Luận văn Hình tượng người chiến sĩ và mối quan hệ độc đáo giữa hình tượng nhân dân và chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo

I. Lý do chọn đề tài 1. Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mĩ. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ đã sớm khẳng định phong cách thơ ca và đem đến cho nền thơ ca chống Mĩ nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung một tiếng thơ, một cách tiếp cận và khám phá hiện thực, một phương thức biểu hiện mới mẻ độc đáo.Thơ Thanh Thảo đã góp phần làm phong phú và đa dạng nền thơ ca của dân tộc, góp một tiếng nói làm nên diện mạo đời sống tinh thần cao cả của nhân dân và quân đội ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. 2. Một đặc điểm nổi bật trong thơ Thanh Thảo là sự khám phá sâu sắc về hình tượng nhân dân và người chiến sĩ. Hình tượng nhân dân được khám phá từ góc độ sâu thẳm của lịch sử, là cội nguồn sự sống, cội nguồn sức mạnh. Nhân dân, đó là sức mạnh vô biên làm nên lịch sử kì vĩ của dân tộc. Và người chiến sĩ chính là từ nhân dân mà ra. Có thể nói, hình tượng người chiến sĩ trong thơ ông mang đậm sắc thái riêng của cái tôi thế hệ và dù được khai thác ở bình diện nào đi nữa cũng có hạt nhân ở sự gắn bó sâu nặng với nhân dân– Nhân dân trong truyền thống, nhân dân – Những người mẹ Quảng Trị, người mẹ Khơ Me, mẹ Bàng Long, người lái đò, người du kích. Ta sống cùng nhân dân chết giữa nhân dân – Rất yên ổn mầm cây thở chìm trong đất. Điều đó làm nên nét độc đáo và giá trị tư tưởng nghệ thuật thơ Thanh Thảo. 3. Trên bình diện lí luận, trong xu hướng nghiên cứu thi pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại, vấn đề hình tượng nghệ thuật vẫn được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu như là một phương thức độc đáo của nghệ thuật trong việc tái hiện và tiếp cận đời sống, là phương diện cơ bản làm nên đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật với nhiều phát hiện mới mẻ. Đây cũng là con đường đúng đắn để có thể tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật, từ đó giúp các nhà nghiên cứu, phê bình giảng dạy văn học tìm ra được những giá trị đích thực của tác phẩm. Kế thừa và phát huy những thành tựu đáng kể của xu hướng nghiên cứu này, người viết đi sâu vào nghiên cứu về Thanh Thảo và hệ thống hình tượng độc đáo trong thơ ông, góp phần lý giải thế giới nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo, tạo cơ sở xác định vị trí và những đóng góp của nhà thơ trong nền thơ ca của cuộc kháng chiến chống Mĩ nói riêng và thơ ca Việt nam nói chung. II. Lịch sử vấn đề Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành từ chiến trường miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Phong cách sáng tạo của nhà thơ được hình thành trên mảnh đất nóng bỏng của cuộc chiến đấu.Thơ ông sớm có một dáng dấp riêng. Với những nét độc đáo của mình trong kiểu cảm, kiểu nghĩ, kiểu nhìn và nhất là kiểu nói, thơ Thanh Thảo đã gây nhiều chú ý cho độc giả và giới phê bình văn học. Có khá nhiều bài phê bình, nghiên cứu về thơ cũng như trường ca của Thanh Thảo.Nhiều bài đã giới thiệu nhà thơ chủ yếu như một gương mặt thành viên của đội ngũ thơ trẻ. Mai Hương trong bài Nghĩ về đóng góp của đội ngũ trẻ trong thơ chống Mĩ in trên tạp chí Văn học số 1 năm 1981 đã đánh giá Thanh Thảo là một trong những cây bút tiêu biểu cho khuynh hướng tăng cường chất chính luận, khái quát cho thơ ca chống Mĩ. Nhà thơ Vũ Quần Phương với Thơ hôm nay đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội số 6 năm 1982 khi nói về các nhà thơ trẻ chống Mĩ cũng nhắc đến Thanh Thảo “Họ biết nhìn thẳng vào mình, vào thế hệ mình mà cất lên tiếng hát. Khi Thanh Thảo viết Bài ca ống cóng thì cũng là lúc thơ của lớp trẻ phát hiện ra mình”. Khi so sánh Những người đi tới biển của Thanh Thảo và Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh trên báo văn nghệ số 24 –815 năm 1979 nhà thơ Tế Hanh đã đưa ra nhận định “Họ giống nhau ở chất nghệ thuật, nghệ thuật của sự sống, của cuộc chiến đấu. Thanh Thảo viết phóng khoáng, có khi lỏng lẻo. Hữu Thỉnh thì chắc chắn nhưng đôi khi hơi khô”. Bích Thu trong Tạp chí văn học số 5, số 6 năm 1985 lại khẳng định Thanh Thảo là gương mặt thơ tiêu biểu sau 1975. Với trường ca Những người đi tới biển và tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ sự hiện diện của Thanh Thảo trong phong trào thơ chống Mĩ như là sự tiếp sức trong đội ngũ những người làm thơ thuộc thế hệ thứ ba trên chặng đường sáng tạo.Thơ Thanh Thảo là tiếng nói thâm trầm, thấm thía về hiện thực chiến tranh. Nhìn chung, các bài viết tuy dài ngắn khác nhau song phần nào đề cập được nét chung nhất về thơ Thanh Thảo : Thơ Thanh Thảo có chiều sâu, có cách nói độc đáo về người lính và thế hệ mình, về nhân dân.Tuy có đề cập gián tiếp và động chạm đến một vài khía cạnh nào đó về hình ảnh người lính và nhân dân trong tương quan so sánh với các nhà thơ khác như Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh song chưa có công trình nào nghiên cứu trực diện và riêng biệt về hình tượng nhân dân và người chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo.Trong tập tiểu luận phê bình Những vẻ đẹp thơ của Nguyễn Đức Quyền (Nhà xuất bản – Hội văn học nghệ thuật Nghĩa Bình năm 1980), tác giả có một vài phác hoạ về Thanh Thảo và thơ anh “Thơ chống Mĩ đến Thanh Thảo đã lắng vào chiều sâu, cái xô bồ của chiến tranh, cái tàn bạo của giặc Mĩ, cái gian khổ của người lính được Thanh Thảo nhìn với cái nhìn trầm tĩnh lạ thường”. Cũng nói về thơ Thanh Thảo, tác giả Lại Nguyên Ân trong Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo (Văn học và phê bình – NXB Tác phẩm mới, 1984) đã đưa ra những nhận xét khá sâu sắc “Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ. Và những nét vô danh bình thường này như báo trước một thầm thì gì nưã, một xác nhận về đạo đức của thế hệ, hơn nữa một thứ tuyên ngôn ”. Cũng viết về người lính, Thuỵ Kha với Lời quê góp nhặt (NXB Hội nhà văn 1999) lại nhấn mạnh đến chất dân tộc. “Thanh Thảo đã tấu lên khúc ca lính Việt trong thơ mình”.Bích Thu thì khẳng định “Thanh Thảo đã đem đến thực đơn tinh thần mới mẻ và độc đáo khi đi sâu phát hiện khám phá chân dung tinh thần của một thế hệ người lính trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt mà hào hùng của dân tộc .Thơ Thanh Thảo là tiếng nói thâm trầm về trách nhiệm và số phận của thế hệ mình trước Tổ quốc, nhân dân”.Cũng trên hướng khám phá ấy, Phong Lan tiếp tục khẳng định “Những năm tháng cùng đồng đội vượt Trường Sơn đến chiến trường Đông nam bộ , tự sống nhiều năm cuộc sống người chiến sĩ, của nhân dân thơ Thanh Thảo đã tìm và gắng thể hiện không phải vẻ đẹp bên ngoài dễ dãi và dễ thấy mà là một vẻ đẹp thực chất lấp lánh ẩn sâu bên trong cái vỏ xù xì, bình dị của đời thường, của những con người, những vùng đất và những năm tháng không thể nào quên”( Một tiếng thơ đáng quí - Văn nghệ quân đội số 8 năm 1980).Đặc biệt tư tưởng nhân dân trong thơ Thanh Thảo đã được giáo sư Trần Đăng Suyền phát hiện với những suy nghĩ mới mẻ qua Hình tượng nhân dân trong trường ca Những ngọn sóng mặt trời đăng trên báo văn nghệ tháng 6 năm 1983. “Tư tuởng nhân dân được khơi sâu và phong phú hơn. Nó đánh dấu một bước tiến mới trong tư tưởng thẩm mỹ của anh”. Có thể nói những suy nghĩ về nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những sáng tác của Thanh Thảo. Những ý kiến trên đây của các nhà nghiên cứu thực sự là những phát hiện mới mẻ về thơ và hình tượng người lính, nhân dân trong thơ Thanh Thảo.