầu. Giải quyết việc làm ñang là một vấn ñề cấp thiết của xã hội nhưng cũng là yếu tố quyết ñịnh ñể phát huy nhân tố con người,ổn ñịnh và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, ñáp ứng nguyện vọng chính ñáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đắc Lắc là là nơi sinh sống của khoảng 1.750.000 người bao gồm các dân tộc: Kinh, Ê Đê, Gia rai, M’nông, Tày, Nùng .Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng kinh tế với diện tích tự nhiên khoảng 13.000km 2 . Là một tỉnh ñược coi là trung tâm của Tây Nguyên và giàu tài nguyên thiên nhiên nên nhiều con ñường ñược mở ra tạo thuận lợi cho các tỉnh bạn giao lưu,khai thác, phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh trên 13 ngàn km 2 . Rừng núi chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên. Nhiều vườn quốc gia trong thảm thiên nhiên của rừng núi Đắc Lắc, trong ñó Yok Đôn là vườn quốcgia lớn nhất tỉnh cũng là vườn quốc gia lớn nhất của Việt Nam. Với hơn 700.000 ha ñất ñỏ ba dan, Đắc Lắc ñã có ñược một lợi thế tự nhiên to lớn trong việc phát triển các loại cây công nghiệp ñặc biệt là cà phê và cao su.

pdf99 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3605 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh quèc gia hå chÝ minh Vu  THỊ VIỆT ANH Gi¶i quyÕt viÖc lµm cho Ng−êi lao ®éng d©n téc thiÓu sè ë tØnh ®¾c l¾c LuËn v¨n th¹c sÜ KINH TẾ Hµ Néi - 2011 Häc viÖn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh quèc gia hå chÝ minh VU  THỊ VIỆT ANH Gi¶i quyÕt viÖc lµm cho Ng−êi lao ®éng d©n téc thiÓu sè ë tØnh ®¾c l¾c Chuyªn ngµnh: Kinh tế chính trị M· sè: 60 31 01 LuËn v¨n th¹c sÜ KINH TẾ Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: TS Vũ Thị Thoa Hµ Néi - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ Vũ Thị Việt Anh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với tất cả các quốc gia, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thì vấn đề việc làm luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu. Giải quyết việc làm đang là một vấn đề cấp thiết của xã hội nhưng cũng là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đắc Lắc là là nơi sinh sống của khoảng 1.750.000 người bao gồm các dân tộc: Kinh, Ê Đê, Gia rai, M’nông, Tày, Nùng ... Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng kinh tế với diện tích tự nhiên khoảng 13.000km2. Là một tỉnh được coi là trung tâm của Tây Nguyên và giàu tài nguyên thiên nhiên nên nhiều con đường được mở ra tạo thuận lợi cho các tỉnh bạn giao lưu, khai thác, phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh trên 13 ngàn km2. Rừng núi chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên. Nhiều vườn quốc gia trong thảm thiên nhiên của rừng núi Đắc Lắc, trong đó Yok Đôn là vườn quốc gia lớn nhất tỉnh cũng là vườn quốc gia lớn nhất của Việt Nam. Với hơn 700.000 ha đất đỏ ba dan, Đắc Lắc đã có được một lợi thế tự nhiên to lớn trong việc phát triển các loại cây công nghiệp đặc biệt là cà phê và cao su. Là một trong những địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số góp phần xóa đói giảm nghèo là nhân tố quan trọng góp phần ổn định và phát triển kinh tế Đắc Lắc, tạo nên sự ổn định và phát triên chung của đất nước. Để giúp đồng bào dân tộc có đất sản xuất, tạo tư liệu sản xuất, góp phần ổn định đời sống, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định như Quyết định 134/2004/ QĐ - TTg; Chính sách giải quyết đất cho 2 đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 132; Quyết định 304/2006/QĐ- TTg; Chương trình 135 giai đoạn I,IINgày 29/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 75/2010/QĐ- TTg về hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên. Với sự quan tâm, đầu tư của Trung ương và nỗ lực của Tỉnh, trong những năm qua vấn đề giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Riêng trong năm 2010 tỉnh đã giải quyết được việc làm cho khoảng 24.850 lao động trong đó khoảng 30% là lao động dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống chỉ còn dưới 10%... Trong những thành tựu ấy có vai trò và sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số và chính đồng bào đã và đang được thụ hưởng những thành quả do sự nghiệp đổi mới mang lại. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện nay ở Đắc Lắc vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội bức xúc như vấn đề môi trường, chênh lệch giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư, vấn đề đất đai và việc làm không ổn định của lao động người dân tộc thiểu số... Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động bạo loạn gây mất ổn định chính trị. Những nguyện vọng chính đáng của người lao động dân tộc thiểu số về những vấn đề như đất đai, việc làm... nếu không được giải quyết tốt sẽ tác động xấu đến khối đại đoàn kết dân tộc và gây mất ổn định xã hội. Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc” làm luận văn thạc sĩ, hy vọng góp phần tìm ra giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những nội dung liên quan đến đề tài giải quyết việc làm cho người lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có một số công trình nghiên cứu đó là: 3 - Nolwen.HenaffJean-Yves (Biên tập khoa học): Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới (Nxb Thế giới Hà Nội năm 2001). Trong các bài viết này, các tác giả đã trình bày tổng quát về các giải pháp để giải quyết việc làm như: chính sách giáo dục - đào tạo, tổ chức lại nền kinh tế chiến lược của cá nhân, gia đình và của các doanh nghiệp. - TS Nguyễn Hữu Dũng: Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn (Tạp chí Lao động - xã hội số 246, từ ngày 1-15/9/2004). Nội dung bài viết, tác giả nêu lên thực trạng về lao động và việc làm ở nông thôn trong quá trình đô thị hoá và đưa ra các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. - Đinh Khắc Đính: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở tỉnh Đắc Nông, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2007, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan Hương: Thị trường lao động ở Việt Nam: Định hướng và phát triển, NXB Lao động, Hà nội 2002. - Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS.TS Trần Văn Chử làm chủ biên: Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hà Nội, 2001 Ngoài ra, trên nhiều tạp cũng có đăng những bài viết đề cập đến vấn đề việc làm, nhưng nhìn chung, ở các công trình nghiên cứu đó chủ yếu chỉ đề cập đến nguồn nhân lực cao cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn, việc làm cho lao động nói chung. Do vậy, “Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc " là không trùng lắp với các đề tài đã nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở nhận thức lý luận, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm và đánh giá thực trạng việc làm, giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc, luận văn đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. 4 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Khái quát những vấn đề cơ bản về việc làm, giải quyết việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. - Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và rút ra những vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ về giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. - Trên cơ sở thực trạng, luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. - Luận văn nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc thời gian từ 2005 – 2010 và đưa ra giải pháp chủ yếu cho giai đoạn 2011 – 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, lý thuyết về lao động, việc làm và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài. - Luận văn còn dựa trên cơ sở kế thừa những Nghị quyết, Chỉ thị về lao động, việc làm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc và Ban chỉ đạo Tây Nguyên để nghiên cứu. 5 Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, phương pháp chuyên gia và tổng hợp, dựa trên những tài liệu thực tiễn của các ngành có liên quan đến phạm vi nghiên cứu để làm rõ vấn đề mà đề tài đề cập. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận về về việc làm và giải quyết việc làm, các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta nói chung và giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. - Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, sở, ban, ngành có liên quan đến việc hoạch định chính sách, chiến lược giải quyết việc làm cho làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc cũng như các địa phương khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1.1. Một số khái niệm về việc làm, giải quyết việc làm 1.1.1.1. Khái niệm việc làm Quan niệm về việc làm không phải là bất biến, cố định mà có sự thay đổi. Nó luôn được xem xét trên nền tảng của một chế độ chính trị, gắn với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của mỗi quốc gia, mỗi thời đại. Khi trình độ phát triển mọi mặt, đặc biệt là định hướng chính trị của một quốc gia thay đổi, quan niệm việc làm cũng biến đổi. Ở những thời kỳ khác nhau quan niệm về việc làm cũng có sự khác nhau nhất định. Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 năm 1983, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra quan niệm về người có việc làm như sau: "Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật" [ 5, tr.47]. Ở Việt Nam, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, còn người làm kinh tế gia đình, kinh doanh, hành nghề cá thể thì chưa thực sự được xem là có việc làm. Quan điểm đó dẫn đến tình trạng mọi người chen chân nhau tìm việc làm trong khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho số 7 người làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh tăng lên quá mức so với khối lượng sản xuất, công tác đảm nhận; kinh tế tập thể phát triển nhanh về số lượng nhưng thiếu vững chắc; còn kinh tế gia đình thì teo đi; kinh tế tư nhân, cá thể không phát triển được.Tình hình đó gây tác hại không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm mai một khá nhiều nguồn công việc làm trong xã hội, đưa vấn đề giải quyết việc làm đến chỗ khó khăn, bế tắc. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, quan niệm về việc làm đã có sự thay đổi. Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của ILO và nghiên cứu điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta đã có khái niệm thống nhất về việc làm được khẳng định trong điều 13 chương II Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" [12, tr.163]. Từ những quan niệm trên ta thấy: Khái niệm việc làm bao hàm các nội dung sau: + Là hoạt động lao động của con người. + Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập. + Hoạt động lao động đó không bị pháp luật cấm. Với khái niệm việc làm như trên đã xoá bỏ được quan niệm cứng nhắc trước đây là chỉ những người "trong biên chế nhà nước" mới là người có việc làm. Việc làm không chỉ trong biên chế, mà còn ngoài biên chế, không chỉ ngoài xã hội, mà còn tại gia đình. Với khái niệm việc làm như vậy, tất cả những ai đang làm việc trong các thành phần kinh tế, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, xí nghiệp, trường học hoặc tại gia đình (kể cả nội trợ) đều được coi là có việc làm. Những nội dung trong khái niệm việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau, và là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm. Nếu 8 một hoạt động lao động chỉ tạo ra thu nhập nhưng vi phạm luật pháp như: trộm cắp, buôn bán hêrôin, mại dâm,... Không thể được công nhận là việc làm. Mặt khác, một hoạt động dù là hợp pháp, có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm - chẳng hạn như việc bà trông cháu hoặc làm những công việc nội trợ hàng ngày giúp cho gia đình con gái: đi chợ, nấu cơm, giặt giũ quần áo,... Nhưng nếu người phụ nữ đó cũng thực hiện các công việc nội trợ tương tự cho gia đình người khác và được trả công thì hoạt động của họ lại được thừa nhận là việc làm. Điểm đáng lưu ý là tùy theo phong tục, tập quán của mỗi dân tộc và pháp luật của các quốc gia, các thời kỳ khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về việc làm: Ví dụ: mại dâm của phụ nữ được coi là việc làm của phụ nữ ở Thái Lan, Philippin vì được pháp luật bảo hộ và quản lý; nhưng ở Việt Nam hoạt động đó được coi là hoạt động phi pháp, vi phạm pháp luật và không được thừa nhận là việc làm. Hoặc ở Việt Nam sản xuất và buôn bán pháo nổ trước đây là việc làm nhưng từ năm 1993 sản xuất và buôn bán pháo nổ không phải là việc làm vì bị cấm chính thức theo Nghị quyết 05/CP và 06/CP. Như vậy, khái niệm việc làm được mở rộng về nội hàm và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Việc chuẩn và lượng hoá khái niệm việc làm tạo ra cơ sở thống nhất trong lĩnh vực điều tra, nghiên cứu và hoạch định các chính sách về việc làm. * Người có việc làm: là người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, với thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người có việc làm trong tuần lễ tham khảo. Mức