Luận văn Hạch toán và quản lý tài sản cố định tại công ty lương thực TPDN

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nước ta đang đi lên thời kỳ mới : "Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đất nước có một nền kinh tế hiện đại, thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu sau chiến tranh tiến lên từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, chịu sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chỉ nghĩa. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt, chính vì vậy để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn phấn đấu hoàn thiện mình. Trong các chỉ tiêu quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, TSCĐ là một trong những chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt vừa sản xuất vừa kinh doanh, quản lý TSCĐ hiệu quả góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường. Mặc khác, vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng của TSCĐ trong doanh nghiệp quyết định yêu cầu và nhiệm vụ càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán, thương xuyên theo dõi nắm bắt tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng, giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ là yếu tố quan trọng đối với việc quản lý và sử dụng đầy đủ hợp lý công suất của TSCĐ nhằm góp phần tăng sản xuất kinh doanh, thu hồi nhanh vốn đầu tư, tăng tích lũy để tái sản xuất, đầu tư và không ngừng đổi mới TSCĐ. Qua thời gian thực tập tại Công Ty Lương Thực TPĐN kết hợp với lý thuyết đã học em nhận thấy hạch toán TSCĐ là một công việc rất quan trọng và hết sức cần thiết. Để bổ sung thêm kiến thức thực tế nên em chọn đề tài : "Hạch toán và quản lý TSCĐ tại Công ty Lương Thực TPĐN " làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.

doc53 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán và quản lý tài sản cố định tại công ty lương thực TPDN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viện ĐHM Hà Nôi Chuyên đề tốt nghiệp Hạch toán và quản lý tài sản cố định tại Công ty Lương Thực TPĐN LỜI MỞ ĐẦU. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nước ta đang đi lên thời kỳ mới : "Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đất nước có một nền kinh tế hiện đại, thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu sau chiến tranh tiến lên từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, chịu sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chỉ nghĩa. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt, chính vì vậy để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn phấn đấu hoàn thiện mình. Trong các chỉ tiêu quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, TSCĐ là một trong những chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt vừa sản xuất vừa kinh doanh, quản lý TSCĐ hiệu quả góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường. Mặc khác, vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng của TSCĐ trong doanh nghiệp quyết định yêu cầu và nhiệm vụ càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán, thương xuyên theo dõi nắm bắt tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng, giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ là yếu tố quan trọng đối với việc quản lý và sử dụng đầy đủ hợp lý công suất của TSCĐ nhằm góp phần tăng sản xuất kinh doanh, thu hồi nhanh vốn đầu tư, tăng tích lũy để tái sản xuất, đầu tư và không ngừng đổi mới TSCĐ. Qua thời gian thực tập tại Công Ty Lương Thực TPĐN kết hợp với lý thuyết đã học em nhận thấy hạch toán TSCĐ là một công việc rất quan trọng và hết sức cần thiết. Để bổ sung thêm kiến thức thực tế nên em chọn đề tài : "Hạch toán và quản lý TSCĐ tại Công ty Lương Thực TPĐN " làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Chuyên đề này gồm có 3 phần : Phần I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN     VÀ QUẢN LÝ TSCĐ. Phần II : THỰC TẾ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TPĐN. Phần III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TPĐN. Mặc dù đã có cố gắng nhiều, song đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị phòng kế toán Tài chính Công ty để em có thêm kiến thức, kinh nghiệm về sau này. Xin chân thành cám ơn sự chỉ dẫn của Tiến Sĩ Lê Thị Hồng Phương và các anh chị phòng Kế Toán Tài Chính Công ty Lương Thực TPĐN đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Đà Nẵng, ngày tháng 5 năm 2003 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THANH SƠN PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DN. I- KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM TSCĐ VÀ NHIỆM VỤ CỦA HẠCH TOÁN TSCĐ : 1. Khái niệm TSCĐ : TSCĐ là tất cả các giá trị tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp trong thời gian dài. Theo qui định của Nhà nước, các tài sản được coi là TSCĐ phải có đầy đủ hai tiêu chuẩn sau : - Về mặt giá trị : Phải có giá trị tối thiểu đến một mức qui định 5.000.000 đồng. Tiêu chuẩn này thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với thời giá từng thời kỳ. - Về mặt thời gian sử dụng : Thời gian sử dụng hơn một năm. Thiếu một trong hai tiêu chuẩn này, các tư liệu lao động được gọi là công cụ dụng cụ và thuộc về tài sản lưu động. Hai tiêu chuẩn để phân biệt TSCĐ có tính lịch sử tức là tùy theo điều kiện, tùy theo yêu cầu cũng như trình độ quản lý trong từng thời kỳ mà có những quy định phù hợp. Thời gian sử dụng có thể tương đối cố định, còn giá trị thì luôn thay đổi. 2. Đặc điểm của TSCĐ : Trong nền sản xuất hàng hóa, để tiến hành sản xuất cần phải có hai yếu tố sức lao động và tư liệu lao động. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham giá trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó giá trị của TSCĐ bị hao mòn, giá trị hao mòn đó được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm sản xuất và được thu hồi khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá trị TSCĐ giảm dần nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu. 3. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp : Phản ánh chính xác kịp thời số lượng, chất lượng, giá trị, tình hình tăng giảm, hiệu năng sử dụng theo từng loại tài sản, nơi sử dụng cũng như nơi phát sinh biến động. Từ đó tạo cơ sở cho quản lý kiểm tra cũng như có những biện pháp huy động, sử dụng và bảo quản TSCĐ một cách hiệu quả hơn. Tổ chức hệ thống sổ sách để theo dõi việc trích lập khấu hao và phân bổ khấu hao TSCĐ. Theo dõi việc trích nộp khấu hao cho ngân sách, cho cấp trên và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng theo chế độ. Quản lý việc sử dụng nguồn vốn đầu tư hình thành từ việc trích lập khấu hao. Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách để theo dõi thực hiện chế độ sửa chữa và đầu tư lại TSCĐ theo từng phương thức sửa chữa, đầu tư nhằm phục vụ cho việc phản ánh chính xác chi phí thực tế của quá trình sửa chữa, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa đảm bảo tiết kiệm chi phí và chất lượng, kỹ thuật, độ an toàn cho tài sản khi đưa vào sử dụng. Tham gia vào công tác kiểm kê, đánh giá và đánh giá lại TSCĐ theo qui định của nhà nước về bảo toàn vốn cố định. Xác định hiệu quả sử dụng và phân tích TSCĐ theo những nhiệm vụ trên TSCĐ. Tổ chức hạch toán và quản lý TSCĐ theo những nhiệm vụ trên phải dựa trên các nguyên tắc sau : - TSCĐ phải được tổ chức ghi sổ theo một loại tiền nhất định đó là VNĐ (Việt Nam đồng), nếu là ngoại tệ thì phải quy đổi. - TSCĐ phải thể hiện được giá nguyên thủy khi đầu tư mua sắm mới nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc đánh giá TSCĐ trong phạm vi cả nước. - TSCĐ phải được