Điều đó có ý nghĩa khai phá, định hướng cho chúng tôi khi tìm hiểu đề tài. Luận văn cố gắng kế thừa và chọn lọc, nâng cao những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đã nêu ra trên cơ sở đó tìm hiểu một cách toàn diện, hệ thống hình tượng thơ Thanh Thảo. Tìm hiểu hệ thống hình tượng đó là một trong những cách tiếp cận giúp người đọc nắm bắt được đặc trưng nghệ thuật thơ ông, qua đó khẳng định những đóng góp mới mẻ của nhà thơ đối với thơ ca Việt nam thời kì chống Mĩ cứu nước. III. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Trên những chặng đường sáng tác của mình, Thanh Thảo làm thơ, trường ca, viết tiểu luận phê bình. Tuy nhiên, để tìm hiểu hình tượng nhân dân và người chiến sĩ trong thơ ông, người viết chủ yếu nghiên cứu các tác phẩm ông viết về đề tài chiến tranh như tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ và một số trường ca tiêu biểu Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời, Những nghĩa sĩ Cần giuộc, Bùng nổ của mùa xuân. 2. Phương pháp nghiên cứu Nhìn nhận vấn đề trên cơ sở lí luận thi pháp học hiện đại, bám sát đặc trưng thể loại, nghiên cứu vấn đề từ hai chiều lịch đại và đồng đại, luận án sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phưong pháp nghien cứu phân tích tác phẩm, phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận hệ thống. 2.1.Phương pháp nghiên cứu phân tích tác phẩm. Sử dụng phương pháp này để chỉ ra giá trị thẩm mỹ của tác phẩm, cái đặc sắc và sự kết tinh cái đẹp của hiện thực đời sống và sáng tạo hình tượng độc đáo của nhà thơ. 2.2.Phương pháp so sánh. So sánh thơ viết về nhân dân và người chiến sĩ trong thơ chống pháp, thơ của các nhà thơ cùng thời, từ đó thấy được mối liên hệ qua lại, ảnh hưởng, đặc biệt thấy được cái riêng khi viết về hình tượng này trong thơ Thanh Thảo 2.3 Phương pháp hệ thống. Tìm hiểu thế giới hình tượng thơ Thanh Thảo trên cơ sở tổng thể hàm chứa các yếu tố, nghiên cứu sự thống nhất về cấu trúc của chúng, khám phá tính toàn vẹn nội tại của chỉnh thể tác phẩm. IV. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương I: Khái quát về xu hướng sáng tạo của các nhà thơ trẻ nói chung, Thanh Thảo nói riêng trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chương II: Hình tượng nhân dân trong thơ Thanh Thảo Chương III: Hình tượng người chiến sĩ và mối quan hệ độc đáo giữa hình tượng nhân dân và chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo.

doc112 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4518 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng người chiến sĩ và mối quan hệ độc đáo giữa hình tượng nhân dân và chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Hà Công Tài – Viện Văn học và các thầy trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn này. a. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài 1. Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mĩ. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ đã sớm khẳng định phong cách thơ ca và đem đến cho nền thơ ca chống Mĩ nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung một tiếng thơ, một cách tiếp cận và khám phá hiện thực, một phương thức biểu hiện mới mẻ độc đáo.Thơ Thanh Thảo đã góp phần làm phong phú và đa dạng nền thơ ca của dân tộc, góp một tiếng nói làm nên diện mạo đời sống tinh thần cao cả của nhân dân và quân đội ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. 