Luận văn Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vinh

Thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua cho thấy: Mặc dù nghiệp vụ tín dụng – một khoản mục mang lại lợi nhuận lớn nhất trong kinh doanh ngân hàng, nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại một tỷ lệ chủ yếu trong lợi nhuận ròng, được trích hình thành nên các quỹ dự trữ và chi trả cổ tức cho các cổ đông của Ngân hàng. Nhưng hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu còn ở mức cao so với khu vực và thế giới, xu hướng phát triển không bền vững. Trong thời gian từ đầu năm 2009 kéo dài đến hết năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) nói riêng có dấu hiệu tăng cao vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam? - Đây là một vấn đề đang được Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đặc biệt quan tâm.

pdf57 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh”. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBTD: Cán bộ tín dụng CIC: Trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam DN: Doanh nghiệp NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại TMCP: Thương mại cổ phần. TCTD: Tổ chức tín dụng. VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB Vinh: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh. RR: Rủi ro RRTD: Rủi ro tín dụng KDNT : Kinh doanh ngoại tệ KDCK : Kinh doanh chứng khoán DPRR : Dự phòng rủi ro TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XNK : Xuất nhập khẩu 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thị phần huy động và cho vay các ngân hàng trên địa bàn năm 2009 ............................................................................................................. 6 Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn (2009-2011) ........................................... 8 Bảng 1.3: Biểu đồ dư nợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An……………………….. Bảng 1.4: Tình hình sử dụng vốn (2009-2011) ........................................... 13 Bảng 1.5: Bảng kết quả kinh doanh 2011 .................................................. 16 Bảng 2.1: Số liệu dư nợ tín dụng từ năm 2007 đến nay .............................. 19 Bảng 2.2 : Bảng tổng hợp phân loại nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh ........................................................................... 20 4 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 5. Đóng góp của đề tài ................................................................................ 3 6. Kết cấu đề tài ......................................................................................... 3 NỘI DUNG PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VINH ........................................................................ 4 1.1. Quá trình hình thành, phát triển và bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh ................................................... 4 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh .......................................................................... 7 1.2.1. Công tác Huy động vốn .................................................................... 7 1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư ............................................................ 9 1.2.3. Hoạt động dịch vụ .......................................................................... 14 1.2.4. Kết quả kinh doanh ......................................................................... 15 PHẦN II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VINH ...................................................................... 17 2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh ................................................................................ 17 2.1.1. Chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi 5 nhánh Vinh ............................................................................................... 17 2.1.2. Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh ............................................................. 19 2.1.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh ................................................................................ 19 2.1.2.2. Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng ....................................... 23 2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh ........................................................................ 29 2.2.1.Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh về chính sách tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đến năm 2015 ........................................................................................................ 29 2.2.1.1. Định hướng phát triển chung ....................................................... 29 2.2.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm và định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh trong thời gian tới . 30 2.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh ........................................................................ 32 2.2.2.1. Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng và Quy trình tín dụng .. 32 2.2.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả ....................................... 35 2.2.2.3. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ...................... 37 2.2.2.4. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro .................................................. 39 2.2.2.5. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra ............... 42 2.2.2.6. Các giải pháp về nhân sự ............................................................. 44 2.2.3. Một số kiến nghị ............................................................................ 46 2.2.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................. 46 2.2.3.2. Kiến nghị với Chính phủ.............................................................. 47 KẾT LUẬN .............................