ghi sổ theo phần giá trị đã tiêu hao và chu chuyển để người quản lý có thể dễ dàng xác định giá trị TSCĐ khi có quyết định mua, bán, đầu tư hao bảo dưỡng sửa chữa. - TSCĐ phải được ghi theo nguồn hình thành, theo nơi sử dụng hay nơi quản lý. II- PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐ : A- Phân loại TSCĐ : 1) Khái niệm phân loại TSCĐ : Phân loại TSCĐ là phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của đơn vị theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của đơn vị. 2) Phân loại TSCĐ theo các tiêu thức : 2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện : Theo tiêu thức này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại, TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình). a> TSCĐ hữu hình : Là toàn bộ phương tiện mà doanh nghiệp dùng làm công cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Các phương tiện này tồn tại ở hình thái vật chất cụ thể trong một thời gian lâu dài hay không thay đổi hình thái ban đầu. b> TSCĐ vô hình : Là những tài sản sử dụng trong kinh doanh nhưng không tồn tại dưới hình thức vật chất cụ thể. Nó thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các lợi ích hay các nguồn có tính chất kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyền hoặc quyền của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí về lợi thế thương mại, quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, đọc quyền nhãn hiệu. Tuy nhiên, không phải tất cả các tài sản không có tính thực thể vật chất đều là tài sản vô hình như các khoản phải thu hay các khoản ứng trước đều không được gọi là TSCĐ vô hình mà được xếp vào TSLĐ. Phân loạitheo tiêu thức này giúp cho người quản lý có cái nhìn tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp và là cơ sở để lập các kế hoạch dr, đề ra biện pháp quản lý vốn cố định, nguồn khấu hao cũng như các quyết định đầu tư, điều chỉnh hướng đầu tư phù hợp với tình hình thực tế. 2.2. Phân loại TSCĐ theo kết cấu : Theo tiêu thức này TSCĐ được phân loại theo kết cấu tài khoản như sau : a) TSCĐ hữu hình : Nhà cửa , vật kiến trúc :211 Máy móc thiết bị : 2113 Thiết bị truyền dẫn , phương tiện vận tải : 2114 TSCĐ khác : 2118 Thiết bị dụng cụ quản lý : 2115 b) TSCĐ vô hình : Chi phí thành lập chuẩn bị sản xuất, thiết bị dự án đầu tư... các quyền lợi, quyền sở hữu, lợi thế thương mại... c) TSCĐ thuê tài chính : Phân loại TSCĐ theo tiêu thức này nhằm tạo điều kiện cho người quản lý thấy rõ được công dụng kinh tế, nắm được trình độ trang bị kỹ thuật của đơn vị. Từ đó đề ra biện pháp cải tiến cơ cấu TSCĐ theo hướng ngày càng hợp lý và hiện đại, tăng tỷ trọng và chất lượng cho bộ phận tích cực nhất của tài sản đó là hệ thống máy móc thiết bị dùng trong sản xuất và các phương tiện quản lý thông tin hiện đại. Đồng thời khai thác để khả năng, công suất của TSCĐ để đạt mức sản lượng cao nhất. 2.3. Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng : Với cách phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành : a) TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh : Bao gồm những TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm : Nhà xưởng, quầy bán hàng, vật kiến trúc, thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn, phương tiện vận tải, dụng cụ đo lường thí nghiệm và những TSCĐ có liên quan. b) TSCĐ phức lợi gồm những tài sản dùng cho nhu cầu phúc lợi như nhà ăn, nhà tập thể, nhà trẻ... c) TSCĐ chờ xử lý : Phản ánh những tài sản không cần dùng, chưa cần dùng, hay hư hỏng chờ giải quyết, thanh lý. d) TSCĐ hành chính sự nghiệp : Phân loại theo tiêu thức này nhằm giúp người quản lý biết được số TSCĐ thực tế tham gia vào sản xuất kinh doanh cũng như biết được một cách tổng quát tình hình sử dụng về số lượng, chất lượng TSCĐ hiện có. 2.4. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành : Theo cách phân loại TSCĐ được chia thành các loại sau : - TSCĐ được xây dựng, mua sắm bằng vốn ngân sách. - TSCĐ được xây dựng, mua sắm bằng vốn vay. - TSCĐ được xây dựng, mua sắm bằng vốn tự bổ sung. - TSCĐ được xây dựng, mua sắm bằng vốn liên doanh. Với cách phân loại này nhằm giúp cho người quản lý cũng như kế toán TSCĐ dễ dàng tính, trích khấu hao để có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao hợp lý hơn. 2.5. Phân loại theo quyền sở hữu : Căn cứ vào quyền sở hữu đối với TSCĐ thì TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại : a) TSCĐ tự có : Là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm, hay chế tạo bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn tự bổ sung, hay nguồn vốn liên doanh liên kết. b) TSCĐ thuê ngoài : Là những tài sản mà đơn vị thuê của đơn vị khác về sử dụng. TSCĐ thuê ngoài gồm 2 loại : - TSCĐ thuộc hình thức thuê tài chính hay thuê vốn : Đây là loại tài sản mà đơn vị thuê để sử dụng trong thời gian lâu dài và thông thường thì đơn vị mua lại tài sản này sau thời gian đi thuê. Loại tài sản này được phản ánh vào bảng cân đối kế toán vào cuối mỗi năm. - TSCĐ thuộc hình thức thuê hoạt động : Đây là loại tài sản mà đơn vị thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định trong hợp đồng để phục vụ cho nhu cầu nhất thời của đơn vị. Loại tài sản này không được phản ánh vào bảng cân đối kế toán. B- Đánh giá TSCĐ : 1. Khái niệm đánh giá TSCĐ : Đánh giá TSCĐ là dùng tiền làm đơn vị đo lường để biểu hiện số lượng TSCĐ thuộc các loại khác nhau theo qui định chung, hay nói cách khác, đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. 2. Một số qui định trong đánh giá TSCĐ : Trong mọi trường hợp, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. 2.1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá : a) Đối với TSCĐ hữu hình : Theo chế độ hiện hành, nguyên giá của TSCĐ được qui định cụ thể như sau : - TSCĐ mua sắm : Nguyên giá gồm giá mua theo hóa đơn của người bán và các khoản phí tổn trước khi dùng như chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt... - TSCĐ do bộ phận xây dựng tự làm bàn giao : Nguyên giá được tính theo giá dự toán của công trình được duyệt lần cuối hay giá thành thực tế cộng thêm các khoản chi phí lắp đặt chạy thẻ nếu có. - TSCĐ được cấp : Nguyên giá gồm giá mua ghi sổ đơn vị cấp, các mức phí tổn trước khi dùng. - TSCĐ mua sắm cũ : Nguyên giá gồm giá mua, chi phí vận chuyển bốc dỡ, và giá trị hao mòn theo đánh giá thực tế hay số hao mòn được đơn vị ban tính. b)Đối với TSCĐ vô hình : Nguyên giá bao gồm chi phí thực tế phải trả khi thực hiện bao gồm số chi trả thực tế về phí tổn thành lập, về công tác nghiên cứu phát triển, về mua quyền đặc nhượng, bằng phát minh sáng chế. c) Đối với TSCĐ đi thuê dài hạn : Nguyên giá được xác định trong hợp đồng thuê TSCĐ do bên cho thuê và bên thuê ký kết. Nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi trong các trường hợp sau : - Đánh giá lại TSCĐ. - Xây dựng trang bị thêm. - Tháo gở bớt. - Điều chỉnh giá ước tính. 2.2. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại : Giá trị cònlại của TSCĐ là phần chênh lệch giữa nguyên giá và giá trị hao mòn. 3. Đánh giá lại TSCĐ : Xác định giá đánh giá lại TSCĐ : Giá đánh giá lại TSCĐ là giá của TSCĐ tại thời điểm kiểm kê đánh giá. Nó phản ánh toàn bộ chi phí để tái sản xuất TSCĐ đó tại một thời điểm nhất định. Công thức xác định giá đánh giá lại TSCĐ (PKP). PKP = I.GTCL Trong đó : I = Giá đánh giá lại PKP có thể cao hơn hay thấp hơn giá ban đầu của nó, phụ thuộc vao biến động của chỉ số giá trên thị trường, tức phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường về tài sản đó hay sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong ngành. Công tác đánh giá và đánh giá lại TSCĐ sẽ tạo điều kiện cho người quản lý nắm được tình hình biến động về vốn của doanh nghiệp, để có biện pháp quản lý vốn cố định hiệu quả hơn, cũng như chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp. III- HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TSCĐ : Các TK sử dụng chủ yếu trong công tác hạch toán TSCĐ (Kết cấu, nội dung). 