2. Một đặc điểm nổi bật trong thơ Thanh Thảo là sự khám phá sâu sắc về hình tượng nhân dân và người chiến sĩ. Hình tượng nhân dân được khám phá từ góc độ sâu thẳm của lịch sử, là cội nguồn sự sống, cội nguồn sức mạnh. Nhân dân, đó là sức mạnh vô biên làm nên lịch sử kì vĩ của dân tộc. Và người chiến sĩ chính là từ nhân dân mà ra. Có thể nói, hình tượng người chiến sĩ trong thơ ông mang đậm sắc thái riêng của cái tôi thế hệ và dù được khai thác ở bình diện nào đi nữa cũng có hạt nhân ở sự gắn bó sâu nặng với nhân dân– Nhân dân trong truyền thống, nhân dân – Những người mẹ Quảng Trị, người mẹ Khơ Me, mẹ Bàng Long, người lái đò, người du kích. Ta sống cùng nhân dân chết giữa nhân dân – Rất yên ổn mầm cây thở chìm trong đất. Điều đó làm nên nét độc đáo và giá trị tư tưởng nghệ thuật thơ Thanh Thảo. 3. Trên bình diện lí luận, trong xu hướng nghiên cứu thi pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại, vấn đề hình tượng nghệ thuật vẫn được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu như là một phương thức độc đáo của nghệ thuật trong việc tái hiện và tiếp cận đời sống, là phương diện cơ bản làm nên đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật với nhiều phát hiện mới mẻ. Đây cũng là con đường đúng đắn để có thể tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật, từ đó giúp các nhà nghiên cứu, phê bình giảng dạy văn học tìm ra được những giá trị đích thực của tác phẩm. Kế thừa và phát huy những thành tựu đáng kể của xu hướng nghiên cứu này, người viết đi sâu vào nghiên cứu về Thanh Thảo và hệ thống hình tượng độc đáo trong thơ ông, góp phần lý giải thế giới nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo, tạo cơ sở xác định vị trí và những đóng góp của nhà thơ trong nền thơ ca của cuộc kháng chiến chống Mĩ nói riêng và thơ ca Việt nam nói chung. II. Lịch sử vấn đề Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành từ chiến trường miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Phong cách sáng tạo của nhà thơ được hình thành trên mảnh đất nóng bỏng của cuộc chiến đấu.Thơ ông sớm có một dáng dấp riêng. Với những nét độc đáo của mình trong kiểu cảm, kiểu nghĩ, kiểu nhìn và nhất là kiểu nói, thơ Thanh Thảo đã gây nhiều chú ý cho độc giả và giới phê bình văn học. Có khá nhiều bài phê bình, nghiên cứu về thơ cũng như trường ca của Thanh Thảo.Nhiều bài đã giới thiệu nhà thơ chủ yếu như một gương mặt thành viên của đội ngũ thơ trẻ. Mai Hương trong bài Nghĩ về đóng góp của đội ngũ trẻ trong thơ chống Mĩ in trên tạp chí Văn học số 1 năm 1981 đã đánh giá Thanh Thảo là một trong những cây bút tiêu biểu cho khuynh hướng tăng cường chất chính luận, khái quát cho thơ ca chống Mĩ. Nhà thơ Vũ Quần Phương với Thơ hôm nay đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội số 6 năm 1982 khi nói về các nhà thơ trẻ chống Mĩ cũng nhắc đến Thanh Thảo “Họ biết nhìn thẳng vào mình, vào thế hệ mình mà cất lên tiếng hát. Khi Thanh Thảo viết Bài ca ống cóng … thì cũng là lúc thơ của lớp trẻ phát hiện ra mình”. Khi so sánh Những người đi tới biển của Thanh Thảo và Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh trên báo văn nghệ số 24 –815 năm 1979 nhà thơ Tế Hanh đã đưa ra nhận định “Họ giống nhau ở chất nghệ thuật, nghệ thuật của sự sống, của cuộc chiến đấu. Thanh Thảo viết phóng khoáng, có khi lỏng lẻo. Hữu Thỉnh thì chắc chắn nhưng đôi khi hơi khô”. Bích Thu trong Tạp chí văn học số 5, số 6 năm 1985 lại khẳng định Thanh Thảo là gương mặt thơ tiêu biểu sau 1975. Với trường ca Những người đi tới biển và tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ sự hiện diện của Thanh Thảo trong phong trào thơ chống Mĩ như là sự tiếp sức trong đội ngũ những người làm thơ thuộc thế hệ thứ ba trên chặng đường sáng tạo.Thơ Thanh Thảo là tiếng nói thâm trầm, thấm thía về hiện thực chiến tranh. Nhìn chung, các bài viết tuy dài ngắn khác nhau song phần nào đề cập được nét chung nhất về thơ Thanh Thảo : Thơ Thanh Thảo có chiều sâu, có cách nói độc đáo về người lính và thế hệ mình, về nhân dân.Tuy có đề cập gián tiếp và động chạm đến một vài khía cạnh nào đó về hình ảnh người lính và nhân dân trong tương quan so sánh với các nhà thơ khác như Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh …song chưa có công trình nào nghiên cứu trực diện và riêng