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 50 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại Học Vinh 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ngành ngân hàng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt nhất. Hội nhập có thể đem đến nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đem lại không ít những nguy cơ, đe dọa và thách thức cho ngành ngân hàng. Ngành Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế đất nước nhưng cũng rất nhạy cảm đối với các biến động của môi trường kinh tế- chính trị- xã hội trong nước và quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của Ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, …Và rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn và phức tạp nhất. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc ngân hàng không thu hồi được vốn, có thể do ngân hàng đã buông lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tín dụng kém hiệu quả, hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước. Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng ngày nay đang trở thành cấp thiết đối với tất cả các chủ thể tham gia thị trường. Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ gây nên những tổn thất về tài chính mà còn gây nên những thiệt hại to lớn về uy tín ngân hàng, làm giảm sút niềm tin của công chúng đối với cả hệ thống Ngân hàng. Do tính chất lây truyền của nó, rủi ro tín dụng có thể là đầu mối của những cuộc khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại Học Vinh 2 tế xã hội. Thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua cho thấy: Mặc dù nghiệp vụ tín dụng – một khoản mục mang lại lợi nhuận lớn nhất trong kinh doanh ngân hàng, nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại một tỷ lệ chủ yếu trong lợi nhuận ròng, được trích hình thành nên các quỹ dự trữ và chi trả cổ tức cho các cổ đông của Ngân hàng. Nhưng hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu còn ở mức cao so với khu vực và thế giới, xu hướng phát triển không bền vững. Trong thời gian từ đầu năm 2009 kéo dài đến hết năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) nói riêng có dấu hiệu tăng cao vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam? - Đây là một vấn đề đang được Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh trên, là một cán bộ ngân hàng tương lai với mong muốn đóng góp cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, em chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh”. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh (VCB Vinh). Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam chi nhánh Vinh (VCB Vinh). Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại Học Vinh 3 Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh trong giai đoạn 2009 - 2011. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích, khái quát, … đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong đề tài. Đóng góp của đề tài Thông qua đề tài này, em mong muốn đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh trên cơ sở nghiên cứu khoa học, tổng kết, đánh giá toàn diện và có hệ thống. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được trình bày thành 2 phần với nội dung cơ bản: Phần 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh. Phần 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại Học Vinh 4 NỘI DUNG PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VINH 1.1. Quá trình hình thành, phát triển và bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh được thành lập theo Quyết định số 15/NH-QĐ ngày 01/7/1989 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tiền thân là Phòng Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An. Khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh chỉ có 20 người vừa chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh nên bước đầu còn thiếu thốn; nguồn vốn hoạt động ít; cơ sở vật chất hầu như chưa được đầu tư, văn phòng làm việc phải đi thuê, công cụ lao động chủ yếu là các phương tiện làm việc thủ công. Bước vào hoạt động kinh doanh với biết bao khó khăn thiếu thốn như vậy nhưng đã được sự quan tâm, chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các ngành chức năng trên địa bàn tạo điều kiện giúp Chi nhánh từng bước trưởng thành và ngày càng phát triển lớn mạnh, tạo được vị thế và niềm tin đối với đông đảo khách hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ngày 02/08/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện việc cổ phần hóa và chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế Ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh cũng chính thức hoạt động với tên gọi là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh. Sau hơn 22 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại Học Vinh 5 chi nhánh Vinh đã trở thành một Ngân hàng lớn mạnh nhất trên địa bàn, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã lên đến 130 người. Lúc này, chi nhánh VCB Vinh có thể nói đã ở tuổi trưởng thành, cán bộ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động của chi nhánh. Đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ có trình độ đại học chuyên nghành kinh tế phù hợp, trên 50% cán bộ công nhân viên có trên 05 năm công tác nên có nghiệp vụ vững vàng và có kinh nghiệm. Tổ chức mạng lưới tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với mô hình hoạt động ngân hàng hiện đại: Mô hình hoạt động của Vietcombank Vinh 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh Sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp làm cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại mở chi nhánh hoạt động tại Nghệ An. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 27 chi nhánh ngân hàng thương mại. BAN GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN NGÂN QUỸ TTQT & KDDV THANH TOÁN THẺ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN QUẢN LÝ NỢ KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG GIAO DỊCH 1 PHÒNG GIAO DỊCH 2 PHÒNG GIAO DỊCH 3 PHÒNG GIAO DỊCH 4 HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại Học Vinh 6 Cùng với sự gia tăng về số lượng ngân hàng trên địa bàn tuy có ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương nhưng cũng tạo nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng, đặc biệt là đối với hoạt động huy động vốn và tín dụng. Các chi nhánh ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh mới thành lập trên địa bàn với nhiều biện pháp như lôi kéo nhân lực của các ngân hàng quốc doanh, tăng cường hoạt động marketing, tăng lãi suất huy động bằng nhiều hình thức, có cơ chế thông thoáng trong hoạt động tín dụng… đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng của các ngân hàng quốc doanh nhất là đối tượng khách hàng thể nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, thị phần của các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày càng bị chia nhỏ. Tình hình cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu thống kê đến thời điểm 31.12.2009 sau đây: Bảng 1.1: Thị phần huy động và cho vay các ngân hàng trên địa bàn (Đơn vị: Tỷ đồng) TT TÊN NGÂN HÀNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG DƯ NỢ 1. Chi nhánh NH TMCP Ngoại thương Vinh 2.905 1.718 2. Chi nhánh NH TMCP Công thương Nghệ An 1.294 1.160 3. Chi nhánh NH TMCP Công thương Bến Thủy 805 986 4. Chi nhánh NH TMCP Công thương Bắc N.An 217 436 5. Chi nhánh NH TMCP Công thương Cửa Lò 212 416 6. Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Nghệ An 2.261 1.813 7. Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc N.An 216 730 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại Học Vinh 7 TT TÊN NGÂN HÀNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG DƯ NỢ 8. Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Tây N.An 249 212 9. Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Phủ Quỳ 431 637 10. Chi nhánh NH Nông nghiệp và PTNT N.An 5.251 4.680 11. Chi nhánh NH PT nhà ĐBSCL tại Nghệ An 298 359 12. Ngân hàng TMCP Bắc Á 3.011 7.700 13. Chi nhánh VIB Nghệ An 1.156 459 14. Chi nhánh VP Bank Nghệ An 514 646 15. Chi nhánh Eximbank Nghệ An 382 392 16. Chi nhánh NH TMCP Sài Gòn tại Nghệ An 597 17 17. Chi nhánh Techcombank Nghệ An 663 286 18. Chi nhánh NH TMCP Quân đội tại Nghệ An 467 422 19. Chi nhánh SHB Nghệ An 276 475 20. Chi nhánh Sacombank Nghệ An 200 108 21. Chi nhánh NH TMCP Hàng hải tại Nghệ An 275 75 (Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An) 1.2.1. Công tác Huy động vốn Trong điều kiện hàng loạt tổ chức tín dụng khác đua nhau mở chi nhánh, văn phòng hoạt động, thị trường bị chia sẻ đến mức khó kiểm soát, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, để thu hút khách hàng bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống, chi nhánh đã triển khai thêm nhiều sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ mới như: Dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động ATM Connect24, thanh toán trực tuyến, triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, … Đồng thời với việc mở rộng mạng lưới giao dịch (mở thêm 4 phòng giao dịch) đã giúp Chi nhánh nâng Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại Học Vinh 8 cao sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, tạo ra sự khác biệt trong giao dịch, sản phẩm của Chi nhánh đối với khách hàng nhờ đó đã được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Trong suốt 22 năm qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh luôn khẳng định là một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An cả về huy động vốn và sử dụng vốn, hoạt động huy động vốn của chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các năm và khẳng định ưu thế là Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn. Huy động vốn từ khách hàng tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,31%. Năm 2011 tăng trưởng gần 25% so với năm 2010. Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng đến 31/12/2011 ước đạt 3.813 tỷ đồng, tăng 13,65% so với cùng kỳ năm trước và đạt 92% kế hoạch được giao. Cơ cấu nguồn vốn huy động đã được cải thiện theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng nguồn vốn Đồng Việt Nam ( Nguồn vốn ĐVN đến 31/12/2011 : 2.745 tỷ đồng, chiếm 72% tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng). Nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là từ khu vực dân cư nên có tính ổn định cao. Vốn huy động của chi nhánh luôn đáp ứng được cho hoạt động đầu tư và gửi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung ương điều hoà cho toàn hệ thống. Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn (2009-2011) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31.12.2009 31.12.2010 31.12.2011 Số tiền 09/08 (± %) Số tiền 10/09 (± %) Số tiền 11/10 (± %) Tổng nguồn vốn huy động (Triệu đ) 3.463.521 26,77 4.706.260 26,03 4.241.506 25,02 - Chi nhánh vay TW (Triệu đ) 314.457 236,52 1.090.367 103,2 180.000 9,18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại Học Vinh 9 - Huy động từ khách hàng (Triệu đ) 2.905.388 24,66 3.355.484 17,95 3.813.440 13,65 Bao gồm: * Đồng Việt nam (Triệu đ) 1.717.474 33,25 2.222.000 129,4 2.745.426 27,4 - Tiền gửi không kỳ hạn 275.134 303.505 317.079 - Tiền gửi có kỳ hạn 1.436.483 1.846.132 2.424.634 Trong đó từ 12 tháng trở lên 211.313 172.918 63.122 * Ngoại tệ (Quy 1.000 USD) 66.212 7,91 63.449 96,6 51.280 19,2 - Tiền gửi không kỳ hạn 4.174 4.323 2.408 - Tiền gửi có kỳ hạn 61.136 56.790 48.773 Trong đó từ 12 tháng trở lên 28.195 30.112 18.214 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của VCB Vinh 2009-2011) 1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư Kinh tế Nghệ An những năm gần đây đã được khởi sắc, tăng trưởng nhưng vẫn là một địa bàn khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đều hạn chế về tài chính, thiếu các dự án, phương án kinh doanh thực sự có hiệu quả, số doanh nghiệp hội đủ các điều kiện để được đầu tư tín dụng rất ít, bên cạnh đó hoạt động ngân hàng lại chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc tăng trưởng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thực sự là nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt chính sách khách hàng, l
Luận văn liên quan