1. Các Tài khoản sử dụng chủ yếu trong công tác hạch toán TSCĐ : TSCĐ được phân loại theo bản chất từng loại tài sản. Hệ thống tài khoản mới sử dụng các tài khoản cấp một, cấp hai như sau : Loại 2 : TSCĐ TK 211 : TSCĐ hữu hình TK 212 : TSCĐ thuê tài chính TK 213 : TSCĐ vô hình TK 214 : hao mòn TSCĐ TK 221 : Đầu tư chứng khoán dài hạn TK 222 : Góp vốn liên doanh TK 228 : Đầu tư dài hạn khác TK 229 : Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn TK 241 : Xây dựng cơ bản dở dang TK 244 : Ký quỹ, ký cược dài hạn * Nhóm tài khoản 21 - TSCĐ, có 4 tài khoản : - Tài khoản 211, 213 - Tài sản cố định hữu hình - vô hình : tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ trong đơn vị theo nguyên giá. + Kết cấu tài khoản 211, 213 : TK 211, 213 Dư đầu : Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ PS + : - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do được cấp phát, mua sắm ... - Số tăng thêm giá trị TSCĐ do trang bị bổ sung. - Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại. PS - : - Nguyên giá TSCĐ hụt giảm do điều chuyển đi, thanh lý, nhượng bán... - Điều chỉnh giảm nguyên giá của TSCĐ do tháo gỡ bớt một số bộ phận - Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại TSCĐ. Dư cuối : Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ. - Tài khoản 212 : Tài sản cố định thuê tài chính : Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản 212. TK 212 Dư nợ : Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính đầu kỳ. PS + : - Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính tăng PS - : - Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên thuê khi kết hợp đồng hoặc mua lại chuyển thành TSCĐ của doanh nghiệp. Số dư nợ : phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện cuối kỳ TK 214 Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do nhượng bán, thanh lý, điều chuyển đi. Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao, do đã sử dụng (luân chuyển trong nội bộ của doanh nghiệp) Số dư nợ : Giá trị hao mòn TSCĐ hiện còn ở đơn vị - Tài khoản 214 và tài khoản 009. TK 009 Nguồn vốn khấu hao tăng (do trích khấu hao). Nguồn vốn khấu hao giảm Số dư nợ : Nguồn vốn khấu hao hiện còn 2. TSCĐ hữu hình : 2.1. Hạch toán tăng TSCĐ : a) Trường hợp tăng do mua sắm mới TSCĐ : Căn cứ vào hồ sơ chứng từ giao nhận TSCĐ, tùy theo hình thức thanh toán: bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... kế toán ghi sổ từng trường hợp như sau : Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Nợ TK 133 - thuế VAT được khấu trừ Có TK 111 - tiền mặt (nguyên giá) Có TK 112 - tiền gửi ngân hàng Có TK 331 - phải trả cho người cung cấp Có TK 341 - vay dài hạn Dựa vào kế hoạch sử dụng các nguồn vốn XDCB, quỹ xí nghiệp đầu tư phát triển ... để đầu tư, mua sắm TSCĐ, kế toán tiến hành kết chuyển tăng vốn kinh doanh của đơn vị. Nợ TK 414 - quỹ phát triển kinh doanh Nợ TK 441 - nguồn vốn đầu tư XDCB Có TK 411 - nguồn vốn kinh doanh b) Tăng do mua sắm TSCĐ cũ : Trường hiựp này kế toán tính lại nguyên giá và ghi sổ : Nợ TK 211 - tài sản hữu hình Nợ TK 133 - thuế gtgt được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 341 Đồng thời ghi bút toán kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh như trường hợp trên. c) Tăng do XDCB hoàn thành bàn giao : Khi tài sản được đưa vào sử dụng, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của công trình đã được quyết toán duyệt y để tiến hành ghi