biệt về hình tượng nhân dân và người chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo.Trong tập tiểu luận phê bình Những vẻ đẹp thơ của Nguyễn Đức Quyền (Nhà xuất bản – Hội văn học nghệ thuật Nghĩa Bình năm 1980), tác giả có một vài phác hoạ về Thanh Thảo và thơ anh “Thơ chống Mĩ đến Thanh Thảo đã lắng vào chiều sâu, cái xô bồ của chiến tranh, cái tàn bạo của giặc Mĩ, cái gian khổ của người lính được Thanh Thảo nhìn với cái nhìn trầm tĩnh lạ thường”. Cũng nói về thơ Thanh Thảo, tác giả Lại Nguyên Ân trong Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo (Văn học và phê bình – NXB Tác phẩm mới, 1984) đã đưa ra những nhận xét khá sâu sắc “Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ. Và những nét vô danh bình thường này như báo trước một thầm thì gì nưã, một xác nhận về đạo đức của thế hệ, hơn nữa một thứ tuyên ngôn…”. Cũng viết về người lính, Thuỵ Kha với Lời quê góp nhặt (NXB Hội nhà văn 1999) lại nhấn mạnh đến chất dân tộc. “Thanh Thảo đã tấu lên khúc ca lính Việt trong thơ mình”.Bích Thu thì khẳng định “Thanh Thảo đã đem đến thực đơn tinh thần mới mẻ và độc đáo khi đi sâu phát hiện khám phá chân dung tinh thần của một thế hệ người lính trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt mà hào hùng của dân tộc ….Thơ Thanh Thảo là tiếng nói thâm trầm về trách nhiệm và số phận của thế hệ mình trước Tổ quốc, nhân dân”.Cũng trên hướng khám phá ấy, Phong Lan tiếp tục khẳng định “Những năm tháng cùng đồng đội vượt Trường Sơn đến chiến trường Đông nam bộ , tự sống nhiều năm cuộc sống người chiến sĩ, của nhân dân…thơ Thanh Thảo đã tìm và gắng thể hiện không phải vẻ đẹp bên ngoài dễ dãi và dễ thấy mà là một vẻ đẹp thực chất lấp lánh ẩn sâu bên trong cái vỏ xù xì, bình dị của đời thường, của những con người, những vùng đất và những năm tháng không thể nào quên”( Một tiếng thơ đáng quí - Văn nghệ quân đội số 8 năm 1980).Đặc biệt tư tưởng nhân dân trong thơ Thanh Thảo đã được giáo sư Trần Đăng Suyền phát hiện với những suy nghĩ mới mẻ qua Hình tượng nhân dân trong trường ca Những ngọn sóng mặt trời đăng trên báo văn nghệ tháng 6 năm 1983. “Tư tuởng nhân dân được khơi sâu và phong phú hơn. Nó đánh dấu một bước tiến mới trong tư tưởng thẩm mỹ của anh”. Có thể nói những suy nghĩ về nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những sáng tác của Thanh Thảo. Những ý kiến trên đây của các nhà nghiên cứu thực sự là những phát hiện mới mẻ về thơ và hình tượng người lính, nhân dân trong thơ Thanh Thảo.Điều đó có ý nghĩa khai phá, định hướng cho chúng tôi khi tìm hiểu đề tài. Luận văn cố gắng kế thừa và chọn lọc, nâng cao những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đã nêu ra trên cơ sở đó tìm hiểu một cách toàn diện, hệ thống hình tượng thơ Thanh Thảo. Tìm hiểu hệ thống hình tượng đó là một trong những cách tiếp cận giúp người đọc nắm bắt được đặc trưng nghệ thuật thơ ông, qua đó khẳng định những đóng góp mới mẻ của nhà thơ đối với thơ ca Việt nam thời kì chống Mĩ cứu nước. III. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Trên những chặng đường sáng tác của mình, Thanh Thảo làm thơ, trường ca, viết tiểu luận phê bình. Tuy nhiên, để tìm hiểu hình tượng nhân dân và người chiến sĩ trong thơ ông, người viết chủ yếu nghiên cứu các tác phẩm ông viết về đề tài chiến tranh như tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ và một số trường ca tiêu biểu Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời, Những nghĩa sĩ Cần giuộc, Bùng nổ của mùa xuân. 2. Phương pháp nghiên cứu Nhìn nhận vấn đề trên cơ sở lí luận thi pháp học hiện đại, bám sát đặc trưng thể loại, nghiên cứu vấn đề từ hai chiều lịch đại và đồng đại, luận án sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phưong pháp nghien cứu phân tích tác phẩm, phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận hệ thống. 