chuẩn ở Việt Nam: Làm việc ít nhất 16 giờ trong một tuần. * Người thiếu việc làm: Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm. 9 Ở Việt Nam hiện nay, mức chuẩn về thời gian làm việc cho người thiếu việc làm là làm việc dưới 40 giờ (5 công) trong tuần lễ tham khảo hoặc trong tuần lễ tham khảo không làm việc vì lý do bất khả kháng, nhưng 4 tuần trước đó làm việc dưới 160 giờ (20 công) và có nhu cầu làm thêm. * Người đủ việc làm: Là những người có việc làm với thời gian làm việc không ít hơn mức giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ tham khảo hoặc là những người làm việc dưới giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm, nhưng không có nhu cầu làm thêm. Mức chuẩn: Làm việc 40 giờ trở lên trong tuần lễ tham khảo. * Thất nghiệp: Đối lập với việc làm, thất nghiệp là một tình trạng có tính quy luật của các nền kinh tế thị trường. Có nhiều khái niệm khác nhau về thất nghiệp. Theo quan niệm của ILO: "Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành" . 1.1.1.2. Khái niệm dân số Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Dân số biến động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động. Theo nghĩa rộng: Dân số là tập hợp những người cư trú thường xuyên và sống trên một lãnh thổ nhất định (một quốc gia, một vùng lãnh thổ kinh tế, một đơn vị hành chính). Theo nghĩa hẹp: Dân số là một tập hợp người hạn định trong phạm vi nào đó (về lãnh thổ và xã hội có tính chất gắn liền với sự tái sản xuất liên tục của nó). Dân số trong độ tuổi lao động: Là những người ở trong độ tuổi lao động 10 theo quy định của pháp luật nước đó. ở nước ta hiện nay, theo Bộ Luật Lao động quy định độ tuổi lao động là những người đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam) và đủ 15 tuổi đến 55 tuổi (đối với nữ). 1.1.1.3. Khái niệm nguồn lao động và lực lượng lao động Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động, việc làm trong xã hội. * Khái niệm nguồn lao động: Theo giáo trình Kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005) đưa ra khái niệm “Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân” Việc quy định độ tuổi lao động tuỳ mỗi nước có quy định khác nhau, thậm chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước. Điều đó tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. ở nước ta, theo quy định của Bộ Luật lao động (2002) độ tuổi lao động đối với nam từ 15-60 tuổi và nữ là từ 15-55 tuổi. Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt, biểu hiện đó là số lượng và chất lượng. * Khái niệm lực lượng lao động: Theo quan niệm của tổ chức lao động Quốc tế (ILO) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo thực tế đang có có việc làm và những người thất nghiệp. Theo tổ chức lao động của (ILO): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm. 11 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu lực lượng lao động E N U N E: Người có việc làm Ư: Người thất nghiệp N: Người không tham gia hoạt động kinh tế Theo thuật ngữ về lĩnh vực lao động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế; lực lượng lao động là bộ phận hoạt động của nguồn lao động . Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi đưa ra quan niệm về lực lượng lao động như sau: Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc. D©n sè trong tuæi lao ®éng quy ®Þnh (a) Có việc làm (b) Không có việc làm Muốn làm việc Không muốn làm việc viẹc - Chủ động tìm việc - Sẵn sàng làm việc Không chủ động tìm việc Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng lao động 12 Khái niệm việc làm và khái niệm lao động không giống nhau, nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những chỗ làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiết trong đó lao động diễn ra, đồng thời nó là điều kiện cần thiết để thoả mãn nhu cầu xã hội về lao động, là nội dung chính của hoạt động con người. Về góc độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất. 1.1.1.4. Khái niệm về giải quyết việc làm Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, được toàn thế giới cam kết trong tuyên bố về chương trình hành động toàn cầu tại thủ đô Cô - pen - ha - ghen Đan Mạch vào tháng 3/1995. Giải quyết việc làm cho người lao động được hiểu là tổng thể các quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm c
Luận văn liên quan