sổ như sau : Nợ TK 211 - tài sản cố định hữu hình Có TK 241 - XDCB dở dang (giá trị công trình) Tùy thuộc vào nguồn vốn đầu tư để xây dựng TSCĐ đó như nguồn vốn XDCB, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ doanh nghiệp... mà kế toán tiến hành ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB, quỹ doanh nghiệp ... như các trường hợp trên. Nếu phải đánh giá lại giá trị của công trình theo nghị định 177 - CP thì căn cứ vào kết quả đánh giá, ghi sổ phần chênh lệch tăng giá trị TSCĐ đầu tư hoàn thành như sau : Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 411 - vốn kinh doanh d) Tăng TSCĐ hữu hình do được cấp phát, biếu tặng, hay được điều chuyển từ đơn vị khác, kế toán ghi sổ : Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Nợ TK 133 - thuế gtgt được khấu trừ Có TK 411 - vốn kinh doanh e) Nhận vốn góp tham gia liên doanh của đơn vị khác bằng TSCĐ hữu hình. Trong trường hợp này giá trị của TSCĐ được hội đồng liên doanh đánh giá lại theo hiện trạng thực tế, căn cứ vào kết quả đánh giá và chi phí có liên quan (nếu có), kế toán tính toán nguyên giá của TSCĐ và ghi sổ : Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Có TK 411 - vốn kinh doanh (trị giá vốn góp) Có TK 111, 112, 152 ... (chi phí lắp đặt chạy thử nếu có) f) Nhận lại TSCĐ hữu hình trước đây đã góp vốn liên doanh với các đơn vị khác : Kế toán căn cứ vào giá trị TSCĐ được đánh giá khi trao trả và chi phí vận chuyển để tiến hành ghi sổ : Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Nợ TK 133 - thuế gtgt được khấu trừ Có TK 111, 112 (chi phí vận chuyển) Có TK 222 - góp vốn liên doanh (giá trị còn lại hay giá trị TSCĐ đánh giá khi trao trả) g) Nhận lại TSCĐ trước đây đem lại đi thế chấp, ký cược dài hạn. Trong trường hợp này kế toán ghi sổ : Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Có TK 211 - hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Có TK 244 - ký cược dài hạn (giá trị còn lại) h) Trường hợp tăng do đánh giá lại : Căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của nhà nước, kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ phần chênh lệch tăng như sau : Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (phần tăng nguyên giá) Có TK 412 - chênh lệch đánh giá lại TSCĐ Có TK 214 - hao mòn TSCĐ phần tăng giá trị hao mòn i) Trường hợp tăng do phát hiện thừa trong kiểm kê : Trong trường hợp này, phải xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý cụ thể : - Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là của đơn vị khác thì báo cho đơn vị chủ tài sản đó biết, nếu không xác định được chủ tài sản đó thì báo cho cơ quan chủ quản cấp trên được biết để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán căn cứ vào tài liệu kiểm kê hạch toán vào tài khoản ngoài bảng để theo dõi giữ hộ. - Nếu tài sản thừa là của đơn vị do nhầm lẫn chưa được ghi sổ thì điều chỉnh lại sổ kế toán. Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 411- vốn kinh doanh - Nếu TSCĐ đang sử dụng thì phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn và trích bổ sung khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. 2.2. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình : a) Giảm do nhượng bán. Thông thường những tài sản không cần dùng hay xét thấy sử dụng không hiệu quả thì đơn vị tiến hành nhượng bán trong mọi trường hợp kế toán lập đầy đủ chứng từ để làm căn cứ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ thu tiền nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi sổ : Nợ TK 111 - tiền mặt Nợ TK 112 - tiền gửi ngân hàng Nợ TK 131 - phải thu của khách hàng Có TK 3331 - thuế gtgt phải nộp Có TK 721- các khoản thu nhập bất thường Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán phản ánh phần giá trị còn lại vào chi phí và ghi giảm nguyên giá