2.1.Phương pháp nghiên cứu phân tích tác phẩm. Sử dụng phương pháp này để chỉ ra giá trị thẩm mỹ của tác phẩm, cái đặc sắc và sự kết tinh cái đẹp của hiện thực đời sống và sáng tạo hình tượng độc đáo của nhà thơ. 2.2.Phương pháp so sánh. So sánh thơ viết về nhân dân và người chiến sĩ trong thơ chống pháp, thơ của các nhà thơ cùng thời, từ đó thấy được mối liên hệ qua lại, ảnh hưởng, đặc biệt thấy được cái riêng khi viết về hình tượng này trong thơ Thanh Thảo 2.3 Phương pháp hệ thống. Tìm hiểu thế giới hình tượng thơ Thanh Thảo trên cơ sở tổng thể hàm chứa các yếu tố, nghiên cứu sự thống nhất về cấu trúc của chúng, khám phá tính toàn vẹn nội tại của chỉnh thể tác phẩm. IV. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương I: Khái quát về xu hướng sáng tạo của các nhà thơ trẻ nói chung, Thanh Thảo nói riêng trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chương II: Hình tượng nhân dân trong thơ Thanh Thảo Chương III: Hình tượng người chiến sĩ và mối quan hệ độc đáo giữa hình tượng nhân dân và chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo. B. Phần nội dung Chương i : Khái quát về xu hướng sáng tạo của các nhà thơ trẻ nói chung, thanh thảo nói riêng trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. I. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và sự phát triển của phong trào thơ trẻ. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng Miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất tổ quốc là một thử thách vô cùng ác liệt, cũng là một chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến đấu ấy đã liên kết mọi người Việt nam trong một ý chí chung, một vận mệnh chung. Với quyết tâm phi thường, cả đất nước cùng ra trận Ba mươi mốt triệu dân- Tất cả hành quân – Tất cả thành chiến sĩ (Tố Hữu). Việt Nam được coi là lương tâm của thời đại , là “ vàng của lòng người hôm nay”. Hơn lúc nào hết, truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy cao độ với tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do, hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi (Hồ chí minh). Vì vậy, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trở thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện .Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong suốt mười năm(1964- 1975) nhân dân đã đồng tâm hiệp lực, vững vàng từng bước đi lên với mục đích cao cả Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mĩ xâm lược. Dường như là một quy luật trong lịch sử dân tộc cuộc kháng chiến càng ác liệt thì thơ ca càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Thơ chống Mĩ trên trận tuyến ác liệt chống kẻ thù hung bạo đã lan toả khắp bề rộng của cuộc kháng chiến toàn dân, đi vào chiều sâu tâm hồn và tình cảm của người đang chiến đấu. Đó là nền thơ thống nhất những mảng thơ sáng tác trong những hoàn cảnh chiến đấu khác nhau thành một bức tranh toàn cảnh, thành thế trận hiệp đồng của một nền thơ chống Mĩ, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc như báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội lần thứ IV tháng 12/ 1976 đã nhấn mạnh “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tuợng về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng…” Hiện thực nóng bỏng, sôi động của cuộc kháng chiến đã dội vào trong thơ. Trong những năm khói lửa chiến tranh ác liệt, thơ càng phát triển mạnh mẽ và sung sức. Thơ trẻ chống Mĩ đã gắng sức vươn lên xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại. Nếu giá trị của một nền thơ phụ thuộc vào việc nó đáp ứng được yêu cầu của thời đại ấy đến đâu và nó có khả năng sống qua nhiều thời đại hay không thì về cơ bản thơ trẻ thời kì chống Mĩ đã đáp ứng đựơc hai yêu cầu hết sức khắt khe này. Thời kì này, thơ được coi là binh chủng mũi nhọn, có tính xung kích, đã nhanh chóng nhập cuộc vào cuộc kháng chiến chống Mĩ không một chút ngỡ ngàng, không phải mất thời gian chuyển mình, lên tiếng kịp thời trước mọi biến cố lịch sử. Như một người lính cũ đã trải qua những rèn luyện thử thách để có tinh thần thường trực chiến đấu, thơ có mặt ngay ở vị trí chiến đấu của mình trong đội quân văn nghệ nhập mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại đang mở ra trong cả nước, trên khắp các mặt trận. Lịch sử thơ ca dân tộc chưa bao giờ lại có một cuộc sống sôi nổi và phong phú đến thế. Thơ trẻ đã ghi lại nhiều hình ảnh về đất nước, con người Việt nam trong những năm tháng sục sôi đánh Mĩ. Đó là tinh thần chiến đấu dũng cảm hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc chính là cơ sở sáng tạo của một nền thơ trong đó có sự trưởng thành của đội ngũ thơ trẻ. Họ là những nhà thơ có tuổi đời còn trẻ nhưng sáng tác thơ đã tạo được dấu ấn của mình trong đời sống văn học. Các nhà thơ tìm đến thơ ca như sự tự nhận thức, khám phá, thể hiện về đất nước, về nhân dân và về chính thế hệ mình. Họ viết về đồng đội, về nhân dân, họ ngợi ca và tìm cách lí giải chiến thắng bằng cái nhìn của những người trong cuộc, những nhà thơ áo lính. Chỉ trong vòng mười năm, nền thơ chống Mĩ đã liên tiếp xuất hiện những gương mặt thơ trẻ như Nguyễn Mĩ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu thỉnh v.v. Đó là những gương mặt tiêu biểu đem lại vinh quang cho cả thế hệ thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Không so le đứt đoạn giữa lớp trước, lớp sau, các thế hệ nhà thơ cùng có mặt bên nhau trên trận tuyến chống Mĩ. Từ thế hệ nhà thơ lớp trước như Tố Hữu, Chế Lan Viên đã có tầm cao tư tưởng mới, giàu kinh nghiệm hơn trong con mắt nhìn, trẻ trong tâm hồn, khoẻ trong sức viết, cùng một lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp như Chính Hữu, Trần Hữu Thung… thơ viết đều tay, phong thái chắc khoẻ, khẳng định sức đi lên của mình, đến lớp nhà thơ trẻ như Nguyễn Duy, Lưu Quang Vũ, Thanh Thảo …đã mang đến tiếng nói mới mẻ, duyên dáng, khoẻ khoắn về người lính, về nhân dân anh hùng cho nền thơ ca chống Mĩ. Cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của trơ trẻ, là cánh đồng không bao giờ bạc màu, càng lật xới càng màu mỡ. Cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước đã trở thành cái nền tảng đạo đức, khí phách anh hùng, cung cấp những mẫu mực hành vi cho nhân vật văn học. Trưởng thành trong lòng cuộc chiến đầy ác liệt , các nhà thơ áo lính đã có cái nhìn sâu sắc về chiến tranh, về vị trí nhà thơ Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ. Bên dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi (Chế Lan Viên). Họ cũng ý thức về vai trò, sự xuất hiện kịp thời của thế hệ mình. Đó là khi Phạm Tiến Duật dõng dạc lên tiếng: Ta đi hôm nay đã không là sớm Đất nước hành quân mấy chục năm rồi Ta đến hôm nay cũng chưa là muộn Đất nước còn đánh giặc chưa thôi Từ sự ý thức ấy, họ cố gắng khắc hoạ những gương mặt cụ thể, những con người mang được dấu ấn, tầm vóc của thời đại. Trung tâm của thơ trẻ chống Mĩ chính là hình tuợng người chiến sĩ cầm súng đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc. Chính khoảng cách sử thi và cảm hứng lãng mạn đã khiến cho các nhà thơ trẻ nhìn về người lính bằng cái nhìn cảm phục và ngưỡng mộ. Họ là anh bộ đội cụ Hồ, là cô thanh niên xung phong là chiến sĩ lái xe, là anh nuôi quân, là cô giao liên…ở khắp các chiến trường đang từng giờ, từng phút đối đầu với kẻ thù tàn bạo . Nhà văn Chu Lai đã nhấn mạnh về hình tượng người lính “Người lính đòi hỏi văn học phản ánh họ như cái họ vốn có. Cứ phản ánh họ trung thành với trái tim lành lặn, thiện chí nhất”. Đây có thể coi là thành tựu đáng kể, đóng góp trong việc xây dựng diện mạo cuộc kháng chiến cũng như cắt nghĩa những thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Mặt khác, hình tượng người chiến cách mạng trở nên sinh động hơn trong thơ qua sự tiếp thu, phát triển những thành tựu đạt được trong suốt mấy chục năm qua. Rất nhiều tác phẩm thơ được giải thưởng trong phong trào thơ chống Mĩ không nằm ngoài mạch cảm hứng về người lính như: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của HữuThỉnh , Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo… Những năm tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Mĩ, người lính trẻ hiện lên tràn đầy lạc quan, yêu đời trên đường ra trận trong thơ Lưu Quang Vũ, Bằng Việt. Họ bước vào cuộc chiến mà tâm hồn tràn ngập chan chứa tình cảm và những hình ảnh đầy chất lãng mạn. Chia tay là mô típ quen thuộc của thơ ca và ám ảnh trong tâm trí người đọc là những đêm hành quân: Bên cửa sông làng xóm quây quần Không ai khóc vì anh không muốn khóc Nén tiếng nấc chuyển thành cơn gió lốc Đoàn con trai đi tòng quân (Đêm hành quân- Lưu Quang Vũ) Với người lính, hành trình ra chiến trường là những chặng đường hành quân không mệt mỏi. Tuy nhiên, đây còn là những cụôc hành quân trong tâm tưởng với rất nhiều kỉ niệm của tuổi thơ. Từ một tiếng gà gáy trưa, từ âm thanh râm ran của tiếng ve, từ một bờ tre đến một chú sẻ đồng ngơ ngác…tất cả đều có thể làm xao động tâm hồn trong sáng của những chàng lính trẻ. Đường hành quân ra trận Gặp con chim sẻ đồng Một tiếng chim nho nhỏ Vang vọng mãi trong lòng (Con sẻ đồng – Văn Thảo Nguyên) Họ nhìn chiến tranh còn đơn giản, một chiều, thơ mộng: Những hố cá nhân tròn trặn xinh sao Hẳn là để trồng cây sau kháng chiến Hàng cây số hào giao thông ẩn hiện Sẽ khơi làm mương máng mai sau. Cảm nghĩ thiêng liêng của họ trong những năm tháng cả nước bốn mươi thế kỉ cùng ra trận là Tổ quốc và nhân dân. Tuy nhiên sự cảm nhận về đất nước, nhân dân trong tâm hồn những người lính trẻ vẫn còn mang tính lí tưởng sách vở : Đất nước bốn ngàn năm không nghỉ Những đạo quân song song cùng lịch sử Đi suốt thời gian, đi suốt không gian Sừng sững dưới trời anh dũng hiên ngang ( Nam Hà) Điều này cũng thật dễ hiểu vì trong những bài thơ thời kì này, nhà thơ đang ở vai trò của người chứng kiến, người ngoài cuộc. Chiến tranh khốc liệt hơn, nhận thức được bộ mặt nham hiểm, âm mưu và tội ác của kẻ thù, các nhà thơ rời vị trí quan sát của mình để xung trận. Họ ra trận thật sự và thành người trong cuộc. Các nhà thơ trẻ trong quân đội đã trở thành những gương mặt tiêu biểu của thơ ca giai đoạn này. Thơ Vương Trọng, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu đã đáp ứng đòi hỏi hơn bao giờ hết của đời sống là phải dựng lên được tầm vóc của cuộc chiến tranh giải phóng và hình ảnh của thế hệ cầm súng hôm nay. Các nhà thơ có khả năng thâm nhập rất nhanh chóng vào những vấn đề cơ bản của thời đại. Hình tượng người chiến sĩ được miêu tả xác thực hơn với những chi tiết cụ thể, gần gũi của đời sống mà vẫn không kém phần tinh tế, mềm mại : Pháo thủ mặt gầy da đen nhẻm Mũ sắt hai cân có lửa bừng Muốn nguôi cơn khát cơn say nắng Tán chuyện chanh chua với khế rừng (Khát – Nguyễn Đức Mậu) Nhận thức về chiến tranh, về thế hệ mình của người chiến sĩ được nâng lên một bước. Họ biết gắn bó giữa tình cảm riêng tư với tình cảm chung của dân tộc, thể hiện quan niệm về tình yêu, hi sinh mất mát nhưng không được cắt nghĩa như ở giai đoạn sau này mà chủ yếu hướng về ý nghĩa anh hùng cao cả : Đời ông đời cha đã đánh giặc theo nhau Càng thương đến đời con cha càng phải gắng Dân tộc dám hi sinh cả một thế kỉ tròn để làm nên chiến thắng Thì không lứa tuổi nào được một phút chùn chân. (Bằng Việt) Có thể thấy, người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật dưới vẻ ngoài hồn nhiên, ngang tàng : Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc
Luận văn liên quan